Nghề“luậtsư”trongthờibuổikinhtế
thị trường.
Kinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơn đến pháp
luật. Từ đó các luật sư cũng trở nên “bận rộn” hơn và “giàu có” hơn. Một luật
sư có thể tư vấn cho hàng chục doanh nghiệp khác nhau trong một buổi sáng.
Vậy, liệu sự “bận rộn” và những “đồng tiền công tư vấn” ngày một cao có làm
nghề luật sư thành một nghề “kinh doanh vì lợi nhuận”.
Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư trongthờibuổikinhtếthị
trường hiện nay, có nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau. Tổng hợp lại, nổi
lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong
cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm,
trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, có cần phải đặt “Đạo
đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không?
Khuynh hướng khác lại cho rằng, trongthờibuổikinhtếthị trường, mọi
ngành nghềtrong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao
nhất. Hoạt động luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi
phối của quy luật thị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư' thành một
vấn đề riêng biệt là không tưởng. Hai khuynh hướng trên, tuy có nhưng khía
cạnh khác nhau nhưng suy cho cùng lại có chung một là không coi trọng đạo
đức nghề nghiệp luật sư ở khuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư
như mọi nghề khác, tức là “coi nhẹ” danh dự nghề luật sư.
Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương
tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và
phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất
khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự
khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.
Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho
có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc
thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là đạo đức của người kinh
doanh chân chính. Và người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm
nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. “Chân,
Thiện, Mỹ”, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân
hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh
vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài
lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư trên thương trường, qua thực tiễn cho
thấy nổi lên ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.
Tính chất trợ giúp:
Ngày nay, kinhtế đang phát triển rất mạnh. Doanh nghiệp được hình
thành ngày một nhiều. Có những doanh nghiệp kinh doanh nhưng thật sự chưa
hiểu hết pháp luật, họ kinh doanh theo cách riêng của mình mà quên đi yếu tố
điều chỉnh khá quan trọng đó là các quy định pháp luật về kinh doanh.
Chỉ cần một hoạt động kinh doanh “lệch” khỏi “đường ray” pháp luật thì
doanh nghiệp rất dễ phải trả giá. Chính điều này đòi hỏi tính chất trợ giúp của
Luật sư. Các doanh nghiệp nếu không có một Phòng pháp chế thì chí ít cũng
nên có những luật sư để trợ giúp.
Tính chất hướng dẫn:
Do tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật
hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật
ở từng thời điểm của thời gian đã qua, Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ
và bản sắc văn hoá của dân tộc.
Mọi doanh nghiệp hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản
thân vị giám đốc hoặc doanh nghiệp có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư,
nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng
dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh
thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ
phù hợp với pháp lý và đạo lý.
Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại “thầy cò
thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt động hướng dẫn của luật sư là sự
chỉ dẫn cái đúng, cái sai, việc gì được làm, việc gì không được làm. Đối với
doanh nghiệp vi phạm pháp luật, tuy chức năng của luật sư không phải là lên
án, buộc tội doanh nghiệp trước công chúng nhưng luật sư phải chỉ cho doanh
nghiệp thấy rõ sự sai trái của họ, từ đó giúp doanh nghiệp có phương hướng
kinh doanh đúng đắn. Nếu có căn cứ để tin rằng doanh nghiệp “không có tội”
thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm đảm bảo
hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn
pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ
phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư
trong thờibuổikinhtếthịtrường đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt với
việc làm của loại “thầy cò thầy kiện'. Đó chính là nền tảng đạo đức nghề
nghiệp luật sư.
Tính chất phản biện:
Đây là vấn đề mới. Theo từ điển tiếng Việt, phản biện được định nghĩa
là 'đánh giá chất lượng một công trình khoa học '. Đối với hoạt động của luật
sư, tính chất phản biện, ta có thể hiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại
lý lẽ, ý kiến quan điểm của doanh nghiệp mà luật sư cho là không phù hợp với
pháp lý và đạo lý.
Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện
ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng kinh tế, hình sự.
Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào
chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ
những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của luật
sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có cả một
số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm.
Do đó, khi thấy luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì
không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích thậm chí họ còn dùng
ngôn từ để thoá mạ luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội
của họ.
Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháp
lệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phần
bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết 08
của Bộ Chính trị viết: “Các quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật
sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu
hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà…”
Có thể nói, ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trên là đặc thù,
là ranh giới phân biệt nghề luật sư với các ngành nghềkinh doanh khác trong
nền kinhtếthị trường.
Người làm nghề sản xuất, kinh doanh ckhông sản xuất kinh doanh
những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Còn người hành nghề luật sư,
có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những
doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thể
những hành động này khiến nhiều người không thích luật sư, nhưng đó là một
trong những “hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận” của luật sư.
Tóm lại, xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, đòi hỏi luật sư
ngoài các phẩm chất chung là “Chân, Thiện, Mỹ” thì luật sư trongthờibuổi
kinh tếthịtrường đầy cạnh tranh còn phải là người có khối óc thông minh, tấm
lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt
động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu
rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư.
. Nghề “luật sư” trong thời buổi kinh tế
thị trường.
Kinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chú. “Đạo
đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không?
Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi
ngành nghề trong xã