1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn nguyễn trãi

30 13,2K 307

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

Đối với chương trình THPT, ta lại có thể thấy những tri thức về tácgia Nguyễn Trãi cùng đề tài “Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn ông”chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, càng cần thiết

Trang 1

Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

Học sinh lớp 10 Văn – Khóa 2013-2016

Bắc Ninh, ngày 26 tháng 1 năm 2014

Trang 2

11 II Tư tưởng nhân nghĩa trong lịch sử trung đại 6

12 III Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi 7

13 Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA TRONG

THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

7

14 1 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng yêu nước thương

dân

8

15 2 Tư tưởng nhân nghĩa gắn với khát vọng hòa bình và

được thể hiện bằng những việc làm sâu săc 19

16 3 Tư tưởng nhân nghĩa gắn với thái độ đề cao coi trọng

con người, đặc biệt là nhân dân lao động 22

Trang 3

“nghĩa” – 81 lần Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụngđến 140 lần Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảngtrong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa”.

Đối với chương trình THPT, ta lại có thể thấy những tri thức về tácgia Nguyễn Trãi cùng đề tài “Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn ông”chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, càng cần thiết trong quá trình học tậpnâng cao chuyên sâu Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đờiNguyễn Trãi nói chung và tư tưởng nhân nghĩa của ông nói riêng Thếnhưng với vị thế và ảnh hưởng của ông đối với lịch sử thì việc nghiên cứu

về Nguyễn Trãi là một đề tài không bao giờ cũ Nó không chỉ giúp cho bảnthân những người tiến hành mà còn giúp cả những cá nhân khác hiểu thêm

về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Chính vì như vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài báo cáo là “Tưtưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi” để góp một phần nhỏ bé vàoviệc khai thác, đánh giá và làm rõ hơn tư tưởng nhân nghĩa của ông, đểchứng minh thêm sức sống lâu bền của nó trong chiều dài lịch sử dân tộc

Trang 4

Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần làm nền tảng cho những nhà chính trịtương lai xây dựng tư tưởng nhân nghĩa cho mình Từ việc tìm hiểu tưtưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng ta sẽ vận dụng tư tưởng của ôngvào điều kiện hiện nay, phát huy những ý tưởng tích cực và tiến bộ, phùhợp với điều kiện của đất nước để xây dựng đất nước Việt Nam ngày cànggiàu đẹp hơn.

II Lịch sử vấn đề:

Với vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng cũng như ý nghĩa của nó đối

với sự nghiệp cách mạng nước nhà, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn

Nguyễn Trãi không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại luôn là mảnh

đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là một dòng nước chưa bao giờ cạn đốivới các nhà nghiên cứu Số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộcđời Nguyễn Trãi là rất đồ sộ Một số bài viết của các tác giả sau đây sẽgiúp chúng ta thấy rõ điều đó:

- “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” – Nguyễn Tài Như (Chủ biên)

- “Lịch sử tư tưởng chính trị” – Dương Xuân Ngọc (Chủ biên)

- “Nguyễn Trãi – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoáthế giới” của tác giả Nguyễn Tường Minh

- “Nguyễn Trãi – Nhà chính trị và văn hoá thiên tài” của tác giảNguyễn Đổng Chi

- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc” củaViện văn học

- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – Người anh hùng dân tộc vĩ đại – Nhà vănhoá kiệt xuất” của Phạm Văn Đồng – Vị Nguyên Giáp (NXB Sự thật)

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn củaNguyễn Trãi với những tên tuổi lớn như Đặng Thai Mai, Nguyễn Khuê,Xuân Diệu… rất nhiều những bài viết, những tiểu luận, những công trìnhnghiên cứu khác mà chúng tôi chưa biết đến Với báo cáo khoa học này,trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của những người đi trước,chúng tôi xin góp phần bổ sung vào lịch sử vấn đề thêm một cách nhìn mới

về đề tài : Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi Từ đó khẳng

định tài năng, vai trò, vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Trãi chonền văn học dân tộc

Trang 5

III Phạm vi đề tài

Có thể nói, thơ văn Nguyễn Trãi cũng giống như một mảnh đất màu

mỡ mà người đời sau có kì công cày xới cũng không thể thấy hết được giátrị Song, với phạm vi một đề tài nhỏ, vốn hiểu biết còn hạn hẹp và tuổi đời

ít ỏi, chúng tôi chỉ giới hạn đề tài này trong tư tưởng nhân nghĩa – một vấn

đề thiết yếu trong chương trình THPT

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cụ thể là tư tưởng yêu nướcthương dân, tư tưởng thân dân là tư tưởng cốt lõi được nhà văn hoáNguyễn Trãi thể hiện trong nhiều tác phẩm thuộc loại chính luận và trữ

tình như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,

Lam Sơn thực lục , Băng Hồ di sự lục, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập Những bài thơ viết trong thời gian mười năm phiêu bạt tìm đường

cứu nước như Loạn hậu cảm tác, Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Quy

Côn Sơn chu trung tác, Hải khẩu dạ bạc, Ký cữu Dịch (Dị) Trai Trần công, Thanh minh, Quan hải, Thính vũ, Thần Phù hải khẩu, Thu dạ khách cảm, Tặng hữu nhân v.v… cũng là những bài thơ ăm ắp một nỗi niềm sâu

nặng đối với nhân dân, đối với quê hương Những bài thơ viết lúc kháng

chiến mới thành công như Hạ tiệp cũng thể hiện tinh thần dân chủ, luôn

luôn chăm lo cho dân, và cả những bài thơ viết khi không còn điều kiện để

thi thố tài năng, thực hiện hoài bão như Ngẫu thành, Tức cảnh, Mạn

hứng cũng mang nặng nỗi niềm dân nước Ngoài ra, trong Chiếu răn thái

tử và bài thơ Quan hải, ông cũng rất đề cao vai trò của nhân dân, sức mạnh

của lòng dân đối với vận mệnh nước nhà Không chỉ vậy, tư tưởng nhânnghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở lòng nhân ái đối với kẻ thù, ta

có thể thấy rất rõ điều này qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

IV.Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành chuyên đề về “Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ vănNguyễn Trãi” này, chúng tôi đã dựa trên các phương pháp khảo sát, thống

kê, phân tích, tổng hợp, lí giải… Đồng thời bài viết cũng kế thừa kết quả

Trang 6

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và một số bài tham khảo có nội dungliên quan đến đề tài.

B.Phần nội dung

Chương 1: MẤY VẤN ĐỀ CHUNG

I Về tác gia Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), quê gốc ở làng Chi Ngại,huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) Ông

là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại củaTrần Nguyên Đán

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dướitriều Hồ Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãitham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại áchMinh thuộc Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bàytính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong

vụ án Lệ Chi Viên Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oancho ông

Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự

phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam Ông cũng là một danh nhânvăn hoá Thế Giới – Danh nhân văn hóa đầu tiên của dân tộc Sáng tác củaông không chỉ có ở những áng văn xuôi chính luận mẫu mực, ở nhữngtrang thơ Nôm chứa đựng những thành tựu đột khởi của thơ ca Tiếng Việt

ở chặng đầu mà còn rung động lòng người bởi lí tưởng nhân nghĩa tiến bộvượt tầm thời đại

II Tư tưởng nhân nghĩa trong lịch sử trung đại

Trang 7

Trong lịch sử trung đại, nhân nghĩa là tư tưởng mang tính chất cốt lõicủa Nho giáo do Khổng Tử đề xướng Chữ Nhân của Khổng Tử với chữNghĩa của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành những nguyên lý đạo đức và chínhtrị của giai cấp phong kiến nhằm củng cố nội bộ và xác định địa vị thốngtrị của nó đối với nhân dân Vì vậy, chữ Nhân và Nghĩa lại được những nhàvăn hóa dân tộc Việt Nam ta từ Trương Hán Siêu , Nguyễn Trung Ngạncho đến Chu Văn An , Phạm Sư Mạnh hiểu theo ý nghĩa rộng rãi và tíchcực , vượt ra khỏi nhận thức và nhãn quan của Nho gia

