Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
197,39 KB
Nội dung
Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn trong khi cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng doanh lợi, đồng thời duy trì khả năng thanh toán (trường hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn), hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một tài sản sắp đến hạn. Danh mục tài sản và cấu trúc thời hạn của tài sản thường được xây dựng dựa trên cơ sở qui mô, cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các ngân hàng phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với sử dụng vốn cho kế hoạch mở rộng kinh doanh hoặc theo chỉ định của Chính phủ để đầu tư trong giai đoạn đó. Sự phù hợp còn thể hiện giữa lẫi suất và từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho từng nguồn vốn. Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn. d, Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn - Quản lý rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất phụ thuộc vào sự tương quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của việc sử dụng vốn với độ nhạy cảm lãi suất của huy động vốn. Rủi ro này làm thu nhập từ lãi ròng của ngân hàng giảm xuống (chi phí trả lãi > chi phí thu từ lãi). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Lãi suất luôn biên động. Các nhà quản lý ngân hàng khi đầu cơ trên những biến động này, cách thức họ làm là sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay hay mua chứng khoán có thời hạn dài hơn với kỳ vọng lãi suất hạ. Nếu đúng như dự đoán, ngân hàng có thể bán các chứng khoán có giá trị cao hơn hay giữ các khoản cho vay chứng khoán để hưởng các khoản thu nhập cao hơn thị trường. Đương nhiên là tình trạng ngược lại khi lãi suất tăng đến chừng mực nào đó thu nhập lãi không đủ bù đắp chi phí vốn. Những thay đổi khó đoán trước của lãi suất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuỳ thuộc đặc điểm của nguồn vốn và danh mục tài sản thay đổi về lãi suất có thể làm tăng hay giảm thu nhập ròng từ lãi. Vì vậy, song song với việc quản lý rủi ro lãi suất các ngân hàng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư nếu lãi suất biến động theo hướng có lợi. Để phân tích rủi ro lãi suất có rất nhiều mô hình được áp dụng, trong đó mô hình được sử dụng phổ biến nhất là phân tích khe hở (GAP analysis). Theo phương pháp này, ngân hàng quản lý thu nhập ròng từ lãi trong ngắn hạn. Rủi ro được xác định bằng cách tính chênh lệch tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất trong khoảng thời gian nhất định từ đó có thể tính được mức độ biến động của thu nhập ròng từ lãi suất thay đổi. Khe hở kỳ hạn (GAP) tương ứng với phần chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất. GAP = Tài sản nhạy cảm với lãi suất - Nợ nhạy cảm với lãi suất Sử dụng những thông tin về GAP để phân tích độ nhạy cảm với lãi suất, từ phân tích độ nhạy cảm với lãi suất các nhà quản lý có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cần huy động sao cho đảm bảo có khe hở tích cực nhằm tăng thu nhập tiền lãi ròng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Duy trì sự ổn định thu nhập từ lãi (hạn chế rủi ro lãi suất) có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh qui mô tài sản và nguồn vốn nhạy cảm hoặc sử dụng các công cụ ngoại bảng của bảng tổng kết tài sản như hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn và hoán đổi l•i suất (Swap). - Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Đối với các ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lý nguồn vốn. Nhiều ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là vì khả năng rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra. Rủi ro thanh khoản tức là ngân hàng mất khả năng chi trả cho các nguồn huy động từ bên ngoài. Có thể thấy các nguồn dài hạn như tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định ít bị rủi ro thanh khoản hơn các nguồn ngắn hạn nhất là tiền gửi thanh toán Để hạn chế, quản lý rủi ro thanh khoản căn cứ vào tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị trường nợ của mỗi ngân hàng và chính sách tiền tệ được vận hành. Hơn nữa, sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn, đa dạng hoá nguồn vốn huy động để phân tán rủi ro. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy đặc điểm của mỗi nguồn. Có thể thấy ngân hàng cần tập trung phân tích nguồn vay mượn từ NHNN và từ các TCTD khác. Các nguồn này tuy ngắn hạn song có thể có được trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thành khoản trong ngắn hạn đặc biệt là khi rủi ro thanh khoản xảy ra. Ngoài ra các nguồn mà ngân hàng có ưu thế cũng cần được xét tới. 1.2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn từ bên ngoài 1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn từ bên ngoài. Tuy vậy nếu chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu trên là chưa đủ mà cần phải xem xét thêm về các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn cả nhân tố thuộc về ngân hàng lẫn nhân tố khách quan. Các nhân tố thuộc về ngân hàng có thể thấy như: - Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động vốn Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuận tiện hơn chức không chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất. Do đó các ngân hàng nhận thấy cũng cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong huy động vốn nói riêng. Trước tiên, ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, ký quĩ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán khi các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi. Mục đích của tiền gửi trên loại tài khoản khách nhau cũng rất khác nhau như tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để giành tiền cho tiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thời hưởng lãi. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng xem xét đặc điểm đối tượng khách hàng mà ngân hàng tài trợ (xem xét nhu cầu đầu tư, hình thức tài trợ, thị hiếu của khách) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Trên cơ sở những thông tin của khách hàng trong hoạt động huy động và hoạt động sử dụng vốn, ngân hàng có thể đưa ra hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được qui mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn. Hệ thống chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm : + Huy động với qui mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao cho phù hợp, việc huy động và sử dụng vốn gắn kết với nhau ra sao. + Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới. + Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi qui mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với qui mô và cơ cấu nguồn vốn. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khách như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quĩ. + Các chính sách về tổ chức kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm làm thuận lọi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới. Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo , bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng. - Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn của chủ đóng vai trò như cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của qui mô huy động vốn. - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Ngân hàng phải dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển qui mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là một trong các nguồn lực để ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Đó là mạng lưới các chi nhánh, các điểm giao dịch với đặc thù ,vị trí, hệ thống thông tin và thiết bị khác. - Tài sản vô hình: Tài sản vô hình quan trọng nhất của ngân hàng là uy tín của nó trong hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Thuộc nhóm này phải kể đến các quan hệ mà ngân hàng đã tạo lập được với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà nước. Các khách hàng được ngân hàng huy động vốn, họ đều có tâm lý là muốn đảm bảo chắc chắn tiền của mình không bị rủi ro và có lãi. Bởi vậy, họ tìm đến những ngân hàng có uy tín, có thương hiệu lớn. Như vậy những NHTM có thương hiệu, có uy tín cao sẽ thu hút được nguồn vốn cao hơn những NHTM khác. - Tính chất sở hữu của ngân hàng: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính, chiến lược kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn. Ngoài ra: mạng lưới huy động, trình độ công nghệ ngân hàng, trình độ cán bộ cũng là những yếu tố ảnh hưởng khác. 1.2.3.2. Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của ngân hàng) Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngành ngân hàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp lý. - Việc huy động của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập dự tính của người lao động, tâm lý người gửi tiền, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế tác động trực tiếp. Có thể thấy khi nền kinh tế có sự trượt giá của đồng tiền dẫn đến việc nguồn vốn nhàn rỗi hầu như sẽ được chuyển thành những thứ có giá trị bền vững hơn (vàng bạc, kim cương ) để an toàn hơn; nhất là khi tỷ lệ trượt giá cao hơn cả lãi suất huy động thì vấn đề khai thác nguồn vốn lại càng khó khăn hơn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều chính sách, các qui định của Chính phủ và của NHTW. Thay đổi chính sách của nhà nước, của NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của một ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. - Thông tin đại chúng: chính phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng đến khả năng khai thác vốn của NHTM, bởi chính nó là thứ chuyển tải những thông tin về các chính sách, tiện ích của NHTM đến mọi người, để mọi người có thể hiểu về lợi ích của mình kho gửi tiền vào ngân hàng. - Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng qui mô huy động vốn của NHTM. - Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các TCTD hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, động sản, chứng khoán. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua chứng khoán của Chính phủ và công ty. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính- tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng khoán hoá. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong môi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diển ra dưới nhiều hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động gửi tiền có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳ hạn ( tiết kiệm bưu điện). Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của ngân hàng và nguồn vốn, chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, các phương thức tạo lập vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô, cơ cấu nguồn vốn. Chương 2: thực trạng huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP quân đội thời gian qua 2.1. Tổng quan về NHTM CP Quân đội 2.1.1. Giới thiệu chung về NHTM CP Quân đội Trong những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho hoạt động kinh tế quốc phòng nhằm thực hiện những công trình quốc phòng, dự án quốc gia của các doanh nghiệp Quân đội là rất lớn. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này của các ngân hàng còn hạn chế. Chính vì vậy, ngày 04/11/1994, NHTM CP Quân đội đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 00374/ GP-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHTM CP Quân đội là Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com một trong 5 NHTM CP có trụ sở tại Hà Nội với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Từ 20 tỷ vốn điều lệ đó đến 29/10/2004 số vốn chủ sở hữu là 398,4 tỷ, tăng 19,9 lần so với năm 1994. Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đứng đắn, NHTM CP Quân đội đ• gặt hái được nhiều thành công, không những đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với cổ đông, NHTM CP Quân đội luôn đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15 – 20%/năm. Đối với nhân viên, Ngân hàng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động. 2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp Với phương châm luôn mang lại những sản phẩm dịch vụ tiền ích đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, NHTM CP Quân đội đã không ngừng nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quân đội bao gồm: - Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản phẩm huy động vốn của NHTM CP Quân đội rất đa dạng gồm tiết kiệm và tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp. Dòng sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng gồm các sản phẩm Tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm trả trước với nhiều kỳ hạn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... chi phí ngoài lãi, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng từ 18% - 27 % tổng chi Bảng 5: Lợi nhuận sau thuế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 20 00 20 01 20 02 2003 29 /10/04 Tổng thu 141.356 Tổng chi 87.650105.068 1 62. 108 21 6.186 154. 329 25 5.538 183.075 28 2.9 12 191.704 LNTT 53.70657.03961.857 72. 46391 .20 8 Thuế thu nhập DN 17.18618 .25 219.79 423 .18 829 .186 LNST 36. 520 38.787 42. 06349 .27 5 62. 022 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh,... Năm 20 01 Năm 20 02 Năm 20 03 29 /10/04 1 .Vốn huy động + Tiền gửi của các TCKT-XH + Tiền gửi của các tầng lớp dân cư + Tiền gửi của các TCTD khác 18,19 913.308 501 .27 1 16, 52 284.983 7,18 785.838 16,06 + Tiền vay của các TCTD khác 2 Vốn và quĩ của ngân hàng 3 Nguồn khác Nguồn vốn Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 20 01 đến 29 /10/04 Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động có qui mô lớn và. .. NHTM CP Quân đội cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế - Thẻ ngân hàng: Nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, năm 20 04, Ngân hàng đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus cho khách hàng Thẻ này mang lại cho khách hàng những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các Ngân hàng khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch... động an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển thì việc tăng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là hết sức cần thiết Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu Đơn vị: %năm sau/năm trước Chỉ tiêu 20 01 20 02 2003 29 /10/04 Vốn và quỹ Ngân hàng 125 111 Vốn điều lệ 122 110 122 118 Tổng tài sản 115 131 109 1 32 122 117 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán của NHTM CP Quân đội qua các năm) Như... cán bộ chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ hiện đại, Ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với mức giá cả cạnh tranh hợp lý với thủ tục nhanh chóng thuận tiện Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi - Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác... - TCKT-XH - Dân cư Năm 20 02 Năm 20 03 29 /10/04 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - TCTD khác 2 Tg kỳ hạn dưới 12 tháng - TCKT-XH - Dân cư - TCTD khác 3 Tg kỳ hạn trên 12 tháng - TCKT-XH - Dân cư - TCTD khác 4 Tiền vay -Vay hỗ trợ đặc biệt -Nhận vốn để cho vay đồng tài Tổng Nguồn:Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Quân đội từ năm 20 01 đến 29 /10/04 Tiền gửi không... đây là nguồn vốn được huy động bằng nội tệ VND Trong vốn huy động của NHTM CP Quân đội thì ngoài đồng VND, ngân hàng còn huy động vốn ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD và EUR) So với nguồn vốn nội tệ, nguồn ngoại tệ nhỏ hơn có tỷ trọng 48 ,25 % so với 51,75% năm 20 01; 45,89% so với 54,11% năm 20 02; 33,75% với 66 ,25 % năm 20 03; và tính đến 29 /10/04 chỉ còn 32, 27% so với 67,73% Như vậy, nguồn ngoại tệ đang... tổng nguồn vốn thì vốn huy động có qui mô lớn và tăng qua các năm Năm 20 02, vốn huy động tăng 22 % so với năm 20 01; năm 20 03, vốn huy động tăng 12% so với năm 20 02; đến 29 /10/04, vốn huy động tăng 25 % so với năm 20 03 Vốn huy động về cơ cấu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn Năm 20 01 chiếm 76,95%; năm 20 02 chiếm 78,61%, năm 20 03 chiếm 80,67%, tính đến 29 /10/04 chiếm 76,34% nhưng được dự báo tăng mạnh trong hai... từ 9 2- 9 8 điểm/100 điểm Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Quân đội được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 20 01 20 02 2003 29 /10/04 KH04 - Vốn chủ sở hữu 25 0,9 127 8,88340 398,45 420 +Vốn điều lệ 20 9,0 522 9,0 528 0 330 + Vốn bổ sung 41,86 49,83 60 68,45 70 - Vốn. .. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Vốn huy động Đơn vị: % + 22 + 12 + 25 + Tiền gửi của các TCKT-XH + 39 - 18 + Tiền gửi của các tầng lớp dân cơư + 21 + 24 + 29 + 47 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tiền gửi của các TCTD khác - 76 + Tiền vay của các TCTD khác + 68 - 12 + 176 + 16 +5 Như vậy, về quy mô thì nguồn tiền gửi của các TCKT-XH chiếm tỷ trọng cao nhất . Version - http://www.simpopdf.com Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 20 01 20 02 2003 29 /10/04 KH04 - Vốn chủ sở hữu 25 0,91 27 8,88 340 398,45 420 +Vốn điều lệ 20 9,05 22 9,05. thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi. - Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều. của ngân hàng) Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngành ngân hàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp lý. - Việc