Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
166,82 KB
Nội dung
CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BỆNH PARKINSON Phân chia giai đoạn bệnh Parkinson của Hoehn and Yahr (Hoehn and Yahr Staging of Parkinson's Disease) 1. Giai đoạn một 1. Các dấu hiệu và triệu chứng chỉ có ở một bên. 2. Các triệu chứng đều nhẹ. 3. Các triệu chứng gây bất tiện cho bệnh nhân nhưng chưa gây ra tàn phế. 4. Thường có run ở 1 chi thể. 5. Bạn bè nhận thấy thay đổi về dáng điệu, vận động, và biểu cảm nét mặt. 2. Giai đoạn hai. 1. Các triệu chứng có ở cả hai bên 2. Tàn phế ở mức độ tối thiểu 3. dáng đứng và đi bị thay đổi 3. Giai đoạn ba 1. vận động thân thể chậm chạp một cách rõ rệt 2. Mất thăng bằng sớm khi đứng hoặc khi đi 3. Rối loạn chức năng lan tỏa ở mức độ trung bình 4. Giai đoạn bốn 1. Các triệu chứng nặng nề 2. Bệnh nhân vẫn còn có thể đi bộ một đoạn ngắn 3. Cứng đờ và chậm vận động 4. Không thể sống một mình được nữa 5. Run có thể ít hơn so với những giai đoạn trước đó 5. Giai đoạn năm 1. giai đoạn suy mòn 2. Tàn phế hoàn toàn 3. Không thể đứng hoặc đi 4. Đòi hỏi chăm sóc điều dưỡng liên tục Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson Unified Parkinson's Disease Rating Scale (UPDRS) Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson (UPDRS) gồm ba mục lớn là 1) tâm trạng, cách xử sự, và tính khí, 2) các hoạt động sống hàng ngày (ADL) 3) vận động. Cách đánh giá là bằng phỏng vấn. Một số mục lại phải chia lẻ ra theo từng chi thể (chân hoặc tay). Tổng điểm lớn nhất là 199 điểm. 199 biểu thị cho tình trạng tàn phế nặng nhất (tàn phế hoàn toàn), 0 nghĩa là không có tàn phế. I. Tâm trạng, cách xử sự và tính khí Suy giảm trí tuệ 0-không có 1-mức độ nhẹ (tính hay quên thường xuyên nhưng vẫn dễ dàng nhớ lại từng phần của sự kiện) 2-Mất trí nhớ mức độ trung bình kèm mất định hướng và giải quyết các vấn đề phức tạp một cách khó khăn ở mức độ trung bình 3- Mất trí nhớ mức độ nặng kèm mất định hướng với thời gian và thường với cả không gian, suy giảm nặng khả năng giải quyết các vấn đề 4- Mất trí nhớ mức độ nặng vẫn còn định hướng được với chỉ bản thân mình, không thể suy xét hay giải quyết vấn đề. Rối loạn tư duy 0-không có 1-mơ mộng sống động 2-ảo giác "lành tính" vẫn còn tự kìm giữ được 3-ảo giác hoặc hoang tưởng, từ mức độ thỉnh thoảng tới mức thường xuyên, không tự kìm giữ được, có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày. 4-Ảo giác, hoang tưởng liên tục, hoặc loạn thần hưng cảm. Trầm cảm 0-không có 1-các giai đoạn buồn bã hoặc mặc cảm tội lỗi nhiều hơn so với bình thường, không bao giờ kéo dài quá vài ngày hay một tuần 2-trầm cảm kéo dài trên 1 tuần 3-các triệu chứng thực vật (mất ngủ, biếng ăn, chán nản mất nghị lực, sút ký) 4-các triệu chứng thực vật kèm theo khuynh hướng tự sát Tính năng động/sáng kiến 0-bình thường 1-trở nên thiếu quả quyết, thụ động hơn trước 2-mất tính sáng kiến, chủ động hoặc mất hứng thú với những hoạt động mà bệnh nhân vốn có thể tự chọn lựa muốn làm hay không. 3- mất tính sáng kiến, chủ động hoặc mất hứng thú với những hoạt động thông lệ thường ngày của chính bệnh nhân 4-lãnh đạm sống thu mình, mất hoàn toàn các động lực sống và làm việc II. Các hoạt động sống hàng ngày Nói 0-bình thường 1-bị ảnh hưởng nhẹ, người nghe vẫn hiểu dễ dàng 2-ảnh hưởng ở mức độ trung bình, có thể phải yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu nói 3-Bị ảnh hưởng nặng, thường xuyên phải yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu nói 4-Không thể hiểu được bệnh nhân nói gì trong hầu hết thời gian nói của bệnh nhân Tiết nước miếng 0-bình thường 1-Tăng tiết nhẹ nhưng rõ ràng, có thể có chảy dãi vào ban đêm 2-Tăng tiết nước bọt ở mức trung bình, hoặc chảy nước dãi (ban ngày) ở mức rất nhẹ (tối thiểu) 3-chảy nước dãi nhiều Nuốt 0-bình thường 1-hiếm khi bị nghẹn 2-đôi khi bị nghẹn 3-cần phải ăn thức ăn mềm 4-Phải đặt thông (mũi – dạ dày hoặc thông dạ dày) nuôi ăn Chữ viết tay 0-bình thường 1-chữ hơi nhỏ, hoặc viết hơi chậm 2-Tất cả các chữ viết đều nhỏ nhưng vẫn dễ dàng đọc được 3-Bị ảnh hưởng nặng, không