1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài : kinh tế bảo hiểm ppt

9 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

I.Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba:Trong cuộc sống, mỗi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về từng hành vi ứng xử của mình, kh

Trang 1

I.Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba:

Trong cuộc sống, mỗi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về từng hành vi ứng xử của mình, khi họ gây thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó Khi tham gia giao thông xe cơ giới có thể gây thiệt hại cho người khác nếu xảy ra tai nạn, theo quy định của luật pháp, chủ xe, lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra cho nạn nhân Điều đó sẽ gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho người gây tai nạn Trước đây, khi phương tiện giao thông còn thô sơ, tai nạn giao thông ít xảy ra, nếu có xảy ra thì chủ xe cũng có khả năng tự bồi thường Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện cũng tân tiến, hiện đại hơn, kéo theo đó là sự gia tăng tai nạn giao thông cùng mức độ thiệt hại của

nó Các vụ tai nạn có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng mà chủ xe không đủ khả năng bồi thường cho người bị hại Thông thường, việc bồi thường thế nào do các bên thoả thuận, trong nhiều trường hợp, việc thoả thuận rất khó khăn, đặc biệt nếu có người thiệt mạng thì việc giải quyết bồi thường sẽ phức tạp hơn Do vậy, nếu có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả cũng như dàn xếp hợp lý việc bồi thường sẽ đem lại lợi ích cho chủ xe, nạn nhân trong các vụ tai nạn và sự yên tâm cho mọi người khi tham gia lưu thông Tại Việt Nam, an toàn giao thông là một vấn đề bức xúc Để thấy rõ điều

đó, ta cùng xem xét bảng sau:

Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam(2000-2006)

Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia , tình hình tai nạn giao thông 2000-2006 diễn biến như sau:

Năm Số vụ tai nạn giao thông Số người chết Số người bị thương

Tình hình tai nạn giao thông có xu hướng tăng cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương Năm 2003, số vụ tai nạn và số người bị thương tăng cao nhất Riêng năm 2006, Tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm 52%, ô tô là 48%; tuyến đường thường xảy ra TNGT nhất là quốc lộ (65,3%); nguyên nhân tai nạn do vi phạm tốc độ chiếm 37,8%, đi không đúng phần đường 22%, xử lý kém 15%, tránh vượt sai 7,1

% Với lý luận chung về trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông và tốc độ phát triển về phương tiện, TNGT trong khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thấp, ý thức chấp hành Luật lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao thì bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với người thứ ba là vô cùng cần thiết

Trên thực tế, Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có tác dụng vô cùng to lớn:

a Đối với chủ xe:

- Giúp cho chủ xe, lái xe an tâm, thoải mái, tự tin hơn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

- Góp phần bú đắp thiệt hại, ổn định tài chính, làm chủ xe nhanh chóng khôi phục tinh

Trang 2

thần, khôi phục hoạt động kinh tế.

- Làm tăng ý thức của chủ xe trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông

- Góp phần giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân và gia đình nạn nhân

b Đối với người thứ ba:

- Bồi thường thiệt hại giúp họ kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh

- Giúp nạn nhân hoặc người nhà họ ổn định tinh thần, tránh căng thẳng giữa các bên

c Đối với toàn xã hội:

- Bảo hiểm giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó đầu tư nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Công tác thống kê rủi ro và xác định nguyên nhân tai nạn giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp thiết thực để phòng tránh tai nạn giao thông

- Bản thân các doanh nghiệp Bảo hiểm cũng trích doanh thu của mình vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất, góp phần đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn, tăng uy tín và lợi nhuận về sau cho doanh nghiệp

- Góp phần gắn kết các thành viên trong xã hội, giúp mỗi người có trách nhiệm hơn với hành vi của mình

II.Đối tượng bảo hiểm:

Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe ,có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân

sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe Như vậy , đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba .trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa

vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn

Đối tượng được bảo hiểm không đựơc xác đinh trước Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm :

 Điều kiện thứ nhất : có thiệt hại về tài sản tính mạng, hoặc sức khoẻ của bên thứ ba

 Điều kiện thứ hai: chủ xe hoặc lái xe phải có hành vi trái pháp luật có thể

do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đưòng bộ ,hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước ,…

 Điều kiện thứ ba :phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe(lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba

 Điều kiện thứ tư :chủ xe (lái xe ) phải có lỗi Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất ,thứ hai, thứ ba là đủ ,Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không

Trang 3

Bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:

 Lái, phụ xe ,người làm công cho chủ xe

 Những người lái xe phải nuôi dưỡng như :cha ,mẹ, vợ, chồng, con cái

 Hành khách,những người có mặt trên xe

 Tài sản, tư trang ,hành lí của những người nêu trên

III.Phạm vi bảo hiểm

1.Rủi ro được bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước đựợc gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe.cụ thể ,các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:

 Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba

 Thiệt hại về tài sản ,hàng hoá của bên thứ ba

 Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập

 Các chi phí cần thiết và hợp lí dể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại ,các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả)

