1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ" pot

29 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 183,92 KB

Nội dung

VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ” NGUYỄN XUÂN TẾ Tiến sĩ Khoa học chính trị, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Từ mấy thập kỷ cuối thế kỷ vừa qua, sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất đã phá vỡ mọi hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người về mọi mặt giữa các quốc gia. Điều này đã khiến các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tùy thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế đẩy quốc tế hóa kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Phân công lao động quốc tế dẫn đến phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các quốc gia khác làm phân xưởng của mình đặng lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của các nước, thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất phát triển nhanh chóng Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tất cả các dân tộc trên thế giới, năm 1997, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra nhận xét: “Sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nước đang phát triển là một trong những nét nổi bật của quá trình mở rộng thương mại và trao đổi vốn trên thế giới trong mười năm qua”. Thật vậy, nhịp độ hội nhập của nền kinh tế thế giới thực tế đã tăng nhanh đáng kể trong những thập kỷ gần đây cùng với những bước phát triển sâu rộng của thương mại trên khắp toàn cầu trong mọi lĩnh vực, có nghĩa là không chỉ trao đổi hàng hóa mà cả trao đổi dịch vụ và vốn nữa. Trào lưu này không phải hoàn toàn mới lạ và chúng ta đã từng thấy một hiện tượng tương tự vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, toàn cầu hóa ngày nay tác động sâu sắc đến một số lượng đông đảo các nước, không chỉ ở Mỹ, ở châu Âu, mà còn ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nữa. Chính quy mô địa lý của trào lưu hiện nay đã thúc giục chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của phong trào này. Về vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, ở nước ta nhiều nhà nghiên cứu có uy tín cũng đã đề cập và cùng thống nhất nhận định là trong mấy thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng về thông tin đã dẫn đến bước phát triển nhảy vọt là toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế. Quả vậy, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, từ phân công theo sản phẩm chuyển dần sang phân công theo chi tiết của sản phẩm. Chẳng hạn hãng Bôinh đã sử dụng 600 công ty ở các nước khác nhau để sản xuất các chi tiết, linh kiện của máy bay Bôinh 747, hoặc một xe ô tô con của hãng Vônphaghen (Đức) được lắp ráp bằng các chi tiết do các chi nhánh của nó sản xuất ở 16 nước. Rất rõ ràng là các nền kinh tế quốc gia quan hệ chằng chịt, đan xen lẫn nhau đến mức tạo ấn tượng rằng kinh tế thế giới là một “mạng lưới” khổng lồ, rất đa dạng, không thuần nhất, trong đó các nền kinh tế quốc gia là những điểm nút, vừa bảo vệ tính tự chủ, vừa tác động lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của cả “mạng lưới”. Thêm vào đó là sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ở Nhật Bản, nguyên Thủ tướng Obuchi đề ra mục tiêu của phát triển công nghệ thông tin là đến năm 2005 tạo ra một xã hội trong đó mọi người có thể sử dụng các dịch vụ Internet và thu thập, xử lý và gửi thông tin một cách tự do tùy ý. Một dẫn chứng nữa là sự tăng lên nhanh chóng của việc sử dụng điện thoại di động ở Nhật bản, đặc biệt là sự bùng nổ dữ dội của loại điện thoại di động i-mode do NTT DoCoMo cung cấp. Đây có thể là một điềm báo trước cho sự kết thúc của một kỷ nguyên, trong đó máy tính cá nhân là một nền móng thống trị duy nhất đối với những người sử dụng công nghệ thông tin. Cũng cần phải chú ý là sự phát triển của các công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…) đã làm thay đổi chất lực lượng sản xuất của loài người, đã đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đã tạo thành kinh tế tri thức, hình thành mạng tính toàn cầu. Chính sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại đã rút ngắn đến mức cao các khoảng cách, thậm chí còn rỡ bỏ các hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các vùng trên thế giới. Các thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu hơn. Những sản phẩm của Nike và Virgin được toàn thế giới biết đến. Những thành tựu phát triển như mạng Internet đã làm cho thế giới trở thành “một ngôi làng toàn cầu” trong tương lai gần. Kết quả thật sự là hàng hóa và dịch vụ có thể được phát triển, được mua, được bán, và trong nhiều trường hợp, thậm chí còn được giao nhận qua các mạng lưới điện tử. Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi thế về tiết kiệm chi phí, tính hiệu quả và thâm nhập thị trường hơn những phương pháp mang tính vật lý truyền thống. Ngoài ra còn phải kể đến sự phát triển và bành trướng của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia, lực lượng chi phối toàn cầu hóa. Các công ty này là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất và tư bản. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các công ty lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thấy rõ sự khẩn thiết phải sáp nhập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thế giới hiện nay có 60.000 công ty xuyên quốc gia với khoảng 500.000 chi nhánh ở nước ngoài có tổng doanh số trên 10.000 tỉ USD, chiếm gần 40% tổng sản phẩm của thế giới, kiểm soát 60% tổng thương mại thế giới, 80% FDI, 90% thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trên thế giới. Luân chuyển giữa các công ty xuyên quốc gia và trong nội bộ các công ty ấy chiếm gần 2/3 tổng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài chính quốc tế. Sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia này nhiều khi có thể làm khuynh đảo cả nền kinh tế của một quốc gia, thách thức và làm suy yếu vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Sau nữa, cũng cần kể thêm vai trò của các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, trước hết là: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các tổ chức này có vai trò ngày càng to lớn đối với quá trình toàn cầu hóa. Sự ra đời của chúng là kết quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, do nhu cầu của toàn cầu hóa kinh tế, nhưng đến lượt mình, chúng lại trở thành nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế cả bề rộng lẫn chiều sâu. WTO là một thể chế kinh tế toàn cầu chi phối hơn 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới. Chức năng chủ yếu của WTO là điều hành và thực thi các hiệp định thương mại đa phương và hiệp định giữa một số bên cấu thành WTO; hoạt động với tính chất một diễn đàn cho các cuộc thương lượng mậu dịch đa phương tìm kiếm các giải pháp xử lý tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia, và hợp tác với các thiết chế quốc tế khác liên quan tới hoạch định chính sách toàn cầu. Nhưng trong thực tế hoạt động của mình, WTO không dừng ở phạm vi thương mại mà đã can thiệp sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, vượt qua mọi biên giới quốc gia, áp đặt lên toàn thế giới những luật lệ có lợi cho sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Cũng trên phương hướng ấy, IMF và WB cũng can thiệp sâu vào các nước thông qua các luật lệ của mình về tín dụng, tài chính, đầu tư. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc IMF và WB tham gia giải quyết khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Thái Lan, Inđônêxia, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Braxin… trong thời gian vừa qua. Có thể nói IMF, WB và WTO là những tổ chức đặt dưới sự chi phối của chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu, là những công cụ của các công ty xuyên quốc gia, của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, là những công cụ của toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, Maicơn Brâu, Chủ tịch mạng lưới thông tin thế giới thứ ba đã có lần nói, “WB và IMF được dàn dựng để phục vụ cho chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ”. 2. Về tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế Theo những nội dung vừa trình bày ở trên, ta thấy toàn cầu hóa là xu thế khách quan đi tới hình thành nền kinh tế thế giới, trong đó các quốc gia có sự liên kết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn cầu dưới sự chi phối của những tập đoàn tư bản đa quốc gia và xuyên quốc gia. Toàn cầu hóa kinh tế có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả. Các quốc gia, các dân tộc khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế trước hết vì muốn tìm kiếm trong đó những lợi ích cho chính mình. Nhưng những [...]