ĐẶNG XUÂN NGỌC Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt
Trang 1PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO HƯỚNG “ĐẠI TRÀ” VÀ “PHÂN TẦNG”
ThS ĐẶNG XUÂN NGỌC
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một vấn đề
lớn là làm sao có thể đáp ứng được một cách nhiều nhất và tốt nhất nhu cầu học tập của
người dân Giáo dục đại học phát triển theo hướng nào đang là câu hỏi được đặt ra đối với
các nhà quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học Bài báo này xin được đề cập tới một
hướng đi mới trong sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam là “đại trà” và “phân tầng”
trong giáo dục đại học
Summary: Today the sytem of Viet Nam greduate education is dealling with a big
problem It is how to apply study need of people Which way should university education
follow is the question to education manager and universities This article mentions a new way
in the development of univerity education, which is “đại trà” or “phân tầng’
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện
nay đang phải đối mặt với một vấn đề lớn là
làm sao có thể đáp ứng được một cách nhiều
nhất và tốt nhất nhu cầu học tập của người
dân Giáo dục đại học phát triển theo hướng
nào đang là câu hỏi được đặt ra đối với các
nhà quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đại
học Bài báo này xin được đề cập tới một
hướng đi mới trong sự phát triển của giáo dục
đại học Việt Nam là “đại trà” và “phân tầng”
trong giáo dục đại học
MLN-VTKT
II NỘI DUNG
Ngày nay trên thế giới người ta đang có
xu hướng xem văn bằng đại học như một tấm
giấy thông hành không thể thiếu được để
người lao động có thể lọt qua được cỗ máy
sàng lọc của những nhà tuyển dụng lao động
để có thể tìm được một công việc hài lòng và
đó cũng được coi như một loại hình đầu tư có hiệu quả cao cho tương lai Chính vì vậy, giáo dục đại học đang phải chịu một áp lực rất lớn
từ phía nhu cầu của người học trong việc mở rộng quy mô Giáo dục đại học không chỉ dành riêng cho một bộ phận tinh hoa nữa mà
đã trở thành một nền giáo dục đại học cho số đông, giáo dục đại học đại trà
Từ những năm 70 của thế kỷ XX nhiều chuyên gia giáo dục đại học ở các nước phát triển trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng sẽ có
sự dừng lại, thậm chí là giảm đi quy mô của giáo dục đại học thế giới Tuy nhiên trong thực tế, quy mô giáo dục đại học vẫn tiếp tục tăng và vượt qua mọi dự kiến của các nhà chiến lược Điển hình như một số nước trong khu vực, để thực hiện công nghiệp hoá, họ đã
có tốc độ tăng sinh viên trung bình hằng năm rất cao Ví dụ như: thời kỳ 1970 – 1980 là 20% ở Hàn Quốc và Malaysia; thời kỳ 1980 –
1990 là 14,8% ở Hàn Quốc, 13,8% ở
Trang 2Malaysia và 12% ở Singapore Ở Trung Quốc
trong mấy năm qua có năm tốc độ tăng sinh
viên đến 50% Nhìn chung tốc độ tăng tỷ lệ
sinh viên thường cao hơn tốc độ tăng GDP
{1; 75}
Tuy nhiên, khi chuyển từ nền giáo dục đại học “tinh hoa” sang nền giáo dục đại học
“đại trà” thì vấn đề chất lượng của giáo dục
đại học đang là vấn đề được quan tâm nhiều
nhất Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai xu
hướng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
quy mô và chất lượng Xu hướng thứ nhất
xem trường đại học phải là tinh hoa (như
nhau) và sứ mệnh của nó vẫn phải là: kết hợp
đào tạo trình độ/chất lượng cao với nghiên
cứu khoa học (kiểu đại học truyền thống)
Thực tế cho thấy không một nước nào trên thế
giới có thể xây dựng được một hệ thống giáo
dục đại học như vậy trong bối cảnh ngày nay
khi mà yêu cầu của đào tạo đại trà đang đòi
hỏi Bời vì từ cả lý do chi phí quá cao và từ áp
lực của người học, xã hội đòi hỏi phải bình
thường hoá giáo dục Đại học cũng như phải
đa dạng hoá các loại hình đào tạo để đáp ứng
nhu cầu của người học Điển hình cho xu
hướng này là hệ thống giáo dục Đại học ở
Pháp, Đức Trong khi đó, xu hướng thứ hai lại
khẳng định “nhiều hơn chắc chắn là tồi hơn
nếu ta cứ cố tình biện bạch là tất cả các trường
đại học phải như nhau” Theo xu hướng này,
phải xây dựng một hệ thống các trường đại
học theo hướng đại trà nhưng có sự phân tầng
Điều đó sẽ giải quyết được cả hai vấn đề là
nhu cầu của việc mở rộng quy mô, cũng như
chất lượng phù hợp với mục đích của người
sử dụng Tầng thứ nhất sẽ là một số ít các
trường đại học đào tạo theo hướng tinh hoa và
thiên về nghiên cứu (kiểu đại học truyền
thống) Tầng thứ hai sẽ là phần lớn các trường
