1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc dùng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp docx

6 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 104,82 KB

Nội dung

Thuốc dùng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân như do bệnh ung thư, giãn phế quản, bệnh sarcoid, bệnh phổi xơ tuyến, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng nhưng đặc trưng nhất vẫn là bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính viết tắt là COPD (chronic obstructive pulmonary disease). Có thể cũng phải kể đến cả bệnh ho kéo dài (mạn tính). Ho là triệu chứng của tất cả các bệnh phổi, lại càng đặc biệt với hai bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn và hen. Ho vì nguyên nhân khác thường hay gặp là hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, chảy nước mũi sau mũi (do viêm mũi), nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mạn, suy tim, ung thư phổi, tắc mạch phổi và có thể do tác dụng phụ của thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE) Từ các biểu hiện lâm sàng, không khó khăn để xác định bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thông qua các khám xét lâm sàng và bệnh sử. Ngày nay, với các test thăm dò chức năng phổi được đánh giá qua thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây và dung tích sống, giữa tỷ số của chúng với tốc độ đỉnh thở ra từ đó có thể biết được chắc chắn hơn đó là do khí phế thũng, hen, COPD qua các chỉ số tăng giảm của test thăm dò. Các xét nghiệm như ôxy động mạch, xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh giúp cho khẳng định và xác định độ nặng của bệnh. Bệnh hen và COPD có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng đều chung biểu hiện điển hình là ho, khó thở ở thì thở ra, thở rít. Hen có thể phục hồi nhưng COPD thì bất thường ở thì thở ra liên tục Thuốc sử dụng: Các thuốc cổ điển như ephedrin, isoproterenol, epinephrin đã đi vào dĩ vãng, được thay thế bởi các thuốc mới như thuốc kháng thụ thể beta 2 như salbutamol, albuterol, metaproterenol, terbutalin, salmeterol với khá nhiều dạng thuốc: viên tác dụng ngắn và kéo dài, dung dịch, khí dung định liều (bột khô, dung dịch xịt) và tiêm. Một điều cần lưu ý là: thuốc chỉ được dùng một dạng, không được dùng đồng thời 2 dạng khác nhau một lúc (ví dụ xịt kèm uống) vì gây quá liều, tăng độc tính. Nhưng có thể dùng thuốc này xen kẽ với thuốc khác như thuốc chống viêm, tùy thuộc vào thể bệnh nhẹ, trung bình, nặng hoặc chỉ trợ giúp. Đa số người bệnh ưa dùng loại thuốc tác dụng kéo dài, duy trì đặc biệt về đêm như salmeterol có tác dụng trong 12 giờ. Corticosteroid: với hen, là lựa chọn hàng đầu điều trị viêm, đó là beclomethason, flunisolid, fluticason, triamcinolon, prednisolon Hiện nay, công thức đưa ưa dùng và có hiệu quả corticosteroid + thuốc chẹn thụ thể beta 2 dưới dạng xịt “2 trong 1” như biệt dược seretide, symbicort. Theophylin không còn là thuốc lựa chọn hàng đầu nữa, tuy nhiên cũng cần cho nhiều người dùng phối hợp duy trì với các triệu chứng về đêm. Cần chú ý đặc biệt về liều lượng nhất là trẻ nhỏ, những tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Ipratropium: là thuốc kháng tiết cholin làm giãn phế quản, ít tác dụng phụ, được ưa dùng trong trường hợp COPD. Thuốc dễ sử dụng dưới dạng hít. Thường phải tăng liều hít đối với người COPD. Kháng sinh: Nếu có biểu hiện viêm, nhiễm khuẩn cấp. Với người COPD nếu có triệu chứng khó thở tăng, tăng tiết đờm mủ nên dùng kháng sinh phổ rộng. Cromolyn và nedocromil: Dự phòng chống viêm, rất ít tác dụng phụ. Có thể phối hợp với thuốc chẹn thụ thể beta 2, corticoid. Dưới dạng khí dung, tiện lợi nhưng thuốc không đáp ứng với tất cả các bệnh nhân. Ôxy: Rất cần cho các trường hợp nguy kịch với bệnh nhân hen đặc biệt với COPD vì luôn bão hòa với CO2. Một số thuốc mới: Đối kháng thụ thể leucotrien. - Zafirlukast: Là dẫn chất methylindol – carbamat có tác dụng đối kháng chọn lọc với thụ thể leucotrien D4, làm mất sự đáp ứng gây co thắt phế quản khi có tác nhân kích ứng hoặc kháng nguyên gây dị ứng. Thuốc không có tác dụng gây giãn phế quản vì vậy không thích hợp điều trị cơn hen cấp. Thuốc được dùng trong các trường hợp COPD và hen mạn tính. Với biệt dược accolate, viên bao 20mg, ngày uống 2 lần trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Thuốc chống chỉ định với người bệnh thận và gan từ vừa đến nặng. - Zileuton: Là dẫn chất – N – hydroxyure có tác dụng ức chế lipoxygenase, tác động như chất ức chế leucotrien. Được dùng trong các trường hợp COPD và hen mạn tính. Thuốc cũng không có tác dụng giãn phế quản nên không thích hợp dùng cho cơn hen cấp. Với biệt dược zyflo, viên nén 600mg, ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên. Chống chỉ định: Bệnh gan tiến triển, suy gan Phòng bệnh: Then chốt là không hút thuốc, cải thiện môi trường sống đặc biệt ô nhiễm không khí, dị nguyên (bụi, phấn hoa, hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm, lông động vật ) chú ý sự thay đổi khí hậu; độ ẩm, nhiệt độ, áp suất khí quyển, nóng, lạnh để điều hòa thích nghi cá nhân. Tiêm chủng, giải mẫn cảm (vaccin cúm, phế cầu, kháng histamin ). Tập luyện thường xuyên thể dục, đặc biệt tập thở. Dưới đây là phương pháp thở nén O2 mang tên phương pháp PEIHT như sau: Hít không khí vào qua đường mũi thật sâu, phình ngực. Nín thở, phình bụng. Lên gân toàn bộ cơ thể: Chân, tay, bụng, vai, cổ, mặt (gồng người lên như lực sĩ thể hình) và đồng thời tự đếm tối đa là 20, rồi 30 hoặc 40 (tăng dần) từ lúc nín thở – khi không còn nhịn nín được nữa, thở mạnh ra qua đường miệng và thư giãn. Thở thường xuyên hằng ngày, đặc biệt lúc sáng dậy và đi ngủ buổi tối, ở tư thế nằm. Mỗi lần tập là 3-5 lần thở. Phương pháp thở PEIHT cải thiện bệnh trạng rất hiệu quả không những với những người tắc nghẽn đường hô hấp mà còn tốt với cả người thiểu năng ôxy cơ thể do tăng cường tối đa ôxy cho cơ thể và tạo nên phản xạ tự giãn phế quản một cách thích hợp. . Thuốc dùng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân như do bệnh ung thư, giãn phế quản, bệnh sarcoid, bệnh phổi xơ tuyến,. tính. Nhưng có thể dùng thuốc này xen kẽ với thuốc khác như thuốc chống viêm, tùy thuộc vào thể bệnh nhẹ, trung bình, nặng hoặc chỉ trợ giúp. Đa số người bệnh ưa dùng loại thuốc tác dụng kéo. khuẩn hô hấp cấp và mạn, suy tim, ung thư phổi, tắc mạch phổi và có thể do tác dụng phụ của thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE) Từ các biểu hiện lâm sàng, không khó khăn để xác định bệnh

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w