... mà toàn cầu hóa kinh tế mang lại cho các nước đang phát triển Tuy nhiên, trong khi một số nền kinh tế đã biết tận dụng toàn cầu hóa thông qua việc đề ra các chiến lược phát triển dựa trên quyết tâm mở cửa kinh tế và xuất khẩu như đã thấy trình bày ở trên thì một số nền kinh tế khác dường như vẫn còn đứng ngoài lề Thực tế khác biệt này được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau của toàn cầu hóa (tài... trào chống toàn cầu hóa cứ tiếp tục được duy trì cho đến lần họp Diễn đàn kinh tế Đavốt hồi đầu năm nay Diễn đàn này, được thành lập từ năm 1971, là một thể chế độc lập với các tổ chức quốc tế khác, trong đó các chính khách, các nhà kinh doanh, các học giả thảo luận và đề xuất chính sách đối với những vấn đề kinh tế thế giới và những vấn đề có liên quan Ngay sau khi mới ra đời, Diễn đàn kinh tế Đavốt... hỏi mang tính sinh tồn đối với vận mệnh tiền đồ của mọi quốc gia 3 Việt Nam và vấn đề toàn cầu hóa kinh tế Văn kiện của Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích... trong nước và chủ quyền kinh tế Ở vào thế bất lợi hơn khi tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang phát triển không thể tránh khỏi các chính sách mang tính áp đặt, hoặc sức ép từ phía các nước giàu trên nhiều vấn đề Do những chính sách và những đòi hỏi bất hợp lý được phát ra từ các nước phát triển, đặc biệt là từ Mỹ như: tự do đầu tư, tự do cạnh tranh, v.v… đang là những vấn đề gay gắt trong đó... môn hóa của họ Một thực tế nữa buộc ta phải thừa nhận là trào lưu toàn cầu hóa song hành cùng tình trạng chênh lệch nghiêm trọng giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn tồn tại dai dẳng Phát biểu về vấn đề này, nhà nghiên cứu Francoise Nicolas đã chỉ ra Đông Á là khu vực duy nhất rút ngắn được khoảng cách về mức sống với các nền kinh tế phát triển: mức thu nhập tính theo đầu người của khu vực này đã... Kleir, người Canada, nữ tác giả cuốn “No logo” được xem như thánh kinh của những người chống toàn cầu hóa cùng nhiều người khác nữa Mùa thu năm 1989, khi Bộ trưởng các nước từ khắp thế giới họp hội nghị của WTO ở Seattle, 50.000 người chống toàn cầu hóa đã kéo đến đấy Tổ chức đứng ra phối hợp hành động là “Diễn đàn quốc tế về toàn cầu hóa có trụ sở ở California Chiến thuật của họ khá mới mẻ và có hiệu... trao đổi hàng hóa và dịch vụ toàn cầu không ngừng giảm sút từ 5% vào năm 1950 xuống còn 2% vào năm 1998 (WTO 1999) Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tính theo GDP cũng giảm xuống Hơn nữa, xuất khẩu luôn tập trung vào các sản phẩm sơ đẳng, còn quan hệ mậu dịch thì ngày càng đi xuống Vấn đề chủ yếu mà các nền kinh tế châu Phi phải đương đầu chính là cơ cấu sản xuất công nghiệp và mức độ chuyên môn hóa của họ Một... hướng toàn cầu hóa diễn ra không êm ả, mà thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nhóm nước chính: các nước phát triển và các nước đang phát triển Nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Anh đã cung cấp cho chúng ta những số liệu cụ thể (Tạp chí Cộng sản số 6 tháng 3 năm 2000) để chứng rõ về phía các nước đang phát triển, sau một thời gian tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế... số năm tham gia toàn cầu hóa, nợ nần của các nước đang phát triển ngày thêm chồng chất và khoản nợ này quả là đồ sộ (trên 2000 tỉ USD) Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) về tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô: 38%, Inđônêxia: 65%, Philippin: 53%, Thái Lan: 63%; Malaixia: 51% Một điểm sau cùng cần lưu ý là do nền kinh tế chưa đủ sức chịu... nhanh chóng đóng vai trò một động lực quan trọng thúc đẩy các chính sách tự do hóa thương mại, trở thành nơi tụ họp của hơn 1000 công ty và tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới Điều đáng lưu ý là chưa bao giờ tại Hội nghị của Diễn đàn kinh tế Đavốt, vốn được xem là nơi khởi xướng và thúc đẩy tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, người ta lại nói nhiều đến mặt trái của quá trình này nhiều như thế Cũng . toàn cầu hóa. Sự ra đời của chúng là kết quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, do nhu cầu của toàn cầu hóa kinh tế, nhưng đến lượt mình, chúng lại trở thành nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa kinh. VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ” NGUYỄN XUÂN TẾ Tiến sĩ Khoa học chính trị, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Từ mấy thập kỷ cuối thế. này. Về vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, ở nước ta nhiều nhà nghiên cứu có uy tín cũng đã đề cập và cùng thống nhất nhận định là trong mấy thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN