Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bu chính viễn thông TS. Nguyễn Đăng Quang Bộ môn Kinh tế bu chính viễn thông Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Cạnh tranh l một hiện tợng tất yếu của nền kinh tế thị trờng. Trong bi báo ny tác giả đề cập tới thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực BCVT v các giải pháp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp BCVT. Summary: Competition is a must and natural consequence in a market economy. In this paper, the author has analyzed current competition status and recommended some measures to improve competitiveness of enterprises in post and communications industry. i. Mở đầu Cạnh tranh là một trong những những đặc trng cơ bản của kinh tế thị trờng, là năng lực phát triển thị trờng. Cạnh tranh trong kinh doanh lĩnh vực BCVT có thể đợc hiểu là sự ganh đua của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ BCVT nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trờng, để đạt đợc mục tiêu kinh doanh nh: Lợi nhuận, doanh thu và thị phần. Còn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp BCVT đợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trờng cạnh tranh. II. Thực trạng về tình hình cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ BCVT 1. Khái quát về tình hình cạnh tranh trong BCVT Trên bình diện tổng thể, cạnh tranh trong lĩnh vực BCVT, nhất là trong lĩnh vực viễn thông tại thị trờng Việt nam đã có từ nhiều năm trớc. Nếu không tính đến việc kinh doanh trong khâu sản xuất, lu thông các thiết bị viễn thông, cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ BCVT thuần tuý khi hình thành các công ty SPT, Vietel, FPT và NETNAM. Nếu nhìn vào tiềm năng và thực lực hiện tại giữa các doanh nghiệp này với Tổng công ty BCVT (VNPT) thì thị phần và năng lực của các doanh nghiệp mới chiếm tỷ trọng không đáng kể (năm 2003 doanh thu của VNPT chiếm tỷ trọng khoảng 92 % tổng doanh thu của toàn ngành). Tuy nhiên, việc ban hành Pháp lệnh BCVT của Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội tháng 6/2002, Hiệp định Thơng mại Việt - Mỹ đợc ký kết vào tháng 12/2001, Nhà nớc, Chính phủ và đại diện trực tiếp là Bộ BCVT đã có nhiều chính sách thúc đẩy môi trờng cạnh tranh trong nớc và chuẩn bị cho cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực BCVT nh: cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ BCVT cho nhiều doanh nghiệp, điều chỉnh chính sách kết nối mạng viễn thông, cho phép các doanh nghiệp mới đợc thu cớc của khách hàng thấp hơn so với VNPT; thực hiện điều tiết trực tiếp một số dịch vụ (VoIP quốc tế); Thực hiện chính sách u tiên cho các doanh nghiệp mới đợc kinh doanh tại các khu vực thị trờng có lợi nhuận cao. Đồng thời theo lộ trình thực hiện Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ ký kết vào ngày 10/12/2001, thì sau một thời gian các công ty hoặc cá nhân của Mỹ hoặc của nớc khác có thể tiến hành liên doanh, hợp tác, cùng góp vốn với các Công ty kinh doanh dịch vụ BCVT trong nớc thì chắc chắn tình hình cạnh tranh trong BCVT sẽ diễn ra khốc liệt hơn, nhất là tại những thị trờng có tiềm năng lớn nh Hà nội, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ viễn thông trong thời gian qua cũng tạo tiền đề để cho sự phát triển cạnh tranh không những giữa các doanh nghiệp với nhau mà cạnh tranh ngay cả trong nội bộ một doanh nghiệp giữa dịch vụ mới và cũ. Các dịch vụ trên nền công nghệ IP, xDSL đã cạnh tranh gay gắt với các dịch vụ truyền thống nh dịch vụ điện thoại đờng dài, dịch vụ IDD, dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp và gián tiếp, 2. Thực trạng tình hình cạnh tranh trong BCVT - Về viễn thông Trong lĩnh vực viễn thông, tình hình cạnh tranh đã diễn ra gay gắt với sự ra đời của các doanh nghiệp mới nh SPT, Vietel, ETC, + Dịch vụ điện thoại đờng dài và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại đờng dài và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP đã có 5 doanh nghiệp là Vietel, SPT, ETC, Vishipel và Hanoi Telecom đợc cấp phép và tham gia cạnh tranh với