 Những thiệt hại về tính mạng ,sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa ,ngăn ngừa tai nạn ,chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân

2.Rủi ro loại trừ:

Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau :

 Hành động cố ý của chủ xe ,lái xe và người bị thiệt hại

 Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm của chủ xe, lái xe cơ giới

 Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy đinh của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ

 Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như:

- Xe không có giấy phép lưu hành ,giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật

và môi trường

- Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu ,bằng không hợp lệ

- Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu ,bia ,ma tuý,

- Xe chở chất cháy ,chất nổ trái phép

Trang 4

- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép ,chạy thử sau khi sửa chữa

- Xe đi vào đường cấm , đi đêm không có đèn ,hoặc chỉ có đèn bên phải

- Xe không có hệ thống lái bên phải

 Thiệt hại do chiến tranh bạo động

 Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá tri thương mại ,làm đình trệ sản xuất kinh doanh

 Thiệt hại đối với tài sản bị cướp ,mất cắp trong tai nạn

 Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia,trừ khi có thoả thuận khác

Ngoài ra ,công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý ,tiền, đồ cổ ,tranh ảnh quý hiếm,…

IV.Phí bảo hiểm:

1.Phương pháp tính:

Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình và phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện :

Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện ( thường tính theo năm) là:

P = f + d Trong đó:

P: phí bảo hiểm / đầu phương tiện

f :phí thuần

d :phụ phí (được quy định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí bảo hiểm ) Phí thuần được xác định như sau:

n n

f = ∑ Si*Ti / ∑Ci

i=1 i=1 Trong đó :

Si: số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i

Ti: số tiển bồi thường bình quân một vụ tai nạn có phát sinh TNDS trong năm i

Ci:số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS trong năm i

n : số năm thống kê thường từ 3 đến 5 năm , i=(1,n)

Như vậy ,f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kì n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kì đó

Trang 5

Ví dụ: có số liệu thống kê 5 năm về tình hình tai nạn giao thông có phát sinh

TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đối với loại xe tải trên 5 tấn như sau:

Năm Số xe hoạt

động(chiếc Số vụ tai nạn (vụ) Thiệt hại bình quân 1 vụ (tr đ) 1

2 3 4 5

1000000 1100000 1200000 1300000 1400000

11400 10600 11900 13000 13700

7,5 7,8 7,9 8,7 9,2

11400*7,5+10600*7,8+11900*7,9+13000*8,7+13700*9,2

6000000 Nếu tỉ lệ phụ phí chiếm 20% thì phí thuần f sẽ chiếm 80% trong tổng phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu xe.từ đó ta có phí bảo hiểm năm thứ 6 cho mỗi đầu xe là:

P= f / 0,8 =0,083555/0,8=0,104443(nghìn đồng/xe)

Hoặc tính theo công thức :

P= f +d =0,083555+ 0,020888=0,104443(trđ/xe)

(Phụ phí d= (0,2*0,083555)/0,8=0,020888(trđ/xe))

2.Biểu phí bảo hiểm: .

Xe môtô:

1.Từ 50 cc trở xuống

2.trên 50 cc

50.000 55.000

Xe lam, môtô 3 bánh, xích lô máy 140.000

Ôtô không kinh doanh vận tải:

A xe ôtô chở người:

1.loại xe dưới 6 chỗ

2.loại xe từ 6 đến 11 chỗ

3.loại xe từ 12 đến 24 chỗ

4.trên 24 chỗ

B.Xe ôtô chở hàng(xe tải)

1.Dưới 3 tấn

2.Từ 3 đến 8 tấn

3.Trên 8 tấn

C.Xe vừa chở người,vừa chở hàng

200.000 400.000 640.000 920.000

340.000 670.000 930.000 470.000

V.Giám định và bồi thường:

Trang 6

1.Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:

1 Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (theo mẫu do Công ty bảo hiểm cung cấp)

2 Các chứng từ xác định và chứng minh thiệt hại do tai nạn

3 Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên Công ty bảo hiểm các giấy tờ sau:

3.1 Giấy chứng nhận bảo hiểm;

3.2 Giấy phép lái xe;

3.3 Giấy chứng nhận đăng ký xe;

3.4 Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường;

4 Bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) bao gồm:

4.1 Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông;

4.2 Biên bản khám nghiệm hiện trường;

4.3 Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông;

4.4 Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;

4.5 Biên bản giải quyết tai nạn giao thông (nếu có);

4.6 Bản kết luận điều tra tai nạn của Công an (nếu có);

5 Bản án hoặc Quyết định của Tòa án (nếu có)

6 Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba (trong trường hợp tổn thất do người thứ ba gây ra)

7 Biên bản giám định thiệt hại

8 Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn:

- Đối với thiệt hại về hàng hoá : phải có thêm các chứng từ xác định nguồn gốc, giá trị hàng như: Hợp đồng vận chuyển, bộ chứng từ về hàng hóa được vận chuyển

- Đối với thiệt hại về người: phải có thêm các chứng từ y tế xác định tình trạng thương tật của nạn nhân như: Giấy ra viện, Bệnh án hay phiếu điều trị, Giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật do cấp có thẩm quyền xác nhận Giấy chứng tử, chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp Người được bảo hiểm chết)

2.Giám định

a.Mục tiêu:

 Xác định nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất từ đó xác định tai nạn có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không

 Bồi thường bù đắp thiệt hại, khắc phục hậu quả tai nạn sớm nhất

 Thông qua công tác giám định bồi thường có thể tổng hợp nguyên nhân tai nạn giao thông, từ đó giúp cho khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Trang 7

b.Nguyên tắc giám định:

Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định

Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại

do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên

Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập

Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại

3.Bồi thường:

a.Nguyên tắc bồi thường:

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại

Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính

Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên

b.Xác định mức bồi thường:

Toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba được xác định:

Thiệt hại thực tế của bên thứ ba = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về con người

Việc xác định số tiền bồi thường được được dựa trên hai yếu tố , đó là:

 Thiệt hại thực tế của bên thứ ba

 Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn :

Trang 8

Số tiền bồi thường = lỗi của chủ xe* thiệt hại của bên thứ ba

Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba:

Số tiền bồi thường =(lỗi của chủ xe + lỗi khác)* thiệt hại của bên thứ ba

Sau khi bồi thường,công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ công ty bảo hiểm bồi thường theo thiệt hại thực tế nhưng

số tiền bồi thường tối đa không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm

ví dụ : trong một vụ tai nạn giao thông ,hai xe máy A và B va quyệt nhau vụ va chạm

làm bị thương 1 người đi xe đạp.thiệt hại của các bên theo kết quả giám định như sau:

- Xe máyA thiệt hại 30% giá trị lái xe Abị thương ,vào viện điều trị 10 ngày,khi xuất viện thanh toán viện phí 500.000đ

- Xe máy B thiệt hại 70% giá trị lái xe B bị thương nặng , điều trị nội trú 40 ngày.viện phí phải thanh toán khi xuất viện là 3.000.000đ

- Xe đạp bị hỏng ,thiệt hại 200.000đ ,người đi xe đạp bị thương nhẹ ,tổng thiệt hại

về con người là 300.000đ

- Giá trị thực tế của xe máy A là: 20.000.000đ

- Giá trị thực tế của xe máy B là: 30.000.000đ

- Thu nhập của lái xe A là 900000đ/tháng

- Thu nhập của lái xeB là 1500000đ/tháng

- Xe A có lỗi 60%,xe B có lỗi 40%

Hai xe máy A,B mua BH TNDS chủ xe cơ giới đối người thứ ba tương ứng tại hai công

ty bảo hiểm X và Y với mức trách nhiệm về tài sản là 30.000.000đ/vụ ,về con người là 12.000.000đ/người/vụ.Biết rằng mỗi ngày nằm viện,nạn nhân được bồi dưỡng 1% mức trách nhiệm về người

Trong vụ tai nạn trên ,xác định thiệt hại các bên như sau:

Xe máy A:

- Thiệt hại về tài sản :20.000.000*30%= 6000.000đ

- Thiệt hại về con người:

- Viện phí: 500.000đ

- Bồi dưỡng:12.000.000*0,1%*10= 120.000đ

- Thiệt hại thu nhập:900.000*10/30= 300.000đ

Tổng thiệt hại về con người: 920.000đ

Xe máy B:

- Thiệt hại về tài sản:30.000.000*70%= 21.000.000đ

- Thiệt hại về con người:

Trang 9

- Bồi dưỡng:12.000.000*0,1%*40= 480.000đ

- Thiệt hại thu nhập1.500.000*40/30= 2.000.000đ

Tổng thiệt hại về con người: 5.480.000đ

Xe đạp :

- Thiệt hại về tài sản: 200.000đ

- Thiệt hại về con người: 300.000đ

Sau khi xác định được thiệt hại mỗi bên ,căn cứ vào mức độ lỗi của các bên đó,bảo hiểm tiến hành bồi thường như sau:

 Số tiền TNDS của chủ xe A đối với xe B và xe đạp :

- Về tài sản: (21.000.000 +200.000)*60%= 12.720.000đ

- Về con người: - Đối với lái xe B là :5.480.000*60%= 3.288.000đ

- Đối với người đi xe đạp là :300.000*60% =180.000đ

Như vậy bảo hiểm X bồi thường cho xe A số tiền :

- Về tài sản bồi thường hết mức trách nhiệm : 12.720.000đ

- Về con người: 3.468.000đ

Tổng cộng số tiền bồi thường: 16.188.000đ

 Số tiền TNDS của chủ xe B đối với xe A và xe đạp:

- Về tài sản: (6.000.000+200.000)*40%= 2.480.000đ

- Về con người:- Đối với lái xe A là:920.000*40%= 368.000đ

- Đối với người đi xe đạp là:300.000*40%= 120.000đ

Như vậy bảo hiểm Y bồi thường cho xe B số tiền:

-Về tài sản: 2.480.000đ

-Về con người: 488.000đ

Tổng cộng số tiền bồi thường: 2.968.000đ

Ngày đăng: 06/08/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w