còn lại tập trung chủ yếu vào đào tạo nghề
nghiệp và những kỹ năng thực hành Một hệ
thống hai tầng như vậy vừa mang tính kinh tế, nhưng đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học Những quốc gia điển hình đi theo xu hướng này như: Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Úc, Mỹ Ví dụ như ở Úc có một hệ thống những trường đào tạo nghề sau trung học phổ thôngTAFE (Technical and Furthers Educations), ở Đức có hệ thống đại học gọi là
“Fachhochsehulen” chú trọng những môn học
kỹ thuật và dạy nghề, ở Mỹ có hệ thống cao đẳng cộng đồng Trong đó có thể nói mô hình giáo dục đại học Mỹ là một điển hình nhất và cũng rất thành công khi phát triển theo xu hướng này Có thể kể ra đây về trường hợp của bang California như một điển hình về sự thành công đó Nhìn chung hệ thống giáo dục đại học ở bang California được chia thành 3 tầng Ở đỉnh là 9 trường đại học chọn lọc khoảng 12% số sinh viên và bên dưới là hệ thống trường đại học “multi – campus” thu nhận khoảng 26% sinh viên và dưới cùng là khoảng 100 trường đại học cộng đồng đào tạo trên một triệu sinh viên của bang Nhờ cơ cấu này mà họ mở rộng được hệ thống giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu người học, mặt khác họ lại tạo ra được các trường đại học chất lượng cao hàng đầu thế giới như Berkely, California Institute of Technology, Standford {1; 18}
MLN-VTKT
Có một thực tế rõ ràng là, khi chuyển giáo dục đại học từ tinh hoa sang giáo dục đại học đại trà thì chất lượng bình quân của cả nền giáo dục đại học có giảm xuống cũng là một điều đương nhiên Bởi vì, với số đông: tài năng, tư chất, chất lượng đào tạo ở trung học phổ thông sẽ không còn giống như trước Ví
dụ như ở Anh khi giáo dục đại học chỉ chọn 0,5% trong số người từ 18 tuổi trở lên thì chỉ
số thông minh IQs trung bình của nhóm sinh viên này là 150, nhưng khi giáo dục đại học chọn đến 30% trong số người từ 18 tuổi trở
Trang 3lên thì chỉ số IQs trung bình đã giảm xuống
còn 115 {1 ; 76} (tất nhiên chỉ số IQs chỉ là
một kênh tham khảo)
Giáo dục đai học nước ta trong hơn một
thập kỷ vừa qua cũng đang diễn ra hiện tượng
“bùng nổ sĩ số” với tốc độ tăng bình quân
khoảng 18% năm Có thể khẳng định rằng chủ
trương mở rộng quy mô giáo dục đại học, đa
dạng hoá các loại hình đào tạo, huy động các
nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển giáo
dục đại học là một chính sách đúng Nếu như
nhìn lại thời điểm năm 1990, số sinh viên trên
dân số ở nước ta khi đó chỉ chiếm 0,2%, một
tỷ lệ rất thấp so với các nước trong khu vực
khi đó như Indonesia là 1,0%, Thái Lan là
1,6% Tuy nhiên, khi có chủ trương mở rộng
quy mô và xã hội hoá giáo dục thì số lượng
sinh viên đã tăng lên rất nhanh Với tỷ lệ sinh
viên hiện nay trên quy mô dân số là trên 1,2%
thì số sinh viên nước ta đã trên một triệu
người Mục tiêu của giáo dục đại học nước ta
là phải đưa tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi đến
năm 2010 là 15% và 25% đến năm 2020 (Văn
kiện Hội nghị TW2) Tuy vậy, trong quá trình
phát triển giáo dục đại học ở nước ta cũng
đang phải đối mặt với những vấn đề có liên
quan đến quy mô và chất lượng, đặc biệt là
chất lượng trong giáo dục đại học Sự phát
triển quá nhanh của quy mô giáo dục đại học
và cùng với nó là chất lượng của giáo dục đại
học không theo kịp đã đưa tới những ý kiến
trái ngược nhau xung quanh vấn đề có nên mở
rộng quy mô khi mà chất lượng không được
đảm bảo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định:
chất lượng giáo dục đại học đang được nâng
dần trên một số mặt; có những cải tiến bước
đầu Trong khi đó Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu
lại cho rằng: sự tụt hậu của hệ thống giáo dục
đại học so với chúng ta trong những thập kỷ
trước Tuy nhiên, khi nói về chất lượng giáo
dục đại học người ta cũng chưa có một định
nghĩa rõ ràng Chính từ đó đã gây ra những nghi ngờ của xã hội đối với chất lượng của hệ thống giáo dục đại học nước ta, thậm chí có người còn đòi hỏi phải thực hiện cuộc đại giải phẫu để chữa trị những “ung nhọt”, rồi “thay máu” cho giáo dục đại học
Việc mở rộng quy mô trong giáo dục đại học ở nước ta đấy là một điều tất yếu Bởi vì quy mô và đi cùng với nó là nhu cầu, khi nhu cầu của người học còn nhiều (mà đây là những nhu cầu chính đáng) thì việc hạn chế quy mô cũng đồng nghĩa với nó là việc hạn chế cơ hội được hưởng thụ giáo dục đại học của người học, đặc biệt khi tấm bằng đại học được coi là tấm giấy thông hành để giúp giới trẻ bước vào cuộc sống Vì vậy, quan điểm cho rằng phải hạn chế việc mở rộng quy mô để củng cố chất lượng là không phù hợp với mục tiêu phát triển con người, cũng như áp lực của nhu cầu đào tạo đại trà hiện nay Khi chúng ta mở rộng quy
