1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật đổi mới sản xuất nâng cao sức cạnh tranh trong doanh nghiệp pdf

75 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 358,54 KB

Nội dung

LờI NóI ĐầU Sự Tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất của xã hội phát triển phản ánh trình độ phát triển của xã hội hay nói cách khác nó nói lên diện mạo và sức mạnh của xã hội đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, nền sản xuất ngày càng phát triển, những sản phẩm được sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đời sống. Để quản lý tốt quá trình kinh doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy đủ và kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng, để từ đó ra các quyết định đúng đắn thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Trước tình hình đó, hoạt động Marketing ra đời. Đối với nước ta thì đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường, về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nó góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những mặt tích cực và mặt hạn chế. Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải. Chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố tiên quyết là phải có phương án kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận. Nhưng làm sao để xây dựng và thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn nhân lực, thị trường… doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới cả về chiến lược và nội dung kinh doanh, ngoài ra còn phải đổi mới cả chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược kinh doanh đó, có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tăng dần sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình kinh doanh trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Cát Lâm(doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện), được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Marketing mà trực tiếp là cô giáo Nguyễn Thị Tâm, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty nơi em thực tập, em đã lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm”. Với kết cấu bài viết gồm ba chương: Chương một: Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thần của các doanh nghiệp. Chương hai: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm. Chương ba: Những biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. CHƯƠNG MộT Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp. I. Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt. 1. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt: 1.1 Giới thiệu khái quát về đấu thầu: Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp phần đáng kể trong việc giúp làm tăng tính sôi động, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang tích cực áp dụng vào hoạt động kinh tế. ở Việt Nam cũng vậy, quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định số 43/cp ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư trên lanh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật ngữ “Đấu thầu” được hiểu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”. Đấu thầu bao gồm các loại sau: - Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn - Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị - Đấu thầu thi công xây lắp Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với những dự án không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo phương thức xây dựng chuyển giao(BT), dự án thực hiện theo phương thức xây dựng vận hành chuyển giao(BOT). Trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm đủ các nội dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành và chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được quy định trong một văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn thực hiện đầu tư và các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư vấn đầu tư và xây dựng phải có chứng chỉ xác định trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên môn và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng. Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với các loại hình đấu thầu khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với những thiết bị có công nghệ phức tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn nhanh các nhà thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên mình, các thủ tục sẽ được áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu, các chứng chỉ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10 năm trước thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường(nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu. Đấu thầu thi công xây lắp là một phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc nhóm A (theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu. 1.2 Khái niệm đấu thầu lắp đặt: Đây là một hình thức đấu thầu thuộc đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị, bởi lẽ hoạt động lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất công việc mua sắm. Hình thức đấu thầu này được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều đơn vị kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của cùng một khách hàng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng luôn có quyền chủ động trong lựa chọn nhà thầu có khả năng nhất, phù hợp với những yêu cầu của mình, nhằm đảm bảo tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên, đứng ở các góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về loại hình này. - Về phía chủ đầu tư với cương vị như một người đi mua hàng thì đấu thầu là một cách thức tập hợp tất cả các nhà thầu (người bán) có khả năng, để từ đó lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Đồng thời buộc nhà thầu phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, cả trước và sau khi hoàn tất công việc đấu thầu(mua bán). - Về phía các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, mà thông qua đó nhà thầu có được cơ hội để thể hiện được những ưu thế của mình với chủ đầu tư. Từ đó, bán được sản phẩm và tăng dần uy tín của mình trên thị trường. - Đứng dưới góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một hình thức hợp tác bảo đảm tính pháp lý cao, nó gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng đấu thầu. Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước trong quản lý các hoạt động buôn bán. Như vậy, đấu thầu cũng giống như việc mua bán. ở đây người bán là các nhà thầu còn người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch “mua – bán ” này ngoài việc phải tuân theo một quy định chung của nhà nước, còn phải tuân theo các thoả thuận chung của hai bên. Khi tham gia và giao dịch này, mỗi bên đều cố gắng tìm kiếm những mục đích của riêng họ, Với chủ đầu tư thì họ mong sao sẽ có được những thiết bị có công nghệ hiện đại, có chất lượng tốt để thoả m•n nhu cầu thực tại mà chỉ mất một lượng chi phí tối thiểu. Còn với nhà thầu, họ mong sao sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ dự án đồng thời tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu Marketing tiếp theo. Ta có thể khái quát nội dung chung của đấu thầu lắp đặt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ1: Khái quát nội dung đấu thầu lắp đặt Như vậy thực chất của đấu thầu lắp đặt chính là một vụ “mua- bán” đặc biệt giữa nhà thầu (bên bán) và bên mời thầu (bên mua). 2. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt: Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh doanh theo hình thức đấu thầu đòi hỏi cũng phải có những quy tắc chung cần phải tuân thủ. Những nguyên tắc này, chi phối đồng thời cả hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu). Nó bao gồm: - Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các bên tham gia đấu thầu, nó yêu cầu bên mời thầu phải có nghĩa vụ đối xử bình đẳng gắn với quyền lợi của các nhà thầu, được cung cấp lượng thông tin như nhau từ phía chủ đầu tư, được trình bày một cách khách quan ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Nguyên tắc này là rất quan trọng, nó mang lại lợi ích cho không chỉ nhà thầu mà cả với chủ đầu tư, bởi lẽ nó giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được đúng nhà thầu có khả năng thực tế. - Nguyên tắc bí mật: Nguyên tắc này áp dụng chủ yếu với chủ đầu tư, họ phải có nghĩa vụ tuyệt đối giữ bí mật về số liệu, thông tin cho nhà thầu như: Mức giá có thể chấp nhận của chủ đầu tư, mức giá dự thầu (đến khi mở thầu), các trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư… Bởi nó có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của nhà thầu, giả sử như thông tin về mức giá dự thầu hay các điều kiện thực hiện thầu của một nhà thầu nào đó bị bại lộ thì các nhà thầu khác có thể dự thầu với mức giá thấp hơn hoặc cung cấp hơn một dịch vụ nào đấy để tăng khả năng trúng thầu. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo lợi ích và tránh thiệt hại cho mỗi bên về sau, dù là họ có trúng thầu hay không. - Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này mang tính bắt buộc. Ngoài một số công trình đặc biệt mang tính bí mật quốc gia, còn lại với hầu hết các công trình khác khi có áp dụng đấu thầu chủ đầu tư phải có nghĩa vụ đảm bảo tính công khai về những thông tin liên quan đến dự án trong khi mời thầu và giai đoạn mở thầu, tuy nhiên mức độ công khai rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào quy mô của gói thầu. Mục đích của nguyên tắc này cũng là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng (các nhà thầu đều có cơ hội nhận biết thông tin về cuộc đấu thầu như nhau) và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu với phương châm tất cả các nhà thầu có khả năng đều có quyền được tham gia, từ đó nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu. - Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực thực tế về kinh tế, kĩ thuật và tài chính để thực hiện những cam kết khi tham gia đấu thầu, họ phải có nghĩa vụ thể hiện được khả năng thực sự của mình cho chủ đầu tư để họ có những đánh giá sơ bộ về năng lực nhà thầu, một mặt nhằm đảm bảo cho quyền lợi của chủ đầu tư mặt khác để hợp đồng được thực hiện đầy đủ, tránh tình trạng phải dừng lại giữa chừng, làm mất tính hiệu quả của công tác đấu thầu, gây thiệt hại cho bên chủ đầu tư và cho nhà nước. - Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý Nguyên tắc này yêu cầu các bên tham gia đấu thầu trước hết phải có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước, bên cạnh đó còn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước chung mà hai bên đã xây dựng trong quá trình đàm phán trên cơ sở những quy định pháp lý đã được ban hành và các thoả thuận chung. Vì nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên. Nếu có một sự vi phạm nào đấy thì hai bên hoặc là có thể tự gíải quyết hoặc là có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đứng ra làm trung gian đại diện cho pháp luật giải quyết những vi phạm đó nhằm bảo đảm lợi ích cho bên bị vi phạm. Qua đó hoặc là bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm hoặc là buộc phải chấm dứt hợp đồng. 3. Hình thức dự thầu và phương thức đấu thầu: 3.1 Hình thức dự thầu: Việc thực hiện dự thầu có thể được thực hiện theo theo ba hình thức sau đây(theo quy định tại điều 4 của nghị định số 88/1999/NĐ - CP ngày 01 tháng 09 năm 1999): - Đấu thầu rộng rãi Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên nhà thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu. Với hình thức này, bên mời thâu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia nhiều. Đối với công ty Cát Lâm thì hình thức đấu thầu này vừa thể hiện mặt tích cực vừa thể hiện mặt tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ đó là giúp công ty dễ dàng nhận biết [...]