VNPT. Sau gần 3 năm cạnh tranh, đến nay VNPT chiếm khoảng 85% thị phần dịch vụ điện thoại đờng dài trong nớc, tuy nhiên những trục có lu lợng lớn, cớc cao thị phần của VNPT chỉ còn khoảng 55%. Thị phần quốc tế (gộp cả VoIP và PSTN) của VNPT là 56% tổng lu lợng quốc tế. Trong kinh doanh dịch vụ điện thoại VoIP đờng dài, Vietel tận dụng u thế đợc cấp phép sớm (trớc VNPT 9 tháng) và đợc áp dụng mức cớc thấp (thấp hơn nhiều so với cớc PSTN) và đã thực hiện hàng loạt chính sách khếch trơng dịch vụ, tiếp thị trực tiếp, khuyến mại với giá trị lớn, nên đã tạo đợc thói quen sử dụng cho khách hàng và đã đạt đợc kết quả lớn (doanh thu đạt 1000 tỷ đồng vào năm 2002). + Dịch vụ điện thoại di động Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, 4 doanh nghiệp mới là SPT, Vietel, Hanoi Telecom, ETC đã đợc cấp phép để tham gia cạnh tranh với VNPT. Ngày 1/7/2003, SPT đã chính thức khai trơng mạng điện thoại di động S - Fone sử dụng công nghệ CDMA tại 10 tỉnh trong toàn quốc. SPT đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo tiếp thị rầm rộ gồm hàng loạt các hoạt động khá ấn tợng với mức đầu t lớn nhất từ trớc tới nay trong lĩnh vực viễn thông ở Việt nam. SPT cũng xúc tiến mạnh mẽ hoạt động chiếm kênh bán hàng của các doanh nghiệp cũ (VNPT), thể hiện ở chính sách hoa hồng hấp dẫn, hoạt động lôi kéo đại lý, thay đổi biển hiệu từ Vinaphone, MobiFone sang S - Fone. Vietel cũng sẽ triển khai dịch vụ điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM trong thời gian tới. Với lợi thế là các doanh nghiệp mới, không chiếm thị phần không chế, SPT, Vietel, có thể chủ động đa ra phơng án giá cớc của mình mà không cần phải xin phép Bộ BCVT (chỉ cần thông báo trớc 10 ngày) trong khi VNPT phải trình phơng án giá cớc và đợc Bộ BCVT quyết định, đồng thời khi các thiết bị đầu cuối CDMA cho phép sử dụng SIM giống nh hệ thống GSM thì trong thời gian tới cạnh tranh còn diễn ra với mức độ khốc liệt hơn + Dịch vụ điện thoại nội hạt Trong lĩnh vực điện thoại nội hạt 3 doanh nghiệp mới là SPT, Vietel, ETC đã có giấy phép. SPT đã cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại khu đô thị Nam Sài gòn từ cuối năm 2002 và đang triển khai dịch vụ này trên các địa bàn khác của TP. Hồ Chí Minh. SPT cũng có dự án cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định tại TP. Hồ Chí minh để phục vụ khách hàng có nhu cầu nhng cha đợc đáp ứng vì không có khả năng đi cáp. Vietel và ETC cũng đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các khu công nghiệp lớn, khu chế xuất, khu đô thị mới, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam nh TP Hồ Chí Minh, Bình Dơng, Đồng Nai, SPT, Vietel đang xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng trớc cơ sở hạ tầng thông qua liên kết với các đơn vị quản lý khu công nghiệp, khu đô thị mới, dới hình thức làm đại lý của các doanh nghiệp này và đợc hởng hoa hồng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trờng. + Dịch vụ Internet Internet là lĩnh vực mà sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ này. Hiện nay đã có 14 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT, Vietel, Hanoi Telecom, OCI, TIE, Netnam, Trong đó có 6 doanh nghiệp đồng thời là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là VNPT, FPT, SPT, Vietel, Hanoi Telecom, FTC). Hiện nay thị phần chung của VNPT trong dịch vụ Internet chiếm khoảng 60 %. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet thì FPT là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT (khoảng 21 % thị phần), FPT cạnh tranh quyết liệt với VNPT thông qua chính sách hoa hồng bán thẻ và khuyến mại thẻ Internet trả trớc (mua một tặng một). Với các dịch vụ Internet tốc độ cao, ngay trớc khi VNPT cung cấp dịch vụ xDSL, FPT và Vietel đã xúc tiến mạnh mẽ các dịch vụ xDSL vô tuyến và dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp của họ tại nhiều toà nhà và khu văn phòng để chiếm trớc khách hàng lớn. + Dịch vụ thuê kênh trong nớc và quốc tế: Trong lĩnh vực thuê kênh trong nớc và quốc tế có hai doanh nghiệp cạnh tranh với VNPT về dịch vụ này là Vietel và ETC. - Về bu chính Trong bu chính việc cạnh tranh diễn ra chủ yếu đối với cách dịch vụ nh chyển phát nhanh, chuyển tiền, phát hành báo chí. Đối với các dịch vụ bu chính truyền thống thì VNPT chiếm thế mạnh tuyệt đối bởi vì các nhà khai thác khác không mặn mà trong việc cung cấp các dịch vụ này vì không tìm thấy lợi nhuận. + Đối với dịch vụ chuyển phát nhanh EMS của VNPT chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty chuyển phát nhanh quốc tế nh DHL, Fedex, Airborn Express, UPS, TNT và các công ty trong nớc nh SPT, Vietel, Điểm yếu cơ bản của dịch vụ EMS so với dịch vụ chuyển phát nhanh của các công ty chuyển phát nhanh quốc tế là chất lợng dịch vụ không cao, mặc dù giá cớc thấp hơn. Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế nh DHL, Fedex, UPS, có máy bay chuyên dùng, có hệ thống định vị, chính sách giá linh hoạt, có nhiều chính sách u đãi mạnh mẽ cho khách hàng lớn, tập trung mạnh vào khai thác các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoạt động chăm sóc khách hàng có hiệu quả, sử dụng nhiều phơng thức thanh toán linh hoạt. + Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh, các đối thủ cạnh tranh chính của VNPT là các ngân hàng và công ty SPT. + Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh và cạnh tranh với VNPT, bao gồm các doanh nghiệp lớn nh Vietel, Công ty Cổ phần Phát hành Việt nam và nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Trong đó Vietel có sự hậu thuẫn rất lớn của các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng. Từ sự phân tích trên đây về tình hình cạnh tranh trên thị trờng dịch vụ BCVT giữa VNPT và các doanh nghiệp BCVT mới chủ yếu nh SPT, ETC, Vietel có thể đa ra những nhận xét sau đây: + Thị phần các dịch vụ bị cạnh tranh của VNPT bị chia sẻ, nhiều khách hàng lớn, quan trọng, chiến lợc của VNPT đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của SPT, Vietel. + Nhiều đại lý của VNPT đã chuyển sang ký kết hợp tác với các doanh nghiệp mới. + Nhiều dịch vụ đã phải giảm giá để cạnh tranh. Đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều đến. + Các nhà khai thác mới luôn tận dụng cảm tình dành cho ngời đi sau từ công luận và khách hàng, chính sách u tiên của nhà nớc (cho phép các doanh nghiệp mới đợc quyền quyết định giá, cớc và chỉ cần thông báo với Bộ BCVT, còn VNPT phải trình phơng án giá cớc lên Bộ BCVT và phải đợc Bộ BCVT phê duyệt), khai thác những điểm yếu và bất lợi của VNPT để tạo u thế tơng đối trong cạnh tranh. + Các doanh nghiệp mới đẩy mạnh chính sách thu hút chất xám bằng chế độ thu nhập cao nhằm lôi kéo cán bộ, chuyên gia của VNPT sang làm việc cho các doanh nghiệp này. + Các doanh nghiệp mới áp dụng linh hoạt chính sách giá cả, nhất là giá theo phân khúc thị trờng, triển khai các chơng trình khuyến mại hấp dẫn, quảng cáo ấn tợng, tiếp thị và bán hàng tận nhà, thái độ và chất lợng chăm sóc khách hàng tận tình. + Đã xuất hiện một số hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thể hiện ở các hoạt động tiếp thị, lôi kéo trực tiếp khách hàng, thông tin sai lệch về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là trờng hợp một số doanh nghiệp mới phá rào, tự động giảm cớc xuống mức sàn quy định của Bộ BCVT (nh trờng hợp của OCI). + Các doanh nghiệp mới có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và cơ chế kinh doanh linh hoạt năng động, gắn liền quyền lợi với trách nhiệm. Ví dụ nh với cơ chế tài chính linh hoạt, các doanh nghiệp mới đã thực hiện đợc các chơng trình khuyến mãi hấp dẫn, có cơ chế trích thởng, hoa hồng linh hoạt cho các đối tác. + Các doanh nghiệp mới chủ yếu tập trung kinh doanh vào một vài lĩnh vực hẹp, không phải thực hiện các nghĩa vụ công ích xã hội nên có điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ trên những lĩnh vực mũi nhọn. + Các doanh nghiệp mới có lợi thế của ngời đi sau trong việc sử dụng công nghệ phù hợp, lựa chọn các khu vực kinh doanh có lợi nhuận cao, tận dụng cơ sở hạ tầng cũng nh kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ đã có của VNPT. 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Nh vậy, trong môi trờng cạnh tranh và thực trạng kinh doanh hiện nay cũng nh trong thời gian tới, để có thể giữ vững thị phần và phát triển, VNPT cần triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong việc cung cấp các dịch vụ bu chính viễn thông. Về định hớng chung, VNPT cần nhanh chóng tổ chức lại doanh nghiệp định hớng theo hoạt động kinh doanh và cạnh tranh dịch vụ; nâng cao chất lợng nguồn nhân lực theo hớng đào tạo và sắp xếp lại nguồn nhân lực, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lợng cao; nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trên cơ sở xác định một chiến lợc marketing cụ thể. 3.1 Giải pháp về đầu t phát triển mạng lới, dịch vụ Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp BCVT là nâng cao chất lợng sản phẩm, dịch vụ. Bởi vì giá cả các dịch vụ, nhất là các dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều, vì thế dịch vụ chỉ có thể cạnh tranh đợc khi có chất lợng tốt. Để đảm bảo chất lợng dịch vụ, cần nhanh chóng: - Đầu t, nâng cấp, mở rộng mạng lới, cải tiến công nghệ, quy trình quản lý khai thác mạng, để nâng cao khả năng phục vụ, nâng cao độ sẵn sàng và chất lợng dịch vụ, tránh tình trạng nghẽn mạch, cháy số, hết cáp ảnh hởng đến chất lợng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp; - Đào tạo lực lợng cán bộ kỹ thuật, tập trung vào các lĩnh vực điện thoại di động, Internet, XDSL và các dịch vụ mới trên nền IP băng rộng. - Đầu t đón đầu cho các dịch vụ mới, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm, khu đô thị mới, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh. - Tiếp tục đa ra các dịch vụ mới nh di động nội vùng, GPRS, WiFi, dịch vụ trả tiền trớc trên mạng cố định, các dịch vụ giá trị gia tăng và thiết kế lại các dịch vụ cũ để phù hợp với sự thay đổi của thị trờng. 3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp BCVT cần phải coi trọng yếu tố con ngời và có chính sách tích cực xây dựng cho đợc một đội ngũ lao động tơng đối tinh nhuệ, lao động có đủ trí thức, có khả năng nắm bắt kỹ thuật mới để đảm đơng đợc các vị trí công việc mới, đủ khả năng nắm bắt tình hình và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, linh hoạt trong môi trờng cạnh tranh khốc liệt tới đây. Để có đợc một đội ngũ lao động nh vậy, cần phải có những thay đổi lớn về công tác tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là cần phải làm công tác tuyển dụng công khai và xoá bỏ t tởng "cha truyền, con nối". Tập trung đầu t thêm vào đội ngũ cán bộ kinh doanh, tiếp thị, trọng tâm là đào tạo ngắn hạn và gửi các bộ đi học hỏi kinh nghiệm của các nhà khai thác BCVT quốc tế. Tăng cờng tỷ trọng lao động thực hiện công việc Marketing. Cần phải quán triệt t tởng cạnh tranh là điều tất yếu tới từng cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp thông quan các hình thức hội nghị, hội thảo. 3.3 Giải pháp về thị trờng v dịch vụ khách hng Trong môi trờng cạnh tranh, khách hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, họ có quyền thay đổi và lựa chọn nhà cung cấp. Vì vậy để duy trì, giữ vững và phát triển thị phần doanh nghiệp cần phải: - Tăng cờng công tác nghiên cứu thị trờng: công tác nghiên cứu (dịch vụ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị phần, doanh thu, ) là cơ sở để có thông tin quyết định các hoạt động kinh doanh trong môi trờng cạnh tranh cần phải đợc tiến hành ngay. Để có thể thực hiện đợc điều này doanh nghiệp, đơn vị cần: + Xây dựng một hệ thống thông tin, bao gồm: Thông tin về diễn biến và xu thế của môi trờng vĩ mô, về đối thủ cạnh tranh, điều tra thị trờng về tình hình bán hàng, thái độ của khách hàng về chất lợng dịch vụ của doanh nghiệp. Thông tin có thể thu thập thông qua các nguồn là tài liệu công bố và thông tin thu thập từ điều tra (phỏng vấn, quan sát, ). + Đầu t về con ngời và tài chính, bao gồm cả việc thuê chuyên gia t vấn nớc ngoài, thuê các công ty t vấn trên từng lĩnh vực cụ thể. - Tăng cờng công tác chăm sóc khách hàng: + Nhanh chóng thiếp lập và phát triển cơ sở thông tin, dữ liệu khách hàng và xây dựng hệ thống quản lý, chăm sóc khách hàng tập trung. Để có thể thực hiện đợc biện pháp này cần phải phân loại khách hàng để xác định giá trị của khách hàng và nhu cầu của từng loại khách hàng. Từ đó xác định cơ cấu chi phí cho các khách hàng khác nhau theo nguyên tắc khách hàng càng quan trọng thì chi phí cho khách hàng đó càng lớn. + Tiếp tục rà soát lại các hợp đồng dịch vụ và các quy định về khai thác quản lý dịch vụ để điều chỉnh theo hớng đơn giản và thuận tiện nhất đối với khách hàng. Cần phải tiếp tục duy trì và phát triển kênh thông tin khách hàng quan th góp ý và cải tiến công tác giải quyết khiếu nại. Khi khách hàng có khiếu nại cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan để xác định đúng nguyên nhân, giải quyết nhanh chóng, thoả đáng cho khách hàng. Trong trờng hợp khiếu nại là do lỗi của khách hàng, cần chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến khiếu nại và hớng dẫn khách hàng cách phòng tránh. + Để có thể nâng cao chất lợng công tác chăm sóc khách hàng thì một trong những biện pháp quan trọng là tiếp tục đào tạo nâng cao chất lợng đội ngũ chăm sóc khách hàng bằng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, cử đi học tập ở nớc ngoài, Tăng cờng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ công nhân viên của VNPT về ý thức phục vụ, chăm sóc khách hàng, có chế độ khen thởng, khuyến khích đối với tập thể, cá nhân làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. 3.4 Giải pháp về tổ chức - Để nâng cao khả năng cạnh tranh cần phải tiếp tục thực hiện tiến trình tách bu chính khỏi viễn thông, tổ chức lại VNPT theo mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nớc, đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lấy BCVT làm chủ lực. - Mỗi dịch vụ phải có đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm toàn bộ về hiệu quả kinh doanh của dịch vụ đó. Thực hiện cơ chế phối hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị trong Tổng công ty theo hình thức hợp đồng kinh tế thay cho hợp đồng trách nhiệm. - Cần phải tiếp tục phân cấp mạnh đi kèm cơ chế quyền lợi gắn chặt với trách nhiệm. - Hoàn thiện cơ chế hạch toán riêng từng dịch vụ để xác định hiệu quả kinh doanh mỗi dịch vụ cụ thể. - Tiếp tục tổ chức và hoàn thiện các bộ phận bán hàng và marketing ở các đon vị cơ sở ( bu điện tỉnh, thành phố, ) và phân công lãnh đạo chuyên trách cho khu vực này. IV. Kết luận Cạnh tranh là một hiện tợng vốn có của nền kinh tế thị trờng. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt nam, chỉ có các doanh nghiệp đợc chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng cho cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển. Trong lĩnh vực BCVT, với chủ trơng tăng cờng cạnh tranh để thị trờng dịch vụ BCVT ngày càng phát triển của Nhà nớc, thì các doanh nghiệp BCVT luôn luôn cần phải có các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì mới có thể dảm bảo cạnh tranh thắng lợi để tồn tại và phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. GS. TS. Bùi Xuân Phong, TS. Trần Đức Thung. Chiến lợc kinh doanh Bu chính viễn thông. Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội, 2002. [2]. TS Nguyễn Đăng Quang, GS TS Bùi Xuân Phong. Phơng pháp Swot và vận dụng phân tích dịch vụ Internet của Tổng công ty BCVT Việt nam. Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Số 4 tháng 7/2003. Tr 85 - 90. [3]. Pháp lệnh BCVT . Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bu chính viễn thông TS. Nguyễn Đăng Quang Bộ môn Kinh tế bu chính viễn thông Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Cạnh. Cạnh tranh l một hiện tợng tất yếu của nền kinh tế thị trờng. Trong bi báo ny tác giả đề cập tới thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực BCVT v các giải pháp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của. BCVT ngày càng phát triển của Nhà nớc, thì các doanh nghiệp BCVT luôn luôn cần phải có các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì mới có thể dảm bảo cạnh tranh thắng lợi để tồn