phải tất cả các chữ viết đều dễ đọc được 4-Hầu hết là không thể đọc được Cắt thức ăn hoặc cầm nắm đồ dùng nhà bếp 0-bình thường 1-chậm một chút và vụng về một chút nhưng vẫn không cần ai trợ giúp 2-Vẫn còn khả năng cắt hầu hết các món ăn, chỉ cần giúp đỡ chút ít 3-Thức ăn cho bệnh nhân cần phải được cắt sẵn, nhưng bệnh nhân vẫn tự ăn được 4-Phải được người khác đút cho ăn mặc quần áo 0-bình thường 1-hơi chậm một chút nhưng không cần ai giúp 2-đôi khi cần giúp đỡ để cài nút áo hoặc xỏ tay áo 3-Cần giúp đỡ trong phần lơn việc mặc quần ao, nhưng vẫn còn tự làm được vài động tác 4-Không thể mặc quần áo nếu không được giúp đỡ Vệ sinh 0- bình thường 1- hơi chậm một chút nhưng không cần ai giúp 2-Cần trợ giúp khi tắm gội hoặc làm vệ sinh rất chậm chạp 3-Cần trợ giúp khi rửa, đánh răng, khi đi vào trong nhà tắm 4-Không thể tự mình làm vệ sinh cá nhân được Xoay người trên giường hoặc chỉnh sửa quần áo ngủ 0- bình thường 1- hơi chậm một chút nhưng không cần ai giúp 2-có thể tự xoay trở người hoặc chỉnh sửa lại tấm trải giường, nhưng rất khó khăn. 3-Có thể khởi động việc xoay trở người hoặc chỉnh sửa tấm trải giường, nhưng không thể hoàn tất được một mình 4-Không thể tự làm được Té ngã – không liên quan với chứng đông cứng 0-không té ngã 1-rất hiếm khi té 2-Thỉnh thoảng bị té, nhưng dưới 1 lần trong 1 ngày 3-Trung bình là 1 lần trong 1 ngày 4-Nhiều hơn 1 lần trong 1 ngày Chứng đông cứng khi đang đi 0-Bình thường 1-Hiếm bị, có thể có khởi động kiểu ngắc ngứ ngập ngừng. 2-Đôi khi bị té ngã do đông cứng 3-Thường xuyên bị đông cứng, đôi khi té ngã 4-Thường xuyên bị té ngã do đông cứng Đi bộ 0-Bình thường 1-Khó đi ở mức độ nhẹ, kéo lê chân hoặc giảm đong đưa tay khi đi 2-Khó đi ở mức độ trung bình, nhưng chưa cần dìu đỡ 3-Khó đi nặng, cần phải dìu đỡ 4-Hoàn toàn không thể đi lại dù có dìu đỡ Run 0-Không 1-Run nhẹ và không thường xuyên, không gây cản trở cho bệnh nhân 2-Run ở mức độ trung bình, gây trở ngại cho bệnh nhân 3-Run nặng, gây trở ngại tới nhiều loại hoạt động của bệnh nhân 4- Run rõ rệt, gây trở ngại tới nhiều loại hoạt động của bệnh nhân Những than phiền về cảm giác có liên quan tới chứng Parkinson 0-không có 1-Thỉnh thoảng có tê bì, châm chích và đau nhẹ [...]...2-Thường có, nhưng chưa gây khổ sở cho bệnh nhân 3-Thường xuyên có cảm giác đau 4-Đau nặng nề III Khám vận động Nói 0-bình thường 1-Mất nhẹ khả năng diễn đạt, phát âm, âm lượng 2-Nói đơn điệu về âm thanh (đều đều), nói líu nhíu nhưng vẫn hiểu được, suy giảm ở mức độ trung bình 3-Suy giảm rõ rệt, khó hiểu được lời nói của bệnh nhân 4-Không thể hiểu được bệnh nhân nói gì Biểu thị nét mặt 0-Bình thường... thị nét mặt 0-Bình thường 1-Giảm biểu cảm nhẹ, có thể vẻ mặt lạnh lùng 2- Giảm biểu cảm nhẹ nhưng bất thường rõ rệt 3- Giảm biểu cảm trung bình, đôi khi trễ môi (hở miệng) 4-Mặt đờ đẫn, môi dưới tách ra cách môi trên 1/4 inch hoặc hơn nữa, kèm theo mất biểu cảm nét mặt hoàn toàn *Run khi nghỉ Mặt 0-Không có 1-Run nhẹ và không đều 2-Run nhẹ và thấy có hầu hết thời gian 3-Run trung bình và thấy có hầu hết... và/hoặc có giảm biên độ 2-Suy giảm mức độ trung bình Rõ ràng và nhanh mệt, thỉnh thoảng có thể ngừng lại 3- Suy giảm mức độ nặng Thường bị ngắc ngứ và ngừng lại 4-Thực hiện nghèo nàn *Đứng lên từ ghế (bệnh nhân đứng dậy với hai tay khoanh trước ngực) 0-Bình thường 1-Chậm, có thể cần gắng đứng dậy hơn 1 lần mới được 2-Phải đẩy tay xuống ghế (pushes self up from arms or seat) 3-Khuynh hướng té ngả ngửa, . Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson Unified Parkinson& apos;s Disease Rating Scale (UPDRS) Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson (UPDRS) gồm ba mục lớn là 1) tâm trạng, cách. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BỆNH PARKINSON Phân chia giai đoạn bệnh Parkinson của Hoehn and Yahr (Hoehn and Yahr Staging of Parkinson& apos;s Disease) 1. Giai đoạn một 1. Các dấu hiệu. khí, 2) các hoạt động sống hàng ngày (ADL) 3) vận động. Cách đánh giá là bằng phỏng vấn. Một số mục lại phải chia lẻ ra theo từng chi thể (chân hoặc tay). Tổng điểm lớn nhất là 199 điểm. 199