CẤP CỨU HO RA MÁU pptx

8 785 3
CẤP CỨU HO RA MÁU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CẤP CỨU HO RA MÁU I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Ho ra máu là ho khạc, ộc ra máu khi ho, mà máu đó xuất phát từ dưới nắp thanh môn trở xuống ( nói cách khác ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới thoát ra ngoài qua miệng). - Cần phân biệt với : xuất huyết tiêu hóa, chảy máu từ hầu họng, răng miệng. 2/ Cơ chế ho ra máu: - Do dập vỡ động mạch hệ thống: đây là nguyên nhân hay gặp, gặp trong K phế quản, tổn thương phá hủy(lao), viêm và xơ, giãn phế quản, Apxe ộc mủ máu. - Do dập vỡ động mạch phổi lớn ở trong phế quản -> Chảy máu ồ ạt, kịch phát, thường gặp trong chấn thương. - Ho ra máu nguồn gốc từ tuần hoàn phổi: Do tăng áp lực ở chổ nối TM phổi và ĐM phế quản ( ở đoạn dừng lại Vonhayeck), cơ chế này thường gặp trong phù phổi huyết động, nhồi huyết phổi - Chảy máu trong phế nang: do tổn thương màng phế nang- mao mạch, thường gặp trong hội chứng Goopasture, Lupus ban đỏ rải rác. - Do rối loạn đông máu trong các bệnh nội khoa: Bạch cầu cấp, mạn; suy tủy, thiếu máu, nhược sản tủy, sử dụng thuốc chống đông kéo dài. 3/ Nguyên nhân: 3.1/ Tổn thương Phổi- phế quản: - Lao phổi: Thường do phá hủy hang, lao xơ hang, di chứng lao phổi. Ho ra máu thường có đuôi khái huyết. - K phế quản: Ho ra máu thường số lượng ít, màu mận chín hoặc lẫn đờm. - Giãn phế quản: Gặp trong GPQ thể khô, BN ho ra máu tái diễn nhiều lần và kéo dài. - Nhiễm khuẩn phổi – phế quản: Apxe phổi vỡ ộc ra máu và mủ, ngoài ra còn gặp trong viêm phổi hoại tử, viêm phế quản xuất huyết. 3.2/ Nguyên nhân tim mạch: - Hẹp khít van 2 lá, suy tim trái, cao áp động mạch phổi, nhồi máu phổi. 3.3/ Bệnh lý cơ quan tạo máu và rối loạn đông máu: Bạch cầu cấp, mạn; suy tủy, thiếu máu, nhược sản tủy, rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông kéo dài. 3.4/ Chấn thương, sức ép, sóng nổ, vết thương thấu phổi, sốt xuất huyết và ho ra máu không rõ nguyên nhân. 4/ Mức độ : - Mức độ nhẹ : < 50 ml/24h - Mức độ vừa : 50-200 ml/ 24h - Mức độ nặng: > 200 ml/24h -> Nếu 1 lần ho ra máu >= 100ml thì củng xếp vào mức độ nặng. II - NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ: - Bất động - An thần - Cầm máu - Giảm ho - Điều trị căn nguyên - Kháng sinh. 1/ Bất động: - Tư thế BN: Nằm buồng yên tĩnh, thoáng khí, tránh gió lùa, Nằm đầu thấp, nghiêng về bên tổn thương: Cơ sỡ xác định bên tổn thương ( đau ngực bên nào?, khám thấy các triệu chứng bên nào? hỏi xem đã điều trị chưa?) - Khi BN hết ho ra máu thì đặt nằm tư thế Fowler - Không được vận chuyển BN khi không có chỉ định. - Cho BN thở Oxy, - Lấy máu XN cấp cứu: HC, HST, Hematocrid, nhóm máu, máu đông, máu chảy - Chế độ ăn: ăn lỏng, ăn nguội, chườm đá. - Theo dõi : Mạch, HA, nhiệt độ, theo dõi số lượng và số lần ho ra máu, tích chất máu. - Bất động đến sau ho ra máu 48h thì chuyển hộ lý C1->C2. 