CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Trang 1BỘ Y TẾ - CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
(Bản dự thảo lần 5)
Hà Nội tháng 8/2011
Trang 2MỤC LỤC TÀI LIỆU
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 4
PHẦN II CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 6
I Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực châu á 6
II Tổng quan về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam 7
III Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 8
IV Các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS cần phải tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả 20
V Các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS chung của thế giới mà Việt Nam đã cam kết và cần được thực hiện 21
PHẦN III NHỮNG VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẶT RA TRONG 10 NĂM TỚI 23
I Bối cảnh kinh tế xã hội và y tế 23
II Dự báo tình hình dịch HIV/AIDS 23
III Sự thiếu hụt nhân lực phòng, chống HIV/AIDS 25
IV Sự giảm dần các nguồn tài trợ và thiếu hụt về tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS 25
PHẦN IV QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 27
PHẦN V NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2011 -2020 29
I TẦM NHÌN 29
II MỤC TIÊU CHUNG 29
III MỤC TIÊU CỤ THỂ: 29
VI CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 30
A CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ XÃ HỘI 30
B CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT 38
C HỢP TÁC QUỐC TẾ 47 PHẦN VI CÁC ĐỀ ÁN CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS 50
Trang 3ĐỀ ÁN I (TRUYỀN THÔNG VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS) 51
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS 51
I Mục tiêu 51
II Chỉ tiêu 51
III Các nội dung hoạt động chính 53
ĐỀ ÁN II CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN VÀ GIẢM TÁC ĐỘNG HIV/AIDS LÊN NGƯỜI NHIỄM VÀ GIA ĐÌNH CỦA HỌ 63
I Mục tiêu: 63
II Chỉ tiêu 63
III Các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ điều trị và giảm tác động HIV/AIDS 64
ĐỀ ÁN III TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG Y TẾ 74
I Mục tiêu 74
II Chỉ tiêu 74
III Các hoạt động tăng cường năng lực 75
ĐỀ ÁN IV GIÁM SÁT DỊCH HIV/AIDS, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, XÉT NGHIỆM VÀ TƯ VẤN 79
I Mục đích: 79
II Mục tiêu: 79
III Chỉ tiêu: 79
IV Các hoạt động 80
Trang 4PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàncầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội,
đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước Kể từ khi loài người phát hiện trườnghợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới, không lâu sau Việt Nam không phải là mộtnước ngoại lệ đối với đại dịch này, cho đến nay Việt Nam đã tròn 20 năm đươngđầu và đối phó với một đại dịch HIV/AIDS, đến cuối năm 2010 cả nước có183.938 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 44.022 người ở giai đoạnAIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 49.477 người tử vong do HIV/AIDS.Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thànhphố từ năm 1998, đến cuối năm 2010, 97,9% số quận, huyện và trên 75,23%, số
xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo
Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện nguyên tắc 03 thống nhất
do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, một trong những nội dung đó là có một chiến lượcquốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đãđược Thủ Tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg, ngày17/3/2004 Qua 5 năm tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chốngHIV/AIDS, nhìn chung các cấp Uỷ đảng, chính quyền ở các Bộ, ngành, các tỉnh,thành phố đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung chiếnlược và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ giatăng của đại dịch HIV và chúng ta đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đặt ra khốngchế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư năm 2010
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ những khó khăn, thách thứcnhư là một số đơn vị, địa phương cấp Uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân các cấp chưa triểnkhai triệt để chiến lược quốc gia, đặc biệt là các chương trình hành động của chiếnlược, các hoạt động can thiệp chưa bao phủ hết do thiếu đầu tư và sự chỉ đạo củacác cấp chính quyền, đặc biệt là tuyến quận huyện, xã phường Một số địa phươngchưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia Mức đầu tư cho chương trìnhHIV/AIDS còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào đầu tư của nước ngoài vì thế khôngchủ động được nguồn lực, địa bàn và các hoạt động
Trang 5Việc ưu tiên đầu tư triển khai thực hiện chiến lược chưa đáp ứng hoàn toàn
sự mong đợi dẫn đến một số mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng,chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020: (i) Vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ làm tăng tình hình dịch HIV/AIDS; (ii) Tỷ lệ bao phủ của các chương trình canthiệp cả về địa bàn và số lượng được can thiệp vẫn còn hạn chế, mức độ hành vinguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ chophép khả năng tạo ra lây nhiễm HIV vẫn còn đáng quan ngại; (iii) Tỷ lệ hiểu biếtđầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV của đại bộ phận người dân chưa cao, đặc biệt
là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) Tỷ lệ tiếp cậnđiều trị bằng thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹsang con mới chỉ đạt 40-50% nhu cầu Vì vậy, việc xây dựng Chiến lược quốc giaphòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợpvới thực tiễn và đảm bảo ngân sách bền vững đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS
là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu Thiênniên kỷ năm 2015 và hưởng ứng kêu gọi của Liên Hợp quốc phấn đấu xã hộikhông có người nhiễm HIV mới, không có người tử vong do HIV/AIDS và không
có phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS
Trang 6PHẦN II CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
I Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực châu á
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đếnnay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp,tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễmHIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8% Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu ngườinhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS So sánh với năm 1999, sốngười nhiễm mới HIV đã giảm 21% Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuốinăm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cậnSaharan, Châu Phi Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25%khi so sánh giữa năm 1999 và 2009
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trongnăm 2009 Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại Không có quốcgia nào trong khu vực có dịch toàn thể Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực
có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấuhiệu chững lại Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người trưởng thành là 1,3% trongnăm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn 0,1% Tại Cam-pu-chia, tỷ lệhiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống còn 0,5% trong năm 2009, giảm từ1,2% trong năm 2001 Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốcgia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy
là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin Về hình thái nhiễm mới HIV ởchâu Á, năm 2009 có 360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20% so với450.000 người năm 2001 Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ,Nepal và Thái Lan trong các năm từ 2001 đến 2009 Dịch cũng chững lại tạiMalaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ởBangladesh và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mứcthấp Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm ngườitiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồnggiới Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia rộng lớnnhư Ấn Độ Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây
Trang 7nhiễm từ việc quan hệ tình dục không an toàn, song việc thường xuyên có 2 hoặchơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái lây truyền HIV chínhtại các bang đông bắc của quốc gia này
II Tổng quan về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Dịch HIV/AIDS đã xẩy ra ở phần lớn các khu vực địa lý khác nhau trên toànquốc, thời gian xuất hiện và hình thái dịch ở các khu vực địa lý cũng khác nhau rấtlớn Dịch HIV có thể xẩy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980, lây qua nhữngngười nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến những tỉnh biên giới khuvực tây nam, sau đó dịch xẩy ra rất nhanh ở các tỉnh khu vực đông nam bộ, tiếpđến các tỉnh khu vực đông bắc Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở cáctỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái.Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện naydịch đã xẩy ra hầu hết cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùngnúi, vùng dân tộc thiểu số Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trungtrong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồnggiới nam Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, ngườinghiện chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm chiếm khoảng 5%, cònlại là đối tượng khác Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyềnqua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùngkhu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nướcdịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằngsông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt làcác tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đườngtình dục cao nhất Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy
cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số ngườinhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục tăng từ12% năm 2004 lên 29% năm 2010 Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bándâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích matúy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang cácloại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình ngàycàng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây
Trang 8Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDSkhông tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hìnhdịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, sốngười nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớnngười nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao Tuynhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIVtrong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức độ cho phép khả năng tạo ra mức độlây nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 nămgần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững.
III Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn 2020
1 Kết quả và đánh giá mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
a) Mục tiêu 1: 100% các đơn vị, địa phương trên cả nước đưa hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa phương
Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương
về Tăng cường Lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn mới;Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn 2020, 63/63 tỉnh, thành phố đều thành lập Ban chỉ đạo Phòng,chống HIV/AIDS của tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDScủa địa phương luôn được quan tâm và được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.Cho đến nay, trên toàn quốc đã có 62/63 tỉnh, Đối với TP Hồ Chí Minh: chưathành lập Trung tâm, hoạt động theo mô hình Văn phòng thường trực phòng,chống HIV/AIDS Theo điều tra đánh giá tác động của Chỉ thị 54-CT/TW cho thấy100% các tỉnh được điều tra cho biết Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cáctỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu đã ban hành nhiều văn bản có ý nghĩa quan trọngtrong việc đẩy mạnh chương trình phòng, chống HIV/AIDS của địa phương Hầuhết các tỉnh, quận huyện đều xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2010 và kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hằng năm1 Như vậy, công tác phòng,
1 Bỏo cỏo kết quả nghiờn cứu đánh giá độc lập về tác động của chỉ thị 54-CT/TW năm 2008.
Trang 9chống HIV/AIDS luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tại địa phương.Hằng năm các tỉnh đều tổ chức giao ban, đánh giá, tổng kết công tác phòng, chốngHIV/AIDS, 100% các tỉnh đã đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào chươngtrình mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn 2005-2010, với sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lựccủa các bộ, ngành và các địa phương, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế,công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai toàn diện và đã đạt đượcnhiều thành tích quan trọng góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Có thể tóm tắt một số thànhtựu chính mà chúng ta đã đạt được như sau:
- Về công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng: Côngtác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đã được đẩy mạnh, đem lại sự thay đổi tích cựctrong đáp ứng với HIV/AIDS; Công tác phối hợp liên ngành được cải thiện, đảmbảo đáp ứng liên ngành mạnh mẽ hơn và hỗ trợ mở rộng nhanh chóng số ngườitiếp cận tới các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV; Các tổ chức xãhội dân sự tham gia ngày một nhiều hơn và có ý nghĩa hơn đã giúp mở rộng nănglực chương trình tại cộng đồng, tăng mức tiếp cận tới các nhóm người sống vớiHIV, nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV, nhóm người bị tổn thương mà trước đây khótiếp cận
- Về công tác xây dựng chính sách, chuyên môn: đã ban hành nhiều vănbản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, các hướng dẫn chuyên mônphù hợp với thực tế, trong đó có những văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng nhưchỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo phòng, chốngHIV/AIDS; Luật Phòng, chống HIV/AIDS Các văn bản đã tạo hành lang pháp lýcho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo thống nhất chỉ đạo, huy động cộngđồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường thu hút đầu tư của cộngđồng quốc tế
b) Mục tiêu 2: Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn, miềnnúi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS;
Trang 10- Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi được triểnkhai trên toàn quốc với sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phươngbằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm văn hóa của địaphương và đặc thù các nhóm đối tượng như phong trào “Toàn dân tham gia phòng,chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, mô hình câu lạc bộ B93, mô hình cácnhóm tự lực Kết quả đã góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống HIV/AIDStrong cộng đồng, có tác động không nhỏ đến sự thay đổi kiến thức và hành vi trongcác nhóm nguy cơ cao Nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy kiến thức, thái độ vàthực hành của người dân về phòng, chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cáchđáng kể trong những năm qua.
Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông trong giai đoạn qua đã có tácđộng không nhỏ đến sự thay đổi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cácnhóm nguy cơ cao và trong các nhóm cộng đồng dân cư: Theo kết quả điều traquốc gia về hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học cho thấy kiến thức phòng,chống HIV/AIDS trong nhóm nguy cao đã tăng lên, tỷ lệ người được điều tra trảlời đúng tất cả biện pháp dự phòng lây truyền HIV và từ chối những quan điểm sailầm về đường lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tăng từ 45% năm
2006 lên 47,6% năm 2009, trong nhóm gái mại dâm tăng từ 45% năm 2006 lên54,7% năm 2009 So sánh điều tra trong nhóm thanh niên 15-24 tuổi cho thấythanh niên độ tuổi 15-24 hiểu đầy đủ đường lây truyền HIV và phản đối nhữngquan niệm sai lầm về đường lây truyền HIV đã tăng từ 46% năm 2005 lên 57%năm 2009 Thông qua các số liệu điều tra hiện có, chúng ta thấy rằng mặc dù côngtác truyền thông được triển khai mạnh và đa dạng trên phạm vi toàn quốc, kết quảbước đầu cho thấy đã tác động đến làm giảm tình dịch HIV nói chung, tuy nhiên
do kết quả mong đợi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân
cư, chúng ta vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra
c) Mục tiêu 3: Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra
cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểutác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất cả các đối tượng có hành vinguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao sutrong quan hệ tình dục có nguy cơ;
Trang 11Về hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được đẩymạnh: Nếu trong giai đoạn 2000-2004, các hoạt động can thiệp giảm hại chưa đượcchú trọng đầu tư đúng mức, chương trình phân phát bao cao su và trao đổi bơmkim tiêm chỉ được triển khai ở một vài tỉnh thì đến nay chương trình đã được triểnkhai ở hầu hết các tỉnh/thành phố Số bơm kim tiêm phân phát tăng dần qua cácnăm từ 2 triệu chiếc vào năm 2006 lên khoảng 27 triệu chiếc vào năm 2010.Chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã góp phần giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trongnhóm nghiện chích ma túy từ 28,6% vào năm 2004 xuống còn 17,24% vào năm
2010 Chương trình phân phát bao cao su cũng được tăng cường, mở rộng nhanh
Số bao cao su được phân phát tăng nhanh từ 9 triệu chiếc năm 2006 lên trên 25triệu chiếc năm 2010 Theo kết quả điều tra hành vi và các chỉ số sinh học trongnhóm nguy cơ cao năm 2009 cho thấy, 69,7% gái mại dâm cho biết đã nhận đượcbao cao su trong 12 tháng qua, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với kết quả điều tra năm
2006, kết quả điều tra cho thấy 46,4% tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới và44,6% nam nghiện chích ma túy cho biết nhận bao cao su trong 12 tháng qua, các
tỷ lệ này cho thấy mặc dù chương trình đã triển khai trên diện rộng trong nhữngnăm qua, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu so với thực tế Cũng từđiều tra này cho thấy tỷ lệ gái mại dâm cho biết sử dụng bao cao su trong lần quan
hệ gần nhất với khách hàng là ở mức cao với 89% vào năm 2009 Tuy nhiên, tỷ lệngười nghiện chích ma túy cho biết sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhấtvới bạn tình chỉ đạt 56,8% và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng baocao su trong lần quan hệ gần nhất qua đường hậu môn với bạn tình nam chỉ đạt58,6%, tuy nhiên so sánh năm 2006 tỷ lệ này đã tăng 1,6 lần so với năm 2006 ởnhóm nghiện chích ma túy (36,4%) Nghiên cứu điều tra 1.799 gái mại dâm tại 5tỉnh miền nam (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Kiên Giang) của
Dự án Ngân hàng thế giới năm 2008 cho thấy tỷ lệ cao với 94% số gái dâm chobiết đã sử dụng bao cao su trong với khách làng chơi gần nhất Một nghiên cứukhác của dự án DFID năm 2008 điều tra tại 7 tỉnh dự án cho thấy tỷ lệ cao với97,8% gái mại dâm đường phố và 96% gái mại dâm nhà hàng cho biết sử dụng baocao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất So với mục tiêu của chương trình đề ra100% các quan hệ tình dục có nguy cơ cao được bảo vệ được đặt ra trong Chiếnlược quốc gia, chúng ta chỉ đạt được khoảng 60% so với chỉ tiêu Tuy nhiên so
Trang 12sánh các nghiên cứu cho thấy, những tỉnh được thụ hưởng các dự án can thiệpgiảm tác hại đã gần đạt được kết quả mong đợi, điều này chứng tỏ chương trìnhcan thiệp đã có tác động mạnh đến hành vi sử dụng bao su trong nhóm nguy cơcao, nghiên cứu đánh giá của Ngân hàng thế chương trình can thiệp đã dự phòng 2-56% người tránh được lây nhiễm HIV tùy vào tình hình triển khai hoạt động canthiệp của mỗi tỉnh.
