1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án lớp 5 môn Lịch Sử: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ potx

4 6,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

1 LỊCH SỬ : CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ  A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học xong bài này, học sinh biết :  Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và 1 số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885-1896).  Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước,bất khuất của dân tộc. B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :  Bản đồ hành chính Việt Nam.  Phiếu học tập của học sinh.  Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí Kinh thành Huế, đồn Mang Cá, tòa Khâm Sứ.  Hình minh họa trong SGK . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I.Kiểm tra bài cũ . - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . - Nhận xét , cho điểm từng học sinh . - 3 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi : + Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Tường Tộ. + Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Tường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không ? tại sao? + Người đời sau đánh giá về Nguyễn Tường Tộ như thế nào? II . Bài mới : 1. Giới thiệu . 2. Người đại diện phí chủ chiến - Giáo viên trình bầy 1 số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt ( 1884) công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn nước ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta quyết không chịu khuất phục . Lúc này, các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái : chủ chiến và phái chủ hoà. - Giáo viên yêu cầu học sinh SGK và trả lời các câu hỏi : + Quan lại nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào ? - Học sinh nghe giáo viên nêu để xác định vấn đề ,sau đó tự đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi . - Quan lại nhà Nguyễn chia thành 2 phái : + Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp . 2 + Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình Nhà Nguyễn kí hiệp ước với thực dân Pháp ? - Giáo viên nêu từng câu hỏi và gọi học sinh trả lời . - Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh sau đó kết luận : sau khi triều đình Nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp , nhân dân ta kiên quyết chiến đấu không khuất phục. Lúc này, các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái : phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hoà. + Phái chủ chiến,đại diện là Tôn Thất Thuyết , chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp , giành độc lập dân tộc . Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa . Ông còn lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập sẵn sàng dánh Pháp. + Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp . - 2 học sinh lần lượt trả lời , học sinh cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . 3. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế . - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau : + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ? + Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.( cuộc phản công diễn ra khi nào ? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào ? Vì sao cuộc phản công thất bại ? ) + Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh - Học sinh học sinh theo nhóm . + Tôn Thất Thuyết , người đứng dầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp . Giặc pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành . Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động . + Đêm 5-7-1885,cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng súng nổ rầm trời của súng “ thần công ”, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ Pháp . Bị đánh bất ngờ quân Pháp vô cùng bối rối . Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí ,đến gần sáng thì đánh trả lại . Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít nên thất bại. + Từ đó dấy lên một phong trào 3 thành Huế. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận . - Giáo viên nhận xét về kết quả thảo luận của học sinh . chống Pháp mạnh mẽ bùng lên trong cả nước . - 3 nhóm học sinh cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận , sau mỗi lần học sinh nêu ý kiến học sinh cả lớp lại cùng bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh . 4. Tôn Thất Thuyết , vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương . - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời : + Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại , Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Việc đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, chia sẻ với các bạn thông tin, hình ảnh mình sưu tầm được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về chiếu Cần Vương . - Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu học sinh các nhóm khác bổ sung ý kiến khi cần thiết . + Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng núi Quảng Trị. Tại căn cứ Quảng Trị ,Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương ” kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp. - Học sinh làm việc theo nhóm . - 3 học sinh trình bày kết quả chia sẻ kiến thức với các bạn trước lớp ( mỗi học sinh chỉ nêu 1 vấn đề ), cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . - Giáo viên giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi : Nhà vua tên thật là : Nguyễn Phúc Ưng Lịch ( 1872 – 1943 ) lên ngoi ngày 1-7-1884. Khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết hạ lệnh bỏ kinh thành , đưa nhà vua và thái hậu ra Tân Sở, lúc đó vua mới có 14 tuổi . Ngày 13-7-1885, đến Tân Sở, Tôn Thất Thuyết xin vua phê chuẩn chiếu Cần vương. Vua Hàm Nghi chăm chú đọc tờ chiếu hai lần rồi phê chuẩn . Những ngày sống trong căn cứ kháng chiến ở Quảng Trị là những ngày thiếu thốn, gian khổ nhưng nhà vua nhận được sự yêu thương che chở của nhân dân địa phương. Nhà vua cũng ứng xử rất tốt với đồng bào nên được nhân dân Mường coi là vị thánh cần bảo vệ . Vào đêm 1-1-1888, dựa vào ten phản bội Trương Quang Ngọc, Pháp bắt được nhà vua. Chúng tìm mọi cách mua chuộc Hàm Nghi nhưng không được nên đã đày ông sang An-giê-ri - Giáo viên nêu câu hỏi : + Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương. - Một số cuộc khới nghĩa tiêu biểu: + Ba Đình ( Thanh Hoá ) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo. + Bãi Sậy ( Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. + Hương Khê (Hà Tĩnh ) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. - Em biết thêm gì về phong trào Cần - Học sinh trả lời theo hiểu biết . 4 Vương ? - Em biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương những hiểu biết của học sinh. III . Củng cố - dặn dò :  Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi : + Năm 1885 ở Huế xảy ra sự kiên lịch sử nào? + Ai là người ra chiếu Cần Vương ? + Chiếu Cần Vương có tác dụng gì  Nhận xét tiết học.  Tìm hiểu thêm về Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương.  Về học bài  Chuẩn bị bài sau : Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX . nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ? + Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. ( cuộc phản công diễn ra khi nào ? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân. 1 LỊCH SỬ : CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ  A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học xong bài này, học sinh biết :  Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và. bắt ông nhưng không thành . Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động . + Đêm 5- 7-18 85, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng

Ngày đăng: 06/08/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w