1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng đi cho các chương trình đóng góp mạnh thường quân góp phần với ngân sách nhà nước hỗ trợ người nghèo - 3 docx

34 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 243,45 KB

Nội dung

Năm là: Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hơn nữa trong việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển hạ tầng các vùng khó khăn. - Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hiệu quả thu hồi vốn chậm và thấp nên để huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực này phải quan tâm hai vấn đề sau: Thứ nhất: Có sự khuyến khích các nhà đầu tư bao gồm trên các lĩnh vực như môi trường đầu tư thuận lợi, có bảo đảm để người đầu tư yên tâm bỏ vốn, thực hiện các hỗ trợ và ưu đãi về đầu tư. Hỗ trợ đầu tư bao gồm: hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ để tạo điều kiện cho họ tăng vốn kinh doanh, hỗ trợ về chuyển giao công nghệ. Thứ hai: Phải đa dạng các hình thức huy động vốn từ các doanh nghiệp tổ chức và cá nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới khỏi tăng được mọi nguồn lực tiềm tàng, sẵn có từng địa bàn cụ thể. - Vốn đi vay: Vốn đi vay cho mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn dài hạn, lãi suất ổn định. Trong điều kiện nguồn vốn dài hạn từ ngân sách chưa thể đáp ứng được yêu cầu, do vậy Nhà nước cần cho phép các tỉnh đẩy mạnh phương thức phát hành trái phiếu đầu tư để vay dân để tạo nguồn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn: viện trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ Song có 2 nguồn vốn sau đây có khả năng đầu tư cho hạ tầng nông thôn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Viện trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn do các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn cho vay lãi suất thấp hoặc cho vay không lãi. Đây là nguồn vốn tài trợ có mục tiêu thực hiện chương trình làm động lực cho cải cách kinh tế như đường quốc lộ, thuỷ điện, thuỷ lợi, đường dây cao thế Nguyên tác sử dụng nguồn vốn này rất chặt chẽ, sử dụng đúng dự án tài trợ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có khả năng để thu hút nguồn vốn đầu tư này cho phát triển hạ tầng nông thôn. Đặc biệt là đối với khu vực khó khăn miền núi, hải đảo bằng các chương trình và dự án như quy hoạch nông thôn, nước sách nông thôn Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài góp vốn đầu tư trực tiếp bằng hình thức liên doanh theo quy định của luật đầu tư. Trong những năm thực hiện chính sách mở cửa, nước ta đã thu hút được một khối lượng vốn FDI với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD. Trong đó thu hút vào lĩnh vực nông lâm ngư là trên 5% tổng số vốn. Tuy nhiên để mở rộng thu hút vốn đầu tư FDI cho phát triển hạ tầng nông thôn và các vùng đặc biệt khó khăn miền nú hải đảo, thì đòi hỏi chúng ta phải phát huy tiềm năng và lợi thế so sách của Việt Nam tạo ra môi trường thuận lợi, cởi mở để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngoài 2 nguồn vốn nói trên chúng ta cũng cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ và cá nhân ở nước ngoài tài trợ cho phát triển hạ tầng nông thôn thông qua các dự án, chương trình khác nhau. 3.2.2. Hoàn thiện và nâng cấp ngân hàng phục vụ người nghèo thành ngân hàng chính sách. 3.2.2.1. Những định hướng hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo. Định hướng thứ nhất: phải xác định ngân hàng phục vụ người nghèo là một ngân hàng chính sách chịu sự quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về tư cách pháp nhân nó là một tổ chức kinh tế Nhà nước. Với tư cách Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com là một ngân hàng chính sách nó có chức năng chủ yếu thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho người nghèo, theo đó hoạt động của nó cũng hàm chứa một cơ chế chính sách riêng. Tính chính sách của