1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc dùng trong bệnh “đại dịch” của thế giới docx

6 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 128,6 KB

Nội dung

Thuốc dùng trong bệnh “đại dịch” của thế giới Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM) ngày càng tăng nhanh. Đã có nhiều báo cáo coi đây là "đại dịch" của thế giới bởi sự thường gặp và những biến chứng cùng với hậu quả do bệnh để lại đối với người bệnh và xã hội. Cơ chế gây nên các biến chứng cấp tính của bệnh VXĐM, đặc biệt là hội chứng mạch vành cấp (bao gồm cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim) và nhồi máu não đã được biết rất rõ. Đó là do sự nứt hoặc đứt gãy của mảng VXĐM, tạo điều kiện cho dòng máu tiếp xúc trực tiếp với các chất gây đông máu chứa trong mảng vữa xơ, làm cho tiểu cầu bị kết vón lại tại vị trí đó, sau đó hình thành nên cục máu đông gây cản trở lưu thông dòng máu ở các cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, vai trò của các thuốc chống kết vón tiểu cầu gần như đóng vai trò then chốt trong điều trị các biến chứng cấp tính, cũng như dự phòng tái phát biến chứng này của bệnh VXĐM. Vai trò của các thuốc nhóm này có thể hiểu một cách đơn giản là nhằm ngăn cản các tiểu cầu không cho kết tập lại để hình thành cục máu trắng, khởi đầu của quá trình đông máu và cả quá trình sinh huyết khối - nghẽn mạch. Cơ chế của hiện tượng kết tập tiểu cầu Bình thường, tiểu cầu không bám vào thành mạch và không kết tập được. Bề mặt tiểu cầu có rất nhiều cảm thụ là những glucoprotein (GP) sẵn sàng bám vào các protein dưới lớp nội mạc được bộc lộ khi nội mạc bị tổn thương, đặc biệt là các cảm thụ có nhiệm vụ kết dính các tiểu cầu với nhau khi dược hoạt hoá có tên là GP IIb/IIIa. Khi nội mạc bị tổn thương, các cấu trúc dưới nội mạc được bộc lộ làm cho cảm thụ GP IIb/IIIa được hoạt hoá, cảm thụ này làm kết dính các tiểu cầu với nhau thông qua sợi fibrinogen tạo nên một mạng lưới giàu tiểu cầu. Sau khi tiểu cầu được hoạt hóa, nó góp phần hoạt hóa một số yếu tố đông máu, kết hợp với các yếu tố được giải phóng từ tổn thương nội mạc mạch máu, khởi động cho quá trình đông máu. Kết quả là hình thành nên một cục máu đông làm bít tắc lòng động mạch. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, tiểu cầu còn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành mảng VXĐM. Khi kết tập lại ở khu vực nội mạc bị tổn thương, tiểu cầu đã cùng với bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào nội mạc giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự di chuyển của tế bào cơ trơn từ lớp trung mạc qua màng chun trong lớp nội mạc để cùng các đại thực bào tăng sinh, tiếp nhận các lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL) "biến đổi", trở thành các tế bào bọt và phát triển theo hướng tạo nên mảng xơ vữa. Hình ảnh vữa xơ động mạch. Phân loại các thuốc chống kết tập tiểu cầu Việc phân loại dựa theo cơ chế tác động của thuốc lên quá trình kết vón tiểu cầu. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu tác động theo các cơ chế khác nhau: - Tác động đến các cảm thụ ở mảng tiểu cầu: Các kháng thể kháng GP IIb/IIIa, ticlopidin (ticlid), clopidogrel (plavix). - Tác động đến chuyển hoá acid arachidonic: Ức chế men cyclo- oxygenase cản trở hình thành thromboxan A2 như aspirin, sulfinpyrazon (anturan), flurbiprofen (cebutid) - Làm tăng AMP vòng của tiểu cầu: dipyridamol (persantin) Như vậy tương ứng cũng có 3 nhóm thuốc. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có aspirin và clopidogrel là 2 loại thuốc chủ yếu được ứng dụng trong lâm sàng. Xin giới thiệu cơ chế tác dụng của aspirin trong điều trị bệnh. Aspirin là acid acetyl-salicylic, được dùng từ lâu để chống đau, hạ sốt. Aspirin được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức, Felix Hoffman từ năm 1899, việc ứng dụng chủ yếu là điều trị hạ sốt và giảm đau. Mãi tới năm 1955 người ta mới phát hiện thấy ngoài tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, aspirin còn có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu. Sau đó, tác giả Beaumont và cộng sự đã thấy có thể dùng để dự phòng huyết khối nhưng mãi đến năm 1967 thì những nghiên cứu trên lâm sàng mới thực sự được tiến hành. Cơ chế tác dụng của thuốc: Aspirin acetyl - hoá men cyclo-oxygenase của màng tiểu cầu và tế bào nội mạc thành mạch làm cho men này không có hoạt tính, cản trở sự tổng hợp prostaglandin endoperoxyd (qua đó ức chế việc hình thành cả thromboxan A2 và prostacyclin). Tác động ở mảng tiểu cầu là không hồi phục vì tiểu cầu không có nhân, khác với tác động trên tế bào nội mạc thành mạch có nhân là có hồi phục, tế bào này vẫn có khả năng sản sinh men cyclo- oxygenase. Aspirin chỉ tác động một phần đối với kết tập tiểu cầu do tác động của ADP, thrombin, collagen. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, aspirin đã làm các bạch cầu đa nhân tăng tiết oxyt nitơ (NO), chất này cần thiết để ức chế tiểu cầu kết tập, do vậy có tác dụng cũng làm tăng khả năng chống kết dính tiểu cầu. Chỉ định: Aspirin được chỉ định rộng rãi trong bệnh huyết khối - nghẽn mạch như: - Nhồi máu cơ tim: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc có tác dụng giảm tới 70% tử vong tức thời; 60% tử vong sau 5 tháng và 52% tử vong sau 2 năm điều trị. - Đau thắt ngực không ổn định: Aspirin là thuốc cần thiết, được chỉ định dùng phối hợp với các thuốc khác như nitrat, ức chế cảm thụ, ức chế calci - Tai biến thiếu máu não: Các chỉ định này không những áp dụng trong điều trị giai đoạn cấp tính mà còn có tác dụng dự phòng tái phát cũng như dự phòng các tai biến huyết khối - nghẽn mạch ở những vị trí khác. Ngoài ra, aspirin cũng được chỉ định rất rộng rãi trong dự phòng tiên phát các tai biến huyết khối - nghẽn mạch ở những bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao như: loạn nhịp tim (đặc biệt rung nhĩ), suy tim Liều lượng và cách dùng: Khuyến cáo mới nhất trong nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực không ổn định là dùng liều đầu tiên tiêm tĩnh mạch hoặc nhai viên thuốc. Sau đó duy trì liều dùng hàng ngày, dùng kéo dài nếu như không có chống chỉ định. Thuốc phải luôn được uống sau bữa ăn để giảm bớt tác dụng gây kích ứng dạ dày (trừ các trường hợp cấp cứu). Có một dạng aspirin được bào chế chỉ hấp thu trong ruột (aspirin pH8) tránh được tổn thương dạ dày sau khi uống và thích hợp cho bệnh nhân có bệnh ở dạ dày tá tràng, tuy nhiên phải luôn nhớ là dạng này chỉ có tác dụng giảm kích ứng dạ dày tại chỗ, chứ không giảm được tác dụng phụ trên dạ dày qua cơ chế tác động toàn thân. . Thuốc dùng trong bệnh “đại dịch” của thế giới Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM) ngày. "đại dịch" của thế giới bởi sự thường gặp và những biến chứng cùng với hậu quả do bệnh để lại đối với người bệnh và xã hội. Cơ chế gây nên các biến chứng cấp tính của bệnh VXĐM, đặc biệt. trò của các thuốc chống kết vón tiểu cầu gần như đóng vai trò then chốt trong điều trị các biến chứng cấp tính, cũng như dự phòng tái phát biến chứng này của bệnh VXĐM. Vai trò của các thuốc

Ngày đăng: 12/08/2014, 01:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w