... đối với sản phẩm tiêu dùng thì người làm Marketing phải tự tạo ra nhu cầu và ước muốn của khách hàng cò n trong đấu thầu thì nhu cầu và ước là có sẵn, người làm Marketing chỉ còn ph ải tìm cách thoả m •n nó thôn g qua hình thức đấu thầu 3 Cạnh tranh trong đấu th ầu Để h iểu hơn về cạnh tranh trong đấu th ầu, chúng ta sẽ xem xét cạnh tranh ở một số khía cạnh sau: 3.1 Bản chất của cạnh tranh trong đấu... III Marketing – giải ph áp tăng kh ả năng cạnh tranh trong đấu thầu: 1 Vai trò của Marketing trong đấu thầu: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là kh ông tránh khỏi, nó diễn ra ở bất kì đâu, trong bất kì h ình thức kinh doanh nào kể cả trong đầu thầu lắp đặt Với đặc thù là có một n gười m ua(một gói thầu) nhưng có rất nhiều người bán(nhiều công ty có khả n ăng) tham gia cung cấp nên cạnh tranh là... Khái niệm Marketing ứng dụng trong đấu thầu: Marketing tron g đấu thầu là hoạt động Marketing hướng tới các cá nhân, tổ chức(chủ yếu là tổ chức) đang có nhu cầu, nhằm tạo ra sự chú ý và ưa thích đối với sản phẩm mà doanh nghiệp mình cun g ứng để tiến hành trao đổi, qua đó đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra Marketing trong đấu thầu gần giống Marketin g trong các lĩnh vực khác Nó giống nhau đó là đều... bản chất của cạnh tranh trong đ ấu thầu là tìm cách để thoả m•n nhu cầu và ước muốn của chủ đầu tư và các bên có liên quan một cách tốt nhất thông qua nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu 3.2 Yếu tố qu yết định khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt: Quan sát thực tế cho thấ y, trong đấu thầu lắp đặt các thiết bị mà cụ thể là máy ph át điện thì yếu tố qu yết định khả năng cạnh tranh trong đấu thầu... năm trăm triệu đồng) + Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của công ty 3 năm gần đây Đơn vị: đồng 1 Tổng tài sản có 2 Tài sản lưu động 3 Tổng tài sản nợ Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính - Kết quả hoạt độn g kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 n ăm trở lại đâ y: Báo cáo kết quả kinh doanh n ăm 2000 Đơn vị: đồ ng - Tổng doạnh thu Trong đó: Do anh thu hàng xuất khẩu - Các khoản giảm trừ +Giảm giá hàng bán... đồng Nâng tổng số vốn điều lệ của công ty thành 2.500.000.000 đồn g (các tha y đổi trên có thôn g báo số 56/CL ngà y 02/04/2001 củ a Công ty) + Thay đ ổi lần năm: Thay đổ i điều lệ công ty theo lụ ât doanh nghiệp được hộ i đồng thành viên thông qua ngày20/06/2002 Thay đổi ngành nghề kinh doanh: Bổ sung th êm buô n bán máy phát điện , m áy công cụ, thang m y, máy công cụ và các thiết bị khoa học kĩ thuật. .. bên m ời thầu đánh giá đ ược khả năng của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác nh ư xuất xứ của thiết bị, mối quan hệ giữa nhà thầu và bên mời thầu Như vậy, cạn h tranh trong đấu thầu cũng giống như các lĩnh vực khác Các bên khi tham gia cạnh tranh phải có những hoạt độ ng mang tính điều tra về những thông tin có liên quan đến đối thủ như điểm mạnh, đ iểm yếu,... vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong công t y Bên cạnh đó việc đầu tư mua sắm trang thiết bị k ỹ thuật, đổi m ới trang thiết bị văn phòng cũng được quan tâm đáng kể 4.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty: Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức công ty 4.2 Đặc điểm về vốn và tài chính: + Tổng số vốn thời điểm b ắt đầu hoạt động: 2.500.000.000 đồng (hai tỷ năm trăm triệu đồng) + Cơ cấu tài sản: Cơ... hữu hạn Ngành, nghề kinh doanh h iện nay: Công ty chu yên buôn bán tư liệu sản xuất, buôn bán h àng tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán kí gửi h àng hoá, dịch vụ thương mại, buôn bán lắp đặt th iết bị y tế, thiết bị viễn thông, h àng điện lạnh, buôn bán hàng nông lâm sản, b uôn bán máy ph át điện, máy côn g cụ, thang má y và các vật tư m áy móc th iết bị kh oa học kĩ thuật, sản xuất lắp ráp, buôn bán máy... 2001(491.1%) nhưng lượng tăng giảm dần trong năm 2002(27.6%) Điều nà y cho thấy công ty đã có những nỗ lực rất lớn và luô n hoàn thiện hơn chiến lược kinh doanh củ a mình nhằm thoả m•n tốt nhu cầu của thị trường Tu y nh iên, trước tìn h hình kinh doanh hiện na y, khi mà tr ên thị trường n gày càng xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, cũng có nghĩa là sức ép cạnh tranh ngà y càng lớn và tinh vi hơn Ngoài ra, cùng . cho nền sản xuất luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp. nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. CHƯƠNG MộT Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp. . Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thần của các doanh nghiệp. Chương hai: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm. Chương ba: Những biện pháp Marketing nâng

Ngày đăng: 05/08/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w