2/ An thần: -Gacdenal0,02g x 1-2ô/ 24h TM hoặc 0,1g x 2-4v/24h -Diazepam10mg x 1ô/24h IM; hoặc Viên 5mg x 1-2v/24h. -Seduxen 10mg x 1ô/24h tiêm IM. -Cocktailytickhi ho ra máu mức độ nặng Cocktailytic( Gacdenal 20mg x 1ô + Aminazin 25mg x 1ô+ Pipolphen 50mg x 1ô) pha đủ10ml, tiêm IM mỗi lần 2ml, cứ 4h tiêm 1 lần -> Để BN ngủ lơ mơ không để ngủ sâu. 3/ Cầm máu: * Bất động BN tuyệt đối. * Tinh chất hậu yên của Bò: Post-hypophyse: Glanduitrin, Pituitrin, Hypantyl - Tác dụng: Co mao mạch trung ương, giãn mạch ngoại vi , cầm máu - LL&CD: ống 5 UI/1ml + 20ml Glucose 30% x 4h/lần tiêm TMC 7-10p; Glanduitrin 20 UI pha 250ml Glucose 5% truyền TM chậm 0,2- 0,4UI/phút tùy mức độ. * Cầm máu theo cơ chế đông máu, chống tan sợi tơ huyết: -Hemocaprol ống 10ml=2g x 1-2ô/24h( có thể dùng tới 5ô/8h) truyền hoặc tiêm TM( pha với NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%) + CCĐ: khi có huyết khối, suy thận, có thai 6 tháng đầu. -Transamin:Viên nén 500mg; ống 50mg/5ml + Liều trung bình 1000mg/24h. -Wincynol: Có tác dụng co mao mạch. -Vitamin K: - TD: tăng tổng hợp prothrombin ở gan - LL&CD: Vitamin K1 5mg x 4-8ô/24h IM + Thuốc đông y: Cỏ nhọ nồi, huyết hư thán, trắc bách diệp, tam thất nam sao đen… 4/ Giảm ho: Nhóm Codein: Tecpin-codein 4v/24h Sinecod hoặc Paxeladin 3v/24h 5/ Điều trị căn nguyên: - Do lao thì dùng phác đồ chống lao - Do GPQ thì cắt thùy phổi… - KPQ thì điều trị như chỉ định giai đoạn KPQ. 6/ Bắt buộc dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm Vì có một phần máu còn rơi rớt trong phế quản là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển 7/ Phòng chống trụy mạch, suy hô hấp: *Nếu dùng phác đồ trên vẫn không cầm được máu thì phải: ·Truyền máu tươi: mục đích để lấy các thành phần đông máu trong máu, do đó chỉ truyền 250ml + CĐ truyền máu: H/C < 2,5T/l, HST < 60g/l ·Tắc mạch cấp cứu ·Phẩu thuật cấp cứu: cắt thùy hoặc phân thùy BS. Nguyễn Văn Thanh . CẤP CỨU HO RA MÁU I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Ho ra máu là ho khạc, ộc ra máu khi ho, mà máu đó xuất phát từ dưới nắp thanh môn trở xuống ( nói cách khác ho ra máu là hiện tượng máu. Khi BN hết ho ra máu thì đặt nằm tư thế Fowler - Không được vận chuyển BN khi không có chỉ định. - Cho BN thở Oxy, - Lấy máu XN cấp cứu: HC, HST, Hematocrid, nhóm máu, máu đông, máu chảy -. lần ho ra máu, tích chất máu. - Bất động đến sau ho ra máu 48h thì chuyển hộ lý C1->C2. 2/ An thần: -Gacdenal0,02g x 1-2ô/ 24h TM ho c 0,1g x 2-4v/24h -Diazepam10mg x 1ô/24h IM; ho c

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan