Vai trò cần thiết của phân bón đối với cây hồ tiêu 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Cây hồ tiêu ưa điều kiện khí hậu nống ẩm. Nhiệt độ thích hợp là 25-28 0 C, lượng mưa hàng năm yêu cầu vào khoảng 1200-2500mm. Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha, đất đỏ bazan, đất xám. Đất trồng tiệu cần có độ dày từ 80-100 cm, mạch nước ngầm > 2m, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình dễ thấm và thoát nước và độ chua thích hợp từ 5-6. 2. Kỹ thuật trồng Thời vụ trồng tiêu có thể được điều chỉnh theo khí hậu của từng địa phương các tỉnh Tây Nguyên có thể trồng vào tháng 5-7 hàng năm. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ trồng khoảng tháng 6-8 hàng năm. Kích thước hố trồng tiêu 40 x 40 x 40 cm, cần tạo bồn rộng từ 150-200 cm. Mật độ trong những năm đầu từ 1600-2000 cây/ha. Tiêu được trồng thành từng trụ. 3. Nhu cầu phân bón của cây hồ tiêu Hồ tiêu là cây trồng lâu năm, do đó cần một chế độ phân bón thích hợp, cây tiêu cần nhiều nhất là phân đạm, kali sau đó đến lân. Tùy từng giai đọan sinh trưởng, phát triển, cây tiêu cần các loại phân bón với tỷ lệ khác nhau. Đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các bộ phận của cây, hình thành chồi, phát triển thân lá và quả. Việc bón đạm cần phải cân đối với các loại phân khác. Thiếu đạm, cây kém phát triển; thừa đạm, quả ít, sâu bệnh nhiều. Lân giúp rễ tiêu phát triển, thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Thiếu lân, cây cằn cỗi, lá vàng. Kali giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng quả, tăng sức kháng bệnh của cây, tăng chất lượng hạt. Tiêu cần kali trong giai đoạn ra quả. Thiếu kali lá xoắn, bìa lá khô, xám đầu. 3.1. Liều lượng phân bón cho cây tiêu Bảng13: Lượng phân bón sử dụng cho cây điều trên các loại đất khác nhau 3.2 Thời điểm bón và kỹ thuật bón phân · Đối với năm thứ nhất (mới trồng):Phân đạm: Tháng 6 bón: 10 % ; tháng 7 bón: 20 %; tháng 8 bón: 20 % và tháng 9 bón: 25 % và tháng 10 bón: 25%.Phân kali: Tháng 7: 25 %; tháng 8: 25 % và tháng 9: 25 % và tháng 10: 25%.Phân lân: Bón lót toàn bộ truớc trồng 50 % và tháng 8 bón 50 %Phân chuồng và vôi: bón lót 100 % trước trồng ít nhất 20 ngày · Từ năm thứ 2 trở đi: Phân đạm và phân kali: Tháng 6 bón: 15 % ; tháng 7 bón: 20 %; tháng 8 bón: 25 % và tháng 9 bón: 20 % và tháng 10 bón: 20%.Phân lân: Bón 50 % vào trước mùa mưa và 50 % vào giữua mùa mưaPhân chuồn và vôi bón 100 % và đầu mùa mưa tháng 4. · Phương pháp bón: Phân chuồng bón theo rãnh sâu 10-20 cm quanh vùng rễ, lấp đấtPhân đạm và kali: vùi sâu 5-10 cm quanh mép bồnVôi và phân lân dải đều trên mặt bồn trộ đuề với đất bột trên mặt 4. Hệ số sử dụng phân bón và hiệu lực Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (1994) cho thấy, hệ số sử dụng phân bón của cây tiêu đạt: 50-55 % đối với phân dạm, 20-25 % đối với phân lân và 45 - 50 % đối với phân kali. Trên đất feralit trên bazan, hiệu lực của phân kali bón cho hồ tiêu khá rõ trung bình đạt đạt 2,1 – 6,3 kg hạt tiêu khô. . dụng phân bón và hiệu lực Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (1994) cho thấy, hệ số sử dụng phân bón của cây tiêu đạt: 50-55 % đối với phân dạm, 20-25 % đối với phân lân và 45 - 50 % đối với. Vai trò cần thiết của phân bón đối với cây hồ tiêu 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Cây hồ tiêu ưa điều kiện khí hậu nống ẩm. Nhiệt độ. năm, do đó cần một chế độ phân bón thích hợp, cây tiêu cần nhiều nhất là phân đạm, kali sau đó đến lân. Tùy từng giai đọan sinh trưởng, phát triển, cây tiêu cần các loại phân bón với tỷ lệ khác