1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tổn thương móng do thuốc doc

6 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 101,04 KB

Nội dung

Tổn thương móng do thuốc Tổn thương móng do thuốc có thể gây ra theo nhiều cơ chế khác nhau nhưng hầu hết các trường hợp là hậu quả của tình trạng nhiễm độc cấp tính đối với tế bào biểu mô móng. Biểu hiện của tổn thương móng do thuốc tùy thuộc vào phần cấu trúc móng bị ảnh hưởng, có thể xảy ra ở một số hoặc tất cả 20 móng. Một số trường hợp chỉ gây ra các vấn đề về thẩm mỹ nhưng một số trường hợp khác có thể gây đau nhức ở vùng xung quanh móng dẫn đến hạn chế vận động. Tổn thương móng do thuốc thường xảy ra tạm thời và tự biến mất khi ngưng dùng thuốc, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng. Do tốc độ ngấm của thuốc vào tổ chức móng và tốc độ phát triển của móng rất chậm nên trong một số trường hợp, tổn thương móng xuất hiện sau khi dùng thuốc tới vài tuần, gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán. Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra các bất thường ở móng với những mức độ khác nhau, dưới đây là đặc điểm thường gặp của các tổn thương móng do một số nhóm thuốc. Thuốc chống đông máu: các thuốc chống đông máu, đặc biệt là warfarin nếu dùng ở phụ nữ có thai có thể gây cản trở quá trình phát triển móng của thai nhi, hậu quả là trẻ đẻ ra sẽ có biểu hiện từ giảm sản móng đến hoàn toàn không có móng. Tình trạng giảm sản móng có thể tự cải thiện một phần sau vài tháng. Thuốc chống đông còn có thể gây xuất huyết dưới móng, thường liên quan đến nhiều móng và biểu hiện rõ ở móng chân. Thuốc chống co giật: carbamazepin, hydantoin, trimethadion và valproic acid nếu được dùng ở phụ nữ có thai có thể gây giảm sản móng tay và móng chân ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nếu dùng ở người trưởng thành, các thuốc này còn có thể gây tăng sắc tố móng, tiêu móng hoặc bong móng từng lớp. Thuốc chống sốt rét: các thuốc chống sốt rét thường làm cho móng có màu xanh nâu do sự lắng đọng của thuốc ở dưới móng. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng tăng sắc tố móng lan tỏa hoặc các dải sắc tố nằm ngang. Sau khi ngưng dùng thuốc, tình trạng tăng sắc tố thường giảm dần sau vài tháng nhưng không hết hẳn. Thuốc diệt virut: những bệnh nhân điều trị với lamivudin, azidothymidin. (AZT) và indinavir có thể bị chín mé hoặc nổi các hạt ở móng tay và móng chân. Các hạt này thường gây đau nhức, tiết dịch và chảy máu, khu trú ở giường móng hoặc đường viền quanh móng, xuất hiện ở một hoặc nhiều móng. Tổn thương móng do thuốc diệt virut thường xuất hiện sớm sau điều trị và có liên quan đến liều dùng. Cơ chế bệnh sinh của các tổn thương này còn chưa được biết rõ. Ngoài các tổn thương trên, một số bệnh nhân dùng AZT còn có biểu hiện chậm phát triển móng và rối loạn sắc tố móng ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp ở móng tay hơn so với móng chân. Các rối loạn sắc tố móng do thuốc diệt virut thường hồi phục sau 6 - 8 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng sau khi ngưng dùng thuốc. Gần đây, một số tác giả mô tả tình trạng xuất huyết rải rác dưới móng sau dùng ganciclovir. Thuốc chẹn beta giao cảm: các thuốc chẹn bêta giao cảm, đặc biệt là những loại tác dụng không chọn lọc trên tim như propanolol, có thể gây co mạch và làm giảm tưới máu ở ngọn chi, từ đó dẫn đến các tổn thương hoại tử hoặc nhồi máu ở giường móng. Các triệu chứng này thường giảm dần khi ngưng dùng thuốc. Hóa chất chống ung thư: các hóa chất chống ung thư có thể gây tổn thương móng dưới rất nhiều hình thái khác nhau. Biểu hiện thường gặp nhất là các đường lõm ở móng hoặc bong móng từng lớp, đây là các dấu hiệu điển hình của tình trạng nhiễm độc tế bào mầm móng dẫn đến giảm tạm thời hoặc ngưng hẳn quá trình tạo móng. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau dùng thuốc 2 - 3 tuần và biểu hiện đồng thời ở tất cả các móng với mức độ tổn thương tương đương nhau. Tách móng cũng là một biểu hiện thường gặp, đây là hậu quả của tình trạng nhiễm độc tế bào biểu mô giường móng, làm cho móng không còn khả năng kết dính và bị tách ra khỏi giường móng. Móng bị tách chuyển thành màu trắng đục và có thể gây đau. Tách móng thường gặp ở các bệnh nhân được điều trị với hóa chất nhóm taxane như docetaxel và paclitaxel. Một số tổn thương móng khác cũng có thể gặp do hóa trị liệu chống ung thư như nứt gãy móng, rối loạn sắc tố móng, chín mé hoặc xuất huyết dưới móng. Các tổn thương này đều có khả năng hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc. Clofazimin: Clofazimin có thể làm cho móng bị chuyển thành màu nâu sẫm do sự lắng đọng của thuốc hoặc gây tăng sừng hóa dưới móng và tách móng. Các tổn thương móng thường giảm dần khi giảm liều dùng của thuốc. Cyclosporin-A: thuốc có thể gây giảm tốc độ phát triển của móng hoặc tạo ra các đường khía trắng chạy ngang móng. Lithium: điều trị chống trầm cảm với muối lithium carbonat có thể làm cho các vùng xa của móng chuyển thành màu vàng hoặc xuất hiện các dải nâu đen chạy ngang trên móng tay đi kèm với bong móng từng lớp. Giảm tốc độ phát triển móng cũng đã được ghi nhận trong quá trình điều trị với lithium. Psoralen: những bệnh nhân được điều trị với psoralen phối hợp với tia cực tím có thể bị tách móng hoặc tăng sắc tố móng do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc thuốc và ánh sáng. Các biểu hiện này thường không xảy ra ở ngón cái và có thể kèm theo đau. Retinoid: các dẫn xuất retinoid như isotretinoin có thể gây ra rất nhiều dạng tổn thương móng khác nhau như bong móng từng lớp, xuất hiện các dải trắng hoặc các đường lõm ngang móng, nứt gãy móng, tăng hoặc giảm tốc độ phát triển móng, chín mé, hạt dưới móng Hầu hết các biểu hiện này gây ra do tác động của thuốc trên quá trình sừng hóa của móng, thường xuất hiện sau dùng thuốc từ 2 tuần đến 18 tháng và đôi khi có thể tự hết cho dù tiếp tục sử dụng thuốc. Kháng sinh nhóm tetracyclin: các kháng sinh nhóm này đều có thể làm cho móng chuyển màu vàng, bong móng (với doxycyclin) hoặc chuyển màu xanh xám ở gốc móng (với minocyclin). . như docetaxel và paclitaxel. Một số tổn thương móng khác cũng có thể gặp do hóa trị liệu chống ung thư như nứt gãy móng, rối loạn sắc tố móng, chín mé hoặc xuất huyết dưới móng. Các tổn thương. Tổn thương móng do thuốc Tổn thương móng do thuốc có thể gây ra theo nhiều cơ chế khác nhau nhưng hầu hết các trường. xung quanh móng dẫn đến hạn chế vận động. Tổn thương móng do thuốc thường xảy ra tạm thời và tự biến mất khi ngưng dùng thuốc, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng. Do tốc độ ngấm của thuốc vào

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN