Vai trò của hệ thống giao thông nông thôn với sự nghiệp phát triển kinh tế x∙ hội Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra các chủ trương chính sách xây dựng đường lối phát
Trang 1Phát triển Giao thông nông thôn
Phục vụ cNH – HĐH nông nghiệp nông thôn
ThS lê minh cần
Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế - Trường Đại học GTVT
trần tiến sơn
Ban Giao thông địa phương - Bộ GTVT
Tóm tắt: Bμi báo trình bμy vai trò vμ chức năng của giao thông nông thôn, kết quả xây
dựng giao thông nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21
Summary: The article points out the role and the function of rural traffic In addition, it
i Vai trò của giao thông nông thôn
1.1 Vai trò của hệ thống giao thông
nông thôn với sự nghiệp phát triển kinh tế
x∙ hội
Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước
ta luôn đề ra các chủ trương chính sách xây
dựng đường lối phát triển nông nghiệp nông
thôn và cải thiện nâng cao mức sống của
nông dân Trong đó giao thông là bộ phận kết
cấu hạ tầng luôn đi trước một bước Giao
thông nông thôn giữ vai trò quan trọng trong
việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn Với nhận thức muốn phát triển và
đổi mới toàn diện bộ mặt của nông thôn, đưa
nông nghiệp và nông thôn tiến lên công
nghiệp hoá - hiện đại hoá mà sau Đại hội toàn
quốc lần thứ VIII đã thông qua thì trước hết là
phải chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ
tầng trong đó Đảng và Chính phủ đã khẳng
định hạ tầng giao thông là quan trọng cần
được quan tâm, vì: Nông thôn là địa bàn lớn
nhất, đông dân số nhất cả nước, số người đi
lại hàng năm chiếm tỷ lệ cao tới 47% và 49%
lượng hàng hoá vận chuyển cho sản xuất và
tiêu thụ ở nông thôn
Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước
đã quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển mạng lưới giao thông nông thôn Sang thập kỷ 90 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
đã tiếp tục khẳng định: "Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội" Thực hiện nhiệm vụ trên các
Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã đã trực tiếp lãnh đạo cùng với sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên ngành tại Bộ, Sở đã tạo phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự ủng hộ nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần của các
tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được định hình
và được cải thiện rõ rệt đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội
Ngày nay sản xuất hàng hoá được phát triển, giao lưu đòi hỏi càng lớn Từ đó yêu cầu
về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn đang là vấn đề cấp bách vì giao thông nông thôn như là một hệ thống mao quản huyết mạch của giao thông cả nước Nó
có sự gắn bó hữu cơ và tác động qua lại trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách
Trang 2giữa thành thị và nông thôn, miền ngược với
miền xuôi từ trung tâm kinh tế - văn hoá của
huyện đến các trung tâm sản xuất kinh tế -
văn hoá của các xã, thôn, làng bản Giao
thông nông thôn được phát triển sẽ đồng thời
thúc đẩy chiến lược kinh tế phát triển và góp
phần cải thiện dân sinh mở mang dân trí cho
trên 80% dân số trên cả nước, nó vừa mang
tính chiến lược lâu dài và là bộ phận trọng yếu
của kết cấu hạ tầng để cấu thành nông thôn
mới như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII đề ra: "Đến năm 2000 hầu hết các
xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm"
Nhận thức được vai trò to lớn của giao
thông nông thôn, đặc biệt đối với các xã khó
khăn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt:
"Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng
xa", gọi tắt là chương trình 135 Quyết định số
135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 nêu rõ:
"Giai đoạn từ 2000 - 2005 có đường giao
thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh
tế đến các trung tâm, cụm xã"
Vai trò của hệ thống giao thông nông
thôn gắn liền với sự phát triển sản xuất nông
nghiệp được thực hiện bằng việc nâng cao
năng xuất cây trồng, mở mang thêm diện tích
canh tác và nâng cao thu nhập cho người
nông dân Sự phát triển đường giao thông
nông thôn đã tạo điều kiện cho việc nâng cao
sản lượng cây trồng các mùa vụ, nhờ có giao
thông đi lại thuận tiện, người nông dân có điều
kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh
để sản xuất kịp thời vụ Họ cũng ý thức được
việc mở mang giao thông nông thôn có tác
dụng thúc đẩy sự tăng trưởng khối lượng nông
sản xuất khẩu cũng như tạo cơ hội ra đời thêm
các thị trấn, thị tứ mới, các trung tâm dịch vụ
cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu
ra cho sản xuất nông nghiệp Mặt khác khi có
đường giao thông tất cả các vùng sản xuất lại
tăng thêm sự hấp dẫn các thương gia có thể
đưa phương tiện vận tải đến mua nông sản ngay tại cánh đồng, trang trại nông thôn trong lúc mùa vụ, tạo điều kiện để người nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ nông sản làm kích thích sản xuất phát triển
Ngoài vai trò nói trên của giao thông nông thôn nó còn có các vai trò:
- Vai trò của giao thông nông thôn đối với công tác y tế Một hệ thống đường giao thông tốt tạo cho người dân đi khám bệnh, chữa bệnh, tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp nhận các thông tin về y tế bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các bệnh xã hội đặc biệt là áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bảo vệ sức khoẻ cho người già
- Vai trò của giao thông nông thôn đối với giáo dục Hệ thống đường giao thông được
mở mang sẽ khuyến khích các em tới lớp làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn Với phần lớn giáo viên sống ở thị trấn, thị xã,
đường giao thông tác dụng thu hút họ tới dạy
ở các trường làng tránh trở ngại cho họ phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ
an tâm làm việc
- Vai trò của giao thông nông thôn đối với công tác văn hóa Hệ thống đường giao thông
được thông suốt với thị trấn, thị xã, thành thị giúp cho việc giao lưu văn hoá giữa các vùng, các khu vực nông thôn và thành thị Nó làm giảm bớt sự chênh lệch về văn hoá và giữa nông thôn và thành thị đồng thời hệ thống giao thông phát triển sẽ các tác dụng kích thích sự khôi phục nền văn hoá dân tộc, mặt khác tiếp nhận thêm nền văn hoá văn minh thế giới, tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết của người nông dân Giao thông thuận tiện còn góp phần vào việc giải phóng phụ nữ khuyến khích họ tới các trung tâm văn hoá thể thao ngoài làng xã tăng cơ hội tiếp xúc và khả năng thay đổi nếp nghĩ do đó có thể thoát
Trang 3được những thủ tục lạc hậu trói buộc phụ nữ
nông thôn từ bao đời nay không biết gì ngoài
việc đồng áng bếp núc
Tác động tích cực của hệ thống đường
nông thôn về mặt văn hoá đã giúp chúng ta ý
thức được là: "Hệ thống đường giao thông
nông thôn được mở mang xây dựng tạo điều
kiện giao lưu thuận tiện giữa vùng sản xuất
nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng
dân cư tạo điều kiện để thanh niên nông thôn
tiếp thu cái mới cũng như góp phần giải phóng
phụ nữ"
- Về vai trò của giao thông nông thôn đối
với môi trường Tác động của hệ thống giao
thông nói chung và giao thông nông thôn nói
riêng tới môi trường hầu hết là tác động tiêu
cực, đường được mở sẽ thu hẹp diện tích canh
tác, gây nên tình trạng khai thác gỗ dùng cho
xây dựng và đun nấu, phá nương làm rẫy, thu
hẹp thảm thực vật, biến các đầm lầy thành
ruộng, thu hẹp mặt nước tự nhiên là nơi sinh
sống các loại chim cá Rừng đầu nguồn bị tàn
phá dẫn tới nguy cơ lũ lụt và sói mòn cho các
vùng hạ lưu Sự vận hành của xe cộ gây ồn
ào, khói, bụi làm cho không khí bị ô nhiễm,
phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn có giữa môi
trường và các sinh vật Vì vậy trước khi lập dự
án xây dựng các tuyến đường nông thôn mới,
vấn đề bảo vệ sinh thái khu vực cần được xem
xét toàn diện để hạn chế mức thấp nhất tác
động phá hoại môi trường tự nhiên
1.2 Vai trò của hệ thống giao thông
nông thôn với phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp nước nhà muốn phát triển
đạt trình độ là một ngành sản xuất hàng hóa
thì ngoài các yếu tố về khoa học công nghệ,
yếu tố trình độ người lao động thì không thể
thiếu được yếu tố giao thông, đặc biệt là giao
thông nông thôn Bởi lẽ có hệ thống giao
thông nông thôn thì các loại sản phẩm dịch vụ
cung ứng cho nông nghiệp mới đến được tay
người nông dân với số lượng đủ đáp ứng yêu
cầu sản xuất Mặt khác các nông sản do
người nông dân làm ra ngoài việc phục vụ trực
tiếp cho cuộc sống của họ thì còn phải được
đem đi bán để lấy tiền chi dùng cho các mục
đích như sắm các đồ dùng vật dụng trong nhà, tiền cho con cái học hành… Nếu không
có đường giao thông thì những nông sản, hàng hóa do bà con nông dân làm ra sẽ không tiêu thụ được với số lượng lớn Các máy móc thiết bị sản xuất để trợ giúp cho bà con nông dân cũng không thể đến được với đồng ruộng và kết cục là vẫn sản xuất theo lối “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì không thể phát triển được Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước khuyến khích nông dân lập trang trại sản xuất vì vậy càng cần thiết có đường giao thông nông thôn để phục vụ loại hình sản xuất này Sản xuất theo lối trang trại cần một lượng lớn các dịch vụ vì thế cần có đường giao thông nông thôn để các phương tiện ô tô mới
có thể đáp ứng những dịch vụ của bà con nông dân và của các Chủ trang trại Sản xuất trang trại cũng tạo ra sản phẩm, nông sản nhiều hơn, vì thế cần có đường giao thông để các Chủ trang trại đưa sản phẩm của mình đi tiêu thụ, hoặc để các doanh nghiệp chế biến
đến tận nơi thu mua sản phẩm Trong điều kiện về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật còn chưa được phát triển ở nông thôn các nhà kinh
tế học đã đi đến nhận xét chung là: "Sự thiếu
thốn đường xá nông thôn lμ nguyên nhân của tình trạng sản xuất yếu kém của nông dân"
Do đó nếu mạng lưới đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh thì có thể huy động tốt hơn các nguồn tài nguyên ở khu vực nông thôn và giao thông có tác dụng khuyến khích các hoạt
động nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm,
đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp Các tác giả của tổ chức phát triển kỹ thuật Đức
(GITEC) kết luận: "Việc mở mang mạng lưới
giao thông ở các khu vực nông thôn lμ yếu tố quan trọng lμm thay đổi điều kiện sản xuất nông nghiệp, giảm bớt thiệt hại hư hao về chất lượng vμ số lượng sản phẩm trong nông nghiệp, hạ thấp chi phí vận chuyển vμ tăng thu nhập cho nông dân"
Do vậy vai trò của giao thông nông thôn
đối với phát triển nông nghiệp là không thể phủ nhận
Trang 41.3 Vai trò của hệ thống giao thông
nông thôn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Khi nông nghiệp nông thôn phát triển đến
một trình độ nhất định thì việc “công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” nông nghiệp nông thôn là
điều tất yếu Các nhà máy chế biến nông sản
có thể được xây dựng ngay tại các vùng
nguyên liệu, vì thế đường giao thông nông
thôn là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để có thể
đưa các máy móc thiết bị xây dựng đến thi
công xây dựng nhà máy Nhà máy đi vào sản
xuất thì đường giao thông nông thôn cũng lại
trở thành yếu tố không thể thiếu để đưa các
sản phẩm đến thị trường Như vậy có thể
khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của
giao thông nông thôn phải đi trước một bước
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn
ii Chức năng của giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn phải đáp
ứng được các yêu cầu và đảm bảo được các
chức năng sau:
- Giao thông nông thôn là một hệ thống
thông suốt phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hoá và hành khách giữa nông thôn và thành
thị, miền xuôi và miền ngược để phục vụ việc
phát triển kinh tế xã hội
- Giao thông nông thôn còn tạo ra một
vành đai che chắn biên giới phục vụ vận
chuyển theo yêu cầu an ninh quốc phòng giữ
gìn lãnh thổ của Tổ quốc
- Giao thông nông thôn phục vụ đắc lực
trong việc vận chuyển trang thiết bị máy móc
để hiện đại hoá các ngành khác như nông
nghiệp và phát triển nông thôn, thuỷ lợi, công
nghiệp, điện lực
- Giao thông nông thôn còn tạo ra sự hài
hoà giữa khâu sản xuất và tiêu thụ nội, ngoại
vùng, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm từ
nơi sản xuất đến các thị trường tiêu thụ
- Giao thông nông thôn còn tạo ra sự hấp
dẫn để xoá dẫn tình trạng du canh du cư và
còn có khả năng đi trước một bước để tạo ra
các vùng kinh tế mới, các ngành kinh tế mới như kinh tế trang trại
- Giao thông nông thôn còn cải thiện cuộc sống của bà con nông dân từ khâu sản xuất, tiêu thụ sản xuất góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động Vì vậy việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội
iii Kết quả xây dựng giao thông nông thôn Việt Nam
Giao thông nông thôn là một khâu quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nông thôn đưa nông thôn tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy, giao thông nông thôn phải đi trước một bước tạo cơ sở, tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển, nhằm nhanh chóng đổi mới bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh hiện đại
Những năm 60 của thế kỷ 20, khi còn sống Bác Hồ đã nhấn mạnh đến vai trò của giao thông Bác đã phát động phong trào "toàn dân làm đường giao thông để giải phóng đôi vai" Phong trào đã được hưởng ứng mạnh mẽ, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế và chi viện cho công cuộc chống Mỹ cứu nước
Từ sau khi đất nước thống nhất phong trào quần chúng làm giao thông nông thôn đã diễn ra rầm rộ khắp cả nước Nhất là trong thập niên 90 của thế kỷ 20 phong trào làm giao thông nông thôn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực Kết quả là tỷ lệ mặt
đường nông thôn được trải nhựa và được bê tông hóa đã tăng lên Dự án giao thông nông thôn
1 (WB1) giai đoạn 1997-2001 đã cải tạo nâng cấp
được 964m cầu và 4711km đường Trong đó:
đường huyện 4422 km, đường xã 349km
Kết thúc năm 1999, khối lượng công tác xây dựng giao thông nông thôn từ 1991 - 1999 thực hiện được (xem biểu 01)
Trang 7Bước sang những năm đầu của thập niên
của thế kỷ 21 phong trào làm đường giao
thông nông thôn càng có xu hướng phát triển
Từ năm 2000 đến hết năm 2003 đã huy
động được 11007,285 tỷ đồng vốn xây dựng
giao thông nông thôn
trong đó:
- Dân đóng góp 5151,409 tỷ đồng chiếm
tỷ lệ 46,8%
- Địa phương đóng góp 3236,142 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 29,4%
- Trung ương hỗ trợ 1893,253 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 17,2%
- Các nguồn huy động khác 726,622 tỷ
đồng chiếm 6,6%
Với kinh phí như trên các địa phương
trong toàn quốc đã:
- Xây dựng mới được 10.272 km đường
- Làm được cầu các loại gồm: 8050
chiếc/118381m cầu bê tông cốt thép; 1101
cái/12711m cầu liên hợp; 796 cái/11815m cầu
sắt; 465 cái/30759m cầu treo; 6575
cái/60293m cầu gỗ
- Thay thế 1578 cái/32688m cầu khỉ
- Xây dựng và cải tạo được 1988
cái/36672m ngầm, tràn các loại
- Sửa chữa, nâng cấp 65.364 km đường
Huy động được 171,622 triệu ngày công
xây dựng giao thông nông thôn
Trong giai đoạn 2000 – 2002 cả nước đã
mở mới được đường ôtô đến 146 xã, đưa số
xã chưa có đường ôtô đến trung tâm tính đến
thời điểm 2003 còn 269 xã
Phát huy khí thế tiến vào mặt trận xây
dựng nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá mà giao thông luôn
đi trước một bước Kết thúc năm kế hoạch
2003 đã mở đường mới tới 50 xã, giảm số xã
chưa có đường từ 269 xã xuống còn 219 xã
(xem biểu 02)
Bộ Giao thông vận tải đã khen thưởng
các địa phương có thành tích trong xây dựng giao thông nông thôn là các tỉnh tiêu biểu sau: 1.Tỉnh Lai Châu 5 Tỉnh Đắc lắc
2 Tỉnh Lào Cai 6 Tỉnh Đồng Tháp
3 Tỉnh Bắc Giang 7 Tỉnh Nam Định
4 Tỉnh Hải Dương 8 Tỉnh Nghệ An
Dự án giao thông nông thôn 2 (WB2) giai
đoạn 2000 - 2004 tài trợ cho 40 tỉnh để cải tạo nâng cấp 13.000km đường và 5.000m cầu, với kinh phí là 145 triệu USD Dự án (WB3) giai
đoạn 2004 - 2005 tài trợ cho 29 tỉnh sẽ được triển khai
Để phát triển một cách bền vững phong trào xây dựng giao thông nông thôn cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1 Tổ chức phân cấp quản lý giao thông nông thôn
2 Có chính sách tạo vốn cho xây dựng giao thông nông thôn
3 Các giải pháp về kỹ thuật xây dựng giao thông nông thôn
4 Giải pháp đào tạo cán bộ quản lý giao thông nông thôn
5 Các giải pháp khác
ii Kết luận
Phong trào xây dựng giao thông nông thôn ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng Kết quả xây dựng giao thông nông thôn từ năm 1991 đến nay rất to lớn Điều đó càng khẳng định vai trò và chức năng không thể thiếu của giao thông nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Do vậy trong những năm tới việc xây
đường giao thông nông thôn từng bước phải
được vào cấp kỹ thuật Đảng và Nhà nước cần ban hành các chủ trương, các cơ chế chính sách và động viên khen thưởng kịp thời, khuyến khích tinh thần hăng hái làm đường giao thông nông thôn của nhân dân để xây dựng quê hương giàu đẹp
Tài liệu tham khảo
Trang 8[1] Tạo đà phát triển giao thông vận tải nhanh và bền vững những năm đầu thế kỷ 21 Bộ Giao thông Vận tải, tháng 12 năm 2000
[2] Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thực hiện năm 2001, mục tiêu nhiệm vụ năm 2002 Bộ Giao thông vận tải, tháng 1 năm 2002
[3] Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm
2002, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2003
Bộ Giao thông Vận tải, tháng 1 năm 2003 [4] Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về giao thông vận tải địa phương các năm 2000 đến
2003 Bộ giao thông vận tải
[5] Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 Triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 Bộ Giao thông vận tải, tháng 1 năm 2004♦