So với chỉ tiêu mong muốn đạt 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao
su trong quan hệ tình dục có nguy cơ chúng ta vẫn chưa thể đạt được, tuy nhiênchương trình đã có tác động rất lớn đến việc làm giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV trongnhững năm qua Để tăng các tỷ lệ này, bên cạnh việc tăng cường công tác thông tingiáo dục truyền thông, chúng ta phải luôn đảm bảo tính sẵn có bơm kim tiêm vàbao cao su và tăng thêm phạm vi bao phủ của chương trình
d) Mục tiêu 4: Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị
thích hợp: 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễmHIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý,điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằngcác thuốc điều trị đặc hiệu;
- Về chăm sóc và điều trị: Chương trình đã tập trung triển khai tại các cơ sở
y tế tại tuyến tỉnh và tuyến huyện với các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở
y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng Trong những năm qua,chương trình không ngừng mở rộng, từ 2 điểm điều trị ARV năm 2003 lên 315điểm điều trị ARV năm 2010 Tổng số người điều trị ARV đến cuối năm 2010 gần50.000 người, tăng gấp 16,7 lần so với năm 2005, chương trình điều trị đáp ứng60% nhu cầu điều trị ARV của bệnh nhân Với việc mở rộng việc tiếp cận vớichương trình điều trị ARV đã góp phần giảm số ca tử vong do HIV/AIDS từ hơn
6000 ca mỗi năm trước năm 2006 xuống còn khoảng 2.500 ca mỗi năm trong 2năm gần đây Cũng nhờ chương trình điều trị đã giúp cho hàng chục ngàn ngườinhiễm HIV vẫn đang lao động bình thường và tiếp tục cống hiến cho xã hội Minhchứng trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam nhờ có chương trình điều trịcho đến nay vẫn sống khỏe mạnh và lao động bình thường
Trang 13- Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chúng ta đã triển khai mộtcách mạnh mẽ Hiện nay có 215 điểm cung cấp dự phòng lây truyền HIV từ mẹsang con và các chuyên gia ước tính một năm chúng ta đã cứu được gần 1.600cháu không bị nhiễm đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình, dòng họ Đây làchương trình được đánh giá rất nhân văn, nhân đạo của Nhà nước ta Chương trìnhcũng làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ trên 30% trước năm 2005xuống 10,8% năm 2010.
đ) Mục tiêu 5: Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá
chương trình phòng, chống HIV/AIDS : 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánhgiá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xétnghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện
- Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện tiếp tục được mở rộng số cơ sở tưvấn xét nghiệm tăng lên nhanh chóng từ 157 phòng năm 2005 tăng lên 292 phòngnăm 2010, số người được tư vấn xét nghiệm tự nguyện tăng nhanh trong nhữngnăm gần đây, năm 2010 có trên 1 triệu người được tư vấn xét nghiệm HIV đầu đủ,theo điều tra về giám sát hành vi tỷ lệ người dễ bị cảm nhiễm HIV được tư vấn xétnghiệm HIV đầy đủ trong 12 tháng tăng đáng kể giữa năm 2005 và năm 2009,trong đó nhóm nghiện chích ma tuý tăng 17,9%, nhóm phụ nữ bán dâm tăng 34,8%
và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng 19,1%
- Về chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá luôn được quan tâm cảitiến, các số liệu chương trình đảm bảo tin cậy và kịp thời, giúp cho việc lập kếhoạch chính xác, khuyến cáo những chính sách phù hợp với thực tiễn Công tácgiám sát dịch và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ngày càng được mở rộng vàđẩy mạnh, số mẫu xét nghiệm HIV tăng liên tục qua các năm và đạt gần 1 triệulượt xét nghiệm HIV mỗi năm Chương trình cũng triển khai nhiều nghiên cứu giátrị giúp cho lập kế hoạch, đánh giá chương trình
Mặc dù công tác giám sát, theo dõi và đánh giá được đẩy mạnh trongnhững năm qua, song năng lực về tự dự báo tình hình dịch của các tỉnh còn nhiềuhạn chế do hầu hết cán bộ làm công tác giám sát của tuyến tỉnh vừa mới tuyểndụng và rất ít cán bộ không được đào tạo từ ngành y, nhiều cán bộ sau khi đào tạo
Trang 14về theo dõi và đánh giá đã chuyển công tác hoặc chuyển sang làm công việc khác.
Để tăng cường năng lực về khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của dịchHIV tại địa phương, chương trình theo dõi và đánh giá cần sự quan tâm và cam kết
từ lãnh đạo cấp địa phương trong công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực cho hệthống theo dõi và đánh giá, các nguồn số liệu thu thập cần phải đảm bảo sử dụngcho lập kế hoạch của địa phương
e) Mục tiêu 6: Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế : bảo
đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền
ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sátkhuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Trong 5 năm qua công tác an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đãđược thực hiện tốt, 100% các chai máu được sàng lọc trước khi truyền Việc cungcấp các trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác sàng lọc máu cũngđược đảm bảo về mặt cơ bản cấp từ nguồn chương trình phòng chống HIV/AIDS
và chương trình an toàn truyền máu Trong năm 2009, cả nước đã có 316 trung tâmthu thập và lưu trữ máu, 1,76 triệu đơn vị máu được thu thập, trong đó xấp xỉ459.000 đơn vị máu được lấy từ người cho máu chuyên nghiệp và khoảng 270.000đơn vị máu được lấy từ người cho máu tự nguyện, qua xét nghiệm sàng lọc đã pháthiện 75 mẫu máu dương tính với HIV
Đối với công tác vô khuẩn và sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS, hệthống cơ sở y tế luôn thực hiện đúng quy định về chống nhiễm khuẩn của bệnhviện, do đó trong những năm qua không có trường hợp nhiễm HIV do lây truyền từthiết bị y tế
2 Nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Tại trung ương: Kể từ khi thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số cán bộ được tuyển dụng và ký hợp đồng dài hạn làm việc tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS không ngừng phát triển, tính đến nay đã có trên 70 cán bộ được tuyển dụng, phần lớn cán bộ biên chế có trình độ trên đại học.
Tại địa phương: Số lượng cán bộ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm có thêm 1000 cán bộ tham
Trang 15gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương Tính đến hết năm 2009 trên toàn quốc có 19.150 cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống HIV tại địa phương, trong đó 23,7% cán bộ có trình độ đại học hoặc trên đại học, 56% cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp, 20,2% là có trình độ phổ thông Tuy nhiên phần lớn cán bộ tham gia phòng, chống HIV/AIDS là cán bộ kiêm nhiệm, chỉ dành một phần thời gian công việc cho phòng, chống HIV/AIDS.
Một số khó khăn trong tuyển dụng cán bộ: Lương và chế độ chính sách chocán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS thấp chưa thu hút được cán bộ cókinh nghiệm tham gia vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS Hơn nữa với cáclĩnh vực y tế tư nhân phát triển và có chế độ đại ngộ tốt hơn nên đã lôi kéo nhiềucán bộ từ lĩnh vực y tế nhà nước sang làm y tế tư nhân Nhu cầu nhân lực có trình
độ đại học cho phòng, chống HIV/AIDS lớn, tuy vậy, năng lực đào tạo về lĩnh vựcnày của các trường đại học chưa đủ đáp ứng do thiếu giảng viên có kinh nghiệmtrong đào tạo phòng, chống HIV/AIDS; chưa có chương trình chi tiết chuẩn về đàotạo phòng, chống HIV/AIDS thống nhất trên toàn quốc; thiếu cơ sở vật chất, trangthiết bị, kinh phí đào tạo không đảm bảo cho công tác đào tạo phòng, chốngHIV/AIDS; phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS cònmới đối với giảng viên
3 Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Được sự quan tâm đầu tư ngân sách nhà nước của Chính phủ Việt Nam cungnhư nguồn vốn viện trợ quốc tế, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chốngHIV/AIDS tại Việt Nam ngày càng gia tăng Số liệu kinh phí các nguồn do Bộ Y tếquản lý cho thấy tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2004-2009 là 3.824 tỷ đồng,trong đó năm 2009 là 765 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2004 Tỷ lệ ngânsách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trung ương mỗi năm chiếm1,7% tổng ngân sách chi cho y tế Tỷ lệ đầu tư cho các phòng, chống HIV/AIDStrung bình 8.550 đồng/người dân Tuy vậy, so với dự toán kinh phí của Chiến lượcQuốc gia, nguồn kinh phí được đầu tư mới đáp ứng được 78% nhu cầu kinh phí
Tổng ngân sách nhà nước đầu tư thông qua Dự án Phòng chống HIV/AIDSthuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịchnguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2004-2009 là 640 tỷ đồng Nhận thức được tầm
Trang 16quan trọng của công tác phòng chống HIV/AIDS, các tỉnh/TP cũng đã chủ động bốtrí nguồn ngân sách địa phương với tổng kinh phí 227 tỷ đồng, tương đương 36%
so với nguồn ngân sách nhà nước cấp Đặc biệt nguồn ngân sách địa phương đượcđầu tư mạnh trong năm 2008 và 2009, trong đó năm 2009 nguồn ngân sách địaphương tăng gấp 9 lần so với năm 2004 Với sự gia tăng nguồn kinh phí địaphương và viện trợ quốc tế, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Dự án Phòngchống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh
xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giảm trong năm 2008 và 2009 so vớinăm 2007
Tổng nguồn kinh phí viện trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS giaiđoạn 2004-2009 là 2.129 tỷ đồng, chiếm 71% tổng kinh phí đầu tư cho công tácphòng chống HIV/AIDS Nguồn kinh phí viện trợ tăng nhanh những năm 2005 đến
2009, cao nhất là năm 2008 với kinh phí 542 tỷ đồng Trong bối cảnh phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian tới, nước ta sẽ thoát khỏi danh sách lànước nghèo nên các nguồn viện trợ không hoàn lại sẽ giảm Để duy trì một chươngtrình phòng chống HIV/AIDS bền vững, cần có sự quan tâm hơn nữa đầu tư củanguồn ngân sách nhà nước cũng như nguồn kinh phí địa phương cho công tácphòng chống HIV/AIDS
Sự cam kết chính trị về phòng, chống HIV/AIDS của Chính phủ Việt Nam
đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng quốc tế về kỹ thuật và kinh phí chochương trình phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2005-2010, các nguồn hỗtrợ quốc tế bao gồm các hỗ trợ song phương và đa phương cho chương trình phòngchống HIV/AIDS cấp Quốc gia Về tổng thể, sự hỗ trợ của quốc tế đã tăng khoảng
từ 7-8 triệu USD hàng năm trong giai đoạn 2003-2004 lên đến 50 triệu USD/nămtrong năm 2006, khoảng 66 triệu USD trong năm 2007 và khoảng 100 triệu USDtrong năm 2009 Phần lớn các hỗ trợ quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS thông qua Bộ Y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tạiđịa phương, kinh phí hỗ trợ quốc tế thông qua Bộ Y tế chiếm tỷ lệ từ 65-78% tổng
số ngân sách được đầu tư cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS
4 Bài học kinh nghiệm
Trang 17Để đạt được những thành tựu đáng kể trên trong công tác phòng, chốngHIV/AIDS, chương trình phòng, chống HIV/AIDS rút ra những kinh nghiệm:
- Có sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong công cuộc phòng, chốngHIV/AIDS của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và lãnh đạo, chính quyền các cấp,huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia ngăn chặn đại dịch: Bên cạnh việcban hành các văn bản chỉ đạo, các đồng chí Lãnh đạo thường xuyên quan tâm chỉđạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, chủ trì những hội nghị quan trọng, tham dựbuổi mít tinh ngày phòng, chống HIV/AIDS, kiểm tra, giám sát ở tuyến cơ sở đãhuy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời động viên khích lệ độingũ cán bộ phòng chống HIV/AIDS hăng say công tác, vượt qua những khó khăn,thử thách, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc ngănchặn sự gia tăng và từng bước đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
- Kịp thời xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên
môn phù hợp với thực tế, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc triểnkhai đồng bộ và thống nhất công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc
- Triển khai tốt công tác phối hợp liên ngành với sự tham gia mạnh mẽ của
các bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở và huy động cả cộng đồng và xã hội kể cảnhững người dễ bị tổn thương, những người sống chung với HIV/AIDS, làm giảm
kỳ thị phân biệt đối xử đã góp phần khống chế lây nhiễm HIV/AIDS và giảm tácđộng lên nền kinh tế, xã hội của HIV/AIDS
- Nhà nước đảm bảo về đầu tư cho chương trình hằng năm, đồng thời có cơ
chế chính sách thu hút nguồn lực hợp tác quốc tế mạnh mẽ cho công tác phòng,chống HIV/AIDS Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được sự giúp đỡ, hỗtrợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS kể cả kỹthuật và kinh phí Với sự cam kết mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo và Chiến lược dàihạn được xây dựng cùng hành lang pháp lý toàn diện và hệ thống tổ chức phòng,chống được thiết lập và củng cố từ Trung ương đến địa phương đã tạo điều kiệnquyết định cho việc huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ Những nhà tài trợ vềHIV/AIDS lớn đều hỗ trợ Việt Nam như PEPFAR, Quỹ toàn cầu phòng, chốngAIDS, Lao, Sốt rét, DFID, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, cácnước Nhật Bản, Úc, Đức, Anh và các tổ chức quốc tế khác
- Củng cố và tăng cường về hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ
Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chốngHIV/AIDS đã tăng hiệu quả hoạt động của các chương trình hành động
Trang 18- Công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc
“3-1” có Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS thống nhất, dài hạn chocông tác phòng, chống HIV/AIDS, có chung một cơ quan điều phối quốc gia vềphòng, chống HIV/AIDS mạnh, đảm bảo điều phối hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS từ trung ương đến địa phương và có chung một hệ thống theo dõi vàđánh giá thống nhất
5 Khó khăn và thách thức
5.1 Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS: tuy dịch HIV/AIDS đã bị kìm chế ở
mức độ thấp, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta, với một
số xu hướng thay đổi đáng lưu ý, như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tìnhdục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ…Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS Hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ
nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làmgiảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường
và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biệnpháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn
5.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, một số địa phương chưa thật sự quan tâmchú trọng Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa thực sự được coi là mộtnhiệm thường xuyên, chưa đưa vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xãhội như quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS
5.3 Về chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc Chúng
ta đã áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới và khu vực về cung cấp các dịch
vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, nhưng do thiếu nguồn lực (nhân lực,vật lực, tài lực) nên độ bao phủ còn hạn chế, mặt khác chất lượng của các dịch vụcũng rất cần được nâng cao…
a) Về công tác điều trị:
- Số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV hiện chỉđáp ứng được 49,4% nếu bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV ở mức CD4 ≤ 250 tếbào/mm3 và 37,5% ở mức CD4 ≤ 350 tế bào/mm3 Phần lớn người nhiễmHIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ điều trị ở giai đoạn muộn 77% người nhiễm HIV/AIDS bắt đầu điều trị ở mức CD4 dưới 100 tế bào/mm3; Nhu cầu đo tải lượng virut đối với các trường hợp nghi ngờ thất bại điều trị bằng thuốc ARV ngày càng
Trang 19tăng Để tiến tới thường quy (6 tháng/lần) đo tải lượng vi rút ở bệnh nhân nghi ngờthất bại điều trị thì cần có nguồn kinh phí rất lớn.
