Chuyên gia phân tích lợi ích hỗ trợ trị bệnh và nâng cao chất lượng sống của dưỡng sinh tâm thể GiadinhNet - Dưỡng sinh Tâm thể (DSTT) về cơ bản dựa trên nền tảng của phương pháp dưỡng sinh có truyền thống từ lâu đời với mục đích hướng dẫn người dân luyện tập, rèn luyện về thể chất, khí lực và tinh thần bằng các phương thức sinh hoạt, hình thức tập luyện để bảo trì, nuôi dưỡng sự sống. DSTT được các chuyên gia y tế công nhận là phương pháp bổ trợ chữa bệnh. Ảnh TG Cho đến nay, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này đều đồng tình rằng, việc đánh giá các phương pháp dưỡng sinh chủ yếu dựa trên nền tảng dưỡng sinh truyền thống. Tác dụng to lớn của dưỡng sinh Dưỡng sinh hay còn gọi là nhiếp sinh, đạo sinh, bảo dưỡng có nghĩa là bảo dưỡng sinh mệnh. Dưỡng sinh nghiên cứu các quy luật sống của con người, tìm ra các phương pháp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe, làm chậm quá trình lão suy và kéo dài chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, phương pháp dưỡng sinh đã có truyền thống từ lâu đời, được nhiều danh y nghiên cứu, phát triển như: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ XVI), Đào Công Chính (thế kỷ XVII), Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII), góp phần đưa phương pháp dưỡng sinh từ chỗ thiên về dưỡng sinh cá nhân trở thành một phương pháp y học dự phòng toàn diện. Đến thế kỷ thứ XX, phương pháp dưỡng sinh được phát triển lên mức độ cao hơn với đóng góp của nhiều nhà dưỡng sinh tiêu biểu như: Nguyễn Khắc Viện, Tô Như Khuê, Lê Kim Định và Nguyễn Văn Hưởng. Họ đã vận dụng những phương pháp tập luyện y học cổ truyền với kiến thức y học hiện đại để xây dựng thành những hệ thống tập luyện hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học. Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại khá đa dạng các 1 trường phái dưỡng sinh: Khí công dưỡng sinh, Trường Sinh học dưỡng sinh, Tâm năng dưỡng sinh… và Dưỡng sinh Tâm thể là một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm, tham gia nhất. Về cơ bản, các phương pháp dưỡng sinh trên đều coi trọng việc luyện thở. Theo đó, các nhà sáng lập và nghiên cứu đều cho rằng, khi luyện thở với một ý thức chủ động, đều đặn và sâu, dài thì sẽ có ảnh hưởng rất tốt đến ba hệ thống quan trọng của cơ thể là thần kinh, tuần hoàn và hô hấp. Sự ảnh hưởng này tác động toàn bộ cơ thể, giúp các cơ quan vận động, tuần hoàn tốt và tham gia quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, luyện thở giúp hệ thần kinh ổn định, không bị rối loạn trong lúc tập, theo một nguyên lý là khi vỏ não của chúng ta tập trung vào một trung khu nào đó (trong trường hợp này là trung khu hô hấp) thì những vùng khác được nghỉ ngơi, trong lúc tập sẽ đạt được trạng thái thoải mái. Vì thế, những bệnh lý nào có liên quan đến thần kinh căng thẳng như tăng huyết áp, mất ngủ, hội chứng dạ dày tá tràng, kể cả hen suyễn… khi luyện thở đều có cải thiện rõ rệt. Tác dụng thứ hai của luyện thở là khi thở sâu, thở tối đa sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, giúp hệ tuần hoàn lưu thông vận chuyển tối đa. Do đó, sẽ giúp việc vận chuyển máu tối đa đến tất cả cơ quan, bộ phận trong cơ thể tốt hơn. Trong những cơ quan máu đến, ngoài hệ thần kinh ra còn đến các tuyến nội tiết, các trung khu điều hòa chức năng của cơ thể, như trung khu điều hòa huyết áp, điều hòa hô hấp, trung khu thần kinh giao cảm Do máu tăng cường nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, nên rất hữu ích đối với các bệnh liên quan đến rối loạn chức năng, tăng khả năng tự điều chỉnh của cơ thể… Ngoài luyện thở thì DSTT có sự khác biệt so với các phương pháp dưỡng sinh khác ở sự coi trọng tu thân, vận động và điều hòa kinh lạc. Những điều này cũng đã được nhắc đến trong các phương pháp dưỡng sinh cổ phương Đông. Sách Tố vấn - Tý luận biên viết về việc tu thân như sau: “Tĩnh thì thần tàng, động thì thần vong”. Sách Lão lão hằng ngôn còn trực tiếp chỉ ra: “Tĩnh dưỡng là việc đầu tiên của dưỡng sinh”. “Tĩnh” ở đây chỉ trạng thái tinh thần yên tĩnh thư thái vô tư quả dục. Quan trọng nhất của tĩnh dưỡng là tiết dục. Tiết dục là sự tiết chế tất cả các nhu cầu không chỉ đơn thuần là nhu cầu tình dục. Nếu như ham muốn danh vọng, vật dục quá mức hay tửu sắc không biết tự chế ước, phóng túng buông thả, hay ham muốn không được đáp ứng sinh cáu giận đều tổn thương chính khí mà đoản thọ. Như vậy yêu cầu rèn luyện không ham danh lợi, xem nhẹ thanh sắc, liêm khiết, thành thật, không nịnh nọt, không đố kỵ. Đồng thời trong khi tĩnh dưỡng tàng thần, dưỡng sinh học không hề cực đoan bài trừ thuận theo nguyện vọng để dưỡng thần. Trong những hoàn cảnh có thể cần cố gắng đáp ứng những nhu cầu về ăn, ở, mặc để làm việc. Thiết tha tình yêu với cuộc sống và duy trì những thái độ lạc quan yêu đời là thái độ tích cực để tự nuôi dưỡng tinh thần. Tiếp theo là vận động. Vận động trong DSTT là các hình thức tập luyện tự do, vừa thường xuyên chảy thì sạch, người thường xuyên vận động thì khỏe”. Nếu ít vận động thì cơ nhão, bệu, khí huyết ứ trệ dễ sinh bệnh, nhưng vận động quá sức, lao động quá vất vả sẽ dẫn đến “lao thương”. Nhìn lâu thì hại huyết, đứng lâu hại 2 xương, nói nhiều hại khí, nằm lâu hại khí, ngồi nhiều hại cơ, đi nhiều hại gân… Ngoài ra, vận động còn giúp ngủ tốt, tĩnh thần. Đặc biệt khi người ta đến lúc tuổi cao, khí huyết tạng phủ hư nhược, chức năng giảm sút, tinh thần mệt mỏi thích ngồi, ưa nằm, ngủ không ngon, phản ứng chậm chạp, tính tình thay đổi… thông qua vận động hợp lý có thể làm tinh thần sảng khoái, thư thái. Theo đó, cổ nhân đã tìm tòi và hình thành các cách dưỡng sinh động như xoa bóp, thái cực quyền, dịch cân kinh… với nhiều động tác võ thuật mô phỏng hành động của các loài cầm thú. Điều hòa kinh lạc của có tác dụng đặc biệt. Hệ thống kinh lạc chạy khắp cơ thể tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng giúp sự vận chuyển khí huyết giữa các tạng phủ và tổ chức của cơ thể diễn ra bình thường, thông suốt. Người xưa quan niệm: “thông bất thống” (khí thông thì không đau). Thông kinh lạc là cách đơn giản nhất để kích thích cơ thể phòng và chống các bệnh tật. Chính vì vậy, các thuật châm cứu, xoa bóp, tẩm quất, giác hơi, vỗ đập… rất hiệu quả trong việc trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Là phương pháp bổ trợ chữa bệnh TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Ảnh TG TS.BS Đào Bội Hoàn, Nguyên Trưởng ban thực nghiệm khoa nghiên cứu lâm sàng Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực dưỡng sinh nói về việc tu thân trong dưỡng sinh cho biết, các bộ môn dưỡng sinh nói chung không phải là một phương pháp chữa bệnh, nhưng bằng việc truyền thụ một phương pháp sống và tập luyện đúng sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ về thể chất và tinh thần, từ đó có thể giảm hoặc thậm chí khỏi một số bệnh. TS. Hoàn cho biết: “Hệ thần kinh có vai trò quan trọng nhất trong việc điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể con người. Dưới 3 sự điều khiển của hệ thần kinh, mọi bộ phận hoạt động nhịp nhàng. Khi có sự cố ở một bộ phận nào đó, hệ thần kinh sẽ chỉ huy bộ phận đó cùng với sự hỗ trợ của các bộ phận khác trong cơ thể theo chức năng của mình chỉ huy đưa máu đến vùng đó vừa để cung cấp năng lượng, vừa để bạch cầu bao vây tiêu hủy vi khuẩn Con người tồn tại được nhờ có khả năng kỳ diệu là tự điều chỉnh những mất cân bằng trong hoạt động của các bộ phận để tồn tại và thích nghi với môi trường bên ngoài. Bệnh tật sinh ra khi cơ thể không điều chỉnh được sự mất cân bằng đó, khi đó tác nhân gây bệnh quá mạnh đối với khả năng chống đỡ của con người và phải nhờ tới các tác nhân bên ngoài giúp đỡ: Điều trị bằng Đông y, Tây y, vật lý trị liệu Các môn dưỡng sinh nói chung đều có tác dụng bổ trợ như vậy” Trong các nhóm bệnh mà DSTT hướng đến điều trị trong những năm qua thì nhóm bệnh thần kinh có kết quả khá tốt. Trao đổi về vấn đề này, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, nguyên Trưởng khoa Cai nghiện Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, dưỡng sinh là phương pháp hỗ trợ điều trị được sử dụng trong y học hiện đại từ cách đây khá lâu, đặc biệt là với các bệnh lý liên quan đến thần kinh. “Các phương pháp dưỡng sinh nói chung đều sử dụng phép thở làm nền tảng, phép thở phổ biến nhất là phép thở 4 thì: hít vào, giữ hơi, thở ra, nín thở. Kết hợp với đó là các động tác thể dục dưỡng sinh, các động tác này thường tập tự do, tùy sức, người bệnh không có sự ganh đua, thậm chí cả ganh đua với bản thân mình. Dưỡng sinh từ lâu đã là phương pháp hỗ trợ điều trị có tác dụng đặc biệt với các bệnh tinh thần. Nó dựa trên nguyên lý điều hòa kinh mạch, nhịp tim, nhịp thở. Thể hiện rõ nhất trong trường hợp lo âu, khi lo âu, tim chúng ta đập nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi, cơ bắp co lại. Khi đó, nếu chúng ta thở chậm thì nhịp tim sẽ giảm lại, cơ bắp giãn ra, những suy nghĩ lo âu theo đó cũng giảm bớt. Các động tác tác động bên ngoài như xoa, vỗ… có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp đưa máu lên não nhiều hơn, nhanh hơn, giúp suy nghĩ minh mẫn hơn”, TS. Hùng cho hay. TS. Hùng giải thích thêm: “Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Mối quan hệ giữa tinh thần và thể chất không chỉ y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng đã thừa nhận từ lâu. Chính vì vậy, việc sống hướng thiện, giữ gìn sự bình an, vui vẻ giúp chúng ta rất nhiều trong việc tăng cường sức khỏe. Chẳng vậy mà trong điều trị căn bệnh trầm cảm, chứng rối loạn lo âu, người ta thường sử dụng âm nhạc để điều trị. Ở bệnh viện chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp dưỡng sinh trong quá trình điều trị với tác dụng hỗ trợ. Tuy nhiên, tất cả đều phải qua lựa chọn của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh lý của người bệnh. Với các trường hợp nhẹ có thể sử dụng đơn thuần, với những trường hợp nặng hơn thì sử dụng hỗ trợ bên cạnh dùng thuốc và các phương pháp khác. Phải nhấn mạnh rằng mỗi một phương pháp không thể áp dụng cho tất cả mọi người được, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì DSTT có tác dụng tốt nhất trên các trường hợp rối loạn lo âu”. 4 Dùng DSTT bổ trợ điều trị bệnh nên dựa vào kết quả Về việc tác động chữa bệnh từ nguồn năng lượng tự nhiên, TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Đây là những thông tin rất mơ hồ, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, vì vậy không phải chỉ tôi mà bất cứ ai cũng không thể xác nhận được. Do vậy, đối với những phương pháp bổ trợ chữa bệnh như DSTT thì chỉ nên dựa vào kết quả, trước khi tập tình trạng bệnh thế nào, sau khi tập tình trạng bệnh thay đổi ra sao. Còn việc có năng lượng chữa bệnh hay không thì phải có minh chứng rõ ràng mới được”. Gia Hân 5 . Chuyên gia phân tích lợi ích hỗ trợ trị bệnh và nâng cao chất lượng sống của dưỡng sinh tâm thể GiadinhNet - Dưỡng sinh Tâm thể (DSTT) về cơ bản. phương pháp bổ trợ chữa bệnh như DSTT thì chỉ nên dựa vào kết quả, trước khi tập tình trạng bệnh thế nào, sau khi tập tình trạng bệnh thay đổi ra sao. Còn việc có năng lượng chữa bệnh hay không. và chống các bệnh tật. Chính vì vậy, các thuật châm cứu, xoa bóp, tẩm quất, giác hơi, vỗ đập… rất hiệu quả trong việc trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Là phương pháp bổ trợ chữa bệnh TS. Nguyễn