mô đào tạo và chuyển dần từ nền giáo dục đại học cho số ít “tinh hoa” sang nền đại học cho
số đông “đại trà”, thì chất lượng đào tạo bình quân của cả hệ thống có giảm xuống cũng là điều dễ hiểu và cũng không nên quá lo lắng về chất lượng giáo dục đại học hiện nay Nhiều nước trên trế giới trước đây trong quá trình phát triển giáo dục đại học họ cũng đã từng chấp nhận như vậy
MLN-VTKT
Vậy phải phát triển giáo dục đại học Việt Nam đi theo xu hướng nào để giải quyết được
cả hai vấn đề về quy mô và chất lượng đào tạo Hay nói một cách khác là phải tìm ra một
mô hình thích hợp nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học khi mà áp lực về mở rộng quy mô đang đòi hỏi Nếu chúng ta nhìn nhận vào hai xu hướng trong sự phát triển của giáo dục đại học trên thế giới như đã phân tích ở trên, thì xu hướng thứ hai đang là xu hướng được nhiều nước đi theo Bởi vì xu hướng này
Trang 4đã giải quyết tốt nhất vấn đề quy mô và chất
lượng trong giáo dục đại học ở nhiều nước
phát triển trên thế giới Vậy phải chăng, giáo
dục đại học Việt Nam cũng phải đi theo xu
hướng đó Tức là giải pháp cho vấn đề quy
mô và chất lượng hiện nay trong giáo dục đại
học là phải có sự phân tầng trong hệ thống các
trường đại học Không thể đồng nhất và coi
các trường đại học là như nhau như những
quan điểm truyền thống mà phải có sự thay
đổi trong việc đánh giá chất lượng các trường
đại học với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng
Phải có sự thay đổi mục đích trong các
chương trình của giáo dục đại học, chất lượng
và số lượng phải gắn liền với mục đích của
từng chương trình, đối tượng học
Theo suy nghĩ trên, hệ thống giáo dục đại học ở nước ta có thể phân chia thành 3 tầng
như sau:
Tầng 1: Gồm một số ít các trường đại học mà chương trình đào tạo theo hướng “tinh
hoa” và thiên về nghiên cứu Số sinh viên
trong tầng này chiếm khoảng 10 – 15% tổng
số sinh viên Ở nước ta hệ thống các trường
này có thể tập trung vào một số các trường đại
học trọng điểm như: Đại học quốc gia Hà Nội,
Đại học quốc gia TP HCM, Đại học Bách
khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP HCM,
Đại học Sư phạm…
MLN-VTKT
Tầng 2: Gồm các trường đại học “đại trà”, chương trình đào tạo tập trung vào thực
hành, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế,
tức là thiên về kỹ thuật và nghề nghiệp, nhằm
phục vụ trực tiếp các hoạt động kinh tế xã hội
Số sinh viên trong tầng này chiếm khoảng 30
– 35%, thời gian đao tạo từ 3 -4 năm
Tầng 3: Gồm hệ thống các trường đại học
và cao đẳng cộng đồng tập trung chủ yếu ở
các địa phương Chương trình đào tạo chủ yếu
tập trung vào thực hành, ngành nghề phải phù
hợp với nhu cầu của địa phương, cộng đồng
Số sinh viên trong tầng này chiếm khoảng
50 -60% Thời gian đào tạo từ 2 – 3 năm
Sự phân tầng như trên sẽ giải quyết được
áp lực mở rộng quy mô trong quá trình phát triển của giáo dục đại học ở nước ta, đồng thời
nó tạo ra được cơ cấu phù hợp của hệ thống giáo dục đại học nhưng quan trọng hơn là nó
đã giải quyết được bài toán về chất lượng trong đào tạo đại trà
III KẾT LUẬN
Phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển giáo dục đại học nói riêng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Những thành tựu của giáo dục đại học đạt được trong những năm vừa qua đã góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì giáo dục đại học vẫn còn những hạn chế nhất định Vì vậy, để đáp ứng được trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, của phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục đại học Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới để tìm ra hướng phát triển phù hợp khi nhu cầu
mở rộng quy mô ngày càng rộng và sự đòi hỏi
về chất lượng ngày càng cao
T i liệu tham khảo
[1] Phạm Phụ(2005) Về khuôn mặt mới của giáo dục
đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
[2] Lâm Quang Thiệp, D.Bruce Jonhstone, Phillip G Altbach(2006) Giáo dục đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục
[3] James L.Bess: Nền tảng giáo dục đại học Mỹ,
NXB Simon& Schuster Custom
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
[5] Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006- 2020♦