- Lao/HIV: Ước tính hàng năm Việt Nam có khoảng 3600 bệnh nhân đồngnhiễm lao/HIV Việc phối hợp giữa 2 chương trình lao và chương trình HIV khôngđồng đều ở các tỉnh thành phố Mục tiêu điều trị ARV và điều trị lao cho ngườibệnh HIV/lao thực sự là thách thức lớn cho cả 2 chương trình
- Có rất ít người nhiễm HIV hiện đang ở các trung tâm giáo dục, trường giáodưỡng, trung tâm 05, 06 được tiếp cận với dịch vụ điều trị
b) Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Độ bao phủ của dịch vụ PLTMC chưa cao, chưa phù hợp với các tỉnh miềnnúi, vùng sâu, vùng xa do chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ tại tuyến tỉnh, thànhphố và các tỉnh có dự án hỗ trợ
- Chưa huy động được các ban ngành đoàn thể, hệ thống y tế tư nhân trongviệc triển khai các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Tập tục sinh đẻ của một số dân tộc thiểu số và địa hình rộng, phức tạp ởnhững tỉnh vùng sâu, vùng xa là những rào cản lớn đối với việc cung cấp dịch vụphòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
c) Về công tác dự phòng lây nhiễm HIV: Mức độ bao phủ của chương trìnhcan thiệp giảm hại vẫn còn ở mức khiêm tốn Phần lớn kinh phí cho hoạt động canthiệp giảm tác hại từ nguồn hợp tác quốc tế, nhân lực triển khai tiếp cận cộng đồngchủ yếu dựa những người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, trong khi chưaxây dựng được chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi lâu dài cho lực lượng này vàgắn trách nhiệm của họ với công tác phòng, chống HIV/AIDS
d) Về năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS
Hệ thống y tế nhằm đáp ứng năng lực phòng, chống HIV/AIDS có vai tròquan trọng trọng trong việc đáp ứng với HIV/AIDS, trong quá trình triển khai bộc
lộ một số hạn chế nhất định như thiếu hụt nhân lực y tế , khó khăn về tài chính y tế;
hệ thống thông tin y tế còn chống chéo, lạc hậu; dược phẩm, trang thiết bị y tếthiếu thốn, công nghệ và cơ sở hạ tầng nghèo nàn; chính sách/điều hành chưa đápứng kịp với sự phân triển Phân tích các rào cản từ hệ thống y tế cho thấy có ảnhhưởng tiêu cực đến làm chậm tốc độ mở rộng hiệu quả các chương trình phòng,chống HIV/AIDS:
- Về chính sách/điều hành: Thiếu khung chính sách, môi trường pháp lýđầy đủ, thiếu công tác điều phối, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan của chính
Trang 20phủ và giữa các tổ chức dân sự xã hội Năng lực phân tích là hoạch định chính sáchcòn yếu tại các tuyến.
- Về cung ứng dịch vụ y tế: Chưa có sự chuẩn hóa các gói dịch vụ canthiệp giữa các chương trình, mô hình tổ chức các cơ sở cung ứng dịch vụ còn nhiềukhác biệt giữa các chương trình, dự án, chưa huy động các thành phần khác trong
xã hội tham gia cung ứng dịch vụ
- Về tài chính y tế: Chưa có cơ chế tài chính hợp lý để đảm bảo huyđộng đủ và điều phối thống nhất các nguồn lực Độ bao phủ của bảo hiểm y tế cònthấp, tỷ trọng chi tiêu y tế từ tiền túi người bệnh còn cao, năng lực tài chính choviệc thực hiện các chương trình dự án còn yếu
- Về nhân lực y tế: Chưa có đủ số lượng đội ngũ nhân lực y tế cóchuyên môn phù hợp làm việc cho chương trình, chưa có chế độ ưu đãi phù hợp đểkhuyến khích cán bộ, sự kỳ thị và phân biệt đối với người nhiễm trong bộ phânnhân viên y tế còn phổ biến
- Về thông tin y tế: Hệ thống thông tin y tế chưa kịp thời cung cấp đầy
đủ các bằng chứng cho việc ứng phó hiệu quả đối với tình hình dịch
- Về mức đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng chống HIV/AIDS Đặc biệt trong những năm tới đây, khi nguồn kinh phí tài trợ quốc tế sẽ bịcắt giảm, đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp đầu tư để đảm bảo tính ổn định, bềnvững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS
- Về hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh hiện nay mới được thànhlập còn nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, trụ sở làm việc còn thiếu Chế
độ chính sách chưa thỏa đáng nên rất khó thu hút cán bộ làm việc trong các cơ sởdịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
IV Các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS cần phải tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả
1 Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tácbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
2 Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá
IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
3 Kết luận của Ban Bí thư khoá X tại thông báo số 27-TB/TW của Ban Bíthư về sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá
IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
Trang 213 Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịchmắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS) 26/6/2006, Quốc hội Khoá XI.
4 Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH2 ngày21/11/2007 của Quốc hội khóa 12
5 Luật bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hộikhóa 12
6 Luật Phòng, chống bão lực gia đình số 02/2007/QH12 21/11/2007 củaQuốc hội khóa 12
7 Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hộikhóa 11
8 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống vi-rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch ở người
9 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
10 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS
V Các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS chung của thế giới mà Việt Nam đã cam kết và cần được thực hiện
1 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ:
a) Tầm nhìn không có người nhiễm HIV mới
Trang 22- Giảm 50% các ca nhiễm mới do lây truyền HIV do quan hệ tình dục không
an toàn vào năm 2015, bao gồm nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồnggiới nam, người bán dâm
- Xóa bỏ hoàn toàn lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS
- Giảm 50% các ca lây truyền HIV trong nhóm những người tiêm chích matúy vào năm 2015, tất cả người nghiện ma túy nhiễm mới HIV đều được dự phòngđúng
b) Tầm nhìn không có người tử vong do AIDS
- Tất cả người nhiễm HIV đủ điều kiện điều trị đều được tiếp cận thuốc điềutrị ARV
- Giảm 50% các ca tử vong về Lao ở những người sống với HIV vào năm
2015 (75)
- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được nhấn mạnh trongcác chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận với các dịch vụchăm sóc và hỗ trợ thiết yếu
c) Tầm nhìn không còn phân biệt và kỳ thị
- Giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhậpcảnh và cư trú
- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới lực liênquan đến HIV (77)
Trang 23PHẦN III NHỮNG VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẶT RA
TRONG 10 NĂM TỚI
I Bối cảnh kinh tế xã hội và y tế
Trong 10 năm tới, việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ làm thay đổi nhanh chóng mọi mặtcủa đời sống xã hội và tác động mạnh đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 sẽ thúc đẩy nhanhquá trình đô thị hóa, điều kiện giao thông, giao lưu thương mại sẽ tiếp tục sẽ thuậnlợi hơn, khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn sẽ được rút ngắn lại về
cả kinh tế và xã hội, các dịch vụ y tế sẽ phát triển tạo điều kiện tốt hơn cho ngườitiếp cận dịch vụ y tế Những điều kiện này tạo thuận lợi cho công tác phòng, chốngHIV/AIDS, người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tham gia và tiếp cận cácthông tin, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đa dạng Đô thị hoá, công nghiệp hóanhanh và hệ thống giao thông thuận tiện, việc di dân, các vấn đề tệ nạn xã hội vàthay đổi lối sống không lành mạnh của thanh thiếu niên có nguy cơ gia tăng lànhững thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS
Năm 2010, Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp,nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đầu tư phòng, chống HIV/AIDS cho quốc gia sẽ
có cơ hội gia tăng, tuy nhiên các nguồn đầu tư hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế chophòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm nhanh là thách thức không nhỏ cho công tácphòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới do ngân sách quốc gia còn phải ưutiên cho nhiều chương trình trọng điểm khác không kém phần quan trọng nhưphòng, chống HIV/AIDS
Bối cảnh trên tạo ra những thuận lợi nhất định đồng thời cũng đặt ra nhiềukhó khăn và thách thức đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu và giải phápcủa công tác phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020
II Dự báo tình hình dịch HIV/AIDS
Theo ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS đến năm 2015 có khoảng263.317 người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 0,29% dân số Nhu cầu bệnh nhân cần điềutrị ARV ở người lớn đến năm 2015 sẽ trên 140 ngàn người Dự báo sự lây nhiễmHIV trong nhóm nguy cơ cao vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số người nhiễm HIV ở ViệtNam trong 10 năm tới, bên cạnh đó nhóm người dễ bị tổn thương như bạn tình củanhững người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và người quan hệ tình dục đồng
Trang 24giới nam sẽ dần chiếm tỷ trọng lớn trong số người nhiễm HIV mới ở những nămtiếp theo
Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ caolây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ vẫn ở mức độ lây nhiễm HIV cao, đặc biệt
là các hành vi cơ kép ở các nhóm sẽ làm gia tăng rất nhanh sự lây truyền HIV ởViệt Nam đó là sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ bán dâm tiêm chích ma túy, nam quan hệtình dục đồng giới sử dụng ma túy, nam nghiện chích ma túy bán dâm cho kháchhàng là nam và nữ Điều này đặt ra phải có các biện pháp can thiệp phù hợp hơnvới tình hình hiện tại
Dịch HIV/AIDS hiện nay không còn tập trung ở các khu vực thành thị, ởnhững nơi dễ triển khai các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, dịchHIV/AIDS đã và đang có xu hướng lan rộng ở các khu vực có điều kiện giao thông
đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dung ma túycao đặc biệt là các khu vực vùng biên giới các tỉnh miền núi phía bắc và bắc trung
bộ Do đó công tác dự phòng, chăm sóc điều trị và giám sát dịch cần phải quan tâmđầu tư hơn nhiều so với các khu vực khác
Hậu quả của sự tăng nhanh số người nhiễm HIV trong thập kỷ qua sẽ dẫnđến gia tăng nhanh số người nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu chăm sóc và điều trịtrong những năm tới, đến cuối năm 2010 chương trình phòng, chống HIV/AIDSđang điều trị cho gần 50.000 người nhiễm HIV, nhưng ước tính chỉ đáp ứng ở mứchạn chế khoảng 54% cho người có CD <200 và khoảng 40% cho những ngườiCD4 dưới 350, ước tính đến năm 2015 có khoảng 147.048 người có nhu cầu điềutrị ARV, điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho hệ thống y tế nóichung và chương trình HIV/AIDS nói riêng Để đáp ứng nhu cầu điều trị gia tăng,cần mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị, ngoài ra cần định hướngcho việc đầu tư xây dựng các bệnh chuyên khoa khu vực về HIV/AIDS đủ nănglực để thu dung những bệnh nhân nặng, những bệnh nhân thất bại điều trị ở tuyếnchuyển lên
Theo ước tính nhu cầu điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đếnnăm 2015 là 50.000 người Dịch vụ dự phòng lây truyền HIV/AIDS cần mở rộng
Trang 25và nâng cao chất lượng nhằm phát hiện sớm và điều trị dự phòng sớm cho phụ nữmang thai nhiễm HIV/AIDS.
Sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên vàdân cư vùng kinh tế kém phát triển, đặc biệt những người dễ bị tổn thương cũnggóp phần cho sự gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư, làm giảm tỷ
lệ người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện sớm và làm tăng sự kỳ thị trongcộng đồng, dẫn tới sự hạn chế tiếp cận các dịch vụ chương trình phòng, chốngHIV/AIDS Vì vậy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới cầntriển khai đa dạng hơn các biện pháp dự phòng sớm cho các đối tượng khác nhau,lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để đẩy mạnh các biệnpháp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm hướng tới các mục đích cụ thể hơnnhư giáo dục thanh thiếu niên phòng lây nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng, giađình và nhà trường, tăng cường truyền thông cho nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ, phụ nữ mang thai, khuyến khích xét nghiệm HIV sớm đối với phụ nữ mangthai, xét nghiệm HIV trước hôn nhân
III Sự thiếu hụt nhân lực phòng, chống HIV/AIDS
Việc thiếu hụt nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt lànhân lực có chuyên môn về HIV/AIDS sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho công tácphòng, chống HIV/AIDS, trong khi bệnh nhân HIV/AIDS có nhu cầu điều trị ngàycàng tăng cao và nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ phòng, chốngHIV/AIDS sẽ lớn hơn, với các chỉ tiêu cán bộ hiện tại tuyến tỉnh chỉ đáp ứng được50% nhu cầu cán bộ có trình độ đại học, tuyến huyện hiện chỉ có 20% số huyện cócán bộ chuyên trách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS Việc tăng cường nhânlực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS cần có nhiều biện pháp giải pháp khácnhau và đảm bảo tăng nhân lực trước mắt và có kế hoạch bổ sung nhân lực chonhững năm tiếp theo
IV Sự giảm dần các nguồn tài trợ và thiếu hụt về tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS
Trong giai đoạn tới các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước pháttriển sẽ giảm dần đến năm 2015, trong khi nhu cầu đầu tư ngân sách để nâng caochất lượng và mở rộng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị ngày càng lớn
Trang 26Theo ước tính đến năm 2015 nhu cầu ngân sách cho chương trình phòng, chốngHIV/AIDS, với cam kết tài trợ hiện tại của các tổ chức, ngân sách thiếu hụt chochương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn rất lớn Vì vậy cần có các biệnpháp tăng cường ngân sách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có khả thi đểđảm bảo tính bền vững của chương trình.
Trang 27PHẦN IV QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1 Khẳng định HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối vớisức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc HIV/AIDStác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của đấtnước Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng,lâu dài và phức tạp cần phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, phối hợp liên ngành vàhuy động mọi người dân, toàn xã hội tham gia;
2 Phòng chống HIV/AIDS là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân,mỗi gia đình, mỗi cộng đồng Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của các cấp
ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp Đảm bảo quyền con người, chống
kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệmcủa gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDSvới gia đình, xã hội; đảm bảo công bằng trong chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, đảm bảo bình đẳng giới, quan tâm đến trẻ em, các nhóm dễ bị tổn thương,các nhóm đồng bào dân tộc ít người; người dân sống ở vùng sâu, vùng xa
3 Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra
sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp vàgián tiếp Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực đầu tư cho phòng, chốngHIV/AIDS từ nay đến năm 2020 phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
4 Đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, gianhập bao gồm thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và các mục tiêu toàn cầu vềphòng, chống HIV/AIDS đến 2015, cũng như các mục tiêu phòng, chốngHIV/AIDS song phương và đa phương khác Đảm bảo tăng cường hợp tác songphương, đa phương, mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế với các nước láng giềng, cácnước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống HIV/AIDS
Trang 285 Các vấn đề ưu tiên trong phòng chống HIV/AIDS:
- Ưu tiên 1: Dự phòng lây nhiễm HIV là chủ đạo cho công tác phòng chốngHIV/AIDS trong thời gian tới, tiếp tục coi trọng và phát huy vai trò công tác thôngtin, giáo dục và truyền thông, các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho dự phònglây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
- Ưu tiên 2: Chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS và giảm tácđộng của đại dịch HIV/AIDS lên người nhiễm HIV/AIDS, gia đình của họ và giảmtác động đối với phát triển kinh tế xã hội
Trang 29PHẦN V NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2011 -2020
I TẦM NHÌN
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 sẽ góp phần vào nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam để đạt được các mụctiêu Thiên niên kỷ, hướng tới mục tiêu của toàn cầu không có người nhiễm mớiHIV, không có người tử vong do AIDS và không có kỳ thị, phân biệt đối xử vớiHIV/AIDS
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 hướng tới can thiệp toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảmbảo tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS
II MỤC TIÊU CHUNG
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm2020; giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
3 Xóa bỏ hoàn toàn lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015, tiếp tục duy trìkhông có trường hợp nhiễm HIV từ mẹ sang con đến năm 2020 và sau 2020;
4 90% người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV vào năm 2020, giảm50% các ca tử vong về Lao ở những người sống với HIV vào năm 2015 và 80% tửvong về Lao ở những người sống với HIV vào năm 2020
5 Xóa bỏ tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS vào năm2020
Trang 30VI CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
A CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ XÃ HỘI
1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS
a Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo,chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS Các cấp uỷ Đảng thường xuyên theodõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thànhmục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội
- Đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 54 của Ban Bí thư, Kết luận 27 của Ban
Bí thư và xây dựng, trình Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạocông tác phòng chống HIV/AIDS;
- Ban hành các văn bản, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng chỉ đạo công tác phòng,chống HIV/AIDS Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào nội dung thảo luận ởcác kỳ Đại hội và các văn kiện, nghị quyết và chiến lược phát triển kinh tế, xã hộicủa Đảng
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đội ngũ lãnh đạo
và các Đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ Đảng viên trong công tác phòng,chống HIV/AIDS Đưa giáo dục phòng, chống HIV/AIDS thành một trong nhữngnội dung thường kỳ của các cuộc họp chi bộ
b Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS
- Khẳng định vai trò và nhiệm vụ của Quốc hội trong việc xây dựng và sửađổi các văn bản luật bảo đảm tiếp cận phổ cập, bảo đảm bình đẳng giới, bảo đảmquyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư ngân sách tạo
sự phát triển bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, các Uỷ ban, Hộiđồng dân tộc của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội cũngnhư hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp về việcthực hiện các nhiệm vụ, các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS và các bộluật khác có liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS
Trang 31- Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện cam kết chính trịquốc gia với Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường đối phó của quốc gia vớiđại dịch HIV/AIDS, đảm bảo các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và hướng tớitầm nhìn không có người nhiễm mới HIV, không có người tử vong do AIDS vàkhông còn phân biệt kỳ thị.
- Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp về việc tăng cường côngtác giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, bảo đảm định kỳhàng năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS được báo cáo tại các kỳ họp của hộiđồng nhân dân các cấp, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được đưa cụ thểhoá trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
c Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Chính phủ tăng cường chỉ đạo và coi công tác phòng, chống HIV/AIDS làmột trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tăng cường chỉ đạocác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp tíchcực triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức các cuộc họp định
kỳ nghe báo cáo về HIV/AIDS để có sự chỉ đạo kịp thời
- Tăng cường sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tácphòng, chống HIV/AIDS, coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong cácnhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Lồng ghép các hoạt độngphòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo; ưu tiên chovùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
- Uỷ ban nhân dân các cấp bảo đảm đầu tư thích hợp về kinh phí, nhân lực,vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch đẩy mạnh các biệnpháp phòng, chống HIV/AIDS trong đó chú ý đẩy mạnh áp dụng các biện pháp, kỹthuật mới của thế giới vào công tác phòng, chống HIV/AIDS được đưa vào ápdụng Việt Nam
2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS
a) Tăng cường hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS
- Sơ kết thực hiện 5 năm Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS), sửa đổi, bổ
Trang 32sung các quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo tính đồng bộtrong các quy định của luật pháp và tính phù hợp với các quy định quốc tế.
- Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với quy định Luậtphòng, chống HIV/AIDS Thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá để kịpthời sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định, văn bản pháp luật không còn phù hợp; bổsung hoặc ban hành văn bản dưới luật và văn bản hướng dẫn chuyên môn mới đểquy định những vấn đề về HIV/AIDS còn thiếu hoặc không còn phù hợp chưađược pháp luật điều chỉnh
- Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật đảm bảo tạo điều kiện chongười dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bịtổn thương được tiếp cận với các dịch vụ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổihành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo chống kỳthị phân biệt đối xử, tạo lập sự bình đẳng cho những người dễ bị cảm nhiễm HIV
và những người nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường việc giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS,giáo dục người dân thực hiện luật phòng chống HIV/AIDS Tăng cường việc thanhtra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạmpháp luật về phòng, chống HIV/AIDS
b) Từng bước hoàn thiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công táctrong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- Xây dựng các chính sách bảo đảm bình đẳng về giới, các chính sách đặcthù cho từng nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởnghoặc bị nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường năng lực của các ngành trong việc phát triển các chính sách và
kế hoạch dựa trên các vai trò và thế mạnh của từng ngành
- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện tốt cho các tổ chứctôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng,
kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng,chống HIV/AIDS
Trang 33- Xây dựng các chính sách phù hợp khuyến khích người nhiễm HIV, người
dễ bị cảm nhiễm HIV đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
- Xây dựng các chính sách miễm, giảm thuế cho doanh nghiệp tham gia vàocông tác phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp huy động sự tham của người nhiễmHIV, người dễ bị cảm nhiễm HIV, gia đình người nhiễm HIV tham gia hoạt độngphòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng các chính sách phù hợp huy động các cơ sở y tế tư nhân đủ điềukiện tham gia điều trị bệnh nhân AIDS
3 Phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục xây dựng và tăng cường tổ chức thực hiện chương trình phòng,chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồngghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đểngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạtđộng phòng, chống HIV/AIDS Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Chính phủđối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành, trongcông tác phòng, chống HIV/AIDS Các Bộ, ngành chủ động đưa công tác phòng,chống HIV/AIDS vào kế hoạch hoạt động hàng năm và chịu trách nhiệm trướcChính phủ về việc tổ chức thực hiện
- Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chốngHIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phongtrào vận động quần chúng Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thểtrong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất làtrong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân Thực hiện lồng ghép công tácphòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêunước Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, trưởngthôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo,người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chốngHIV/AIDS
- Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể
về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất
Trang 34cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
4 Huy động cộng đồng
- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phiChính phủ, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và giađình họ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáodục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc,quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợnhững người có nguy cơ bị nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS Thông tin rộngrãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng,chống HIV/AIDS
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quầnchúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng, các lớp tập huấn,các buổi nói chuyện Tổ chức các diễn đàn kêu gọi sự cam kết tham gia công cuộcphòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng
- Tăng cường tính chủ động của cộng đồng Phát huy tính tích cực, chủ độngtham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, triển khai các hoạt động và xácđịnh HIV/AIDS là vấn đề của chính cộng đồng và cộng đồng tham gia tích cựctrong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Phát động phong trào thi đua noi gương người tốt, việc tốt, có chính sách độngviên, khen thưởng kịp thời các tổ chức quần chúng, cá nhân lập thành tích xuất sắctrong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS
5 Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội
- Phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên của các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội
- Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóađói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chốnglao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác
6 Huy động doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS
Trang 35- Khuyến khích các tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghềnghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS Xây dựng,ban hành các chính sách, quy định cụ thể về triển khai các hoạt động phòng, chốngAIDS tại nơi làm việc Vận động, đề xuất các hình thức thích hợp về đóng góp cácnguồn lực của tổ chức doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu xây dựng, tiến tới luậthoá các chế tài xử lý hành chính đối với doanh nghiệp hay tổ chức không thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tổ chức đào tạo và nhậnngười nhiễm HIV, những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người bị ảnhhưởng do HIV/AIDS được làm việc
- Tăng cường các biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai các hoạtđộng cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân của đơn
vị Lồng ghép việc tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình vuichơi, giải trí lành mạnh tại doanh nghiệp
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động y tế tạidoanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn về HIV/AIDS, khám sức khoẻ định kỳ,khám, chữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động,đặc biệt là lao động nữ Xây dựng cơ chể chuyển tiếp giữa y tế doanh nghiệp vàcác dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân gắnhoạt động quảng cáo sản phẩm với các thông điệp về dự phòng và chăm sóc ngườinhiễm HIV/AIDS
7 Phát huy tiềm năng của từng cá nhân và gia đình trong phòng, chống HIV/ AIDS
- Nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về hoạt động phòng,chống HIV/AIDS thông qua việc tuyên truyền giáo dục, tư vấn Giáo dục, phát huyviệc xây dựng các chuẩn mực đạo đức gia đình, phong tục, tập quán tốt đẹp, duy trìnếp sống văn hoá lành mạnh, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và gia đình đểphòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Giáo dục, bảo đảm quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS cũng nhưquyền của từng cá nhân sống trong cộng đồng về trách nhiệm dự phòng lây nhiễmHIV/AIDS
Trang 36- Khuyến khích, có chính sách huy động những người danh tiếng, các nhàlãnh đạo tham gia và trở thành những tấm gương để cộng đồng đặc biệt là lứa tuổithanh, thiếu niên noi theo.
- Khuyến khích các thành viên trong gia đình áp dụng biện pháp dự phòng lâynhiễm HIV và trở thành cộng tác viên tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường sự hiểu biết và đảm bảo vai trò, quyền bình đẳng của phụ nữ để họtham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS Đảm bảo cho phụ nữtham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng sống
8 Xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tường bước triển khai xã hội hóa một số các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, như các hoạt động tư vấn HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốcphiện bằng thuốc thay thế
- Tăng cường phối hợp công tư trong công tác điều trị chăm sóc bệnh nhânđiều trị thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV/AIDS, khám điều trị các bệnh lây truyềnqua đường tình dục
- Triển khai một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có thu phí, tăng khảnăng đóng góp của xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
9 Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức và cán bộ phòng, chống HIV/AIDS a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống HIV/ AIDS các cấp
- Ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với tính chất khó khăn,phức tạp và lâu dài của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDStheo hướng chuyên nghiệp hóa, thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở Tập trung củng
cố tổ chức bộ máy làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện đủ mạnh để quản lý, tổ chứcthực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS Tránh việc lồng ghép quámức các nội dung hoạt động khác như phòng chống tội phạm vào Ban Chỉ đạophòng, chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm
- Ổn định và kiện toàn bộ máy phòng, chống HIV/AIDS của các bộ banngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tuyêntruyền viên đồng đẳng trong việc tuyên truyền vận động, quản lý đối tượng vàcung cấp các dịch vụ thích hợp đến tất cả các đối tượng
Trang 37- Duy trì, mở rộng và phát huy hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDScủa mạng lưới tổ chức phi chính phủ, các nhóm tự lực, nhóm đại diện cho ngườinhiễm HIV, các nhóm đại diện cho người dễ bị cảm nhiễm HIV.
b) Nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống y tế, các bộ ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Có các chính sách nhằm huy động nhân lực tham gia các hoạt động phòng,chống HIV/AIDS Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có đầy đủ hiểu biết,kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để quản lý, giám sát, triển khai có hiệu quảcông tác phòng, chống HIV/AIDS
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS trong hệthống y tế, các cán bộ chuyên trách của các bộ, ban, ngành đoàn thể đủ kiến thức
và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống HIV/AIDS Tập trung ưu tiênđào tạo cho cán bộ tuyến cơ sở, đào tạo cho các nhóm tự lực, mạng lưới ngườinhiễm để họ có thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giáo viên giáo dụcphòng, chống HIV/AIDS trong các nhà trường
- Tuyển chọn, đào tạo mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, tuyêntruyền viên đồng đẳng bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởngbởi HIV/AIDS
- Huy động việc sử dụng các cơ sở đào tạo hiện có của các ngành, nhất là hệthống trường Y, huy động đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cán bộ thuộccác ngành, đoàn thể có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo về HIV/AIDS
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng cán bộ.Kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức; ngắn hạn và dài hạn; đàotạo thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, qua hướng dẫn trực tiếp
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính khoa học
và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ
- Tổ chức đào tạo về ứng dụng các chương trình quản lý thông tin trên máy
vi tính và trên mạng cho các cán bộ cấp Trung ương và tỉnh, thành
- Định kỳ theo dõi và đánh giá hiệu quả đào tạo để kịp thời điều chỉnh nộidung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với sự phát triển củatình hình và yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS
Trang 3810 Tăng dần mức đầu tư kinh phí của nhà nước ở các cấp
a) Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, dụng
cụ, tài liệu cho các hoạt động cần thiết của công tác phòng, chống HIV/AIDS; quản
lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tất cả các nguồn kinh phí huy độngđược phục vụ cho chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS
b) Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phícho phòng, chống HIV/AIDS, phấn đấu đạt mức tương ứng với mức đầu tư của cácnước trong khu vực và tình hình kinh tế cũng như diễn biến dịch ở mức như ViệtNam
c) Các khoản ngân sách trên sẽ được huy động từ các nguồn: kinh phí nhànước bao gồm cả kinh phí của các địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinhphí huy động từ các nguồn khác
d) Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Phân cấp về quản lý ngân sách đảm bảotính chủ động của địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác phòng,chống HIV/AIDS của địa phương
đ) Đẩy mạnh việc phân cấp triệt để và quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí
- Xây dựng các cơ chế phù hợp cho việc thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng kể
cả người nhiễm HIV tham gia quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chốngHIV/AIDS Kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm phải được xemxét, thông qua bởi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương đểbảo đảm kế hoạch được thực hiện có hiệu quả
- Ngoài ngân sách của Trung ương cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm chủ động bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chốngHIV/AIDS Công khai hoá việc đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDStại mỗi địa phương
B CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
1 Công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
a) Tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nâng cao kiến thứcphòng, chống HIV/AIDS trong cộng động dân cư nói chung, đặc biệt tăng cường
Trang 39hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm người dễ bị cảm nhiễmHIV, những người dễ bị tổn thương và thanh thiếu niên.
- Tận dụng và phối hợp các kênh truyền thông, các loại hình truyền thông đểchuyển tải các kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho mọi người, đặc biệt làcho những người thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên;
- Đa dạng hoá và làm phong phú các hình thức truyền thông, như: thành lậpcác câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá văn nghệ, biểu diễncác tiểu phẩm, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các ca khúc; xây dựng các chuyêntrang, chuyên mục; tổ chức các cuộc toạ đàm về phòng, chống HIV/AIDSv.v trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, trường học và trên các phương tiệnthông tin đại chúng;
- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên phòng chốngHIV/AIDS dựa trên đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số và các cán bộ, các
b) Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV
- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp giảmthiểu tác hại bao gồm chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trìnhphân phát và tiếp thị xã hội bao cao su, chương trình điều trị các chất dạng thuốcphiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt ưu tiên đối với các địa bàn có nhiều ngườinghiện chích ma túy, mại dâm và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao Các biện pháp triểnkhai phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và đặc thù văn hóa của địa phương
và có các biện pháp hạn chế tối đa mặt trái nảy sinh
Trang 40- Tập trung các can thiệp vào nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, nhóm cóhành vi nguy cơ cao trong đó chú trọng nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bándâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân di biến động và thanh thiếuniên.
- Đầu tư mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiệnbằng thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện
- Tiếp tục nhân rộng mô hình giáo dục đồng đẳng, hỗ trợ việc thành lập cácnhóm đồng đẳng trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
c) Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
- Tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chẩnđoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại cộng đồng gópphần làm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục
- Tăng cường hoạt động khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục cho các nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, ngườiquan hệ tình dục đồng giới nam, những người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồngcủa người nghiện chích ma túy
- Đa dạng các dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục như lồng ghép khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vuichơi giải trí, cho công nhân tại các khu công nghiệp…
- Đẩy mạnh các hoạt động khám điều trị các nhiễm trung lây truyền quađường tình dục trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trong trạigiam, trại tạm giam
đ) Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và dịch
vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện Triển khai đa dạng các hình thức dịch vụ tưvấn, xét nghiệm bảo đảm tính dễ tiếp cận, thân thiện ghóp phần giúp phát hiện sớmngười nhiễm HIV và giới thiệu người nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụchăm sóc và điều trị toàn diện
- Mở rộng và triển khai đa dạng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS như tư vấnqua tổng đài điện thoại, tư vấn thông qua các trang thông tin điện tử trên mạnginternet, tư vấn qua đài truyền thanh và truyền hình, tư vấn HIV/AIDS thông qua