Các đề thi được sưu tập lại và tổng hợp đối với quản trị tài chính. Các bạn có thể tham khảo rất hay, đã được giải và cụ thể hóa để các bạn nắm bắt và đạt kết quả cao đối với môn quản trị tài chính. Chúc các bạn thành công.
Câu 1 (2 điểm). Công ty X dự định tăng 270 tỷ đồng vốn để đầu tư thiết bị mới và vốn lưu động vào đầu năm 2013. Có 2 phương án đang được xem xét, phát hành cổ phiếu thường ở mức giá ròng là 60 ngàn đồng một cổ phiếu, hoặc phát hành trái phiếu với mức lãi suất 12%. Bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trước khi huy động vốn như sau: Bảng tổng kết tài sản vào 31/12/2012 (đơn vị: tỷ đồng) Tài sản lưu động Tài sản cố định ròng Tổng tài sản 900 450 1350 Các khoản phải trả Vay ngắn hạn ngân hàng Nợ lưu động khác Tổng nợ lưu động Nợ dài hạn (LS 10%) Vốn góp cổ phần (mệnh giá 3 ngàn đồng) Thu nhập giữ lại Tổng vốn nợ và vốn chủ sở hữu 172.5 255 225 652.5 300 60 337.5 1350 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Kết thúc vào ngày 31/12/2012 (tỷ đồng) Doanh thu Chi phí hoạt động Thu nhập trước lãi và thuế (10%) Trả lãi của nợ ngắn hạn Trả lãi của nợ dài hạn Thu nhập trước thuế Thuế suất công ty Thu nhập sau thuế 2475 2227.5 247.5 15 30 202.5 81 121.5 Phân phối xác suất của doanh thu hàng năm như sau: Xác suất Doanh thu (tỷ đồng) 0.3 0.4 0.3 2250 2700 3150 Giả sử rằng thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) của công ty bằng 10% doanh thu, hãy tính thu nhập cổ phiếu (EPS) dưới mỗi phương án huy động vốn (phát hành vốn nợ và phát hành cổ phiếu) ở mỗi mức doanh thu. Sau đó tính EPS kỳ vọng và độ lệch chuẩn của EPS trong mỗi phương án huy động vốn. Tính hệ số nợ (DR) và hệ số trả lãi (TIE) ở mức doanh thu kỳ vọng mỗi phương án . Nếu vốn nợ vẫn duy trì như cũ, phương án huy động vốn nào bạn đề nghị công ty chọn và tại sao? Câu 2 (2 điểm) Công ty Y đang nghiên cứu mức tài sản lưu động tối ưu vào năm tới. Nhà quản lý mong muốn doanh thu tăng xấp xỉ 200 tỷ đồng sau khi đã đầu tư thêm vào tài sản lưu động. Tổng tài sản cố định là 100 tỷ đồng, công ty dự kiến duy trì hệ số nợ là 60%, lãi suất hiện tại Công ty đang phải trả là 8% cho cả nợ dài hạn lẫn nợ ngắn hạn. Có 3 phương án đầu tư vốn lưu động liên quan đến mức vốn lưu động dự kiến đang được xem xét: (1) chính sách thắt chặt, mức vốn lưu động bằng 45% doanh thu; (2) chính sách trung dung, mức vốn lưu động bằng 55% doanh thu và (3) chính sách nới lỏng , mức vốn lưu động bằng 60% doanh thu. Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) ước tính bằng khoảng 12% doanh thu, và thuế suất thu nhập công ty bằng 25% 1. Hãy tính ROE kỳ vọng ở mỗi mức vốn lưu động khác nhau. 2. Tình huống này cho rằng doanh thu kỳ vọng độc lập với chính sách vốn lưu động. Theo bạn giả định này có hợp lý không? Bạn hãy giải thích câu trả lời của bạn. 3. Rủi ro của công ty sẽ bị tác động bởi các chính sách vốn lưu động như thế nào? Câu 3 (3 điểm) DEI là một công ty cổ phần đại chúng lớn dẫn đầu thị phần sản phẩm hệ thống định vị toàn cầu. Công ty đang nghiên cứu một dự án xây dựng một nhà máy mới ở nước ngoài để sản xuất ra dòng sản phẩm. Đây là một dự án 5 năm. Công ty đã mua một số đất đai ở đây 3 năm với giá $4 triệu để làm nơi chứa chất thải hóa học, nhưng nó xây một hệ thống ống dẫn chất thải hóa học an toàn. Đất ở đó tuần rồi được định giá $5.1 triệu. Trong 5 năm giá trị sau thuế của đất đai sẽ là $6 triệu, nhưng công ty vẫn giữ lại cho một dự án trong tương lai. Công ty muốn xây dựng một nhà máy sản xuất mới trên miếng đất ấy. Nhà máy và thiết bị cần $35 triệu để xây dựng. Giá trị thị trường của các chứng khoán của công ty hiện tại như sau: 1 - Vốn nợ: 240 ngàn trái phiếu với lãi suất 7.5% năm, còn 20 năm sẽ đáo hạn, đang giao dịch với giá bằng 94% mệnh giá, trái phiếu có mệnh giá $1000, và trả lãi nửa năm một lần. - Cổ phiếu phổ thông: 9 triệu cổ phiếu đang lưu hành với giá $71/cổ phiếu với hệ số Beta là 1.2 - Cổ phiếu ưu đãi: 400 ngàn cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành với giá $81/cp, lợi suất 5.5%/năm. Phần bù rủi ro thị trường là 8% và lãi suất phi rủi ro là 5% DEI chọn GM làm nhà bảo lãnh phát hành, và GM yêu cầu khoản phí là 8% của lượng phát hành cổ phiếu phổ thông mới, 6% đối với phát hành cổ phiếu ưu đãi mới, và 4% đối với phát hành vốn nợ mới. Khoản phí này đã bao gồm phí gián tiếp, trực tiếp và lợi nhuận của GM.GM đề nghị DEI phát hành thêm cổ phiếu phổ thông để có vốn xây dựng nhà máy mới. Thuế suất thu nhập của DEI là 35%. Dự án cần $1.300.000 đầu tư vốn lưu động ròng ban đầu để có thể đi vào hoạt động. Cho rằng GM huy động toàn bộ vốn từ nguồn bên ngoài để tài trợ cho dự án mới. 1. Hãy tính CF tại thời điểm 0 2. Dự án mới có rủi ro hơn các dự án hiện có của DEI bởi vì nhà máy được đặt ở nước ngoài. Ban quản lý tăng suất chiết khấu thêm 2%. Hãy tính suất chiết khấu thích hợp dùng để đánh giá dự án. 3. Nhà máy có thời gian sử dụng 8 năm và công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Vào cuối năm thứ 5, nhà máy và thiết bị có thể thanh lý với giá $6 triệu. Hãy tính giá trị còn lại sau thuế của nhà máy và thiết bị. 4. Công ty sẽ phải trang trải $7 triệu chi phí cố định hàng năm. Nhà máy có thể sản xuất 18.000 sản phẩm mỗi năm và bán với giá $10.900/sản phẩm, chi phí sản xuất biến đổi trên một sản phẩm là $9.400. Hãy xác định dòng tiền hoạt động của dự án. 5. Hãy tính sản lượng hòa vốn của dự án 6. Hãy tính NPV của dự án và cho biết dự án có nên được đầu tư hay không? Câu 4 (3 điểm)Yếu tố nào dưới đây khuyến khích công ty sử dụng nhiều vốn nợ trong cơ cấu vốn. Bạn cần giải thích sự lựa chọn của mình: a. Thuế suất thu nhập công ty tăng b. Thuế suất thu nhập cá nhân tăng c. Tài sản công ty giảm tính thanh khoản d. Thay đổi trong luật phá sản làm giảm chi phí phá sản e. Thu nhập công ty biến động nhiều hơn 1. NOPAT – Net Operating Profit After Tax Thông thường ra sử dụng chỉ số NI (Net Income) để đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức một cách nhanh nhất (Công ty tôi lời bao nhiêu sau khấu hao, lãi vay, thuế, cổ tức ưu đãi…). Điều này là tốt nhưng trong một số tình huống firm sử dụng vốn nợ quá nhiều => lãi vay nhiều. Càng nhiều nợ thì NI càng nhỏ do đó NI chưa chắc đã một tham số tốt để đo lường hiệu quả hoạt động của firm. Ví dụ đơn giản như vinashin nhé, bây giờ cty hoạt động đang lỗ giả sử 10 ngàn tỷ, giám đốc mới lên giúp giảm tỷ lệ lỗ xuống còn 2 ngàn tỷ. Như thế khiến NI âm nhưng giảm dần đều. Do đó từ quan điểm này có một tham số khác để đo lường hiệu quả hoạt động của firm tốt hơn đó là NOPAT. NOPAT = EBIT*(1-T) NI= EBT(1-T) 2. NOWC – Net Operating Working Capital – Vốn lưu động hoạt động thuần Để một firm có thể hoạt động tốt cần có nguồn tài sản (asset) hỗ trợ. Các hoạt động thông thường của 1 firm về đơn giản là nhận tiền từ khách hàng, trả tiền cho nhân công, supplier. Các dòng tiền vào và ra này không đều cho nên thường thì các firm đều có một khoản tiền ký gởi trong ngân hàng. Những tài sản ngắn hạn (short-term asset) được sử dụng trong các hoạt động ngắn hạn của firm được gọi là tài sản lưu động (operating current asset). Không phải tất cả tài sản đều là tài sản lưu động. Cổ phần của những chứng khoán ngắn hạn không thuộc tài sản lưu động. NOWC = Working Capital – Nợ ngắn hạn không chịu lãi. NOWC = (Tiền + Khoản phải thu KH + Tồn kho) – (Khoản phải trả nhà cung cấp + Khoản phải trả khác) NOWC được tính từ bảng cân đối kế toán (balance sheet) 3. Working Capital hay còn gọi là Current Asset – Tài sản lưu động Chỉ số này được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán (balance sheet) Tài sản lưu động = Tiền mặt + khoản phải thu KH + tồn kho 4. Net Working Capital (NWC) hay gọi là vốn lưu động thuần 2 NWC = Working Capital – Nợ ngắn hạn NWC đo lường khả năng thanh khoản của cty và được tính từ bảng cân đối kế toán (balance sheet). 5. Total Common Equity – Tổng giá trị vốn chủ sở hữu Tổng giá trị vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị cổ phần thường + Lợi nhuận giữ lại. 6. BVPS – Book Value Per Share – Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu BVPS = Total Common Equity / Số cổ phiếu thường đang lưu hành. Chỉ số này hiển thị trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nên nhớ rằng Tổng giá trị vốn chủ sở hữu cũng được tính từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 7. EPS – Earning Per Share – Lợi nhuận kiếm được trên mỗi cổ phiếu EPS = NI / Số cổ phần thường EPS được tính dựa trên Income Statement. 8. DPS – Dividens Per Share – Cổ tức trên mỗi cổ phần DPS = Cổ tức trả cho cổ đông thường / tổng số cổ phần thường 9. CFPS – Cash Flow Per Share – Dòng tiền trên mỗi cổ phần CFPS = (NI + D&A)/ Số lượng cổ phần thường NI: Lãi ròng D&A: Khấu hao và khấu trừ 10. OCF – Operating Cash Flow – Dòng tiền hoạt động OCF = NOPAT + Khấu hao OCF = EBIT(1-T) + Khấu hao 11. NCF – Net Cash Flow – Dòng tiền thuần NCF = NI + Khấu hao NCF Dòng tiền thực sự mà firm tạo ra. 12. FCF – Free Cash Flow – Dòng tiền tự do Dòng tiền tự do là dòng tiền thực tế phân phối cho nhà đầu tư. Đây là dòng tiền có được sau khi mua TSCĐ, sản phẩm mới, vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động firm. FCF = OCF – Đầu tư vào hoạt động vốn = NOPAT + Khấu hao – (Chi phí vốn + Chênh lệch vốn hoạt động thuần) = EBIT(1-T) + Khấu hao – [(Tăng lên mua TSCĐ + Khấu hao) + Delta(NOWC2 - NOWC1)] 13. ROIC – Return On Invested Capital Tỷ số ROIC phản ánh firm hoạt động kinh doanh có sinh lời hay không. ROIC = NOPAT / Operating Capital 14. Dt – Cổ tức kỳ t Chia cổ tức là một điều diễn ra và là động lực để các nhà đầu tư đầu tư vào firm. Trong tính toán tài chính được biểu thị bằng Dt, với t là thời gian từ kỳ 0 đến kỳ n. D0: cổ tức chia cho cổ đông tại kỳ đầu, đã chia. D1: cổ tức chia cho cổ đông kỳ 1, năm tiếp theo, kỳ vọng, chưa xảy ra. Do kỳ vọng của mỗi investor khác nhau nên ngoài D0 thì các Dt khác nhau đối với mỗi investor. 15. Pt – Giá cổ phiếu P0: giá cổ phiếu thị trường thực sự ngày hôm nay (thời điểm hiện tại) (market price today) P^t: giá cổ phiếu kỳ vọng (expected) tại thời kỳ t. 3 P0 là giá trị cổ phiếu thực tế (instrinsic, fundamental, value), P1 là giá cổ phiếu kỳ vọng khi kết thúc năm thứ 1. 16. DY – Dividend Yield – Tỷ lệ thu nhập cổ tức DY = D1/P0 Tỷ lệ thu nhập cổ tức được tính bằng lợi tức năm cuối chia cho giá trị thị trường năm đầu tiên hoặc tỷ số của cổ tức năm hiện hành chia cho giá năm hiện hành. 17. Giá trị thực tế (Intrinsic Value) và giá trị thị trường (Market Price) P0 Giá trị thực tế (Intrinsic Value) P^0 là giá trị hiện tại của các dòng tiền (CF) mong đợi trong tương lai được chiết khấu về năm hiện tại. P0 – Giá trị thị trường là giá cổ phiếu hiện tại mà firm có thể bán. 18. CG – Capital Gain Yield – Tỷ lệ vốn thặng dư Tỷ lệ vốn thặng dư có được từ sự thay đổi giá được tính dựa trên công thức: CG = (P1-P0)/P0 Trong đó: • P0: Giá bắt đầu một chu kỳ (the beginning of period price) • P1: giá kết thúc một quãng thời gian. (The end of period price) Đối với một loại chứng khoán có tốc độ tăng trưởng là hằng số, thường được ký hiệu là g, tỷ lệ tăng trưởng hằng. 19. R^s – Expected Rate of Return – Suất sinh lợi mong đợi r^s = Expected Dividend Yield + Expected Capital Gain Yield = DY + CG = D1/P0 + g 20. Case này phần lớn được lấy từ sách Financial Management Theory and Practice của Brigham và Ehrhardt. 1. Có 2 nhà đầu tư cùng đầu tư vào một loại cổ phiếu, họ có cùng D1 – cổ tức mong đợi tại cuối kỳ và suất sinh lợi tương lai. Họ cùng đồng quan điểm về rủi ro loại cổ phiếu này. Tuy nhiên có sự khác biệt là một nhà đầu tư giữ cổ phiếu trong 2 năm, một nhà giữ trong 10 năm. Câu hỏi là họ có nên trả cùng giá cho loại cổ phiếu này không? giải thích Trả lời: Có. Giá trị của một loại cổ phiếu chính là hiện giá PV của lợi tức tương lai mong đợi. Nếu 2 nhà đầu tư có cùng dòng lợi tức mong đợi trong tương lai, cùng chịu chấp nhận rủi ro như nhau thì họ nên cùng trả giá của loại cổ phiếu này. P^0 = D1(rs – g) D1: do cùng dòng lợi tức tương lai nên D1 không thay đổi giữa 2 nhà đầu tư g: tăng tưởng đều vì có rủi ro chấp nhận như nhau. 2. X vừa trả cổ tức 1.5$ cho mỗi cổ phiếu. Giả sử tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của loại cổ phiếu này là 5% mỗi năm trong 3 năm tiếp theo, và 10 phần trăm trong 10 năm tiếp theo. Vậy cổ tức mong đợi trong 5 năm tiếp theo là bao nhiêu? Trả lời: D0 = 1.5 g(1-3) = 5% g(4-n) = 10% Áp dụng công thức: D1=D0(1+g) Ta có: D0=1.5 D1 = D0(1+g) = 1.5(1+5%) = 1.575 D2 = D1(1+g) =1.575(1+5%) = 1.65 D3 = D2(1+g) = 1.65(1+5%) = 1.73 D4 = D3(1+g) = 1.73(1+10%) = 1.9 D5 = D4(1+g) = 1.9(1+10%) = 2.09 3. Kevin kỳ vọng sẽ trả 1.5$ cổ tức trên mỗi cổ phiếu vào cuối năm nay (D1=1.5). Tốc độ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng là hằng 7% mỗi năm (g=7%). Suất sinh lợi yêu cầu (tối thiểu) rs=15%. Giá trị trên mỗi cổ phiếu bằng bao nhiêu? Trả lời: D1=1.5 ; g=7% ; rs=15% => P^0=? Ta có: P^0 = D1/(rs-g) = 1.5(15% – 7%) = 18.75 4 Đây là bài toán ngược trong tình huống cổ đông yêu cầu lợi tức cố định, nhà quản trị sẽ phân tích yêu cầu đó có hợp lý không dựa trên mức độ tăng trưởng cổ tức (có thể lấy từ số liệu quá khứ, số maximum và minimum chẳng hạn), suất sinh lợi kỳ vọng của cty ở mức độ bình thường. 4. Giá bán ra cổ phiếu của Kevin hiện giờ là 20$ per share (P0=20$), cổ tức chia cho cổ đông 1$ per share (D0=1), cổ tức kỳ vọng tăng trưởng 10% per year (g=10%). Giá cổ phiếu 1 năm từ bây giờ? suất sinh lợi yêu cầu rs là bao nhiêu? Trả lời: P0=20; D0=1; g=0.1; P1=?; rs=? Muốn tính P1 sử dụng quy tắc tam suất Cổ tức kỳ vọng cuối năm 1: D1=D0(1+g) = 1.1 Giá cổ phiếu 1 năm từ bây giờ: P1=P0*(D1/D0) = 20*1.1/1 = 22$ rs = DY + CG = D1/P0 + g = 1.1/20 + 10% = 15.5% 5. Cty Kevin có giá bán cổ phiếu ưu đãi tại thị trường là 50$, cổ tức trên mỗi cổ phiếu này là 5$. Hãy tính suất sinh lợi tối thiểu? Trả lời: Vps=50$; Dps=5$; rps=? Ta có: Vps = Dps/rps => rps = Dps/Vps = 5$/50$ = 10% 6. (tốc độ tăng trưởng g biến động) – Kevin hiện trả 2$ cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Cty dự đoán tỷ suất này tăng 20% mỗi năm trong 2 năm tới, và 7% cho các năm sau đó. Hệ số beta của loại cổ phiếu này là 1.2, tỷ suất lợi nhuận không rủi ro (risk free rate) là 7.5%, suất rủi ro thị trường (market risk premium) là 4%. Hãy ước lượng giá hiện tại của cổ phiếu? Trả lời: D0=2; g1=0.2; g2=0.2; g(3-n)=0.07 b=1.2; rRF=7.5%; RPm = 4% P^0=? Suất sinh lợi của cp: r = rRF + RPm*b = 7.5 + 4*1.2 = 12.3% Đây là một bài khó. Tính CF cho 3 năm: CF0 = 0 CF1 = D0(1+g) CF2 = D0(1+g)^2 + P^2 Trong đó: P^2 = D3/(rs – g) = D3(12.3% -7%) Với: • D0 = 2 • D1 = D0(1+0.2)=2.4 • D2 = D1(1+0.2)=2.88 • D3=D2(1+0.07)=3.08 P^2 = D3/(rs-g) = 3.08/(12.3% – 7%) =58.11 Vậy: CF0=0 CF1=2.4 CF2=58.11 +2.88 =60.99 Tính NPV với r=12.3% ta có P^0 = 50.5$ 7. Cổ phiếu của Kevin bán ở mức 80$ per share. Cổ tức của cp này kỳ vọng ở cuối kỳ là 4$ per share (D1=4$) và được kỳ vọng g tăng trưởng tại hằng. Suất sinh lợi tối thiểu của stock là 14%. Hãy dự báo g? Trả lời: P0=80$; D1=4$; rs=14%. g=? Ta có P0=D1(rs-g) => g=rs – D1/P0 = 0.14 – 4/80 = 9% 8. Bạn đang cân nhắc để đầu tư cổ phiếu vào Kevin. Cp được kỳ vọng chia cổ tức cuối năm 1 là 2$. Giá trị beta của cp là 0.9; suất sinh lợi tại risk free là 5.6%; market risk premium là 6%; Giá trị cổ phiếu hiện tại là 25$. Giả sử g là hằng, hãy tính giá trị cổ phiếu kỳ vọng tại năm thứ 3? Trả lời: D1=2$; rRF=5.6%; RPm=6%; b=0.9 P0=25$; P^3=> Ta có: P^3=D4/(rs-g) 5 Mặt khác: rs=DY +CG = DY +g => g = rs – DY = (rRF +RPm*b) – D1/P0 = (0.056 + 0.06*0.9) – 2/25 = 0.03 = 3% rs = 11% D1=2$ D2= D1(1+g) = 2.06 D3=D2(1+g)=2.1218 D4=D3(1+g)=2.18545 Vậy P^3=D4/(rs-g) = 2.18545/(0.11-0.03)= 27.32 9. Hệ số beta của C và D lần lượt là 0.4 và -0.5. rRF=9%; suất sinh lợi mong đợi trung bình của cp này rM=13%; rsC=?; rsD=? Trả lời: Ta có: rs = rRF + RPm*b RPm=rM-rRF = 13-9= 4% => rsC = 9 + 4*0.4= 10.6% => rsD = 9 + 4*-0.5= 7% * Giả sử cp C có P0=25$; D1=1.5$; g=4% Cp C có ở trạng thái cân bằng (Equilibrium)? Chuyện gì xảy ra nếu cp ko ở trạng thái cân bằng? Suất sinh lợi của cp tính bằng cơ bản 2 công thức trên lý thuyết và thực tế: Yêu cầu tối thiểu: rs = rRF + RPm*b Mong đợi (expected rate of return): r^s=DY + CG = DY + g Ở câu trên ta có rs = 10.6% required rate of return = 10.6% expected rate of return = DY + g =D1/P0 + g = 1.5/25 +0.04 = 10% suất sinh lợi mong đợi < suất sinh lợi tối thiểu => cp C không ở trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của một loại cp khi r^s = rs hoặc P^0=P0 Nếu cp không ở trạng thái cb nhà đầu tư sẽ bán cp tại giá mong đợi: P^0 = D1/(rs – g) = 1.5/(0.106 – 0.04) = 22.73 10. Giả sử Kevin có g hằng = 6%; DY = 7%. Do Kevin thực hiện R&D tốt nên g1=50%; năm sau đó g2=25%; kể từ năm thứ 3 g3=6% Cổ tức D0=1$. Hãy tính P^0=? Trả lời: Muốn tính P^0 ta phải tính chiết khấu các dòng tiền từ năm 1 và năm 2 tại suất chiết khấu r^s. Ta có: • D0 =1 • D1=1.5 • D2=1.5*1.25=1.875 • D3=D2*1.06=1.9875 r^s = DY + g = 13% CF1= D1 = 1(1+0.5) = 1.5$ CF2=D2 + P^2= 1.5(1+0.25) + D3/(r^s – g) =1.875 + 1.9875/(0.13-0.06) = 30.27 Vậy P^0 = CF1/(1+r^s) + CF2/(1+r^s)^2 = 1.5/1.13 + 30.27/1.13^2 = 25.03 21. Vps – Value of Preferred Stock – Giá cổ phiếu ưu đãi Vps = Dps / rps Một số biến thể yêu cầu tính suất sinh lợi của cổ phiếu ưu đãi hay tính lợi tức của cổ phiếu ưu đãi bao nhiêu. • Giá cổ phiếu ưu đãi • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi • Suất sinh lợi cổ phiếu ưu đãi 22. Capital Budgeting, Payback là gì? 6 Capital Budgeting (Hoạch định ngân sách vốn) là một quá trình phân tích dự án và quyết định có đầu tư ngân sách vốn cho dự án đó hay không. Quá trình này rất quan trọng qđ firm thành công hay thất bại trong tương lai. Payback hay còn gọi là thời gian hoàn vốn (Payback period) là quãng thời gian mà nhà đầu tư có thể hoàn vốn ban đầu. Có thể được tính dòng tiền thô (hoàn vốn thông thường) hoặc dòng tiền chiết khấu (hoàn vốn có chiết khấu). Trong cả 2 trường hợp thì thông số thời gian hoàn vốn không đề cập đến dòng tiền nên về thẩm định dự án phương pháp này không được yêu thích lắm. Trong nhiều trường hợp Payback được tính để đo lường rủi ro. 23. NPV, IRR, MIRR, PI là gì? NPV và IRR là kỹ thuật đánh giá dựa trên dòng tiền chiết khấu (discounted cash flow – DCF), sở dĩ chúng được gọi như vậy là do chúng nhận biết giá trị thời gian của tiền tệ. Bản chất của NPV mong đợi CF tương lai của dự án được chiết khấu tại 1 chi phí vốn (cost of capital) phù hợp. NPV là một phương pháp đánh giá trực tiếp giá trị của dự án đối với shareholders. Bản chất của IRR là suất sinh lợi nội bộ của dự để CF vào bằng với CF ra, phương pháp này quan niệm dự án có thể tái đầu tư tại IRR. Bản chất MIRR là suất sinh lợi dự án mà được tái đầu tư tại một chi phí vốn so với IRR của dự án. Bản chất PI (Profitability Index) được tính bằng hiện giá PV của dòng tiền tương lai chia cho chi phí khởi đầu. Nếu dự án PI>1 thì có NPV dương. Ví dụ bài tập quản trị tài chính tính Payback, NPV, IRR, MIRR, Crossrate? Cho dự án X với dòng tiền các năm kỳ vọng như sau: CF0 = -10000 CF1 = 6500 CF2 = 3000 CF3 = 3000 CF4 = 1000 Lãi suất chiết khấu r=12% Hãy tính thời gian hoàn vốn giản đơn, thời gian hoàn vốn có chiết khấu, NPV, IRR, MIRR? Trả lời: + Tính payback Cần tính dòng tiền tích lũy qua các năm CF0 = -10000 CF1 = -3500 CF2 = -500 => Payback(X) = 2 + 500/3000 = 2.17 năm + Tính NPV Công thức tính NPV= Xích ma (t=0-5)[CFt/(1+r)^t] = -10000 + 6500/1.12^1 + 3000/1.12^2 + 3000/1.12^3 + 1000/1.12^4 = 966.01$ + Tính IRR Sử dụng phép thử r2 và r1 sao cho r2>r1 và NPV1 > 0; NPV2<0 Công thức tính IRR = r1+(r2-r1)*NPV1/(NPV1 + |NPV2|) Bài này tính hơi thủ công. + TÍnh MIRR Ta có PV=TV/(1 + MIRR)^n TV là tích lũy dòng tiền về năm n(năm 4) TV = 1000 + 3000*1.12 + 3000*1.12^2+6500*1.12^3 = 17255.23 => (1+mirr)^n = TV/PV = 17255.12/10000 = 1.7255 => 1+mirr = 1.146 => mirr = 14.6% + Tính PI: PI=PV/Chí phí X PV = NPV + Chi phí X = 966.01 + 10000 = 10966.01 => PI = 10966.01/10000 = 1.097 7 + Lựa chọn đầu tư: - Nếu có thêm dự án Y và X,Y độc lập, lựa chọn X và Y nếu NPV dương - Nếu có thêm dự án Y và X, Y loại trừ nhau, lựa chọn dự án nào có NPV dương và lớn hơn. + Giả sử dự án Y có dòng tiền kỳ vọng như sau, tính crossrate? CF0 = -10000 CF1-4 = 3500 Để tính crossrate ta tính CF của Project Delta=CFx – CFy. Tính IRR của delta chính là giá trị crossrate của X và Y. Dòng tiền ước lượng của X-Y: CF0= 0 CF1= 3000 CF2= -500 CF3= -500 CF4= -2500 r1=12; npv=335.29 r=13, npv=383.47 r=14, npv=429.15 r=10, npv=230.86 r=8; npv = 114.61 r=7; npv=51.63 r=6; npv=-14.85 Vậy chọn: r1=6%; r2=7% crossrate = 6+(7-6)14.85/(14.85+51.63) =6.22% 24. Chia sẻ 2 cách tính IRR dễ dàng nhất trong quản trị tài chính Trong các phương pháp thẩm định dự án NPV, IRR, MIRR, PI, Payback thì việc tính toán IRR và MIRR là phức tạp hơn các phương pháp còn lại. Và IRR là phức tạp hơn cả bởi vì một dự án có thể có nhiều giá trị IRR. Ở đây tôi chia sẻ 3 cách tính IRR phổ biến nhất (mà tôi biết) Cách 1: Sử dụng phương trình IRR hay là suất sinh lợi nội bộ của dự án, có nghĩa là suất sinh lợi mà dự án còn có thể chịu đựng được và không lỗ, tại đó NPV=0 Vậy suất sinh lợi nào làm NPV=0 thì đó chính là IRR. Một bài toán sẽ có CF qua các kỳ, ta sẽ tính hiện giá dòng đó và cho =0, rút giá trị IRR. Ưu điểm cách này: • Dễ dàng, nhanh, dễ hiểu. • Không xót nghiệm Nhược điểm: • Nếu qua quá nhiều kỳ thì phương trình rất phức tạp, ví dụ 10 kỳ thì phương trình sẽ thành bậc 10, giải phương trình bậc 10 cũng hơi phê. • Bài toán lớn khó giải. Cách 2: Sử dụng phương pháp thử r và tính NPV thử tại mức r1 và r2 sao cho: r2>r1 và NPV1>0; NPV2<0 ta có IRR = r1 + (r2-r1)*NPV1/(NPV1+|NPV2|) thường giá trị r2 và r1 gần nhau để tránh sai số (cách nhau 1 phần trăm) Ưu điểm: • Cách tính dễ dàng, sáng sủa. • Không phải giải phương trình mũ cao. Nhược điểm: • Việc lựa chọn r1 và r2 sẽ rất khó, và thường phải thử lâu. • Có thể xót nghiệm. Sau đây là ví dụ 1 bài tôi tính IRR của 1 dự án: CF0= -52125 CF1-CF8 = 12000 r=12% 8 IRR=> Trả lời: Lập bảng thử r và NPV của dự án: r=12%; NPV= 7486.68 r=13%; NPV= 5460.24 r=14%; NPV= 3541.37 r=15%; NPV= 1722.86 r=16%; NPV= -1.91 Ta chọn r1=15%; r2=16%; NPV1=1722.86; NPV2=-1.91 Vậy: IRR = r1 + (r2-r1)*NPV1/(NPV1+|NPV2|) ~16% 25. Sự khác biệt giữa dòng tiền thuần NCF của dự án và thu nhập kế toán NCF – Net Cash Flow – Dòng tiền thuần dự án Dòng tiền thuần phản ánh 5 yếu tố: 1. Chi phí cho tài sản cố định 2. Doanh thu bán hàng (sale revenue) 3. Chi phí hoạt động 4. Lá chắn thuế thông qua khấu hao 5. Những dòng tiền thay đổi trong vốn lưu động thuần NWC (Net Working Capital) Dòng tiền thuần không phản ánh lãi suất phải trả (interest payment) vì chúng đã được tính toán trong quá trình chiết khấu dòng tiền. Nếu ta đã tính trả lãi suất và chiết khấu dòng tiền lần nữa (giả sử tính NPV) thì dòng tiền này bị trả lãi suất 2 lần. Lưu ý chi phí cơ hội (opportunity) được tính và dòng tiền còn lại còn chi phí chìm (sunk cost) không được tính vào. Về mặt công thức NCF=NI + Khấu hao 26. Luật thuế (Tax Laws) ảnh hưởng lên phân tích dòng tiền như thế nào? Luật thuế ảnh hưởng lên phân tích dòng tiền ở 2 khía cạnh: 1/ Thuế làm giảm dòng tiền hoạt động OCF 2/ Luật thuế làm xác định chi phí khấu hao mỗi năm 27. Bài tập mẫu về ước lượng dòng tiền và phân tích rủi ro dự án – Chương 11 1. Kevin đang muốn đầu tư vào một loại máy móc mới, máy này mua hết 50,000$, cần thêm chi phí điều chỉnh triển khai thêm là 10,000$. Máy này được khấu hao theo MACRS 3 năm. Máy được bán sau 3 năm sử dụng với giá trị là 20,000$, máy này yêu cầu firm phải tăng 2,000$ trong vốn lưu động thuần NWC. máy này không ảnh hưởng tới doanh thu nhưng được kỳ vọng sẽ tiết kiệm 20,000$ mỗi năm chi phí trước thuế. Thuế 40% • CF0=? • OCF năm 1, 2, 3? • Dòng tiền tăng thêm trong năm 3? • Nếu CoC=10%, Kevin có nên mua máy này hay không? Trả lời: Chi phí mua máy: -50,000$ Chi phí tùy chỉnh: -10,000$ Vốn lưu động thuần để máy máy hoạt động: -2000$ => CF0 = -62,000$ Tính OCF1, OCF2, OCF3 Mỗi năm tiết kiệm 20,000$ => đóng thuế 8000$ => tiết kiệm sau thuế 12,000$ Khấu hao theo MACRS 3 năm với tỷ lệ: 0.33; 0.45; 0.15; 0.07 Year: 1 2 3 Tiết kiệm sau chi phí: 12,000 12,000 12,000 Khấu hao: 19,800 27,000 9000 Tiết kiệm từ khấu hao:7920 10800 3600 OCF 19920 22800 15600 Dòng tiền tăng lên trong năm 3? 9 Giá trị thanh lý sổ sách của máy: 60000*0.07 = 4200 Bán thực tế: 20,000$ Thuế phải đóng: (20000-4200)*0.4 = 6320$ Vậy dòng tiền cuối năm 3 là: 20000 – 6320 + 2000 = 15,680$ Muốn biết có đầu tư dự án này không ta tính NPV của dự án với CF0 = -62,000 CF1 = 19920 CF2 = 22800 CF3 = 15600 + 15680 = 31280 Với CoC=10% ta tính NPV = -1546,81 <0 => Không nên đầu tư dự án này. 28. Bài tập về phân phối cổ tức cho cổ đông – Chương 14 Bài tập 1: Cty Y đang xem xét chính sách đầu tư cho năm tới. Cty trả DPS=3000 trong các năm qua, cổ đông duy trì cổ tức vẫn sẽ như thế trong các năm tới. Cơ cấu vốn mục tiêu của cty là 60% là vốn tự có, 40% là vốn nợ. Cty có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành, 80 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Cty dự báo cần có 100 tỷ đồng tài trợ cho các dự án trong năm tới. a/ Nếu Y áp dụng mô hình cổ tức phần dư, cty sẽ cần bao nhiêu ngân sách lợi nhuận giữ lại để đầu tư của nó? b/ Nếu Y áp dụng mô hình cổ tức phần dư, DPS và tỷ lệ trả cổ tức năm tới là bao nhiêu? c/ Nếu cổ tức năm tới vẫn là 3000 thì thu nhập giữ lại để tái đầu tư năm tới sẽ là bao nhiêu? d/ Cty có thể có cổ tức 3000 năm tới, vẫn giữ cơ cấu vốn mục tiêu, ngân sách cần đầu tư là 100 tỷ mà không cần phát hành thêm cp để huy động vốn không? e/ Giả sử BGĐ muốn DPS năm tới là 3000, đầu tư vào các dự án tiềm năng, sẵn sàng phát hành thêm nợ mới và cũng cho rằng sự thay đổi cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng rất nhỏ đến chi phí vốn của cty, cty vẫn duy trì vốn cần đầu tư cho năm tới là 100 tỷ, hãy tính phần ngân sách cần đầu tư bằng vốn nợ? f/ Giả sử BGĐ vẫn muốn trả 3000 trên mỗi cổ phiếu (cổ tức), vẫn duy trì cơ cấu vốn mục tiêu, ngân sách vẫn giữ 100 tỷ, mức vốn cổ phần cty cần huy động tối thiểu là bao nhiêu để duy trì cơ cấu vốn mục tiêu đó? g/ Cty vẫn muốn giữ cơ cấu vốn mục tiêu, vẫn muốn có DPS=3 trong năm tới nhưng không muốn phát hành thêm cổ phiếu. Cty có thể cắt giảm dự án ngân sách cho năm tới. Hãy tính lại ngân sách đầu tư cho năm tới là bao nhiêu? h/ Giải pháp nào cty nên thực hiện chính sách cổ tức phần dư khi thu nhập dự báo giữ lại thấp hơn thu nhập giữ lại cần thiết để tài trợ cho các dự án đầu tư? Trả lời: a/ Phần lợi nhuận (NI) của cty sẽ được phân phối thành 2 phần: 1 là chia cổ tức (Dividends) và 2 là lợi nhuận giữ lại cho cty. Thu nhập giữ lại cần để đầu tư cho năm tới thỏa cơ cấu vốn mục tiêu 60% vốn tự có là: 0.6 * 100 = 60 tỷ b/ DPS=? Payout Ratio năm tới=? Ta có DPS được tính bằng lợi nhuận chia cổ tức chia cho số lượng cổ phiếu thường. Lợi nhuận chia cổ tức = NI – thu nhập giữ lại = 80 tỷ – 60 tỷ = 20 tỷ. Vậy DPS = 20 tỷ/ 10 triệu = 2000 Payout Ratio = DPS/EPS Ở bài ta có DPS= 2000 EPS = EPS năm hiện tại (1+g) với g là tốc độ tăng trưởng của cổ tức. Đề bài cho kỳ vọng cổ tức không thay đổi => g=0 EPS = NI/số cổ phiếu = 80 tỷ/10 triệu = 8000 Vậy Payout Ratio = 2000/8000 = 25% c/ Thu nhập giữ lại tái đầu tư? Nếu DPS = 3000 => Lợi nhuận chia cổ tức cần = 3000*10 triệu = 30 tỷ => Thu nhập giữ lại tái đầu tư = 80 tỷ – 30 tỷ = 50 tỷ d/ duy trì cơ cấu vốn; kỳ vọng DPS=3000; CB=100 tỷ; không cần phát hành thêm cp không? Để duy trì cơ cấu vốn cần 60 tỷ đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, nhưng vì cần có DPS=3K chia cho cổ đông => lợi nhuận giữ lại thực tế chỉ có 50 tỷ. Thiếu 10 tỷ để duy trì cơ cấu vốn mục tiêu. Không thể duy trì cơ cấu vốn nếu không phát hành thêm cổ phiếu. e/ DPS=3K; sẵn sàng phát thêm nợ mới; cho phép thay đổi cơ cấu vốn; vẫn duy trì CB 100 tỷ; Tính phần ngân sách cần đầu tư bằng vốn nợ? DPS = 3k => lợi nhuận giữ lại thực tế đầu tư: 80 tỷ – 3K*10 triệu = 50 tỷ 10 [...]... rủi ro tài chính càng cao Một số ký hiệu hay sử dụng trong bài toán liên quan firm sử dụng đòn bẩy tài chính: • Cty U ngụ ý cty không sử dụng vốn nợ (Unleverage) • Cty L ngụ ý cty sử dụng vốn nợ (Leverage) 31 Ví dụ và phân tích bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo về tình hình tài chính của cty tại một thời điểm cụ thể 11 TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU TÀI... SẢN: thể hiện các tài sản của cty NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU: thể hiện nghĩa vụ đối với tài sản Tài sản gồm 2 phần: tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động (current asset, và tài sản dài hạn (fixed asset, long term asset) Tài sản ngắn hạn = tiền mặt hay các khoản có thể chuyển đổi thành tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho Ở ví dụ này, tiền mặt 10, khoản phải thu 375, hàng tồn kho 615 Vậy tài sản ngắn hạn... hưởng tới lợi nhuận Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là việc sử dụng vốn nợ và cổ phiếu ưu đãi Rủi ro tài chính là rủi ro tăng thêm do tập trung vào cổ đông phổ thông Đòn bẩy kinh doanh => Sử dụng định phí thay vì biến phí => Rủi ro khi doanh số bán hàng giảm sút ảnh hưởng lợi nhuận nhiều => Phụ thuộc vào các yếu tố kinh doanh, cạnh tranh => Rủi ro kinh doanh Đòn bẩy tài chính => Sử dụng vốn nợ và... thu 375, hàng tồn kho 615 Vậy tài sản ngắn hạn hay lưu động của cty = 10 + 375 + 615 = 1000 $ Tài sản dài hạn thông thường là nhà xưởng máy móc có thời gian sử dụng dài hơn 1 năm Phát minh, bản quyền thuộc về tài sản cố định Tài sản cố định thuần là tài sản cố định đã trừ đi khấu hao (Net Fixed Asset) Ngược với tài sản trong bảng cân đối kế toán là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nợ phải trả gồm 2 bộ phận... trường là 232.5 triệu đô => Các nhà phân tích tài chính có thể đọc thông số này và biết tình hình SXKD của cty này là không tốt đẹp lắm Trong mục 3 của báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ hỗ trợ các thông tin tài trợ cho mục 1 và 2 Ở mục 1 và 2 ta tổng kết lại Cty cần 232,5 triệu để hoạt động sản xuất kinh doanh Ở mục 3, ta có 162,5 triệu từ hoạt động huy động => Thi t hụt: 232.5 – 162.5 = 70 triệu Vậy kiếm... thanh khoản của cty Một cty cần có tiền và tài sản khác có tính thanh khoản cao để chi trả nợ khi tới hạn Vốn lưu động thuần (Net Working Capital) là chỉ số để đo lường khả năng thanh toán của cty, được tính bằng tài sản lưu động – nợ ngắn hạn Ở ví dụ này cty có vốn lưu động thuần Net Working Capital là 1000 – 310 = 690 triệu So sánh tài sản 2 năm của cty, tài sản tăng 2000/1680 -1 ~ 19% Cty có 10 triệu... pháp khấu hao, thông thường cty có chuẩn bị 2 bộ báo cáo tài chính theo 2 phương pháp khấu hao cho 2 đối tượng 1 là để báo cáo thuế sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, nôm na là khấu hao phần trăm giảm dần, khiến cho chi phí khấu hao tăng, giảm lợi nhuận, giảm phải đóng thuế 2 là để báo cáo cho các cổ đông sử dụng phương pháp khấu hao đều là chia đều phần trăm khấu hao cho các năm, điều này khiến cho... giá trị theo thời gian 32 15 yêu cầu tính toán phổ biến trong báo cáo tài chinh 1/ Tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn) – Current Asset, Working Capital Working Capital = Tiền mặt + Hàng Tồn Kho + Khoản thu của KH Ở ví dụ này Working Capital = 10 + 375 + 615 = 1000$ 2/ Vốn lưu động thuần (Net Working Capital) Net Working Capital = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn (Nợ lưu động) Đo lường khả năng thanh toán... Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao: EBITDA = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động SXKD chưa gồm khấu hao) 4/ Tính tổng giá trị vốn chủ sở hữu Tổng giá trị vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị cổ phiếu thường + Lợi nhuận giữ lại = 130 + 810 = 940$ 5/ Tính BVPS (Book Value Per Share) BVPS = Tổng giá trị vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành BVPS = 940/50 = 18.8 6/ EPS – Earning Per Share... khác) Số liệu này có thể tính toán được từ bảng cân đối kế toán NOWC = 10 + 375 + 615 – (60+140) = 800$ 10/ Tổng vốn hoạt động Tổng vốn hoạt động = Vốn lưu động hoạt động thuần + Tài sản cố định thuần = NOWC + TSCĐ thuần NOWC tính từ bảng cân đối kế toán TSCĐ thuần tính từ bảng cân đối kế toán => Tổng vốn hoạt động = (10+375+615) – (60+140) + 1000 = 1800$ 11/ Dòng tiền hoạt động OCF (Operating Cash Flow) . 12%. Bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trước khi huy động vốn như sau: Bảng tổng kết tài sản vào 31/12/2012 (đơn vị: tỷ đồng) Tài sản lưu động Tài sản cố định ròng Tổng tài. hình tài chính của cty tại một thời điểm cụ thể. 11 TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU. TÀI SẢN: thể hiện các tài sản của cty. NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU: thể hiện nghĩa vụ đối với tài sản. Tài. thể hiện nghĩa vụ đối với tài sản. Tài sản gồm 2 phần: tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động (current asset, và tài sản dài hạn (fixed asset, long term asset). Tài sản ngắn hạn = tiền mặt hay các