Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
198,91 KB
Nội dung
BỆNH TIM BẨM SINH Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH – PHẦN 1 (Adult Congenital Heart Disease) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Định nghĩa: bệnh tim bẩm sinh là sự bất thường về cấu trúc tim và mạch máu lớn, bệnh có ngay từ khi trẻ được sinh ra. Bệnh chiếm tỉ lệ 0,3-1% trẻ sơ sinh, có nhiều bệnh phức tạp gây tử vong sớm, một số tồn tại được đến tuổi trưởng thành. 1.2. Tóm tắt sự hình thành hệ thống tim mạch và tuần hoàn ở thai nhi bình thường: - Hệ tuần hoàn được hình thành từ lá phôi ngoài từ ngày thứ 25 của phôi thai, đến tuần thứ 8-12, cơ quan tuần hoàn được hình thành đầy đủ và hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn hay gây ra bệnh tim bẩm sinh nhất đối với thai nhi. - Ở phôi thai, sau khi hệ tuần hoàn hình thành, máu tĩnh mạch chủ dưới được nhận từ tĩnh mạch rốn đổ về nhĩ phải rồi chia ra hai đường: 60% máu xuống thất phải lên động mạch phổi, nhưng do thai nhi chưa thở, sức kháng của phổi cao nên máu phải qua ống động mạch (ống Botal) đến động mạch chủ đi nuôi cơ thể; 40% máu còn lại ở nhĩ phải đi qua lỗ bầu dục của vách liên nhĩ sang nhĩ trái xuống thất trái, qua van động mạch chủ vào hệ thống động mạch đi nuôi cơ thể. Sau đẻ 1- 4 tuần thì lỗ bầu dục và ống Botal được tự đóng lại, nếu không đóng (được) sẽ bị thông liên nhĩ và tồn tại ống động mạch. 1.3. Nguyên nhân: Chưa được rõ ràng nhưng có nhiều tác nhân được đề cập đến, bao gồm 2 nhóm chính là do yếu tố môi trường và di truyền, thường là các yếu tố này phối hợp với nhau: - Nhiễm virus (nhất là cúm, rubeol), nhễm khuẩn. - Hoá chất (chất độc màu da cam ) - Tia xạ, tia X. - Yếu tố di truyền qua gen. - Do thuốc: kháng sinh, hormon, thuốc chống động kinh, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, sulfamid 2. PHÂN LOẠI BỆNH TIM BẨM SINH (THEO JK PERLOFF) 2.1. Không tím, giòng shunt trái ® phải. 2.1.1. Shunt ở nhĩ: - Thông liên nhĩ. - Thông liên nhĩ kết hợp hẹp 2 lá (hội chứng Lutem bacher). - Bất bình thường của mạch phổi . 2.1.2. Shunt ở thất: - Thông liên thất. - Thông liên thất và hở chủ. - Thông từ thất trái sang nhĩ phải. 2.1.3. Shunt từ động mạch chủ sang động mạch phổi: - Cửa sổ chủ-phổi. - Còn ống động mạch. 2.1.4. Nhiều Shunt: - Động mạch, tĩnh mạch chung. - Thông liên thất và thông liên nhĩ. - Thông liên thất và còn ống động mạch. 2.2. Không tím, không có shunt: 2.2.1. Bất thường ở tim trái: - Nhĩ trái teo bẩm sinh, tĩnh mạch chủ đổ về nhĩ trái. - Hở 2 lá. - Xơ giãn màng trong tim tiên phát. - Hẹp động mạch chủ. - Hở động mạch chủ. - Hẹp eo động mạch chủ. 2.2.2. Bất thường ở tim phải: - Bệnh Ebstein: teo và hạ thấp van 3 lá. - Hẹp động mạch phổi: dưới van, tại van và trên van. - Hở van động mạch phổi. - Giãn động mạch phổi tiên phát. 2.3. Có tím: 2.3.1. Tăng dòng tuần hoàn ở phổi: - Đảo gốc động mạch. - Thất phải kép. - Thông ở gốc động mạch. - Tiếp xúc không bình thường của tĩnh mạch phổi. - Tim có một buồng thất không có hẹp động mạch phổi. - Nhĩ chung. - Tứ chứng Fallot. - Dị dạng van 3 lá, thông liên thất và hẹp động mạch phổi. - Thiểu sản tim trái (động mạch chủ, van 2 lá). 2.3.2. Bình thường hoặc giảm dòng động mạch phổi: - Dị dạng van 3 lá. - Ebstein và shunt phải ® trái ở nhĩ. - Động mạch phổi cưỡi vách liên thất. - Dị dạng động mạch phổi và dị dạng vách liên thất. - Hẹp động mạch phổi và shunt phải ® trái ở nhĩ. - Đảo gốc động mạch và hẹp động mạch phổi. - Thất phải 2 buồng và hẹp động mạch phổi. - Tim một thất và hẹp động mạch phổi. - Thông động-tĩnh mạch phổi. - Tĩnh mạch chủ đổ về nhĩ trái. Bệnh tim bẩm sinh ở người trưởng thành được chia ra 3 nhóm lớn: - Tăng thể tích tâm trương: + Thông liên nhĩ. + Thông liên thất. + Còn ống động mạch. - Hẹp tắc phần tống máu, tăng gánh tâm thu: + Hẹp động mạch chủ. + Hẹp eo động mạch chủ. + Hẹp động mạch phổi. - Bệnh phối hợp giữa hai nhóm trên. + Tứ chứng Fallot + Đảo gốc động mạch lớn: thường chết sớm trước tuổi trưởng thành. 3. THÔNG LIÊN NHĨ (ATRIAL SEPTAL DEFECT) 3.1. Định nghĩa: là tình trạng còn lỗ thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải ở vách liên nhĩ. Là bệnh tim bẩm sinh hay gặp ở tuổi trưởng thành, đôi khi kèm theo các dị tật khác. Nữ bị nhiều hơn nam. 3.2. Phân loại: dựa vào vị trí lỗ thông chia ra 3 loại: - Lỗ thông tiên phát (primum atrial defect): lỗ thông nằm ở phía dưới lỗ bầu dục, ngay bờ trên của vòng van nhĩ thất, hay ở bệnh nhân có hội chứng Down hoặc ở người có hẹp 2 lá bẩm sinh tạo ra hội chứng Lutembacher. - Lỗ thông thứ phát (secundum atrial defect): là lỗ thông ở lỗ bầu dục, là loại hay gặp trên lâm sàng. - Lỗ thông dạng xoang tĩnh mạch (sinus venous defect): ở phần cao của vách liên nhĩ, thường phối hợp với dị tật tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ phải hoặc đổ vào tĩnh mạch chủ trên. 3.3. Huyết động học: bình thường áp lực nhĩ trái (2-12 mmHg) cao hơn áp lực nhĩ phải (2-6 mmHg), nên khi còn lỗ thông liên nhĩ, dòng máu sẽ đi từ nhĩ trái sang nhĩ phải, xuống thất phải gây tăng thể tích tâm trương thất phải, tăng lượng máu lên động mạch phổi sẽ gây tăng áp lực động mạch phổi. Lâu dài, dẫn đến tăng sức kháng toàn phổi và áp lực nhĩ phải cao hơn nhĩ trái nên xuất hiện đảo shunt gây triệu chứng tím trên lâm sàng. 3.4. Triệu chứng lâm sàng: - Phụ thuộc vào kích thước lỗ thông, mức độ tăng gánh tâm trương thất phải và mức độ tăng áp lực động mạch phổi. - Thường giai đoạn đầu, bệnh không biểu hiện lâm sàng nên không được chẩn đoán, đến tận tuổi trưởng thành mới phát hiện ra bệnh. Bệnh nhân thường phát triển bình thường hoặc hơi nhỏ so với lứa tuổi. - Khi có triệu chứng cơ năng, bệnh nhân thấy khó thở, hay ho ra máu, viêm phổi do tăng áp lực động mạch phổi. - Nghe tim có tiếng thổi tâm thu ở van động mạch phổi do máu đi từ nhĩ trái qua nhĩ phải, xuống thất phải làm hẹp động mạch phổi cơ năng. Ít khi có rung mưu tâm thu. Tại ổ van động mạch phổi luôn có T2 đanh, tách đôi cố định không thay đổi theo nhịp thở do tăng áp lực động mạch phổi. - Các triệu chứng của suy tim phải: tim phải đập ở mũi ức [dấu hiệu Hartzer (+)], có thể có thổi tâm thu ở mũi ức do hở van 3 lá cơ năng[Rivero-Carvalho (+)]. - Khi dòng shunt đổi chiều từ nhĩ phải sang nhĩ trái thì thấy tiếng thổi tâm thu và T2 giảm cường độ, xuất hiện tím ở đầu ngón tay, chân, mũi, môi Ngón tay dùi trống là hậu quả của thiếu oxy động mạch gây phát triển tổ chức liên kết và giãn mao mạch, tĩnh mạch đầu chi. - Đôi khi có loạn nhịp tim các loại. - Hồng cầu và Hematocrit tăng dễ gây hình thành cục tắc ở tĩnh mạch. Cục tắc có thể di chuyển về tim phải gây tắc động mạch phổi, cục tắc cũng có thể qua lỗ thông liên nhĩ gây tắc động mạch ngoại vi, hay tắc ở động mạch não gây ra áp xe não. - Bệnh nhân thông liên nhĩ loại xoang tĩnh mạch thường tử vong sớm, loại lỗ thông tiên phát và thứ phát có thể sống đến 40-60 tuổi. 3.5. Triệu chứng cận lâm sàng: 3.5.1. X-quang. - Chiếu tim thấy động mạch phổi đập mạnh, vồng. - Chụp tim phổi thẳng: + Phổi ứ huyết, kém sáng. + Động mạch phổi vồng. + Dãn các cung nhĩ trái, nhĩ phải và thất phải. - Chụp x-quang nghiêng trái: + Nhĩ trái chèn thực quản khi có uống baryt. + Thu hẹp hay mất khoảng sáng sau xương ức do thất phải to. 3.5.2. Điện tim: + Loại thứ phát: trục phải, tăng gánh tất phải, dày nhĩ phải, blốc nhánh phải bó His hoàn toàn hay không hoàn toàn. + Loại lỗ thông tiên phát: tim nằm ngang, QRS giãn rộng, trục trái, blốc nhĩ thất cấp 1. + Loại xoang tĩnh mạch: nhiều ngoại tâm thu nhĩ, blốc nhĩ thất cấp 1. Cả 3 thể đều có phì đại thất phải, giãn nhĩ phải và nhĩ trái ở giai đoạn sau. 3.5.3. Siêu âm tim: bằng siêu âm tim có thể xác định tương đối chắc chắn được chẩn đoán thông liên nhĩ, nhất là siêu âm qua thực quản. [...]... bệnh nhân 3-6 tuổi, khi chỉ số dòng máu phổi/dòng máu động mạch chủ > 2,0, chưa có đảo shunt + Không mổ nếu bệnh nhân có lỗ thông nhỏ và có dị tật nặng ở động mạch phổi + Nếu có hẹp 2 lá thì sửa hoặc thay van - Có thể dùng thông tim để bịt lỗ thông bằng “dù” 4 THÔNG LIÊN THẤT (VENTRICULAR SEPTUM DEFECT): 4 .1 Định nghĩa: là tồn tại một lỗ thông ở vách liên thất Bệnh hay gặp, chiếm khoảng 18 % bệnh tim. .. thường 3.8 Dự phòng và điều trị 3.8 .1 Dự phòng Tránh các tác nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở tháng đầu thai nghén 3.8.2 Điều trị - Nội khoa + Chống nhiễm khuẩn hô hấp, làm chậm thời gian gây tăng áp lực động mạch phổi, dự phòng viêm màng trong tim nhiễm khuẩn + Phòng chống loạn nhịp tim + Điều trị suy tim + Dự phòng tắc mạch bằng thuốc ức chế kết dính tiểu cầu: aspirin 0 ,1- 0,5g/ngày - Ngoại khoa: + Đóng... lượng - Hay nhiễm khuẩn hô hấp - Tỉ lệ cao bị viêm màng trong tim nhiễm khuẩn - Suy tim - Tắc mạch, áp xe não 40-45% thông liên thất tự đóng lại khi đến tuổi trưởng thành 4.8 Dự phòng và điều trị 4.8 .1 Dự phòng: như thông liên nhĩ 4.8.2 Điều trị - Nội khoa: + Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn + Điều trị suy tim + Phòng tắc mạch - Ngoại khoa: đóng lỗ thông bằng vật liệu... quan với lá sau van 2 lá - Thể 4: lỗ thông ở phần cơ của vách liên thất, dưới các trụ cơ của van 3 lá - Thể 5: có nhiều lỗ thông nhỏ ở phần cơ gần mỏm tim của vách liên thất 4.3 Huyết động học: Độ lớn lỗ thông và mức độ tăng áp lực động mạch phổi quyết định triệu chứng lâm sàng Máu từ thất trái (với áp lực tâm thu 10 0 -14 0 mmHg) sang thất phải (có áp lực tâm thu 15 -30 mmHg) qua lỗ thông gây dòng shunt... thuốc cản quang ở động mạch phổi (khi không có hở động mạch phổi) hoặc ở nhĩ trái thấy thuốc cản quang sang được nhĩ phải 3.6 Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 3.6 .1 Chẩn đoán: dựa vào - Tiếng thổi tâm thu ở vùng van động mạch phổi - T2 đanh, tách đôi cố định khi thở sâu - Điện tim: trục phải, tăng gánh thất phải, blốc nhánh phải bó His - Siêu âm tim qua thành ngực hoặc qua thực quản thấy lỗ thông, dòng... lỗ thông 4.6 Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt: 4.6 .1 Chẩn đoán: dựa vào - Thổi tâm thu mạnh ở liên sườn III-IV cạnh ức trái, lan hình nan hoa, thường có rung mưu tâm thu - Xquang, điện tim: dãn nhĩ trái và dày 2 thất - Siêu âm: nhìn thấy lỗ thông và dòng máu qua lỗ thông - Thông tim và chụp cản quang buồng tim 4.6.2 Chẩn đoán phân biệt: - Hở 2 lá, hở 3 lá - Hẹp động mạch chủ và hẹp động mạch phổi -... lực động mạch phổi - Thông tim và chụp buồng tim, đo độ bão hoà ôxy ở các vùng trong tim tìm bước nhảy về độ bão hoà ôxy giữa xoang tĩnh mạch và nhĩ phải Có giá trị quyết định chẩn đoán 3.6.2 Chẩn đoán phân biệt - Hẹp động mạch phổi - Thông liên thất - Hở 2 lá 3.7 Biến chứng, tiên lượng - Bội nhiễm phổi, phế quản, khái huyết - Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn (ít gặp) - Suy tim phải, tắc động mạch phổi,... trái 4.5.3 Siêu âm tim: - Hình ảnh trực tiếp: thấy lỗ thông ở vách liên thất, thấy luồng máu đi qua lỗ thông - Hình ảnh gián tiếp: rối loạn vận động vách liên thất, giãn nhĩ trái và 2 thất - Hay có hở động mạch chủ kết hợp ở thể 1 - Siêu âm còn cho phép xác định kích thước lỗ thông, dòng máu qua lỗ thông trong một nhát bóp, đo áp lực động mạch phổi để giúp chỉ định điều trị 4.5.4 Thông tim: Để chẩn đoán... thông ở vách liên thất Bệnh hay gặp, chiếm khoảng 18 % bệnh tim bẩm sinh 4.2 Phân loại: Friedman W.P chia ra 5 thể thông liên thất: - Thể 1: lỗ thông nằm ở phía trên và trước cầu bờ cơ (Crista), ngay dưới van động mạch phổi và lá van động mạch vành trái của động mạch chủ - Thể 2: lỗ thông nằm ở phía sau và trên của bờ cơ, gọi là thông liên thất phần màng, liên quan chặt chẽ với động mạch chủ - Thể 3: phía... Khi lỗ thông quá lớn, hai buồng thất coi như là một, làm áp lực động mạch phổi tăng sớm, đảo shunt sớm, bệnh nhân tử vong khi còn nhỏ Kích thước lỗ thông vừa, bệnh nhân đảo shunt ở tuổi thanh niên, thường kém phát triển thể lực do thiếu ôxy Lỗ thông nhỏ, bệnh nhân sống lâu vì chậm đảo shunt, gọi là bệnh Roger 4.4 Triệu chứng lâm sàng: - Phụ thuộc vào kích thước lỗ thông, mức tăng áp lực động mạch phổi . BỆNH TIM BẨM SINH Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH – PHẦN 1 (Adult Congenital Heart Disease) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1. 1. Định nghĩa: bệnh tim bẩm sinh là sự bất thường về cấu trúc tim và mạch máu lớn, bệnh. sinh ra. Bệnh chiếm tỉ lệ 0,3 -1% trẻ sơ sinh, có nhiều bệnh phức tạp gây tử vong sớm, một số tồn tại được đến tuổi trưởng thành. 1. 2. Tóm tắt sự hình thành hệ thống tim mạch và tuần hoàn ở. Định nghĩa: là tình trạng còn lỗ thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải ở vách liên nhĩ. Là bệnh tim bẩm sinh hay gặp ở tuổi trưởng thành, đôi khi kèm theo các dị tật khác. Nữ bị nhiều hơn nam. 3.2.