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là nhân nghĩa “Nhân” là họcthuyết trung tâm của Khổng Tử “Nhân” chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa conngười với con người nói chung, có thể nói cốt lõi của “nhân” là thươngngười yêu người “Nghĩa” cũng chỉ mỗi quan hệ tốt đẹp giữa con người vơicon người nhưng lại gắn với Tam cương ngũ thường Cụ thể hơn, nghĩađược hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải làm, cho dù điều đó

có hay không đem lại lợi ích cho người thực hiện, việc làm phải xuất phát

tự trong tâm, muốn đem lại lợi ích cho cả cộng đồng Nói một cách đơngiản, nhân nghĩa có thể hiểu là tấm lòng yêu thương con người và biết làmđiều phải

Nhân và Nghĩa là hai mặt của một đức tính, không bao giờ tách rời

mà luôn đi đôi với nhau, tạo nên một nguyên lí đạo đức mang tính thời đại,

có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc thống trị của giai cấp phong kiến.Trong xã hội phong kiến, giai cấp thống trị dùng nhân nghĩa như mộtnguyên lí đạo đức nhằm củng cố địa vị và quyền lực của mình Tuyệtnhiên, nguyên lí đạo đức ấy chỉ dành riêng cho một bộ phận trong xã hộiphong kiến, đó là tầng lớp quý tộc phong kiến chứ không dành cho tầnglớp xã hội nào khác, đặc biệt là tầng lớp nhân dân

III Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng tư tưởng Nhân nghĩa củaNguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo mà trực tiếp nhất là tư tưởng củaKhổng Tử và Mạnh Tử

Tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo và cả Phật giáo, kết hợp với sựsáng tạo độc đáo, Nguyễn Trãi đã khiến cho tư tưởng nhân nghĩa của mình

mang một màu sắc dân tộc rất riêng: Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền

Trang 8

với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình, gắn liền với thái độ đề cao, coi trọng con người, đặc biệt là người dân lao động.

Nếu như tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo không xuống đến dân, khônggắn với quyền lợi của dân, không vì dân, chỉ gắn với những tầng lớp trên

của xã hội (Nhân nghĩa bất hạ thứ dân) thì với Nguyễn Trãi, Nhân và

Nghĩa không phải là những tiêu chuẩn đạo đức chỉ dành cho riêng mộtthiểu số ưu Việt và cao quý nào, nhân và nghĩa là lòng yêu thương nhândân, là sức mạnh để chiến thắng hung tàn và cường bạo Mở đầu bình Ngô

đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết : “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu

phạt trước lo trừ bạo” Đây chính là tuyên ngôn về quan điểm nhân nghĩa

của Nguyễn Trãi Nhưng cũng lại chính vì thế mà chí nhân, đại nghĩa lại lànền tảng của tư tưởng bao dung độ lượng đối với kẻ thù đã đầu hàng VớiNguyễn Trãi, Nhân nghĩa về thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dântộc ta mà nội dung là coi trọng con người, coi trọng nhân dân, coi trọng sựnhân ái giữa con người với con người, coi trọng sự hòa hiếu giữa các dântộc

Nhân nghĩa – đó là một nguyên lý mà Nguyễn Trãi coi như bất di bấtdịch - một lý tưởng sống, lý tưởng viết xuyên suốt cuộc đời và cả sựnghiệp văn chương của ông – cũng bởi lẽ đó mà nó được nâng lên thànhmột lý tưởng vô cùng cao đẹp trong cuộc đời

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có một vị trí vô cùng quantrọng, là một tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ nội dung sáng tác củaông Có lẽ tư tưởng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng, theo suốt sự nghiệpsáng tác của Nguyễn Trãi, bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi ở cả thơ văn chữHán lẫn thơ văn chữ Nôm, ở cả văn chương chính luận lẫn thơ văn nghệthuật , ở cả những sáng tác trong thời chiến lẫn những sáng tác trong thờibình, ở trong mọi hoàn cảnh: cả khi còn áo mũ xênh xang tại triều lẫn lúc

rũ áo từ quan về Côn Sơn ở ẩn…

Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA

TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

1 Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng yêu nước thương dân

Trang 9

Lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành tư tưởng cốt lõi xuyên suốt toàn

bộ các sáng tác của Nguyễn Trãi, nó trở thành nguồn cảm hứng theo suốt

sự nghiệp sáng tác của ông, chi phối thơ văn Nguyễn Trãi ở cả thơ vănchính luận lẫn thơ văn nghệ thuật, ở cả thơ văn chữ Hán lẫn thơ văn chữNôm Nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắnchặt với tư tưởng vì dân và an dân:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”…

(“ Bình Ngô đại cáo”)

“…dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”

“…đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp

cốt để yên dân”

Đọc thơ văn Nguyễn Trãi ta thấy được yêu nước thương dân củaNguyễn Trãi có những nét tương đồng với yêu nước thương dân của vănhọc trung đại mà trước hết đó là niềm tự hào dân tộc sâu sắc Chúng ta đãtừng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt làtiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước ViệtNam do vua Nam làm chủ Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủquyền của nước Đó là tiếng nói đanh thép khẳng định chủ quyền dân tộcthể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”

( “Nam quốc sơn hà”)

Niềm tự hào dân tộc còn được thể hiện ở niềm tự hào của vua LíCông Uẩn khi nói về Đại La -mảnh đất trù phú hứa hẹn đầy tương lai:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương : Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao

mà thoáng Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng tất mực phong phú tốt tươi Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa Thật đúng là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

Trang 10

(“Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn)

Đó còn là niềm tự hào về đất nước có nhiều cảnh trí tươi đẹp - cảnhchiều nơi thôn quê yên bình:

“ Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”

(Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”-Trần Nhân

Tông)

Đó là niềm tự hào dân tộc trong văn học trung đại còn trong thơ vănNguyễn Trãi? Nguyễn Trãi đã nêu đầy đủ các mặt tự hào chân chính củadân tộc Việt Nam qua áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” Ông tựhào về nền văn hiến được hình thành và phát triển qua một quá trình lịch sửmấy ngàn năm có thuần phong mỹ tục mang bản sắc riêng có lịch sử và chế

độ riêng

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.”

về nhà nước phong kiến có mấy trăm năm độc lập ở các triều đại Đinh, Lí,Trần,… có các bậc anh hùng hào kiệt làm rạng danh non sông:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một

phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Ông còn tự hào về chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặcngoại xâm của dân tộc ta:

“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”,

Trang 11

về sức mạnh kì vĩ phi thường với tốc độ tiến quân tràn đầy khí thế chiếnthắng như vũ bão của quân ta:

Đánh hai trận tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô,

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”

Hơn thế, ông còn thể hiện niềm tự hào của mình qua những câu thơviết về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đó là vẻ lung linh huyền ảo của núi DụcThuý:

“Cửa biển có núi tiên

Năm xưa lối về quen Non bồng rơi cõi tục Mặt nước nổi đài sen Bóng tháp hình trâm ngọc Tóc mây ánh tóc huyền Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo Bia rêu lốm đốm nền”

(“Núi Dục Thuý”)

Đó còn là bức tranh mộc mạc, dân dã với hương vị đồng quê đượcthể hiện ở bài “Thuật hứng-24”:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen”,

là bức tranh hùng vĩ về cảnh sắc ở cửa biển Bạch Đằng:

Trang 12

“Ngạc chặt kình băm non lởm chởm,

Giáo chim gươm gãy bãi giăng giăng.”

(“Cửa biển Bạch Đằng”) Không chỉ vậy tấm lòng yêu nước của các nhà thơ, nhà văn trung đạicũng như là Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở thái độ căm thù giặc sâu sắc.Căm thù giặc xuất phát từ hiểu dân, thương dân, đứng về phía dân để tốcáo tội ác của giặc

Đọc “Hịch tướng sĩ” ta thấy lòng căm thù giặc sôi sục lên trong conngười vị đại tướng khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan triều đình quốcthể bị làm nhục:

“Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà

sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, đẻ vơ vét của kho có hạn Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Lí Thường Kiệt đã nêu rõ quyết tâm tiêu diệt giặc để bảo vệ nền độclập nước nhà:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Câu thơ là lời hỏi tội đanh thép cớ sao bọn nghịch tặc lại làm trái vớiđạo trời sang xâm lược nước ta, tác giả đã cảnh báo chúng nếu chúng cốtình ngang nhiên xâm phạm thì chắc chắn phải chuốc lấy sự đại bại Đócũng là lời khẳng định ý chí, quyết tâm sắt đá của quân và dân ta trước kẻthù xâm lược

Đau lòng trước cảnh đất nước bị làm nhục, lòng căm thù giặc sâu sắccàng khiến cho ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù sôi sục

Trang 13

trong con người Trần Quốc Tuấn, ông đã kêu gọi tướng sĩ của mình hãy từ

bỏ thái độ bàng quang vô trách nhiệm, thói ăn chơi hưởng lạc khi đất nướclâm nguy bằng một quyết tâm chuyên tâm tập luyện cung tên để “ngườingười phải như Bàng Mông, nhà nhà phải như Hậu Nghệ, chỉ có cách đómới bảo vệ thái ấp mãi mãi vững bền”

Nguyễn Trãi cũng là con người mà cả một cuộc đời thiết tha với đấtnước, với nhân dân Khi đất nước bị quân Minh xâm lược lòng ông đauđớn, xót xa, căm giận tột độ và thề không đội trời chung với kẻ thù :

Ngậm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

( “Bình Ngô Đại Cáo”) Lòng căm thù giặc cháy bỏng trong lòng ông , khiến ông quên ăn,mất ngủ, luôn nghiền ngẫm binh thư để tìm ra phương thức đánh giặc chođất nước:

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh Ngẫm từ trước đến nay,lẽ hưng phải đắn đo càng kĩ

Những trằn trọc trong cơn mộng mị chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

(“ Bình Ngô Đại Cáo ’’)

Và “tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông” Càng yêunước càng lo cho vận nước khó khăn Nguyễn Trãi càng căm giận kẻ thù :

Phần thì giận hung đồ ngang dọc Phần thì lo vận nước khó khăn

Cũng chính vì căm giận kẻ thù nên Nguyễn Trãi đã vạch trần , tố cáonhững tội ác man rợ của chúng Đó là tội thừa nước đục thả câu, mượn gió

bẻ măng, cấu kết với bọn bán nước sang xâm lược nước ta với chiêu bài

“phù Trần diệt Hồ”:

“Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.’’

Ông còn tố cáo sự tàn sát nhân dân thậm tệ và man rợ của giặc Minh:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Trang 14

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”

tố cáo cả sự vơ vét bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, đẩy nhân dân đếnbước đường cùng:

“Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá

mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước

độc Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê

chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho

vừa Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.”

Đó đều là những tội ác tàn bạo trời không dung đất không tha:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

Tự hào dân tộc sâu sắc, lại chứng kiến cảnh đau thương của nhân dânkhiến lòng căm thù giặc càng dâng cao đến cao độ, không thể cùng chungsống trong một trời đất với giặc:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.”

Trang 15

Thái độ căm hờn, phẫn uất của Nguyễn Trãi đối với bọn giặc cướpnước càng gay gắt, ta càng thấy tình yêu thương vô hạn của Nguyễn Trãidành cho đất nước, nhân dân.

Càng yêu nước, càng căm thù giặc bao nhiêu thì những nhà thơ, nhàvăn trung đại và cả Nguyễn Trãi lại càng quyết tâm chiến đấu và chiếnthắng kẻ thù bấy nhiêu

Tinh thần quyết chiến quyết thắng ấy được quân và dân ta : “Nay ta

dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lòng anh hùng tận lực, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc” (trích “Thư dụ

Vương Thông lần nữa”)

Bởi lòng căm thù giặc trời khôn thấu:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

(trích “Bình Ngô đại cáo”)Nên tác giả thể hiện rõ một quyết tâm hành động:

Khó ngặt qua ngày xin sống Xin làm đời trị mỗ thái bình

(Trích “Tự thán” bài số 28)

Hay một ý chí cao cả:

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng

(Trích “Bảo kính cảnh giới” bài số 5)

Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù,trừ bạo ngược cho dân:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

Ta gắng trí khắc phục gian nan.

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

(Trích “Bình Ngô đại cáo”) Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặpkhông ít khó khăn khi mà quân thù đương mạnh ta lại thiếu nhân tài, hiềntài, quân lương lại không đủ ,…

Ngày đăng: 04/08/2014, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w