NƯỚC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Kiến thức - Qua bài giảng HS hiểu rằng: quá trình thành lập và phát triển nước Champa, từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đế
Trang 1NƯỚC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN
THẾ KỈ X
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Qua bài giảng HS hiểu rằng: quá trình thành lập và phát triển nước Champa, từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh sau này, có những lúc Champa đã tấn công cả Đại Việt ( Champa
là một bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay)
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
2/ Tư tưởng
- HS nhận thức sâu sắc rằng: người Chămpa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
3/ Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử
Trang 2- Kĩ năng đánh giá phân tích sự kiện lịch sử
II/ NỘI DUNG
1/ Ổn định lớp: ( TG) 1 Phút
2/ Kiểm tra bài cũ: ( TG) 4 Phút
- Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
- Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722) ( dùng lược đồ trình bày)
- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
3/ Bài mới
* Đến cuối thế kỉ II, nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát nổi các
vùng đất phụ thuộc, nhất là các đất xa ở Giao Châu Nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam, đã lợi dụng được cơ hội
đó, nổi dậy lật đỗ ách thống trị của nhà Hán lập ra nước Lâm Ấp, sau đổi tên thành Champa Nhân dân Champa vốn khéo tay, cần cù, đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo Quan hệ giữa nhân dân Champa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống vật chất và tinh thần
Trang 3TG Hoạt Động Thầy và Trò Ghi Bảng
17 GV: Dùng lược đồ: Giao Châu và
Champa giữa thế kỉ VI – X đã phóng
to, giới thiệu cho HS biết vị trí của
nước Champa
GV : Gọi HS đọc mục 1 trang 66, 67
SGK sau đó đặt câu hỏi để HS trả lời
+ Em biết gì về lãnh địa của nước
Champa cổ?
HS trả lời
+ Nước Champa cổ nằm trong quận
Nhật Nam của Giao Châu ( từ Hoành
Sơn ( nam Hà Tĩnh) đến Quảng Nam)
+ Huyện Tượng Lâm là huyện xa
nhất của quận Nhật Nam ( tử đèo Hải
Vân đến đèo Đại Lãnh) là địa bàn sinh
1/ Nước Champa độc lập ra
đời
Trang 4sống của bộ lạc Dừa ( người Chăm cổ), thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển
GV giải thích thêm
+ Cách đây khoảng 5000 năm, một
số cư dân trên các đảo Thái Bình Dương đã đổ bộ lên vùng Trung Trung
Bộ cư trú, lập nên cơ sở kinh tế riêng của họ ( Đức Phổ, Quảng Ngải)
+ Cư dân Sa Huỳnh thuộc tiểu chủng
Mã Lai – Đa Đảo
+ Họ sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng châu thổ các con sông Thu Bồn, Trà Khúc……
+ Thời Hán, sau khi quân Hán chiếm xong Giao Chỉ, Cửa Chân Họ đã tiến
Trang 5hành đánh xuống phía Nam, sát nhập
lãnh địa của họ vào quận Nhật Nam,
đó là huyện Tượng Lâm
GV: Sau khi bị nhà Hán đô hộ, nhân
dân huyện Tượng Lâm đã đấu tranh
giành độc lập trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời
GV: Em có nhận xét gì về quá trình
thành lập và mở rộng nước Champa?
- Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy Nhà hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa
- Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp
- Sau khi nước Lâm Ấp được thành lập, tốc độ phát triển
Trang 618
HS trả lời
GV : Gọi đọc mục 2 trang 68, 69
SGK, sau đó đặt câu hỏi
khá nhanh chóng
- Có đội quân mạnh ( 4 – 5 vạn quân thường trực)
- Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau ( phía Nam), rồi tấn công các nước phía Bắc, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn ( huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang
- Đổi tên nước thành Champa
- Đóng đô ở Sin - ha – pu – ra ( Trà Kiệu – Quảng Nam)
2/ Tình hình kinh tế, văn hoá Champa từ thế kỉ II đến
Trang 7+ Em cho biết kinh tế chính của
Champa là gì?
HS trả lời
thế kỉ X
- Kinh tế chính của nước Champa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước:
+ Cấy lúa 2 vụ + Ngoài ra họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi + Sử dụng công cụ lao động bằng sắt, dùng trâu bò kéo
+ Họ sáng tạo r axe đạp nước để đưa nước từ sông, suối, ruộng thấp lên ruộng cao
+ Họ còn trồng cây ăn quả:
Trang 8- Họ trao đổi buôn bán với các quận
khác ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn
Độ Một số lái buôn người Chăm còn
buôn bán nô lệ, kiêm nghề cướp biển
GV : Hướng dẫn HS xem hình 52 (
khu thánh địa Mỷ Sơn), và hình 53 (
Tháp Chăm ở Phan Rang) sau đó đặt
câu hỏi
+ Em có nhận xét gì về trình độ phát
triển của văn hoá Champa ( từ thế kỉ
II đến thế kỉ X)?
HS trả lời
cau, dừa, mít; cây công nghiệp: bông, gai
+ Khai thác lâm thổ sản : trầm hương, sừng tê, ngà voi…
+ Biết đánh cá
+ Nghề làm gốm khá phát triển
+ Thương nghiệp phát triển
Trang 9
GV giải thích thêm
+ Văn hoá Champa chịu ảnh hưởng
rất nhiều của văn hoá Ấn Độ
+ Kiến trúc có nhiều dáng vẻ kiến
trúc Ấn Độ
( Hinđu)
GV: Dành thời gian phân tích thêm
những nét kiến trúc của văn hoá
Hinđu ( chùa tháp thường có đỉnh,
chóp, thánh thần ở trên đỉnh tháp cai
quản dân chúng)
- Quốc gia Champa có nền văn hoá phát triển rực rỡ, phong phú
- Thế kỉ IV, người Chăm đã
có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn ( Ấn Độ)
- Họ theo đạo Bà La Môn và đạo phật
Trang 10GV: Quan hệ giữa người Chăm với
người Việt như thế nào?
HS trả lời
GV sơ kết: Đất nước Champa cổ là
một bộ phận của đất nước Việt Nam
- Họ đã tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi
- Họ cú tục hỏa táng người chết
- Ăn trầu cau
- Ở nhà sàn
- Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt
- Nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam ủng hộ khởi nghĩa Hai
Trang 11ngày nay, cư dân Chăm là một bộ
phận của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam
Bà Trưng; nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Tượng Lâm
4 / CŨNG CỐ BÀI: ( TG) 4 Phút
- Nước Champa được thành lập và phát triển như thế nào?
- Những thành tựu về kinh tế và văn hoá của Champa ( Đặc biệt là những thành tựu văn hoá) GV cần giải thích thêm: Thánh địa Mỷ Sơn được công nhận là di sản văn hoá thế giới
5 / DẶN DÒ HỌC SINH: ( TG) 1 Phút
- HS học theo những câu hỏi cuối bài trong SGK
- HS sưu tầm tranh ảnh về văn hoá Champa
- Xem bài 25 ở nhà trước