Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt Em lấy chồng anh tiếc lắm thay Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá mắc câu Cá mắc câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thủa nào ra Trong những bài ca dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm như vậy.Người đọc có thể hiểu đây là người con trai than thở cũng được , mà cũng có thể hiểu đây là nỗi lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng trai Ba câu thơ đầu, thoáng đọc tưởng như không có liên quan gì lắm đến cả bài nó gần như một câu dẫn truyện. Nhưng chỉ cần lưu ý một chút, bạn sẽ thấy không phải như vậy. Bưởi là loại cây trồng trong vườn. Cà là loài cây trồng ngoài ruộng. Từ trèo lên cây bưởi đến bước xuống vườn cà nó đã chỉ ra một không gian rộng lớn. Chàng trai đã đi khắp nơi để tìm hạnh phúc cho mình.( Tôi lưu ý các bạn mặc dù bài thơ viết “vườn cà” nhưng đây chỉ là cách nói quen miệng của các cụ ngày xưa.).Chàng đã đi khắp nơi nhưng không tìm thấy bởi vì nếu chàng tìm thấy rồi thì làm gì còn câu “Tiếc lắm thay” ở dưới để cho chúng ta thưởng thức bài thơ. Hoa bưởi nở vào đầu hạ. Tầm xuân nở vào cuối xuân. Chàng trai đã di từ mùa này sang mùa khác để tìm một nửa của mình. Thật là tài tình! Chỉ với hai loại hoa, ba loại cây tác giả đã cho chúng ta thấy cả không gian, cả thời gian và thông qua không gian, thời gian ấy chỉ cho ta thấy lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người.Chàng đi, đi mãi cho đến một hôm chàng nghe thấy tiếng pháo nổ và chàng sững sờ thấy cô gái nhà bên đi lấy chồng. Chắc chắn rằng chàng phải quen biết cô gái này lắm vì chẳng ai lại “Tiếc lắm thay” với một cô gái mà mình không quen biết. Và cô gái này rất trẻ. Nàng như một nụ tầm xuân vừa hé những cánh hoa đầu tiên.Các bạn nên nhớ, hoa tầm xuân có mầu hồng nhạt. Vậy tại sao nhà thơ lại viết “Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt”?Câu thơ sai chăng? Có một dị bản nữa chăng? Không ! Câu thơ không sai và không có một dị bản nào cả. Khi cảm thụ một bài thơ, chúng ta hãy để cho tâm hồn bay bổng, hãy để cho sức liên tưởng của chúng ta tung hoành. Để lí giải câu này chúng ta hãy đặt ra giả thiết : Câu thơ viết sai. Vậy câu đúng của nó sẽ phải là: Nụ tầm xuân nở ra thơm ngát Em lấy chồng anh tiếc lắm thay Câu thơ vẫn chỉnh nhưng vô vị vì chẳng còn gì để chúng ta tham gia vào câu thơ ấy nữa. Tôi thích câu nguyên bản hơn vì với câu đó sức liên tưởng của ta tha hồ vùng vẫy. Lấy chồng! Tất nhiên là hoa nở rồi.Trong con mắt chàng trai, cô gái mà ngày nào chàng cũng gặp,cứ tưởng như vẫn còn là trẻ con, vẫn còn là “ nụ tầm xuân xanh ngắt” Thế mà! Viết đến đây tôi lại sực nhớ đến một câu của một nhà văn Nga “các thiếu nữ lớn nhanh như cỏ dại” trên miếng đất mới hôm qua ta còn chưa thấy gì thế mà chỉ qua một đêm cỏ đã mọc. Nếu liên tưởng như vậy câu thơ trở nên hợp lí và hay hơn biết bao nhiêu. Câu thơ đang từ lục bát, với nhịp điệu mượt mà bỗng đột ngột chuyển thành bẩy chữ. Nhịp điệu của bài thơ hơi khựng lại một chút diễn tả đúng tâm trạng hụt hẫng của chàng trai một cách rất tài tình. Chữ “ngắt” cuối cùng của câu này là thanh trắc , sắc và nhọn như khứa vào lòng người đọc một nỗi đau mà chính tác giả của bài thơ muốn truyền đạt.Các bạn nên lưu ý, đây không phải là bài thơ viết theo thể song thất lục bát .Bởi bì sau hai câu bẩy chữ này là bốn câu lục bát. Sự chuyển thể hai câu này là tự thân tình cảm của bài thơ đòi hỏi và qua đấy ta thấy được tác giả rất chắc tay trong cách gieo vần: Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá mắc câu Bây giờ khi cô gái đi lấy chồng rồi, chàng trai bắt đầu tiếc nuối. Để diễn tả những tâm trạng triền miên ,kéo dài không có thể thơ nào diễn tả tốt hơn lục bát. Vì vậy bài thơ nhanh chóng chuyển từ bẩy chữ sang thể lục bát, nhịp điệu câu thơ chậm, mượt diễn tả đúng tâm trạng tiếc nuối của chàng trai. Chàng tiếc nuối tự trách mình. Ôi ta thật ngu ngốc phải đi tìm tận đâu. Nàng ở ngay trước mặt ta sao ta không thấy?và rồi một hi vọng ,bỗng lóe lên và câu thơ cũng chợt vấp như cái hi vọng vừa lóe lên đó. Ba câu đang mượt mà thì câu thứ tư đột ngột bị cắt làm hai .Chúng ta có thể diễn tả câu này theo lối thơ mới: Như chim vào lồng Như cá mắc câu Xin các bạn chú ý đến từ “Mắc”. Mắc câu chứ không phải là cắn câu. Chàng đang tự lừa dối mình, đang tự huyễn hoặc mình. Nàng bị cha mẹ ép gả chứ nàng không yêu chồng. Nàng yêu ta. Chính từ cái hi vọng mong manh đó mới dẫn đến hai câu kết cuối cùng . Hai câu hỏi. Chàng trai tự hỏi mình và không có câu trả lời. Bài thơ bỏ lửng với hai câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong hồn người đọc. . Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt Em lấy chồng anh tiếc lắm thay Ba đồng một. dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm. lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng