1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh ngoài da do bơi lội pps

5 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bệnh ngoài da do bơi lội Mùa hè được ngâm mình trong làn nước mát lạnh là sở thích của nhiều người. Song khi bơi lội ở sông, hồ, suối, bể bơi nhân tạo, chúng ta có thể gặp một số bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, viêm da tiếp xúc Vậy cần xử trí như thế nào khi bị bệnh. Mùa hè được ngâm mình trong làn nước mát lạnh là sở thích của nhiều người. Song khi bơi lội ở sông, hồ, suối, bể bơi nhân tạo, chúng ta có thể gặp một số bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, viêm da tiếp xúc Vậy cần xử trí như thế nào khi bị bệnh. Các bệnh ngoài da do vi sinh vật gây bệnh Bệnh nấm kẽ chân (còn gọi là bệnh bàn chân lực sĩ). Bệnh do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. - Nấm kẽ chân do Epiderphytin: Tổn thương bắt đầu ở kẽ chân thứ 3, thứ 4 vì các ngón chân sát với nhau hơn, làm kẽ chân bị ẩm ướt. Da kẽ chân bị bợt trắng hoặc hơi trợt loét, rất ngứa, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón. Dần dần tổn thương lan sang các kẽ chân khác (dân gian thường gọi là nước ăn chân). Do ngứa nhiều, người bệnh gãi làm các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan lên bàn chân, hạch bẹn sưng đau (còn gọi là nấm kẽ nhiễm khuẩn). Có trường hợp nấm kẽ gây dị ứng ở lòng hai bàn tay thành từng đám mụn nước rất ngứa. - Nấm kẽ chân do Trichophytin ít khi gây trợt loét ở kẽ chân. Kẽ ngón chân thường róc vẩy da khô, nền da hơi đỏ, rất ngứa, ở rìa bàn chân, gót chân có các đám róc vẩy da vằn vèo. Các móng chân có thể dày lên, sần sùi, màu vàng đục hoặc mủn ra như lõi sậy. Nấm kẽ chân do Trichophytin ít khi gây tổn thương ở lòng bàn tay. Điều trị nấm kẽ bằng bôi dung dịch castellni, kem nizoral, kem clotvimazol Trường hợp nấm kẽ do Trichophytin còn phải uống kháng sinh chống nấm kết hợp. Bệnh da do ấu trùng sán vịt (còn gọi là “bệnh ngứa của người bơi lội”). Căn nguyên do ấu trùng sán vịt, thuộc họ sán máng (schistosomiases). Bệnh hay gặp ở người lội nước, tắm sông, ao, hồ, nông dân làm ruộng nước ở vùng nuôi nhiều vịt. Chu kỳ sinh sản của sán máng: trứng sán thải ra môi trường qua phân của súc vật; trứng nở ra ấu trùng lông bơi trong nước, cư trú vào ốc; vịt ăn ốc bị nhiễm ấu trùng. Ấu trùng nhiễm vào phổi, gan, qua đường mật xuống ống tiêu hóa rồi thải ra ngoài qua phân vịt, nếu người ăn phải trứng của sán máng thì trứng cũng nhiễm vào gan, đường mật xuống ruột rồi thải ra ngoài qua phân; sán máng hay ký sinh ở vịt. Người bị nhiễm sán máng thường có biểu hiện ở dưới da như: vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ngứa, hai giờ sau nổi các vết đỏ. 10 giờ sau nổi các sẩn mày đay, vị trí thường gặp là cẳng chân, mắt cá chân, quanh các móng tay, móng chân, kẽ tay, kẽ chân. Một đến hai ngày sau có các vết xuất huyết dưới da. Sau đó sẩn dần dần lặn. Ở người có cơ địa dị ứng, sẩn ngứa có thể xuất hiện rải rác toàn thân. Sau 5- 7 ngày, nếu không bị nhiễm ấu trùng nữa bệnh sẽ giảm và hết. Nếu là sán máng ký sinh ở người thì sau triệu chứng ngoài da có thể có triệu chứng ở đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu sinh dục. Triệu chứng ở đường tiêu hóa: Người bệnh có biểu hiện đau quặn bụng, đi lỏng kiểu lỵ, gan to. Triệu chứng ở đường tiết niệu sinh dục: Bệnh nhân đi tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt, ở nam giới là viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, ở phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ. Xử trí tại chỗ bằng dùng các thuốc chống ngứa, bôi thuốc sát khuẩn vào các chỗ tổn thương. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn thứ phát. Bệnh da do hóa chất trong nước bể bơi gây nên Người ta thường dùng hóa chất xử lý nước tbể bơi để nước trong, có màu xanh nhạt và không bị thối. Các hóa chất này có thể gây nên một số bệnh ngoài da sau: Viêm da tiếp xúc: Hay bị ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi. Triệu chứng lâm sàng là các đám da đỏ, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu không tiếp xúc với nước bể bơi nữa tổn thương sẽ giảm dần và khỏi sau khoảng một tuần. Nếu ngứa, gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da: Tắm nước bể bơi thường bị đen hơn tắm biển hoặc tắm sông, ao, hồ, đó là do một số hóa chất trong nước có tác dụng hấp thu ánh nắng làm cho da bị đen hơn, trường hợp tắm lâu, lúc nắng to có thể bị bỏng da: da đỏ, có mụn nước nhỏ, đau rát ở vùng vai, cánh tay, cổ ngực. Để tránh tác hại này nên tránh tắm vào các giờ nắng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Khi tắm nếu trời nắng nên dùng các loại kem chống nắng, đội mũ rộng vành. . suối, bể bơi nhân tạo, chúng ta có thể gặp một số bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, viêm da tiếp xúc Vậy cần xử trí như thế nào khi bị bệnh. Các bệnh ngoài da do vi sinh vật gây bệnh Bệnh nấm. Bệnh ngoài da do bơi lội Mùa hè được ngâm mình trong làn nước mát lạnh là sở thích của nhiều người. Song khi bơi lội ở sông, hồ, suối, bể bơi nhân tạo, chúng ta có thể gặp một số bệnh. nấm kết hợp. Bệnh da do ấu trùng sán vịt (còn gọi là bệnh ngứa của người bơi lội ). Căn nguyên do ấu trùng sán vịt, thuộc họ sán máng (schistosomiases). Bệnh hay gặp ở người lội nước, tắm

Ngày đăng: 02/08/2014, 12:21

Xem thêm: Bệnh ngoài da do bơi lội pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN