“Ma tuý số” có đáng sợ? Nhiều phụ huynh choáng váng khi nghe nói có một loại nhạc số gây “phê” như ma tuý, được bán công khai trên Internet. Nhiều phụ huynh choáng váng khi nghe nói có một loại nhạc số gây “phê” như ma tuý, được bán công khai trên Internet. Tuy nhiên, các phóng viên Washington Post vừa chứng minh rằng “ma túy ảo” i- Dosing thực ra không ghê gớm và huyền bí như lời đồn thổi trên mạng gần đây. Loại nhạc này đã tồn tại một thời gian khá dài và được sử dụng như một thứ liệu pháp chữa bệnh từ vài thập kỷ nay, trước khi bị giới trẻ “sành điệu” gán cho một tên gọi rất thời thượng là “i-Dosing” hay “ma túy số”. Công nghệ lăng-xê Theo điều tra của tờ Washington Post thì mọi chuyện chỉ rùm beng sau khi một trường học ở bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện một số học sinh sử dụng “ma túy số” và gửi thư báo về nhà các đối tượng này. Phụ huynh - vốn chẳng hiểu i-Dosing là gì – phát hoảng khi nghe đến từ “ma túy” và còn choáng váng hơn khi nó được bán công khai trên mạng Internet, tại địa chỉ i-doser.com, kèm theo những lời quảng cáo không kém phần hoành tráng. Việc đó đã làm lợi cho công ty kinh doanh “ma túy ảo” nói trên. Số lượt tải nhạc của họ được nói là tăng gấp bốn lần trong tuần ngay sau sự kiện Oklahoma. Giới trẻ thì được dịp tò mò thử nghiệm “trò chơi” mới. Nhưng ý kiến phản hồi thì rất khác nhau, trong đó nhiều người khẳng định i-Dosing chẳng “phê” chút nào. Lịch sử Binaural Effect (tạm dịch: hiệu ứng nghe hai tai) được Heinrich Wilhelm Dove, một nhà vật lý người Đức, phát hiện từ năm 1839. Theo đó, khi hai giai điệu (hoặc âm thanh) khác nhau cùng được phát ở tần số lệch nhau một chút (dưới 30 Hz), mỗi giai điệu phát vào một bên tai người nghe thì sẽ khiến họ có cảm giác như đang nghe một giai điệu duy nhất, hoàn toàn tự nhiên từ trong đầu mình phát ra. Hiệu ứng này đặc biệt thấy rõ khi sử dụng tai nghe stereo. Khi đó người nghe có thể thấy âm thanh chạy đi chạy lại trong đầu từ bên phải sang bên trái và ngược lại. Hiệu ứng này được các chuyên gia thần kinh chú ý nhiều trong thế kỷ XX vì họ nghĩ nó có thể tác động đến sóng não và từ đó điều khiển con người. Tuy nhiên, trong gần hai thế kỷ qua, chưa từng có một nhà khoa học nào khẳng định đã điều khiển được sóng não bằng giai điệu “hai tai”. Bù lại, các nhạc sĩ lợi dụng nó để tăng hiệu ứng cho bản nhạc trong khi một số bác sĩ và chuyên gia thần kinh dùng nó làm liệu pháp chữa bệnh. Không “phê” Chín phóng viên Washington Post đã cùng nhau nghe thử một số bản nhạc i-Dosing được ưa chuộng nhất. Kết quả là 4 trong số họ tuyên bố hoàn toàn không thấy gì. Một người nói rằng bản nhạc mang tên “rượu” đem đến chút cảm giác êm ái. Một người khác cho biết thấy dễ chịu hơn nhờ bản “caffein”. Một người khẳng định bản “estasy” (tên một loại ma tuý) tạo ra trải nghiệm riêng tư. Người thứ tám mô tả bản “thuốc phiện” giống với “tiếng máy hút bụi trong đầu”. Người cuối cùng, cũng nghe bản “estasy” chỉ hỏi “Tôi dừng được chưa”, sau đó nói thêm rằng đây có lẽ là cách người ngoài hành tinh dùng để… phẫu thuật thùy não. Để chắc chắn hơn, Washington Post dẫn lời một chuyên gia về nhạc “hai tai” – ông Carl Harvey, chủ trang web BinauralBeatsGeek.com. Ông nói rằng thứ nhạc này có thể được sử dụng như một loại yoga, giúp cho não “thư giãn”. Nhưng sau một buổi tối thử nghe các bản i-Dosing, Harvey nói rằng chúng “không thể làm lũ trẻ ‘phê’ được” vì chẳng có bản nào hay. “Thật mất thời gian,” ông kết luận. Trong khi đó, Nick Ashton – người sáng lập ra i- Doser.com - đã dừng trả lời thư của phóng viên ngay khi được hỏi về thông tin cá nhân và các chứng chỉ khoa học nếu có. Nguy hiểm không? Những người nghe nhạc “hai tai” mỗi ngày cảm thấy sống tốt hơn. Đó là khẳng định của nhóm nghiên cứu Đại học Sức khỏe và Khoa học Oregon (Mỹ). Tuy vậy, các chuyên gia không dám khẳng định đó là hiệu quả của nhạc hay của việc được ngồi thư giãn một giờ đồng hồ mỗi ngày. Mặc dù rõ ràng âm nhạc giúp con người thư giãn – chính vì thế mọi người đều nghe nhạc – nhưng nhóm nghiên cứu nói rằng họ không thấy sóng não của những người tham gia thí nghiệm i-Dosing tăng. Daniel Levitin, chuyên gia thần kinh ở Đại học McGill (Canada) nói rằng không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy i-Dosing điều khiểu được sóng não và “không có một cơ chế nào có thể làm được điều đó”. Một tay chơi i-Dosing kỳ cựu là Jamie, 13 tuổi, ở bang Massachusetts (Mỹ) được dẫn lời nói rằng chưa từng thấy ai chuyển từ ma túy ảo sang “chơi” đồ thật. Mẹ cậu này cũng khẳng định rằng con trai mình không hề “phê” mà chỉ thư giãn và “nếu thế thì tốt cho nó”. Cuối cùng, tác hại lớn nhất của “ma túy số” có lẽ là ở chỗ: người nghe thường dại dột bật âm lượng quá lớn! . “Ma tuý số” có đáng sợ? Nhiều phụ huynh choáng váng khi nghe nói có một loại nhạc số gây “phê” như ma tuý, được bán công khai trên Internet. Nhiều phụ huynh choáng váng khi nghe nói có. hay “ma túy số”. Công nghệ lăng-xê Theo điều tra của tờ Washington Post thì mọi chuyện chỉ rùm beng sau khi một trường học ở bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện một số học sinh sử dụng “ma. ở Đại học McGill (Canada) nói rằng không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy i-Dosing điều khiểu được sóng não và “không có một cơ chế nào có thể làm được điều đó”. Một tay chơi