ngân hàng phục vụ người nghèo được biểu hiện và phơi bày ra ngoài bởi các quy định và các nguyên tắc hoạt động riêng biệt của nó: có điều lệ hoặc cao hơn là pháp lệnh hoạt động riêng, có cơ chế quản lý và điều hành riêng, cơ chế tài chính và chính sách cán bộ riêng. Định hướng thứ hai: ngân hàng phục người nghèo không chỉ thực thi cấp vốn tín dụng cho người nghèo mà một cái giá cao hơn thế là thông qua hoặc kết hợp với việc truyền tải vốn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tri thức cho người nghèo. Muỗn vậy ngân hàng phcụ vụ người nghèo phải gắn liền với các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương và chính quyền sở tại từ mô hình tổ chức điều hành đến cơ chế chỉ đạo phối hợp. Định hướng thứ 3: để ngân hàng phục vụ người nghèo phát triển tốt phải có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía chính phủ. Phát triển của ngân hàng phục vụ người nghèo mà tập trung cốt lõi là hoạt động của nó phải làm tăng thu nhập cho người nghèo và giảm dần nghèo đói trong điều kiện bù đắp được chi phí, có lãi để tăng trưởng nguồn vốn. Để đạt được điều đó, tài trợ của ngân sách Nhà nước phải đặt ở vị trí ''xứng đáng'' trong hệ tác nhân hỗ trợ phát triển của ngân hàng phục vụ người nghèo. Định hướng thứ 4: Ngân hàng phục vụ người nghèo phải được hỗ trợ nhất định về mọi nguồn vốn hoạt động từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Bởi xét trên một góc độ nào đó, ngân hàng phục vụ người nghèo thay mặt các tổ chức tài chính - tín dụng, ''gánh vác'' toàn bộ nhiệm vụ cấp tín dụng cho người nghèo. Trên ý nghĩa đó việc đóng góp nguồn vốn của mỗi tổ chức tín dụng để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng phục vụ người nghèo là điều hợp lý. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Không chỉ dừng lại ở phạm vi đó mà mỗi tổ chức kinh tế x hội phải có sự đóng góp nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo. Định hướng thứ 5: Để ngân hàng phục vụ người nghèo là ngân hàng chính sách và hoạt động có hiệu quả thì vấn đề có tính ''cốt tử'' là yêu cầu bộ máy nhân sự cho nó phải đạt tới mức khả dĩ theo các hướng sau. Bộ máy hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị phải có tổ thường trực, không kiêm nhiệm để đáp ứng điều hành theo chức năng hoạt động. Cấp quản trị kinh doanh phải được mở ít nhất đến cấp liên xã, phường. Bộ máy nhân sự từng cấp quản trị kinh doanh được tổ chức với cơ cấu bao gồm: bộ phận khai thác và tạo nguồn vốn, bộ phận tiếp nhận, xử lý, quyết định cấp tín dụng, bộ phận hướng dẫn sản xuất và thu nợ, bộ phận hậu cần bao gồm: hành chính nhân sự, tài chính ngoài ra còn có bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ. Bộ máy quản trị kinh doanh của ngân hàng phục vụ người nghèo được trình bày ở sơ đồ sau là trên lý thuyết. Thực tế có thể được điều chỉnh thêm, bớt, đan xen theo yêu cầu hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo từng cấp. Nhiệm vụ đặc thù của tổ chức tín dụng cho người nghèo là hướng dẫn người nghèo làm cái gì để tăng thu nhập và sau đó là hoàn trả được nợ. Kinh nghiệm thành công của Grameen Bank ngân hàng người nghèo ở Băngladesh, chính có trợ giúp của ngân hàng không chỉ là vốn bằng tiềm mà còn bằng ''vốn kiến thức'' làm ăn đối với người nghèo. Bởi vậy tôi cho rằng Việt Nam có thể học tập và áp dụng. Bộ máy tổ chức ngân hàng phục vụ người nghèo thiết kế trong nó một bộ phận hướng dẫn người nghèo sản xuất Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com là cần thiết không thể thiếu được. Tính khả dụng của bộ phận này trong bộ máy ngân hàng phục vụ người nghèo được lý giải trên các cơ sở sau. Một là:Trên lý thuyết nghiên cứu về người nghèo cho rằng họ đều biết làm ăn, song tiếp cận trên thực tế thì đa số người nghèo khi có vốn vẫn lúng túng trong tổ chức làm ăn. Trong đó cả yếu tố sợ vốn trượt khỏi tay do rủi ro, làm ăn thất bát. Ngay cả những hộ nghèo xưa