1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế Fulbright - Ngoại thương: Thể chế và tác động ppsx

15 149 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 439,97 KB

Nội dung

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 1 Bin dịch: Hoàng Nhị CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Mari Pangestu Phát triển công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của chiến lược tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nước đều theo đuổi một loại chính sách công nghiệp nào đó, mặc dù mục tiêu và cách tiếp cận của họ có thể khác hẳn nhau, và có thể thay đổi theo thời gian. Với môi trường trong nước và toàn cầu đang thay đổi hiện nay, các nước đang phát triển cần đánh giá lại các lựa chọn đang mở ra cho họ để có thể thực hiện một chính sách công nghiệp hóa hiệu quả và phù hợp với WTO. Mục tiêu và phạm vi của chính sách công nghiệp Sách vở kinh tế và các bài học từ việc thi hành chính sách công nghiệp nhấn mạnh rằng một chính sách hoặc chiến lược công nghiệp hiệu quả cần phải có những mục tiêu, lý do, và phạm vi được xác định rõ ràng. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một định nghĩa có thể chấp nhận được của chính sách công nghiệp là “các nỗ lực của chính phủ nhằm thay đổi cơ cấu công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên năng suất” (World Bank 1992) 1 . Định nghĩa này là hữu ích vì nó tập trung vào mục tiêu tăng trưởng năng suất yếu tố trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ đơn giản thay đổi cơ cấu sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất hay chăm lo đến một vài khu vực nhất định. Chính sách công nghiệp không chỉ giới hạn ở khu vực công nghiệp chế tạo, mà còn bao gồm cả hai khu vực làm tăng giá trị cho hàng công nghiệp chế tạo là các ngành chế biến nông khoáng sản và dịch vụ. Trong thực tế, chính sách công nghiệp thường có nhiều mục tiêu, bao gồm công ăn việc làm trong ngắn hạn, gia tăng sản lượng, phân phối các hoạt động kinh tế công bằng hơn giữa các vùng, và nâng cao năng lực công nghệ. Thường còn có cả các mục tiêu phi kinh tế, như niềm tự hào và uy tín của dân tộc, nhu cầu thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa được coi là “chiến lược”. Những mục tiêu đó còn lộn xộn rối rắm đến mức nhiều nước đang phát triển lo lắng về quyền sở hữu của người nước ngoài và và tác động có thể có của nó đến năng lực trong nước. 2 Điều quan trọng là phải theo đuổi một chính sách công nghiệp có các mục tiêu giới hạn và được xác định rõ ràng, bởi vì có thể không có đủ các công cụ chính sách để đáp ứng quá nhiều mục tiêu khác nhau. Hơn nữa, các mục tiêu khác nhau có thể không phù hợp với nhau. Biện minh cho chính sách công nghiệp Lập luận kinh tế ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ nhằm nâng cao năng suất lao động trong dài hạn được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh các thất bại thị trường (được cho là đang tồn tại) xuất phát từ các ngoại tác, sự thiếu vắng của các thị trường, hoặc các thất bại khác, trong khi có tính đến các tác động phụ có thể có đến các ngành khác trong nền kinh tế. Lập luận kinh tế truyền thống ủng hộ việc chính phủ trợ giúp cho một số ngành nào đó là để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ. 3 Bảo hộ chống hàng nhập khẩu dưới dạng thuế quan, hoặc trợ cấp theo sản lượng của doanh nghiệp (hai công cụ có tác động tương đương đối với sản lượng của một ngành cụ thể nào đó) được biện minh trên cơ sở ngoại tác động (dynamic externality), ví dụ như học hỏi qua công việc (learning by doing) hoặc đào tạo tại chỗ (on-the-job training) là những điều giúp làm Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 2 Bin dịch: Hoàng Nhị giảm chi phí. Theo lập luận này, chỉ nên trợ giúp những quá trình học hỏi diễn ra bên ngoài doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp không thể chiếm được đặc quyền hoặc lợi nhuận từ việc đào tạo này nên sẽ không đầu tư cho nó. Có những điều kiện quan trọng giới hạn lập luận về ngành công nghiệp non trẻ. Thứ nhất, mức độ giảm chi phí trong tương lai cần phải đủ để bù đắp chi phí cao hơn trong giai đoạn được hỗ trợ. Thứ hai, không nên hỗ trợ bao trùm cho toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành; sự tồn tại của ngoại tác và việc hỗ trợ cần phải được gắn với kết quả hoạt động của người nhận hỗ trợ (ví dụ, hiệu quả phải cao hơn hoặc chi phí phải giảm đi), và khoản hỗ trợ phải giảm dần theo thời gian. Thứ ba, công cụ thích hợp để tạo ra ngoại tác tích cực từ việc mở rộng công nghiệp nội địa có thể không phải là thuế quan hay trợ cấp theo sản lượng. Một chính sách thích hợp hơn là: trợ cấp theo quá trình, theo việc làm, hoặc sản phẩm mà có thể giúp tạo ra kiến thức hay học hỏi. Tính thích hợp của các công cụ chính sách tuân theo một chủ đề chung hơn trong lý thuyết về sự can thiệp của chính phủ (xem Bhagwati 1971; Corden 1974). Mỗi ngoại tác hoặc thất bại thị trường đòi hỏi phải có loại trợ cấp thuế dựa trên biến số đã tạo ra ngoại tác hoặc thất bại thị trường đó, và tỉ lệ trợ cấp thuế phải là tỉ lệ giúp tạo được hiệu quả tối ưu. Bất kỳ một trợ cấp thuế nào khác với trợ cấp thuế tối ưu sẽ tạo ra điều mà Corden (1974) gọi là những tác động phụ, những tác động sẽ áp đặt chi phí không mong muốn ở một nơi khác trong nền kinh tế. Cũng cần lưu ý đến tác động của sự can thiệp vào một ngành đến toàn bộ nền kinh tế. Một cách để làm điều này là chú ý đến tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng, một đại lượng tính đến tác động của thuế quan lên cả đầu vào và đầu ra. Ví dụ, thuế quan đánh vào một đầu vào sẽ làm giảm tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng đối với người sử dụng ở khâu sau (xem Hộp 17.1). Một lập luận khác ủng hộ sự can thiệp của chính phủ – cái gọi là lập luận tốt thứ nhì đối với thuế quan hoặc trợ cấp cho một số hàng hóa – liên quan đến sự hiện hữu của các biến dạng “không thể loại bỏ” dưới dạng thuế quan hoặc các hình thức bảo hộ chống hàng nhập khẩu khác. 4 Trong thực tiễn, sự can thiệp để sửa chữa các biến dạng này lại tạo ra một số vấn đề. Thứ nhất, không rõ tại sao chính sách nên làm nhất (tốt nhất) để loại bỏ các biến dạng lại không thể được thực hiện. Thứ hai, để xác định chính sách tốt thứ nhì một cách chính xác thì cần phải có hiểu biết hoàn hảo về mọi khía cạnh của nền kinh tế sao cho có thể biết được tác động ròng của sự can thiệp. Đòi hỏi này là không thực tế. Nếu cứ thực hiện các chính sách can thiệp tốt thứ ba trong khi chưa biết giá trị thực của một số thông số về hành vi thì có thể dẫn đến các biến dạng nặng hơn và làm giảm phúc lợi. Các lý do khác biện minh cho chính sách công nghiệp được dựa trên lập luận về phát triển công nghệ. Theo lập luận này, chính sách phù hợp là can thiệp dựa trên công nghệ chứ không phải dựa trên sản lượng như các loại trợ cấp, hoặc hỗ trợ phát triển công nghệ và các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - một trong những phương tiện quan trọng để chuyển giao công nghệ. (Xem Chương 19 của Bora và Chương 34 của Saggi trong cuốn sách này.) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 3 Bin dịch: Hoàng Nhị HP 17.1 T L BO H DANH NGHA VÀ HIU DNG Tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP) có thể được định nghĩa như: * * P PP NRP − = với P là giá trong nước của hàng hóa đã bao gồm thuế nhập khẩu, P* là giá khi có tự do ngoại thương. Vì trong thực tế không thể thấy được P*, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều lấy giá thế giới để thay cho P*. Tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng (EPR) có thể được định nghĩa như tỉ lệ tăng thêm của gía trị gia tăng trên một đơn vị hàng hóa của một sản phẩm được sản xuất trong nước so với giá trị gia tăng khi có tự do ngoại thương (không có bảo hộ). Độ lớn của ERP không chỉ phụ thuộc vào thuế quan danh nghĩa đánh lên sản phẩm cuối cùng mà ta đang xem xét, mà còn phụ thuộc vào thuế quan đánh lên các đầu vào được sử dụng và tầm quan trọng của các đầu vào đó trong giá trị của sản phẩm cuối cùng. Một công thức đơn giản để tính ERP là: * * V VV ERP − = với V là giá trị gia tăng trong nước trên mỗi đơn vị của hàng hóa cuối cùng (đã bao gồm thuế nhập khẩu đánh lên loại hàng đó và lên các đầu vào của nó), và V* là giá trị gia tăng khi có tự do ngoại thương. Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách lấy tổng giá trị của đầu ra trừ đi chi phí của các đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất: V=t f P f -t i P i X, với t f và t k bằng 1 cộng với thuế quan tương ứng trên sản phẩm cuối cùng và trên các đầu vào; P f và P i là các mức giá, và X là lượng đầu vào sử dụng để sản xuất một đơn vị của hàng hóa cuối cùng. Giá trị gia tăng tại giá tự do thương mại cũng được xác định tương tự như vậy, nhưng lúc này không có thuế (trị giá của t là 1). Ví dụ, giả sử một tấn thép có giá là US$1,000 trên thị trường thế giới. Để sản xuất nó, một nhà máy cần phải mua 1 tấn quặng sắt tại giá thế giới là US$600. Để đơn giản, giả sử không cần thêm gì khác trong quá trình sản xuất thép. Trong trường hợp đó, trị giá gia tăng của một tấn thép tại nhà máy sẽ là US$400. Nếu thuế suất 20% được đánh lên thép nhập khẩu, và không có thuế đánh lên quặng sắt, thì tỉ lệ bảo hộ hiệu dụng sẽ là: ,5,1 400 6001200 = − hay 50%. Trong ví dụ này, ERP cao hơn gấp đôi tỉ lệ 20% NRP đánh lên thép nhập kh ẩ u. N ế u không có thuế đánh lên thép nhập khẩu nhưng một khoản thuế danh nghĩa 33% được đánh lên quặng sắt nhập khẩu, ERP sẽ là: 5,0 400 )200600(1000 = + − , hay –50%. Ví dụ này cho thấy rằng NRP= 0 không nhất thiết có nghĩa là thương mại không bị biến dạng. Một ví dụ khác, giả sử hạt ca cao chiếm 95% chi phí sản xuất của bơ ca cao. Đánh thuế 5% danh nghĩa lên bơ ca cao đồng nghĩa với việc bảo hộ 100% cho ngành sản xuất bơ ca cao. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 4 Bin dịch: Hoàng Nhị Các công cụ của chính sách công nghiệp Trong thực tế, nhân danh chính sách công nghiệp, các quốc gia đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Chúng có thể được phân loại thành các can thiệp bên ngoài, can thiệp vào thị trường sản phẩm, và vào thị trường yếu tố sản xuất. Các can thiệp vào thị trường bên ngoài bao gồm việc bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu bằng cách sử dụng các công cụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, các chương trình nội địa hóa, cũng như các biện pháp khuyến khích xuất khẩu để hỗ trợ các ngành sản xuất đuổi kịp và thâm nhập vào các thị trường mới. Các công cụ khuyến khích xuất khẩu phổ biến là trợ cấp xuất khẩu, các khu khuyến khích xuất khẩu, và tín dụng ưu đãi (đôi khi gắn với các mục tiêu xuất khẩu). Các can thiệp vào thị trường sản phẩm để khuyến khích cạnh tranh trong thị trường nội địa bao gồm chính sách cạnh tranh (nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài), và các luật lệ về gia nhập thị trường nội địa. Các can thiệp vào thị trường yếu tố sản xuất bao gồm các chính sách như đặt ra yêu cầu về kết quả hoạt động và các hạn chế đối với FDI nhằm tác động đến hoạt động của các công ty do người nước ngoài làm chủ sao cho nước sở tại có thể thu được lợi ích ròng từ FDI (UNCTAD 1999a). Các hình thức can thiệp vào thị trường yếu tố trong thị trường vốn và khu vực tài chính là nhằm sửa chữa các khuyết tật của thị trường tài chính, khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ, và bảo vệ hoặc loại bỏ dần các ngành đang suy giảm. Những biện pháp này bao gồm việc thành lập các định chế tài chính phát triển, trợ cấp vốn trực tiếp cho một số doanh nghiệp công nghiệp chọn lọc, trợ cấp vốn và hỗ trợ vốn cho các ngành đang suy giảm hoặc đã trưởng thành, ưu tiên tiếp cận nguồn tín dụng (thường với lãi suất có trợ cấp) bằng cách yêu cầu các định chế tài chính cho một số ngành hoặc một số loại công ty được vay. Việc can thiệp vào thị trường lao động có thể có các mục tiêu về hiệu quả và công bằng. Mục tiêu thứ nhất liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Mục tiêu thứ hai bao gồm các yêu cầu về tiền lương tối thiểu và các hệ thống lưới an toàn xã hội. Hộp 17.2 cho thấy ví dụ về các loại công cụ chính sách công nghiệp mà Hàn Quốc và Nhật bản đã sử dụng trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa của họ. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 5 Bin dịch: Hoàng Nhị Sự tiến hóa của chính sách công nghiệp Cách tiếp cận đối với phát triển công nghiệp và các loại công cụ được sử dụng đã tiến hóa theo thời gian do các thay đổi trong hệ thống quan niệm về phát triển cũng như trong môi trường bên ngoài. Để có tính cụ thể, phần này sẽ tập trung vào các ví dụ từ Đông Á, nhưng hầu hết những điều được đề cập đến đều có thể áp dụng được cho tất cả các nước đang phát triển. HỘP 17.2. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT KHẨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN Khuyn khích xut khu và hn ch nhp khu • Hạn chế nhập khẩu, cả tổng quát và cụ thể • Ưu tiên trong việc xúc tiến xuất khẩu cho một số ngành cụ thể, và một s ố doanh nghiệp cụ thể trong một số trường hợp, • Đề ra mục tiêu xuất khẩu cho các doanh nghiệp cụ thể như điều kiện để được trợ cấp (Hàn Quốc) • Trợ cấp lãi suất và tín dụng, cung cấp ngoại hối cho các doanh nghiệp được ưu đãi đã đáp ứng được các mục tiêu xuất khẩu • Xúc tiến xuất khẩu nói chung qua JETRO (Nhật bản) và KOTRA (Hàn Quốc) • Cung cấp cơ sở hạ tầng, kể cả vốn nhân lực, để hỗ trợ xuất khẩu • Miễn giảm thuế cho các đầu vào nhập khẩu và cho các khoản chi cho nghiên cứu và phát triển • Cho phép các tập đoàn được ưu đãi được nhập khẩu vốn và công nghệ nước ngoài, cũng như huy động nguồn vốn rẻ hơn trên thị trường quốc tế Can thip vào th trng sn phm và th trng yu t • Nới lỏng chính sách cạnh tranh, sử dụng rộng rãi hình thức cartel. • Chính phủ tạo ra và khuyến khích các tập đoàn lớn (Hàn Quốc) • Cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn để tăng đầu tư • Khuyến khích mối quan hệ gần gũi, lâu dài giữa ngành tài chính và công nghiệp (là điều quan trọng quyết định cho việc thi hành chính sách công nghiệp) • Đàn áp lao động để bảo đảm sự an bình về lao động trong giai đoạn thay đổi cơ c ấ u (Hàn Quốc) • Thành lập các ngành công nghiệp quốc doanh để nâng cao mức phát triển công nghiệp (Hàn Quốc) • Có sự hướng dẫn rộng khắp của các cơ quan nhà nước. Nguồn: Phỏng theo Singh (1996) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 6 Bin dịch: Hoàng Nhị BẢNG 17.1 SỰ TIẾN HÓA CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG Á (THẬP KỶ 1950 – 1990) Nền kinh tế 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s Trung Quốc 1965-76 Quốc phòng/Công nghiệp (công nghiệp hóa thiên về CN nặng) 1977-78 Nhập khẩu nhà máy 1980s Tự do hóa vùng duyên hải (các ngành công nghiệp nhẹ) 1990s Cơ sở hạ tầng Công nghệ cao Hồng Kông (Trung Quốc) 1950- EO (tự do kinh doanh, hỗ trợ về giáo dục, cơ sở hạ tầng, và thể chế) 1979- Tăng cường hỗ trợ về thể chế cho công nghiệp 1990s Nâng cấp sự hỗ trợ cho công nghệ Indonesia 1967-73 On định Bắt đầu IS 1974-85 IS mạnh 1986- Tự do hóa EO Nhật bản 1950-58 IS 1959- EO 1967- Tự do hóa Giữa 1980s Giảm bớt luật lệ Quốc tế hóa Hàn Quốc 1961-72 EO 1973-79 EO IS (công nghiệp nặng) 1980 Tự do hóa (thương mại, đầu tư, tài chính) 1990s Giảm bớt luật lệ từ giữa 1980s (hướng về phát minh đổi mới) Malaysia 1950-70 IS vừa phải Thêm EO 1971-85 Tiếp tục IS EO 1986- Tự do hóa Philippines 1950- IS Tiếp tục IS 1980s Tự do hóa (bất ổn chính trị) 1990s Tiếp tục tự do hóa (tăng cường ổn định chính trị) Singapore 1950s IS (khi vẫn còn là một bộ phận của Malysia) 1960s – 1980s EO 1990s Độc lập chiến lược (công nghệ và dịch vụ cao) Khu vực hóa Đài Loan (Trung Quốc) 1953-57 IS 1958-80 EO 1986- Tự do hóa Thái Lan 1961-71 IS 1971-86 IS (hàng hóa phục vụ sản xuất, bắt đầu từ 1981) 1986- EO Các ngành thâm dụng công nghệ EO một phần Ghi chú: IS: Thay thế nhập khẩu, EO: Hướng về xuất khẩu Nguồn: Masuyama, Vanderbrink, và Chia (1997): bảng 1.1 . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 7 Bin dịch: Hoàng Nhị Chính sách công nghiệp ở Đông Á đã tiến hóa dần trong ba thập kỷ qua (Bảng 17.1) khi chính sách thay thế nhập khẩu nhường chỗ cho chính sách hướng về xuất khẩu, và sau đó là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên tri thức. Sự chuyển dịch trong cách tiếp cận và các công cụ chính sách đã chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong như quy mô thị trường, nhu cầu phải điều chỉnh để thích nghi với các cú sốc bất lợi, sự kém hiệu quả của các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, và nhu cầu phải thu hút FDI để có được công nghệ và tiếp cận thị trường. Chính sách còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như cạnh tranh ngày càng gia tăng, công nghệ thay đổi, áp lực từ các đối tác thương mại lớn buộc phải trở thành các bên tham gia ký kết các luật lệ của GATT, các luật lệ đa phương được đàm phán trong khuôn khổ WTO, và cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 1997. Các thay đổi nhanh chóng trong công nghệ giao thông, liên lạc, sản xuất, tiếp thị, phân phối, cũng như các quá trình quản lý, đã đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa và làm giảm lợi thế so sánh truyền thống trong sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất các bộ phận và chi tiết, cũng như chính hàng hóa cuối cùng, ngày càng được thuê ngoài hoặc được rải ra nhiều địa điểm khác nhau trên cơ sở cân nhắc về chi phí và thị trường. Việc phi tập trung hóa sản xuất và các quá trình sản xuất diễn ra trong thập kỷ 1990 ở Đông Á là một ví dụ mạnh mẽ về sự hội nhập của khu vực này qua các mối liên kết thương mại và đầu tư. Sự phát triển của công nghệ sẽ tiếp tục là một nguồn áp lực quan trọng buộc các ngành công nghiệp phải tiếp tục tái cơ cấu. Sự suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu xảy ra trước khi có khủng hoảng, một phần là do các nhân tố về cơ cấu như khả năng cạnh tranh sút giảm và mức tăng trưởng năng suất thấp, còn chỉ ra nhu cầu phải tái cấu trúc khu vực công nghiệp. Thách thức chính đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở Đông Á là làm sao duy trì được lợi thế so sánh truyền thống (dựa trên lao động rẻ tiền tay nghề thấp và nguồn tài nguyên) trong khi phải xây dựng các nguồn lợi thế so sánh mới và “trưởng thành dần” trong các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, thể hiện công nghệ và nguồn vốn con người cao hơn. Có nhiều giải pháp về chính sách thích hợp để giải quyết các vấn đề về cơ cấu mà các quốc gia Đông Á đang gặp phải, và nhiều chính sách đã được các chính phủ áp dụng. Một là duy trì sự cạnh tranh trong thị trường nội địa. Hàng nhập khẩu có thể tác động đến năng suất qua công nghệ được thể hiện trong nó, và có thể là một cách hiệu quả để đồng hóa các kỹ thuật và kiến thức mới (xem Chương 34 của Saggi trong cuốn sách này). Các nhân tố khác có thể thúc đẩy xuất khẩu là: khuyến khích FDI và tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế; chính sách vĩ mô phù hợp; cơ cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả; các chính sách cải thiện vốn con người và năng lực công nghệ, ví dụ như hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, cũng như tạo ra các cụm công nghiệp. Nhìn chung, các quốc gia Đông Á đã chuyển trọng tâm sang các chính sách bổ trợ như vậy, và giờ đây đang nỗ lực cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành có khả năng cạnh tranh, nâng cao tính linh hoạt của nền kinh tế nhằm đáp ứng với các thay đổi. Bảng 17.2 tóm tắt các chính sách mà các nền kinh tế Đông Á đã theo đuổi ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Việc giải quyết khủng hoảng càng làm tăng thêm nhu cầu phải có một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với cuộc cải cách chính sách mà ở một phạm vi nào đó là do gói cải cách của IMF bắt buộc. Các quốc gia không được các chương trình của IMF hỗ trợ cũng đang buộc phải theo đuổi các cải cách tương tự. 5 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 8 Bin dịch: Hoàng Nhị Các quy định đa phương về việc sử dụng các công cụ của chính sách công nghiệp Một câu hỏi quan trọng là về mức độ mà các quy định của WTO hạn chế các biện pháp chính sách mà các thành viên có thể sử dụng để bảo hộ cho các nhà cung cấp địa phương, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công nghệ. Phần này tóm tắt ngắn gọn các quy định chính của WTO về các công cụ của chính sách công nghiệp. Nhiều quy định trong số đó được thảo luận kỹ hơn trong các chương khác của cuốn sách này. Thuế quan, chống phá giá, và tự vệ Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các nước đang phát triển đã cam kết các chương trình cắt giảm thuế quan. Họ cũng cam kết ràng buộc nhiều khoản thuế quan, mặc dù thường là ở mức thuế suất tương đối cao, cho phép gia tăng mức thuế thực sự được áp dụng ở phạm vi khá rộng (xem Chương 54 của Francois và Martin trong cuốn sách này). Mặc dù mức bảo hộ trung bình bằng thuế quan đã giảm, vẫn còn nhiều thuế suất cao trong những ngành “nhạy cảm” ở cả các nước công nghiệp cũng như các nước đang phát triển, và sự phân tán của bảo hộ vẫn còn đáng kể ở nhiều nước. 6 Bảo hộ chống hàng nhập khẩu còn có thể được áp dụng qua các biện pháp chống phá giá hoặc tự vệ, thường được các nước công nghiệp sử dụng để bảo vệ các ngành đang suy giảm. Hiệp định về chống phá giá của WTO áp đặt kỷ luật lên việc sử dụng chống phá giá và bao gồm một số điều khoản nhằm giảm mức độ mà chống phá giá có thể được sử dụng để chống lại các nước đang phát triển đang cố gắng tăng cường xuất khẩu. 7 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 9 Bin dịch: Hoàng Nhị Loại biện pháp An Độ Malaysia Bangladesh Philippines Thái Lan Hàn Quốc Singapore Indonesia Hồng Kông Nhật 1. Các biện pháp tác động đến sản xuất Chính sách Phát triển công nghiệp Chung Có Có Không Có Có Có Có Không Có Có Ưu tiên cho ngành cụ thể Có Có Có Có Có Không Có Có Không - Ngành chiến lược/nội địa Có Có Có Có Không Không Có Có Không - Ngành xuất khẩu - - Có Có Có Không Có Không - - Các biên pháp hỗ trợ Bảo hộ nhập khẩu Giảm Có - Có Có Không Không Có Không Không Kiểm soát giá cả Giảm Có - Không - Không Không Có Không - Quy định về đầu tư Giảm - - Giảm - Không Không Giảm Không - Trợ cấp hoặc hỗ trợ tín dụng Có Có Có - Có Có Có Có Có Có Đào tạo nhân lực - Có Có Có - Có Có - Có Có Khuyến khích đầu tư Giảm bớt luật lệ Có Có - - Một phần Có - Có - - Giảm thuế Giai đoạn miễn thuế/Miễn thuế Có Có Có Có Có Có Có - - - Giảm thuế suất Có Có Có Có Có Có Có - - Có Khấu hao nhanh - Có Không Không Không Có Có - - Có Trợ cấp sản xuất Trợ cấp cho đầu vào Có Có Có Không Có Có Không Có - Có Trợ giúp cho nghiên cứu và phát triển Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Dàn xếp về giá và thị trường Có Có Có Có Có Có Không Có Trợ giúp cho các vùng Có Có Có Có Có Có Có Không - Có Trợ giúp điều chỉnh Có Có Không Không Có Có Có Không Có Có (Còn tiếp) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Bernard Hoekman et al. 10 Bin dịch: Hoàng Nhị Bảng 17.2 (tiếp) Biện pháp An Độ Malaysia Bangladesh Philippines Thái Lan Hàn Quốc Singapore Indonesia Hồng Kông Nhật 2. Các biện pháp ảnh hưởng đến xuất khẩu Khuyến khích xuất khẩu Hoàn thuế/miễn thuế cho đầu vào nhập khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Không Tài trợ xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Quản lý chất lượng xuất khẩu Có Không Không Có Có Không Không Có Có Không Khu chế xuất Có Có Có Có Có Có Có Có Không Không Yêu cầu về thành tích xuất khẩu Có Không Có Không Có Không Không Không Không Không Trợ cấp tiền mặt cho xuất khẩu Không Không Có Có Có Không Không Không Không Không Các cartel xuất khẩu Không Không Không Không Không Không Không Không Không Có Các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Các biện pháp khác ảnh hưởng đến xuất khẩu Yêu cầu đăng ký Có Có Có Có Không Không Không Không Không Không Giấy phép xuất khẩu Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Cấm xuất khẩu Có Có Có Tối thiểu Không Có Có Có Có Có Thuế/phí xuất khẩu Có Có Có Không Có Không Không Có Có Có Giá xuất khẩu tối thiểu Có Không Có Không Với 2 Không Không Không Không Không Hạn ngạch xuất khẩu Có Không MFA MFA, khác MFA, khác Không Không Có Không Có Hạn chế xuất khẩu tự nguyện MFA MFA, khác MFA MFA, khác MFA, khác Không Có Có MFA Có - Không có thông tin Ghi chú: MFA: Hiệp định Đa sợi Nguồn: Singh (1996): phụ lục II [...]...Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, v WTO Ch 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển Khuyến khích xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM) cấm các nước có thu nhập đầu người trên US$1000 trợ cấp xuất khẩu, và đặt ra các quy định về việc sử dụng biện... là phải có các yêu cầu rõ ràng về kết quả và điều kiện rút lui Chú thích Chương này dựa trên Bora, Lloyd và Pangestu (2000) Bernard Hoekman et al 14 Biên dòch: Hoaøng Nhò Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, v WTO Ch 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển 1 Martin và Mitra (2001) chỉ ra rằng tỉ lệ tăng trưởng... trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, v WTO Ch 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển dụng các chính sách chung để khuyến khích phát triển công nghiệp Vì trợ cấp xuất khẩu không còn được phép sử dụng để khuyến khích xuất khẩu, cần thay đổi chính sách theo hướng giảm bớt các hạn chế về tài chính và thủ tục đối với... al 12 Biên dòch: Hoaøng Nhò Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, v WTO Ch 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển triển Tuy vậy, có mối quan ngại ngày càng tăng từ phía các nước đang phát triển là các điều khoản đó chưa đủ để xúc tiến các quyền lợi của họ, và đang không được thực thi (UNCTAD 1999a) Ý nghĩa... gia và tăng cường sức mạnh của các cơ quan thực thi Việc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) có nhiều ý nghĩa đối với chính sách công nghiệp Các doanh nghiệp trong nước sẽ vừa có nhu cầu vừa có động lực phải đổi mới và cạnh tranh năng động hơn; việc tháo máy để bắt chước và làm Bernard Hoekman et al 11 Biên dòch: Hoaøng Nhò Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại. .. cấp lợi ích cho một doanh nghiệp, một ngành, hoặc một khu vực cụ thể9 Hiệp định cấm các loại trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu, cũng như các trợ cấp khuyến khích sử dụng các đầu vào được sản xuất trong nước hơn là đầu vào nhập khẩu Để có thể có hành động chống lại trợ cấp, cần phải xác định là khoản trợ cấp đó đang tồn tại và có tác động xấu đến thương mại của một thành viên khác Điều này được thực... Bernard Hoekman et al 11 Biên dòch: Hoaøng Nhò Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, v WTO Ch 17: Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển nhái trở nên ít khả thi hơn Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ thấy việc tiếp cận thị trường thông qua hiện diện thương mại trở nên hấp dẫn hơn khi IPR được bảo vệ tốt hơn... không phải là áp đặt các yêu cầu hay các giới hạn về kết quả hoạt động Nhiều quốc gia đã bắt đầu ban hành hoặc đang chuẩn bị ban hành luật cạnh tranh Tuy vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là phải có các cơ chế và thể chế phù hợp có khả năng thực thi luật đó một cách khách quan, và có thể thực hiện các điều tra nghiên cứu cần thiết Do các hạn chế về năng lực, sẽ cần nhiều thời gian để thực hiện quá trình này... quan đến hoạt động đầu tư có tác động đến thương mại cần phải được thông báo và bãi bỏ trước tháng 1.2001 (tháng 1.2003 với các nước đang phát triển) Các yêu cầu cần bãi bỏ bao gồm yêu cầu về tỉ lệ nội địa và cân bằng thương mại, cả hai đều đã và đang là những công cụ quan trọng trong chính sách công nghiệp Một số nước đang phát triển vẫn chưa thông báo và chưa bãi bỏ các biện pháp này, và nhiều nước... nước ngoài và doanh nghiệp trong nước Điều quan trọng là tác động thương mại” của công cụ Điều này có nghĩa là các quốc gia muốn áp dụng một chính sách cụ thể nào đó đối với các doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ sẽ cần phải tìm một điều khoản trong một hiệp định nào đó cho phép sử dụng chính sách đó; sau đó, họ có thể áp dụng nó cho doanh nghiệp nước ngoài, miễn là không có tác động thương . (on-the-job training) là những điều giúp làm Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Thể chế và tác động Pht trịển, thương mại, và WTO Ch. 17: Chính sách công nghiệp và. vừa có động lực phải đổi mới và cạnh tranh năng động hơn; việc tháo máy để bắt chước và làm Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa 2005 – 2006 Ngoại thương: Thể chế và tác động. Có - - Một phần Có - Có - - Giảm thuế Giai đoạn miễn thuế/Miễn thuế Có Có Có Có Có Có Có - - - Giảm thuế suất Có Có Có Có Có Có Có - - Có Khấu hao nhanh - Có Không Không Không Có Có - -

Ngày đăng: 02/08/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w