1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH (Choronic atrophic gastritis) pptx

8 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 126,52 KB

Nội dung

VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH (Choronic atrophic gastritis) Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày, dần dần dẫn tới teo niêm mạc dạ dày. Sự biến đổi hình thái niêm mạc dạ dày thường có kèm theo những dấu hiệu lâm sàng và những rối loạn chức phận vận động và tiết dịch của dạ dày. 1. Đại cương. 1.1. Nguyên nhân của viêm dạ dày mạn: Viêm dạ dày mạn thường do nhiều nguyên nhân. Trên cùng một bệnh nhân có thể có sự phối hợp của vài nguyên nhân. Các nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính có thể kể đến như sau: - Do nhiễm độc do rượu. - Do thuốc kháng viêm steroid, thuốc không steroid. - Do dịch mật trào ngược. - Do các yếu tố nhiễm khuẩn mạn tính trực tiếp gây nên viêm dạ dày mạn hoặc duy trì viêm dạ dày mạn tính (nhiễm khuẩn răng, tai mũi họng, viêm phế quản mạn). - Do vi khuẩn Helicobacter pylori. - Do vai trò của thức ăn, của hoá chất, thiếu dinh dưỡng. - Do yếu tố miễn dịch Các nguyên nhân kể trên thường tác động trong một thời gian dài gây nên tổn thương mạn tính cho niêm mạc dạ dày. 1.2. Nhắc lại triệu chứng: Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân thường có các dấu hiệu rối loạn chức năng liên quan tới bữa ăn như: cảm giác nặng bụng, đau âm ỉ hoặc nóng rát thượng vị, có thể nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường. Khám thực thể có thể bình thường hoặc gầy sút, thiếu máu nhược sắc tuỳ theo mức độ của bệnh. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn chủ yếu dựa vào kết quả nội soi dạ dày tá tràng, sinh thiết niêm mạc dạ dày, xét nghiệm mô bệnh học để xác định chẩn đoán, phân loại, đánh giá mức độ tiến triển của bệnh: viêm long, viêm xước, viêm chảy máu, viêm teo, viêm phì đại. Dịch vị thay đổi từ đa toan đến bình thường, thiểu toan và vô toan. 2. Điều trị. 2.1. Nguyên tắc : - Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Diệt trừ vi khuẩn helicobacter pylori nếu có. - Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy duy trì sự tái sinh của niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc. - Điều trị các rối loạn chức năng liên quan tới vận động và tiết dịch của dạ dày. 2.2. Điều trị cụ thể : a. Chế độ ăn uống: - Cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn chua, cay, không nên uống các loại nước ngọt có nhiều hơi ga. - Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no. - Nên dùng các loại nước khoáng có nhiều canci. b. Dùng thuốc trong đợt tiến triển: * Nhóm thuốc bảo vệ, bọc phủ niêm mạc dạ dày: - Nhóm thuốc muối các tinh thể muối này với liên kết SH gắn chặt với các albumin của dịch vị viêm và các glycoprotein tạo thành một màng bọc, có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc, chống sự khuếch tán ngược của các ion H+, kích thích tăng tiết prostaglandin E2. + Colloidal Bismuth Subcitrat (CBS). + Tripotasum Dicitrat Bismuth (TDB). Biệt dược trymo, pylocid, denol, viên nén 125 mg 120 mg. Uống 2-4 viên/ngày, uống trước ăn nửa giờ. - Sucralfate viên 1000 mg, thuốc này liên kết với pepsin và muối mật phủ lên vùng niêm mạc bị viêm. Uống 1viên/ lần ´ 3 - 4 lần/ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. * Nhóm thuốc trung hoà acid: thuốc nhân muối và nhân magiesium. - Gastropulgit gói 3g, uống 3 - 4 gói/ngày, pha nước uống sau ăn. - Maalox viên nén 400 mg, nhai 1 - 2 viên/ lần ´ 2 - 3 lần/ ngày. - Kremyls 325 mg, nhai 1 - 2 viên/ lần ´ 2 - 3 lần/ ngày sau ăn. - Phosphalugel gói 12,38g, uống 1 - 2 gói/ lần ´ 2 - 3 lần/ ngày sau ăn. * Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng vận động dạ dày: - Thuốc chống co thắt giảm đau có thể dùng một trong những loại sau: + Spasmaverin 40 mg uống 2viên/ lần ´ 2 - 3 lần/ngày. + Spasfar viên bọc đường, viên ngậm dưới lưỡi bao gồm phloro glucinol 40 mg và trimethyl phloro glucinol 40 g uống 2 viên/ lần ´ 2 - 3 lần/ngày. + Metrospasmyl viên nang bao gồm alverine citrat 60 mg, simethicone 300 mg, uống 1 viên/ lần ´ 2 - 3 lần/ ngày. - Thuốc điều hoà nhu động dạ dày: + Metoclopramid HCL (primperan) viên nén 10 mg, uống 2 viên/lần ´ 2-3 lần/ ngày. + Domperidane maleate (motilium -M) viên nén 10 mg, uống 2 viên/lần ´ 2 - 3 lần/ ngày, trước ăn 30 phút. - Thuốc tác động lên thần kinh trung ương: + Sulpinrde (dogmatyt) viên nang 50 mg uống 1 - 2 viên/lần ´ 2 lần/ngày. + Seduxen 5 mg uống 1 viên tối trước ngủ. + Stinox viên nén 10 mg uống 1 viên tối trước ngủ. + Bromazepam (lexomyl) viên nén 6 mg, uống 1/4 - 1/2 viên/lần ´ 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước ngủ. * Nhóm thuốc tăng bài tiết nhầy, tái sinh niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc dạ dày: - Prostaglandin E2 (cytotec, misopostol), viên 200 g, uống 2 viên/lần ´ 2 lần/ngày. - Thuốc kích thích tiết prostaglandin E2 gây tăng tiết nhầy, tăng sinh niêm mạc: + Tepreunol (dimixen, selbex), viên nén 50 mg, uống 1 viên/lần ´ 2 - 3 lần/ngày. + Pepsane, gói dạng gel bao gồm dimetocone 3g, guaiazulene 4 mg uống 1 gói/lần ´ 2 - 3 lần/ngày trước bữa ăn. - Các loại vitamin B1, B6, B12, vitamin C. * Nhóm thuốc điều chỉnh hỗ trợ chức năng tiết Acid của dạ dày: - Nếu giảm toan dịch vị dạ dày, có thể cho uống dung dịch acid clohydric 1% 50 ml/lần ´ 3 lần/ngày sau bữa ăn. - Nếu tăng toan nhiều dùng thuốc ức chế tiết acid: thuốc ức chế thụ thể H2 của niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton ATPaza (xem phần điều trị loét dạ dày - tá tràng). * Nhóm diệt vi khuẩn Helicobate pylori (HP): - Phối hợp 2 - 3 kháng sinh diệt HP : + Amoxycllin 1 - 1,5g/ngày chia 2 - 3 lần ´ 7 - 10 ngày. + Metronidazol 1g/ngày chia 2 lần ´ 7 - 10 ngày. + Tetracyclin 1g/ngày chia 2 lần ´ 7 ngày. + Tinidazol 1g/ngày chia 2 lần ´ 7 - 10 ngày. - Phối hợp 2 kháng sinh với muối bismuth+amocycllin+metronidazol+ trymor. + Tetracyclin + metronidazol + trymor + thuốc ức chế acid. - Phối hợp 2 kháng sinh với 1 thuốc ức chế acid: + Amocycllin + metronidazol + thuốc ức chế thụ thể H2. + Amocycllin + metronidazol + thuốc ức chế bơm proton. Nếu vi khuẩn kháng thuốc có thể thay thế bằng tinidazol viên 0,5 ´ 2 viên/ngày hoặc clarythromycin viên 0, 25 ´ 4 viên/ngày. . VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH (Choronic atrophic gastritis) Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày, dần. Nguyên nhân của viêm dạ dày mạn: Viêm dạ dày mạn thường do nhiều nguyên nhân. Trên cùng một bệnh nhân có thể có sự phối hợp của vài nguyên nhân. Các nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính có thể kể đến. Do thuốc kháng viêm steroid, thuốc không steroid. - Do dịch mật trào ngược. - Do các yếu tố nhiễm khuẩn mạn tính trực tiếp gây nên viêm dạ dày mạn hoặc duy trì viêm dạ dày mạn tính (nhiễm khuẩn

Ngày đăng: 06/08/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w