PHẦN VI. CÁC ĐỀ ÁN CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (Trang 50 - 88)

ĐỀ ÁN I. (TRUYỀN THÔNG VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS) DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS

I. Mục tiêu

1. 90% người dân trong độ tuổi 15 - 49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS và có thái độ tích cực đối với người có HIV.

2. Giảm 50% số ca nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, bao gồm giảm ca nhiễm mới trong thanh thiếu niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam và người bán dâm;

3. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% số nhiễm mới trong nhóm này vào năm 2020;

4. Giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cộng đồng và tiến tới xóa bỏ tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử vào năm 2020;

II. Chỉ tiêu

1. Nhóm chỉ tiêu về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS

- 90% người dân trong độ tuổi 15 - 24 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS.

- 90% người dân trong độ tuổi 15-49 có thái độ tích cực đối với người có HIV.

- 70% nam và nữ giới trong độ tuổi 15-49 có quan hệ tình dục với bạn tình ngoài hôn nhân, không cùng chung sống trong 12 tháng vừa qua sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- 90% vị thành niên và thanh niên biết được ít nhất một nơi cung cấp dịch vụ về tư vấn xét nghiệm HIV, cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm và điều trị ARV.

2. Nhóm chỉ tiêu về phối hợp đa ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

- 100% các bộ ngành, đoàn thể quần chúng trung ương và 90% Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch, bố trí ngân sách, ban hành văn bản chỉ đạo và báo cáo hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- 90% các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế.

- 80% các cơ quan, doanh nghiệp triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân viên chức lao động tại nơi làm việc theo hướng dẫn.

- 90% các huyện có biên giới với nước bạn tổ chức được các phòng, chống HIV/AIDS qua đường biên giới với các huyện có biên giới.

- 100% các huyện có xã là miền núi, vùng cao miền núi tổ chức được các mô hình và hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao.

- 100% các tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tuân thủ các quy định về tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động can thiệp giảm tác hại

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy dưới 10%, nhóm phụ nữ bán dâm dưới 2% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới dưới 5% vào năm 2020,

- 90% các quận/huyện và 70% xã phường trên toàn quốc triển khai biện pháp can thiệp giảm tác hại vào năm 2015 và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020;

- 80% nhóm nguy cơ cao (người NCMT, PNBD, nhóm nam có QHTD với nam) tiếp cận được với dịch vụ can thiệp giảm tác hại vào năm 2015 và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020;

- Tăng tỷ lệ thường xuyên sử dụng BKT sạch trong nhóm NCMT lên 70% vào năm 2015 và 80% vào năm năm 2020.

- 70% PNBD thường xuyên sử dụng bao cao su với người mua dâm vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

- 70% Nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM) sử dụng bao cao su trong lần gần đây nhất vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

- 50% người nghiện ma túy được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

4. Nhóm chỉ tiêu về tư vấn xét nghiệm HIV

- 60% đối tượng có hành vi nguy cơ cao (người sử dụng túy, người bán dâm, MSM) nhận được dịch tư vấn xét nghiệm HIV vào năm 2015 và đạt 80% vào năm 2020.

- 90% vợ/chồng của người nhiễm HIV được tư vấn xét nghiệm HIV.

- 80% đối tượng đã được tư vấn xét nghiệm HIV được chuyển gửi thành công đến các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, điều trị phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 70% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV vào năm 2015 và đạt 95% năm 2020.

- 100% tỉnh, thành phố và 60% quận, huyện có cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV vào năm 2020, trong đó 65% cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

III. Các nội dung hoạt động chính

1. Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chuyên môn kỹ thuật hướng dẫn tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

- Xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS ở thôn/bản.

- Xây dựng cẩm nang hoạt động cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS thôn/bản.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp tại các phòng tư vấn và cộng đồng, đặc biệt là các hình thức truyền thông cá nhân, truyền thông cặp và truyền thông theo nhóm nhỏ.

- Tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan thông tin đại chúng, các phóng viên chuyên trách và cộng tác viên báo chí về HIV/AIDS;

- Đào tạo về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho đội ngũ phóng viên báo chí viết về HIV/AIDS;

- Tổ chức cho các phóng viên báo chí đi thực địa và tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về các mô hình hiệu quả về phòng, chống HIV/AIDS.

- Tổ chức hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng về HIV/AIDS tại tất cả các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã bao gồm cả xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh và truyền hình Trung ương.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường, phù hợp với từng đối tượng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, chú trọng đến các hình thức và truyền thông đặc thù với từng đối tượng và cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ban ngành, đoàn thể và các địa phương, đơn vị, trong đó tập trung vào các đối tượng ưu tiên;

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS..

- Cung cấp các trang thiết bị thiết yếu và phương tiện truyền thông cho các đơn vị làm công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các chương trình truyền thông quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để khách hàng sớm tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.

- Thí điểm các mô hình ứng dụng kỹ thuật thông tin hiện đại và mở rộng mô hình có hiệu quả như các tổng đại điện thoại, mạng internet vào truyền thông và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Định kỳ tổ chức các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi ở tất cả các cấp, các ngành đặc biệt chú trọng đến tuyến cơ sở.

2. Huy động cộng đồng, doanh nghiệp và gia đình tham gia phòng chống HIV/AIDS

- Kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các cấp đặc biệt là sau các kỳ họp quốc hội và hội đồng nhân dân

- Tổ chức các hội nghị định hướng, các cuộc vận động, thường xuyên cung cấp thông tin về HIV/AIDS cho lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể;

- Tổ chức biên soạn các tài liệu truyền thông phòng, chống HIV/AIDS để cung cấp cho các địa phương và các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả như: Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số; Mô hình các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự, các nhóm người nhiễm, người dễ bị cảm nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS và và các mô hình dựa vào cộng đồng khác.

- Xây dựng các kế hoạch phối hợp phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình quân dân y kết hợp để phòng, chống HIV/AIDS cho vùng sâu vùng xa.

- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của của các vị lãnh đạo, các vị chức sắc ở cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS và gia đình;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; phòng, chống HIV/AIDS (tại nơi làm việc), phòng, chống HIV/AIDS cho người di biến động.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS qua đường biên giới và phòng, chống HIV/AIDS qua các cửa khẩu bien giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại tất cả các cấp.

- Tổ chức các hội nghị định hướng các tổ chức phi chính phủ trong nước để tìm kiếm tài trợ và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tự lực trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

a) Tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

- Tuyên truyền các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng:

+ Tổ chức họp báo, diễn đàn, tọa đàm hay nói chuyện chuyên đề can thiệp giảm tác hại (chương trình bơm kim tiêm, chương trình bao cao su, chương trình

điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) trên truyền hình, truyền thanh trung ương, tỉnh, huyện với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, đại diện các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân được hưởng lợi.

+ Tuyên truyền qua các kênh như truyền thanh, truyền hình, báo địa phương, pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp.

+ Tổ chức mít tinh, diễu hành. - Truyền thông trực tiếp

+ Đối với chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan: • Thông qua hội nghị, hội thảo, cuộc họp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể có liên quan đặc biệt là ngành Công an, Lao động, thương binh, xã hội, Văn hóa, thể thao và du lịch về căn cứ thực tiễn, bằng chứng và sự cần thiết của việc triển khai các hoạt động can thiệp.

• Tổ chức các khóa tập huấn cho các ban, ngành liên quan tuyến tỉnh và huyện về chương trình can thiệp giảm tác hại và các hoạt động can thiệp cho nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm.

• Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại cho các nhà hoạch định chính sách, người trực tiếp chỉ đạo triển khai chương trình.

+ Đối với chủ các cơ sở dịch vụ giải trí, nhân dân tại địa bàn triển khai can thiệp:

• Tổ chức các buổi nói chuyện về HIV/AIDS và chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

• Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

- Đối với nhóm nguy cơ cao (người NCMT, NBD, người quan hệ tình dục đồng giới nam): Truyền thông trực tiếp qua mạng lưới TTVĐĐ kết hợp với việc

cung cấp, hướng dẫn sử dụng BKT sạch và BCS dự phòng lây nhiễm HIV; giới thiệu, chuyển gửi nhóm nguy cơ cao đến các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội khi cần thiết.

- Thiết kế và sản xuất các tài liệu truyền thông về chương trình can thiệp giảm tác hại.

b) Duy trì, bổ sung nhân lực thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại: bổ sung đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

c) Đào tạo, đào tạo lại cho nhân lực tham gia chương trình

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung đào tạo; các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho nhân lực tham gia chương trình CTGTH ;

- Thành lập, củng cố nhóm giảng viên quốc gia về chương trình CTGTH - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ trung ương đến địa phương và nhân viên tiếp cận cộng đồng.

- Xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo khu vực về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Triển khai các khoá tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại ở nước ngoài.

d) Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Thành lập, triển khai hoạt động của nhóm hỗ trợ kỹ thuật Quốc gia về chương trìnhđiều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

đ) Duy trì, mở rộng hoạt động tiếp cận với nhóm nguy cơ cao

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến HIV/AIDS/STIs, phòng, chống ma tuý, mại dâm;

- Phân phát bơm kiêm tiêm, nước cất, bông, cồn, bao cao su, chất bôi trơn và tài liệu truyền thông cho nhóm nguy cơ cao; thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để tiêu huỷ theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn và khuyến khích người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch; cai nghiện ma tuý; cung cấp thông tin về chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Hướng dẫn và khuyến khích người phụ nữ bám dâm sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục;

- Tư vấn cho người dễ bị cảm nhiễm HIV về các vấn đề liên quan tùy theo nhu cầu của họ; hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới nam; giới thiệu chuyển tiếp tới các dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, địa chỉ các hiệu thuốc tham gia chương trình phân phát bơm kim tiêm, địa chỉ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS (Trang 50 - 88)