Rối loạn hành vi- đái dầm Các biểu hiện triệu chứng Cha mẹ hoặc giáo viên có thể yêu cầu được giúp đỡ để quản lý những hành vi bùng nổ của bệnh nhân. Các đặc trưng để chẩn đoán Mô hình thống nhất của các hành vi xâm phạm bất thường hoặc bướng bỉnh như sau: Đánh nhau Thô bạo Nói dối Côn đồ Trộm cắp Phá hoại Trốn học -Hành vi phải được nhận định dựa trên những dặc điểm bình thường của lứa tuổi và nền văn hóa. -Rối loạn hành vi có thể kết hợp với những stress ở nhà và ở trường. Chẩn đoán phân biệt Một vài hành vi bạo lực có thể trong giới hạn bình thường. Các quy định không nhất quán hoặc xung đột trong gia đình, hoặc sự giám sát không phù hợp ở trường, có thể góp phấn tạo nên hành vi bùng nổ. Hành vi bùng nổ có thể gây nên bởi trạng thái trầm cảm, khó khăn trong học tập, tình trạng kinh tế của gia đình khó khăn, hoặc xung đột giữa cha mẹ và con cái. Có thể gây ra cùng với loạn tăng động. Nếu rối loạn tăng động và giảm chú ý nổi trội, xem Rối loạn tăng động. Các hướng dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: -Các quy định có hiệu quả phải rõ ràng và nhất quán, không nên thô bạo. -Tránh những hình phạt. Việc khen ngợi những hành vi tích cực có tác dụng hơn. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: -Hỏi về lý do của hành vi bùng nổ. Thay đổi những tình huống đã làm trẻ có hành vi đó càng nhiều càng tốt Khuyến khích cha mẹ có tác động phản hồi tích cực hoặc khen ngợi đối với những hành vi tốt Cha mẹ phải đưa ra những quy định nhất quán. Họ cần đặt ra những giới hạn rõ ràng và nghiêm ngặt đối với những hành vi xấu và nên thông báo với trẻ trước về những hậu quả nếu chúng vượt qua những giới hạn đó Khuyên cha mẹ thảo luận cách thực hiện kỷ luật này với các giáo viên của trẻ Người thân, bạn bè hoặc cộng đồng có thể hỗ trợ trong việc đưa ra những quy định nhất quán. Thuốc: Không có phương pháp điều trị thuốc nào cả. Khám chuyên khoa: Cần cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu các rối loạn hành vi kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp nêu trên. Đái dầm Các biểu hiện triệu chứng Đi tiểu thường xuyên ra giường hoặc quần áo. Các đặc trưng để chẩn đoán Giảm khả năng kiểm soát tiểu tiện (chú ý: việc đái dầm ban đêm là bình thường đến 5 tuổi). Đái dầm thường là: -Không tự chủ, mặc dù đôi khi cố ý. -Có thể liên tục từ lúc sinh, hoặc kế tiếp theo sau một giai đoạn bí đái. -Đôi khi xuất hiện cùng với các rối loạn hành vi và cảm xúc nói chung. -Có thể xuất hiện sau những sự kiện gây chấn thương hoặc stress. Chẩn đoán phân biệt Hầu hết những trường hợp đái dầm không có nguyên nhân thực thể (đái dầm nguyên phát), nhưng đái dầm có thể thứ phát sau: -Tổn thương thần kinh (gai đôi cột sống) lúc đó đái dầm xuất hiện cả ban ngày. -Đái tháo đường hoặc thuốc lợi tiểu có thể gây đa niệu hoặc đái vãi. -Động kinh. -Bất thường cấu trúc đường tiết niệu. -Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính. -Rối loạn cảm xúc. Đánh giá ban đầu cần bao gồm việc xét nghiệm nước tiểu. Nếu việc tiểu tiện diễn ra bình thường ban ngày và đái dầm là vấn đề duy nhất, thường là không cần làm thêm các xét nghiệm khác. Chỉ dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình -Đái dầm chỉ là một phần trong sự chậm phát triển. Nó thường có tính di truyền. -Tiên lượng tốt. Điều trị thường có hiệu quả. -Đái dầm thường không nằm trong sự kiểm soát chủ động của trẻ. Đái dầm ban đêm thường xuất hiện trong khi trẻ ngủ. -Các hình phạt hoặc mắng mỏ không có tác dụng giúp đỡ mà còn làm tăng sự rối loạn về cảm xúc. Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình -Buộc đứa trẻ tham gia một phần vào quá trình điều trị của chính mình. Nếu có thể, đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó và tự giải quyết vấn đề (ví dụ: thay quần áo, quần ngủ và tự lau dọn giường). -Buộc trẻ ghi những đêm không đái dầm lên quyển lịch. -Khen ngợi và khuyến khích những lần thành công. -Trấn an nếu trẻ thấy lo lắng về việc đi vệ sinh (ví dụ: đêm tối, nhà vệ sinh ở xa nhà). -Nếu có, để hệ thống báo thức đơn giản để đánh thức trẻ bị đái dầm và có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Đảm bảo rằng trẻ thức giấc và đi tiểu ở nhà vệ sinh khi chuông báo thức kêu. Có thể cần sử dụng biện pháp này trong 12 tuần. -Các bài tập để tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang khi thức rất có ích (cố cưỡng lại cảm giác buồn tiểu tiện càng lâu càng tốt, dừng tiểu giữa bãi). Thuốc men Không nên sử dụng đều đặn thuốc mặc dù nó có thể giúp đỡ khi trẻ có nhu cầu đặc biệt cần khô ráo. Các thuốc có hiệu quả bao gồm imipramine (25-50mg 2 tiếng trước lúc đi ngủ) hoặc thuốc chống co thắt bàng quang (Genurine). Khám chuyên khoa Cần cân nhắc tham khảo ý kiến các nhà tâm lý học và tâm thần học: -Nếu đái dầm xảy ra kết hợp với xung đột gia đình mạnh mẽ hoặc những rối loạn cảm xúc nặng. -Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, đái rắt suốt ngày, hoặc bất thường ở dòng nước tiểu. -Nếu vấn đề còn tồn tại khi trẻ trên 10 tuổi. . Rối loạn hành vi- đái dầm Các biểu hiện triệu chứng Cha mẹ hoặc giáo viên có thể yêu cầu được giúp đỡ để quản lý những hành vi bùng nổ của bệnh nhân. . có nguyên nhân thực thể (đái dầm nguyên phát), nhưng đái dầm có thể thứ phát sau: -Tổn thương thần kinh (gai đôi cột sống) lúc đó đái dầm xuất hiện cả ban ngày. -Đái tháo đường hoặc thuốc. khoa: Cần cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu các rối loạn hành vi kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp nêu trên. Đái dầm Các biểu hiện triệu chứng Đi tiểu thường xuyên ra giường