nay thuần nông cầm trên tay vài ba triệu bạc tiền vay cũng còn lo có trả được nợ không? Những hộ nghèo không những không đói vốn mà đòi cả kỹ thuật làm ăn. Vì vậy sự trợ giúp, hướng dẫn họ làm ăn lúc này là hết sức quý giá và mang lại nhiều thành công cho cả ngân hàng lẫn cho cả người nghèo. Hai là: Đa số hộ nghèo ở nước ta chủ yếu là hộ nông dân thuần nông, không chỉ giới hạn trên thửa ruộng họ cày mà có thể hướng dẫn, khuyến khích các hộ nghèo tìm ra lối thoát với các ngành nghề mới để tạo thu nhập. Bộ phân hướng dẫn người nghèo sản xuất của ngân hàng phục vụ người nghèo với những cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận nghiên cứu, tổ chức lập dự án hướng dẫn hộ nghèo tham gia dự án để tiến hành sản xuất kinh doanh. Ba là: Thông qua quá trình trực tiếp ''nắm vùng'' với các hộ nghèo vay vốn, tự nó đã tạo ra điều kiện tốt nhất để cán bộ ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn, hướng dẫn thu hoạch sản phẩm và tiến hành thu nợ tiền vay. Bốn là: Nhân sự bộ phận hướng dẫn người nghèo sản xuất có hiểu biết nhất định về hoạt động ngân hàng nhưng cơ bản là những cán bộ có kỹ thuật sản xuất, hiểu biết nông dân và nông thôn. Với nhân sự bộ phận này, ngân hàng phục vụ người nghèo có thể phối hợp với các tổ chức khuyến nông để tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn tình nguyện xin làm việc tại ngân hàng phục vụ người nghèo. Về lâu dài ngân hàng phục vụ người nghèo có thể tuyển dụng những sinh viên trẻ mới ra trường ở các ngành kỹ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thuật, sau đó bồi dưỡng cho họ kiến thức tài chính ngân hàng và đưa vào bộ phận tổ chức nói trên, có thể nói sợi chỉ đỏ xuyên suốt để quán triệt quan điểm đạo đức với người nghèo, trước hết chính là ở chỗ, ngân hàng phục vụ người nghèo phải hết sức phục vụ vì người nghèo. Muốn vậy bộ máy nhân sự của nó phải là những người có tâm huyết, hết sức thương yêu người nghèo. 3.2.2.2. Giải pháp tạo lập và khai thác tối đa nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng phục vụ người nghèo. - Vốn điều lệ. Là một ngân hàng ''chính sách'' song ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo là 700 tỷ đồng. Tôi cho rằng với số vốn điều lệ này quá thấp, bởi 2 lý do sau. Thứ nhất: ngân hàng phục vụ người nghèo với mục tiêu hoạt động vì người nghèo, gắn liền với khách hàng người nghèo song không có nghĩa là cơ sở vật chất cho hoạt động của nó phải ''nghèo'' theo quá mức, mà ngân hàng phục vụ người nghèo phải có một cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của hệ thống có mạng lưới từ trung ương đến cơ sở. Vốn để tạo ra cơ sở vật chất của ngân hàng phục vụ người nghèo chủ yếu vẫn do sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Thứ hai: Nguồn vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo không chỉ sử dụng xây dựng cơ sở vật chất mà còn tạo ra nguồn vốn cho vay trong điều kiện nguồn vốn huy động hạn chế thì sử dụng nguồn vốn điều lệ để tạo ra nguồn vốn cho vay là hết sức cần thiết của ngân hàng phục vụ người nghèo. Bởi vậy việc tăng vốn điều lệ lên một mức cao hơn cho ngân hàng phục vụ người nghèo là phù hợp với thực tiễn đặt ra. Mặt khác vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn đóng góp dưới hình thức cổ phần của các cổ đông. Do đó cần động viên khuyến khích các cổ đông sáng lập tăng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cổ phần đóng góp của mình để tăng vốn điều lệ ban đầu cho ngân hàng phục vụ người nghèo và cho phép các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cổ phần tham gia vốn điều lệ. Số cổ đông này, nếu có cổ phần đóng góp lớn sẽ được bầu vào hội đồng quản trị của ngân hàng phục vụ người nghèo. - Vốn cổ phần. Ngân hàng phục vụ người nghèo là tổ chức tín dụng của Nhà nước song nó là ngân hàng chính sách nên phải có thiết chế hoạt động riêng. Điều lệ hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo cần tạo ra một pháp lý mà ở đó ngân hàng phục vụ người nghèo được phép huy động cổ phần đóng góp từ các cổ đông thông thường, bao gồm 2 dạng: Dạng cổ phần bắt buộc: ngân hàng phục vụ người nghèo quy định vốn cổ phần đóng góp bắt buộc cho mọi thành viên vay vốn. Mức đóng góp bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền mỗi khoản vay và được khấu hao từ khoản vay. Tỷ lệ này được quy định rất nhỏ khoảng 1-2%, tạo ra tâm lý tự nguyện của người vay, họ xem đó như là một khoản tiết kiệm nhỏ. Song đối với toàn hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo, có thể tạo ra nguồn vốn tái cho vay đáng kể. Ví dụ: tỷ lệ đóng góp cổ phần bằng 1% khoản vay, doanh số cho vay là 8000 tỷ đồng ta sẽ huy động vốn cổ phần đóng góp dạng này 80 tỷ đồng. Tất nhiên đối với loại cổ phần này không được hưởng cổ tức, không cho phép cổ đông rút ra bất cứ lúc nào. Dạng cổ phần tự nguyện: Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo khuyến khích và động viên tất cả mọi tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể, mọi cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp cổ phần hưởng cổ tức vào ngân hàng phục vụ người nghèo. Loại cổ phần này nên duy trì ổn định, chỉ được rút ra khi có thời gian đóng vào khá dài (5năm, 10 năm, 20 năm ). Khi công tác tuyên truyền, phong trào xã hội và từ thiện trong cộng đồng được mở rộng và phát triển thì vốn cổ phần dạng này sẽ nâng lên. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Nguồn vốn huy động từ kênh ngân sách Nhà nước. Hiện nay vốn của ngân sách Nhà nước chi cho các mục đích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta với con số không phải nhỏ. Mặc dù ngân sách Nhà nước vẫn bội chi lớn, chính phủ vẫn phải đi vay dân, vay nước ngoài để bù đắp nhưng hàng năm vẫn phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho chương trình này. Vốn ngân sách Nhà nước dù dưới 2 dạng: cấp phát không hoàn lại và cấp phát có hoàn lại thông qua các chương trình tín dụng Nhà nước. Thực tế cho thấy cách thức cấp phát, cho vay của ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả còn thấp do nhiều nguyên nhân. Song cốt lõi của vấn đề bởi nguyên nhân nguồn vốn chưa được bảo toàn tăng trưởng, sinh lời. Bên cạnh đó cách thức truyền tải vốn thấp của nguồn vốn thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Bởi vậy các nguồn vốn của NSNN cho mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo chưa được tập trung. Song để nguồn vốn không phân tán và chồng chéo, cấp đúng đối tượng phải chuyển về một mối thực hiện chức năng tín dụng cho người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập với đúng ý nghĩa của nó, là kênh huy động vốn chính thức các nguồn vốn cho người nghèo. Trong đó các nguồn vốn của ngân sách Nhà nước cho mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo phải được chuyển vào kênh tín dụng này bao gồm các nguồn chủ yếu sau: + Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho chương trình tín dụng có liên quan đến người nghèo thực hiện qua kho bạc Nhà nước. Kênh này bao gồm: nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi núi trọc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cơ sở thực hiện việc chuyển một phần các nguồn vốn nói trên vào kênh tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo được luận chứng bởi. Một là: Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ ''Hiện nay gần 20 chương trình quốc gia và dự án được thực hiện có nội dung gắn với xoá đói giảm nghèo. Từ năm 1996 sẽ lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình khác trong đó lấy chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn làm nòng cốt''. Như vậy ý nghĩa mục tiêu của các chương trình quốc gia này đã được khẳng định về tính chủ đạo cho việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong các năm tới ở nước ta. Do đó để tạo ra nguồn vốn tập trung hỗ trợ người nghèo, tôi cho rằng việc chuyển một bộ phận của 3 nguồn vốn trên vào ngân hàng phục vụ người nghèo là cần thiết và hợp lý. Vốn giải quyết việc làm chỉ giao cho kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay tạo việc làm cho vùng đô thị và các dự án lớn. Hai là: chính việc giao cho ngân hàng phục vụ người nghèo quản lý các nguồn vốn nói trên không những tập trung nguồn vốn về một mối, quản lý có hiệu quả cao hơn mà còn tạo điều kiện cho kho bạc Nhà nước thực hiện tốt các chức năng vốn có của nó. Ba là: Đưa nguồn vốn hỗ trợ người nghèo vào một kênh tín dụng chính thức sẽ hạn chế sự lộn xộn của kênh vốn cho người nghèo trên thị trường tài chính tín dụng nông thôn. Người nghèo được vay vốn một kênh với chính sách thống nhất như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức trả nợ Bốn là: nguồn vốn của NSNN được bảo toàn thông qua hình thành quỹ bảo toàn vốn ngân sách cấp tại ngân hàng phục vụ người nghèo. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho vùng nghèo, các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện mức sống cộng đồng. Ngân sách Nhà nước chi cho các chương trình mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội. Quan điểm sử dụng các nguồn kinh phí NS nói trên là hình thành các dự án nhỏ của các tổ chức đoàn thể cộng đồng, ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay vốn để thực hiện dự án. Nguồn ngân sách được ngân hàng phục vụ người nghèo bảo toàn vốn gốc ban đầu của nó. - Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước địa phương được trích một phần chuyển vào ngân hàng phục vụ người nghèo điạ phương để hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với người nghèo. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đã trở thành vấn đè trên bình diện quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là vốn hỗ trợ cho người nghèo không chỉ thuộc các chương trình quốc gia, mà sự đóng góp tích cực của từng địa phương là hết sức cần thiết. Tính đến ngày 31-12-2000 nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo là con số không nhỏ. Song phải hình thnàh cơ chế động viên thu hút và sử dụng nguồn vốn này thống nhất trong cả nước. Theo tôi, cơ chế đó phải thực hiện được nguyên tắc bảo toàn vốn gốc cho ngân sách, chứ không trả lãi trực tiếp cho địa phương. - Tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng người nghèo. Mặc dù phải vay mượn và ''ăn đong'' nhưng người nghèo ở nước ta luôn có tư tưởng, ý thức tiết kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ nghèo có thể tiết kiệm được, sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn cho ngân hàng phục vụ người nghèo quay vòng nó. Việc thực hiện huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm bắt buộc hoặc tự nguyện sau đây: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... ro cho ngân hàng phục vụ người nghèo phù hợp với tính ''chính sách' ' của nó Nhà nước nên cho phép trích từ ngân sách Nhà nước để cấp cho ngân hàng phục vụ người nghèo hình thành quỹ bù đắp rủi ro trên cơ sở có sự tự lực của ngân hàng phục vụ người nghèo Tức là quỹ bù đắp rủi ro được lập từ hai nguồn: ngân sách Nhà nước cấp và nguồn trích từ lợi nhuận của ngân hàng phục vụ người nghèo Song phần ngân sách. .. vốn ngân sách xây dựng nhà ở và phân phối cho người nghèo Bởi vậy cần phải có một chính sách riêng về nhà ở cho người nghèo trên cơ sở thực hiện chiến lược ''tạo đi u kiện về nhà ở cho nhân dân'' của Nhà nước Mục tiêu của chính sách nhà ở cho ngườ nghèo là làm sao tạo mọi đi u kiện để người nghèo có nhà ở Nhưng chính sách đó chỉ được thực thi trên một cơ chế nhất định từ phía Nhà nước Theo tôi chính sách. .. chính sách tiền tệ của ngân h àng Nhà nước 3. 2.2 .3 Giải pháp sử dụng vốn cho người nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo - Đối tượng được cấp tín dụng Cấp tín dụng cho người nghèo chẳng khác gì tạo cho họ chiếc cần câu để họ câu được xâu cá Để câu được xâu cá, người nghèo phải biết câu Bởi vậy tín dụng cho người nghèo cũng chỉ cấp cho ai biết sử dụng nó để tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. .. Cũng như quỹ hỗ trợ nông dân, để nâng vị trí pháp lý cho hoạt động của các quỹ tương trợ phụ nữ nghèo cũng cần có một quy chế từ phía ngân hàng Nhà nước Việt Nam Về lâu dài cần phát triển thành các ngân hàng cổ phần nông thôn hoặc đô thị 3. 3 Những đi u kiện để thực hiện các giải pháp về tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo 3. 3.1 Tạo lập môi trường chính sách và pháp lý cần thiết để các tổ chức... từ các nguồn tài trợ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo Ngân hàng phục vụ người nghèo với tư cách đại diện cho chính phủ tiếp nhận mọi nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo, tự nó đã khẳng định là tổ chức chính thức được giao nhiệm vụ thu hút các nguồn tài trợ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo Để khai thác các nguồn tài trợ cho mục tiêu nói trên, yếu tố cần thiết trước hết phải có định hướng, chính sách của Nhà. .. tài trợ Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho người nghèo ở một số nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam 3 Trình bày và phân tích rõ hệ thống các quan đi m hỗ trợ vốn cho người nghèo Các quan đi m này được đặt ra trên cơ sở các luận cứ khoa học cũng như đi u kiện thực tiễn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta Đề xuất các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo. .. đó là: Ngân hàng cho vay làm nhà với lãi suất thấp và thế chấp bằng chính ngôi nhà đó Đối với những vùng nghèo và thiên tai, việc áp dụng lãi suất thấp để cho vay làm nhà sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho ngân hàng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính quyền sở tại với tư cách thay mặt Nhà nước tại địa phương, thông qua các hội và đoàn thể kêu gọi các cơ... cho hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo Đi u đó, với sự nỗ lực riêng của ngân hàng phục vụ người nghèo là chưa đủ mà cần sự trợ giúp của Nhà nước các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội thông qua phong trào tuyên truyền khích lệ các nhà tài trợ và các nhà hảo tâm - Nguồn vốn từ quỹ bù đắp rủi ro Cấp tín dụng cho người nghèo bao giờ cũng đồng hành với rủi ro mất vốn Quả thật, khả năng... thị, Nhà nước phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng Đối với các khu vực nhà tạm, nhà ''ổ chuột'' không phải di chuyển theo quy hoạch thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí và bằng các nguồn đóng góp khác để xây dựng và cải tạo từng bước hạ tầng tối thiểu cho sinh hoạt của dân cư Về quỹ nhà công: kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, họ vẫn duy trì một quỹ nhà công riêng để giải quyết nhà ở cho người. .. Tôi đồng tình với loại ý kiến này Bởi vậy xin đề xuất một số đi m nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ người nghèo từ các quỹ nói trên như sau: - Đối với quỹ hỗ trợ nông dân Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động đối với quỹ hỗ trợ nông dân phù hợp với chính sách tín dụng cho người nghèo trên cơ . rủi ro cho ngân hàng phục vụ người nghèo phù hợp với tính ''chính sách& apos;' của nó. Nhà nước nên cho phép trích từ ngân sách Nhà nước để cấp cho ngân hàng phục vụ người nghèo. dụng. - Huy động vốn từ các nguồn tài trợ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo với tư cách đại diện cho chính phủ tiếp nhận mọi nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo, tự. thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước. 3. 2.2 .3. Giải pháp sử dụng vốn cho người nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo. - Đối tượng được cấp tín dụng. Cấp tín dụng cho người nghèo chẳng

Ngày đăng: 05/08/2014, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w