1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.

72 2,2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.

Trang 1

Ở nước ta, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng mục đích Và một trong những tài liệu quan trọngphục vụ quá trình quản lý nguồn tài nguyên đất đai là bản đồ địa chính Thông qua bản

đồ địa chính, việc tra cứu, tìm kiếm, trao đổi, cập nhật cũng như giám sát, đặc biệt làgiám sát biến động thông tin đất đai được nhanh chóng, thuận lợi và có sự thống nhấtchung trên phạm vi toàn quốc

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ cấp hàng đầucủa ngành địa chính nhằm thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai mà hiệnnay là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở củangười dân

Trong những năm qua, tình hình bản đồ địa chính xã Hàm Thắng nói riêng vàhuyện Hàm Thuận Bắc nói chung, chỉ có bản đồ giải thửa 299/TTg tỷ lệ 1:2000 đượcthành lập từ năm 1999, đo vẽ theo hệ tọa độ độc lập riêng lẻ từng khu, thành lập bằngmáy kinh vỹ, máy bàn đạc, chưa được cập nhật chỉnh lý, độ chính xác thấp không thểđáp ứng được các yêu cầu sử dụng và quản lý ở địa phương

Trước những nhu cầu của địa phương, tỉnh Bình Thuận chủ trương đo đạc lậpbản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận với sự phốihợp giữa các cơ quan hành chính tỉnh Bình Thuận và công ty trách nhiệm hữu hạnthương mại và dịch vụ đo đạc nhà đất An Phú Thịnh

Với mục đích tìm hiểu quy trình công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưuđiểm của của thiết bị đo hiện đại trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phầnmềm trong sử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính, được sự phân công củaKhoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản - Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ

Chí Minh, tôi thực hiện đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.

Trang 2

1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong đo đạc bản đồ địa chính

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ địa chính: gồm dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính

- Tham gia xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 có độ chính xáctheo quy định của quy phạm

2 Yêu cầu đối với bản đồ địa chính được thành lập:

Sản phẩm bản đồ địa chính xã Hàm Thắng được lập theo hệ toạ độ Nhà nướcVN-2000, kinh tuyến trục 108O30’, múi chiếu 3O, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm

do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Các thông tin hình học và phi hình học của bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và1:2000 gồm ranh giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, số hiệu thửa và cácthông tin về thửa đất

- Các thiết bị được sử dụng trong quá trình đo đạc thực địa

- Các phần mềm máy xử lý số liệu, biên vẽ, biên tập nội dung bản đồ địa chính…

4 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính của

xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Phạm vi thời gian: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUANI.1 Cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu:

I.1.1 Cơ sở khoa học:

I.1.1.1 Các khái niệm:

1 Bản đồ địa chính gốc:

Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửađất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đãđược duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo khu vực trong khu vực một hoặcmột số đơn vị hành chính cấp xã, trong một hay các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc

số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơquan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận Bản đồ địa chính gốc là

cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Cácnội dung đã được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồđịa chính gốc

2 Bản đồ địa chính:

Là bản đồ thể hiện trọn thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạothành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lậptheo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được cơ quan thực hiện, ủy ban nhândân cấp xã và cơ quan quản lý cấp tỉnh xác nhận

Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản

đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất Khi đăng ký quyền sử dụngđất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụngđất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng kýquyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Các yếu tố nội dung khác củabản đồ địa chính phải thể hiện theo quy định của quy phạm thành lập bản đồ địa chínhban hành kèm theo Quyết định số 08/2008 ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tàinguyên và Môi trường

3 Thửa đất:

Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặcđược mô tả trên hồ sơ Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnhthửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địavật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửađất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tựnhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định Trên bản đồ địa chínhtất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất vàđược đánh số thứ tự Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đườngbao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó Trường hợp ranh giới thửa đất

là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất màđường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửađất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửađất Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên không thuộc thửa đất màđường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranhgiới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ

độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính Các trường hợp do thửa đất

Trang 4

quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thì được lập bản trích đo địachính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ Trường hợp khu vực có ruộngbậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích sử dụng đất của cùng một chủ sửdụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bên trong khu đất của một chủ sửdụng)

Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thànhthửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thuỷ lợi theotuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối vàcác đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có ranh giới thửakhép kín trên tờ bản đồ; ranh giới sử dụng đất xây dựng đường giao thông, xây dựng

hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, xây dựng các công trình theo tuyến khác được xác địnhtheo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình, trường hợp đường giaothông, hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, các công trình khác theo tuyến không có mái đắphoặc mái đào thì xác định theo chỉ giới xây dựng công trình; ranh giới đất có mặt nướcsông, ngòi, kênh, rạch, suối được xác định theo đường mép nước của mực nước trungbình; ranh giới đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ đượcxác định bằng ranh giới giữa đất chưa sử dụng và các thửa đất đã xác định mục đích sửdụng

4 Loại đất:

Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địa chính loại đấtđược thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất theo quy định Loạiđất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địachính và được chỉnh lại theo kết quả Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính củathửa đất

Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặc xétcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiều mục đích

sử dụng chính mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xác định được ranhgiới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, trênbản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phảighi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng

5 Diện tích thửa đất: Được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m2), được làmtròn số đến một (01) chữ số thập phân

6 Hồ sơ địa chính:

Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất Hồ sơ địa chínhđược lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hànhchính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính, sổmục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

7 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc:

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, tỷ lệ bản đồ, diện tích, hìnhdạng, kích thước của thửa đất; mức độ đầy đủ, chính xác và độ tin cậy của các nguồntài liệu hiện có; điều kiện thời gian, vật tư kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật, công nghệ vàtrình độ của lực lượng cán bộ kỹ thuật để xác định phương pháp thành lập bản đồ địachính gốc cho phù hợp

Trang 5

Bản đồ địa chính gốc được thành lập bằng các phương pháp chính như sau:

- Thành lập bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp trên mặt đất hay còn gọi làphương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa:

- Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay hoặc các thiết bịbay khác (sau đây gọi tắt là ảnh máy bay) kết hợp với phương pháp đo vẽ bổ sung trựctiếp ở thực địa hay còn gọi là phương pháp đo vẽ ảnh máy bay hoặc đo vẽ ảnh hàngkhông

Riêng đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000, phương pháp thành lập bản đồ địachính gốc trên cơ sở đo vẽ ảnh máy bay được thực hiện qua 2 bước sau:

a) Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cơ sở;

b) Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính cơ sở để thành lập bản đồ địa chính gốc

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, bản đồ gốc xã Hàm Thắng,huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận chọn phương pháp đo đạc trực tiếp ngoàithực địa: sử dụng máy toàn đạc để xác định đồng thời vị trí mặt bằng của các điểm địahình, địa vật trên mặt đất tại khu vực Đặt máy toàn đạc tại các điểm trạm đo như điểmNhà nước, điểm Địa chính, điểm khống chế đo vẽ, điểm tăng dày trạm đo, tiến hànhxác định tọa độ điểm mia, khoảng cách bằng phương pháp tọa độ cực

Dù bản đồ địa chính gốc được thành lập bằng phương pháp nào cũng phải ápdụng công nghệ số để đo vẽ bản đồ địa chính gốc

Phương pháp thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã

Bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã (sau đây gọi là bản đồ địa chính)được biên tập trên cơ sở bản đồ địa chính gốc, đảm bảo thể hiện trọn thửa đất, các đốitượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được xétduyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trên nguyên tắc mỗi mảnh bản đồ địa chính gốcbiên tập thành một mảnh bản đồ địa chính Bản đồ địa chính phải được thành lập bằngcông nghệ số

Trang 6

I.1.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính:

1 Hệ quy chiếu: căn cứ vào quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10

tháng 11 năm 2008, hệ quy chiếu của Việt Nam được quy định như sau:

+ Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:

+ Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính(nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đườngHoàng Quốc Việt - Hà Nội

+ Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lướichiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ê-líp-xô-ít WGS-84 toàncầu

+ Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng

2 Tỷ lệ bản đồ: chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu,

nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế của thửa đất, mức độ khó khăncủa từng khu vực, phương tiện, thiết bị và nguồn tài chính phù hợp

Khu vực sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nôngnghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối với khu vực sản xuất nôngnghiệp mà phần lớn các thửa nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khuvực đất đô thị, trong khu cực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 và 1:500

Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:

Các thành phố lớn, các khu vực có thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quyhoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao, tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500.Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hóaquan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 và 1:1000

Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 và 1:2000

Đối với Xã Hàm Thắng, tỷ lệ bản đồ được chọn để đo vẽ là 1:1000 và 1:2000

3 Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ gốc:

Bản đồ gốc xã Hàm Thắng được phân mảnh dựa trên bản đồ cơ sở tỷ lệ 1:10000.+ Nguyên tắc chia mảnh:

a Bản đồ tỷ lệ 1/5000 :

Chia tờ bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông có kích thước mỗi

ô vuông thực tế là 3km x 3km, kích thước hữu ích trên bản đồ là 3 km :5000= 60 cmtương ứng vơi diện tích là 900 ha Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3

số đầu là số chẵn km tọa độ X, 3 chữ số sau là số chẵn km tọa độ Y

Trang 7

-Trục tọa độ X tính từ xích đạo (X=0)

-Trục tọa độ Y có giá trị 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh

Ranh giới tỉnh (ví dụ)

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:5000 có số hiệu 725 500

b Bản đồ tỷ lệ 1:2000:

chia tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 thành 9 ô vuông có kích thước mỗi ô vuông là 1 km x

1 km, kích thước cơ hữu trên bản đồ là 1 km :2000= 50 cm, tương ứng với diện tích là

100 ha Đánh số thứ tự theo chữ Ả Rập các ô từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái quaphải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ 1:2000 gồm số hiệu mảnh 1:5000 gạchnối số thứ tự ô vuông

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:2000 có số hiệu 725 500 – 6

c Bản đồ tỷ lệ 1:1000:

chia tờ bản đồ 1:2000 thành 4 ô vuông có kích thước mỗi ô vuông là 0.5 km x 0.5

km, kích thước cơ hữu trên bản đồ là 0,5 km :1000= 50cm, tương ứng với diện tích 25

ha Đánh số các ô vuông theo thứ tự bằng các chữ cái a, b, c,d theo nguyên tắc từ tráiqua phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ 1:1000 gồm số hiệu mảnh 1:2000gạch nối và số thứ tự ô vuông

Trang 8

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:1000 có số hiệu 725 500 – 6 – d

Trang 9

d Bản đồ tỷ lệ 1:500:

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữuích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha Các ô vuông được đánh

số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệumảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ

tự ô vuông trong ngoặc đơn

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:500 có số hiệu 725 500 – 6 – (11)

e Bản đồ tỷ lệ 1:200:

Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thước hữu ích củabản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha Các ô vuông được đánh số thứ

tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ôvuông

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:200 có số hiệu 725 500 – 6 – 25

Trang 10

Chia mảnh, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi mảnh bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã.

Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địachính gốc là một mảnh bản đồ địa chính Kích thước khung trong của bản đồ địa chínhlớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh là 10 hoặc 20 cm (nghĩa làcác mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã có độ gối phủ là 20 hoặc 40 cm

ở mỗi cạch khung bản đồ)

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh Huyện Xã) lập bản đồ Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địachính gốc đánh số theo khoản 2.2 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008 (xemphụ lục 2) và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành chính xã bằng số

-Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cảcác tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã

4 Độ chính xác của bản đồ địa chính:

+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính số so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

 5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trícủa điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không được vượt quá0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và không vượt quá0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000

+ Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai số trungbình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình giữa các điểm trên hai cạnh thửađất trên bản đồ địa chính số và trên bản đồ địa chính in trên giấy không vượt quá 1,5

lần quy định tại các Khoản 2.17, 2.18 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008

tương ứng với từng dạng bản đồ địa chính

+ Sai số giới hạn vị trí điểm trên ranh giới thửa đất, điểm đỉnh thửa đất, độ dài

cạnh thửa đất; (khi có yêu cầu biểu thị) quy định là 2 lần sai số nêu ở các Khoản 2.17, 2.18, 2.19 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008 và không quá 3 lần đối với

các điểm địa vật khác không nằm trên ranh giới thửa đất Khi kiểm tra, sai số lớn nhấtkhông được vượt quá sai số giới hạn Số lượng sai số có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ70% đến 100%) sai số giới hạn không quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra Trongmọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống

5 Tiếp biên và xử lý tiếp biên bản đồ:

+ Tiếp biên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ:

Về nguyên tắc, sau khi biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính từ bản

đồ địa chính gốc không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh bản đồ địa chính trong

Trang 11

đơn vị hành chính xã và không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh khác đơn vịhành chính xã Tuy nhiên, sau khi biên tập từ bản đồ địa chính gốc thành bản đồ địachính theo đơn vị hành chính xã vẫn phải kiểm tra lại, nếu có sự sai lệch, trùng hoặc

hở phải kiểm tra lại việc biên tập bản đồ địa chính Không cho phép có sự sai lệch,trùng hoặc hở giữa các mảnh bản đồ địa chính trong một đơn vị hành chính xã cũngnhư khác đơn vị hành chính xã

+ Tiếp biên bản đồ địa chính khác tỷ lệ:

Trong cùng một công trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính nếu có các khu vực

đo vẽ bản đồ địa chính khác tỷ lệ phải tiến hành tiếp biên Độ lệch giữa các địa vậtcùng tên không vượt quá đại lượng tính theo công thức:

Trong trường hợp xử lý tiếp biên là cạnh thửa thì phải vẽ lại từ hai điểm gẫy gầnnhất Các công trình hình tuyến không đươc tạo thành điểm gẫy không đúng với thực

tế khi tiếp biên

6 Nội dung bản đồ địa chính :

+ Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độcao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổnđịnh;

+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính các cấp; đường mépnước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đốivới các đơn vị hành chính giáp biển);

+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tốnhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền vớiđất;

+ Dân cư: yếu tố dân cư trên bản đồ địa chính thực chất là đất ở đô thị và đất ởnông thôn

+ Thủy văn: bao gồm đường bờ (là đường giới hạn mức nước cao nhất tràn quachảy vào đất canhh tác) và đường mép nước

+ Yếu tố giao thông: bao gồm tất cả các đường giao thông và cuối cùng là đườngranh thửa

+ Các địa vật độc lập định hướng: trên bản đồ địa chính, các địa vật độc lập địnhhướng chủ yếu thuộc về các yếu tố kinh tế - xã hội, cần thể hiện trên bản đồ địa chínhbằng ký hiệu đặc trưng của chúng

Trang 12

+ Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông,thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sửdụng đất;

+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);

+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có)

I.1.2 Cơ sở pháp lý:

+ Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luậtđất đai

+ Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000 và 1:10000 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 10/11/2008 tạiquyết định 08/2008/QĐ-BTNMT

+ Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000 ban hành theoquyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục trưởngTổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

+ Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 cuả UBND tỉnhBình Thuận về việc phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệuquản lý đất đai tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ thị số 13/2008/CT-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhândân tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địabàn tỉnh Bình Thuận

+ Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 05 năm 2006 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức Kinh tế - kỹ thuật công tác đo đạc

và bản đồ

+ Thông tư 03/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn quản

lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ

I.1.3 Cơ sở thực tiễn:

Về mặt quản lý Nhà nước: Thành lập bản đồ địa chính nhằm quản lý hiện trạng

sử dụng đất của từng thửa đất; nắm chắc được tình hình biến động về đất đai đến địabàn cấp xã

Về mặt quản lý xã hội: việc hoàn thành bản đồ địa chính giúp cho các cấp quản

lý chặc chẽ quỹ đất của địa phương, góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, muabán, sang nhượng đất đai trái phép, ổn định tình hình đất đai tại địa phương

Về mặt quản lý kỹ thuật: Sản phẩm bản đồ địa chính xã Hàm Thắng được lậptheo tọa độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 108O30’, múi chiếu 3O nhằm chuẩnhóa dữ liệu địa chính theo đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài Nguyên và MôiTrường

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:

I.2.1 Điều kiện tự nhiên:

1 Vị trí địa lý:

Xã Hàm Thắng nằm về phía Nam huyện Hàm Thuận Bắc, cách trung tâm huyệnkhoảng 12 km, UBND xã cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7 km Tổngdiện tích tự nhiên 1820.90 ha Xã Hàm Thắng có 7 thôn là thôn Kim Bình, thôn Thắng

Trang 13

Hiệp, thôn Thắng Thuận, thôn Thắng Hòa, thôn Thắng Lợi, thôn Kim Ngọc và thônƯng Chiếm và có vị trí như sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí xã Hàm Thắng

- Phía Bắc giáp xã Hàm Chính - huyện Hàm Thuận Bắc

- Phía Đông giáp thị trấn Phú Long - huyện Hàm Thuận Bắc

- Phía Tây giáp xã Hàm Liêm - huyện Hàm Thuận Bắc

- Phía Nam giáp phường Xuân An, phường Phú Thủy, phường Phú Hài thànhphố Phan Thiết

Trang 14

3 Đặc điểm giao thông - thủy văn:

Có hai trục đường chính là QL1A chạy dọc qua xã theo hướng Tây Nam ÷ ĐôngBắc và tỉnh lộ 28, ngoài ra còn có một số đường cấp phối rải đá, đường liên thôn, liênxóm, đường đất, đường mòn Sông cái dài 5km theo hướng Bắc Nam

Trong xã có một số suối, sông cái nằm về phía Đông của xã, mương Cái, kênhmương thuộc đập Ông Xuyên, đập Kim Long dài khoảng 52km Đây là nguồn cungcấp nước chính cho sinh hoạt và tưới tiêu Tuy nhiên độ rộng lòng của các sông, suốinhỏ và hẹp, tốc độ dòng chảy chậm, cùng với các yếu tố khí hậu phân hóa theo mùa đãlàm cho mùa khô trữ lượng nước trên địa bàn xã giảm đáng kể Một số khu vực bị ảnhhưởng ngập mặn của thủy triều cửa sông Vào mùa mưa do ở cuối nguồn việc tiêuthoát lũ nước chưa được kịp thời dẫn đến một số khu vực bị ngập úng cục bộ gây ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân

4 Đặc điểm địa hình, địa mạo:

Địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam,

độ dốc trung bình 1-3o, rất thuận tiện cho sản xuất và chăn nuôi, phát triển kinh tế-vănhóa-xã hội Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển mạnh, các khu công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, khu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nhất là cây thanhlong ngày càng phát triển phần nào đã gây khó khăn cho công tác đo đạc

I.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

1 Thực trạng phát triển kinh tế và dân cư

Trong những năm gần đây nhờ có chính sách đổi mới từ nền kinh tế bao cấpchuyển sang nền kinh tế thị trường Mặt khác được sự quan tâm của Đảng và Nhànước cũng như của các cấp chính quyền địa phương nên nền kinh tế của xã HàmThắng đã vươn lên mạnh mẽ và có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ pháttriển kinh tế hàng năm khá lớn Tốc độ phát triển kinh tế năm sau tăng hơn năm trước

Sự tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng từ 8-10% Đời sống nhân dân ngày càng đượccải thiện Số hộ giàu và khá chiếm khoảng 26% tổng số hộ trong toàn xã Số hộ nghèochiếm khoảng 3% Sản xuất nông nghiệp được quan tâm phát triển mạnh, coi trọng sảnxuất hàng hóa Sự dịch chuyên cơ cấu giữa cây trồng và vật nuôi cũng được quan tâm

và phát triển Định hướng phát triển ngành thương mại dịch vụ, kinh doanh đa dạngcác mặt hàng, phát triển khu dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngthôn Theo hướng phát triển này thì sản xuất nông nghiệp không còn là nền kinh tếmũi nhọn trong cơ cấu kinh tế như hiện nay

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng phát triển nông nghiệp từ51.83% năm 2000 xuống còn 31.03% năm 2005 Tỉ trọng phát triển ngành thươngmại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 48.17% năm 2000 lên 68.97% năm 2005 là

Trang 15

đúng hướng và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vàphù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện và của tỉnh.

3 Về lao động và việc làm

Theo số liệu năm 2005 thì số người trong độ tuổi lao động 5001 người chiếm29.32% tổng dân số Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 79.98%, lao động phi nôngnghiệp chiếm 20.02% Như vậy thu nhập của người dân chủ yếu là từ sản xuất nôngnghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện Số

hộ dân có nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm 100%, sử dụng điện là 98%, phương tiệngiao thông, giải trí ngày càng tăng và phát triển Số hộ nghèo 3%, khá - trung bìnhchiếm 71%, giàu chiếm 26%

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Diện tích đất khu dân cư là 419.65hachiếm 23.5% diện tích đất tự nhiên Trong đó diện tích đất ở nông thôn là 160.46ha,bình quân đất ở nông thôn là 368.46m2/hộ (94.06m2/người) Dân cư sống tập trung 2bên đường QL1A, và các đường giao thông liên thôn, liên xã Mật độ dân cư tập trungnhiều nhất tại khu vực trung tâm khu dân cư Hàm Thắng 2 và thôn Thắng Hòa

I.2.3 Tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện luật đất đai 1993 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đainăm 1998 và năm 2001, năm 2003 Công tác quản lý đất đã từng bước đi vào nề nếp

và ổn định

1 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ địa giới hành chính Xã đã hoàn thành Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 củaHội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) “V/v hoạch định địa giới hànhchính xã và xây dựng xong bản đồ hành chính tỉ lệ 1/10000”

2 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Xã Hàm Thắng thực hiện tốt công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ

2003-2010 và đã được phê duyệt theo Quyết định số 1016/2004/QĐ-UB-HTB ngày29/4/2004 của UBND huyện Hàm Thuận Bắc Hàng năm xã đã thực hiện công tác lập

kế hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát, dân cư làmnhà trái phép trên đất trồng cây lâu năm nên việc thực hiện quản lý quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn

3 Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo đúng pháp luật Thực hiện theoChỉ thị 28/2004/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 15/7/2004 “V/v kiểm kê đấtđai năm 2005” và Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT “V/

v hướng dẫn kiểm kê, thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng đất” Căn cứ vào

QĐ số 3777/QĐ/CT/UB-BT ngày 30/8/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận “V/

v duyệt phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2005 Kết quả kiểm kê, thống kê của xã đạt chất lượng theo yêu cầu

4 Tình hình cấp giấy CNQSDĐ

Theo số liệu thu thập tại Ủy ban nhân xã Hàm Thắng thì tính đến nay trên địabàn xã Hàm Thắng đã cấp được 4.692 giấy/13.742 thửa/1.459,47 ha; trong đó đất nôngnghiệp là 9638 thửa/1.295,33 ha và đất ở là 4.104 thửa/164,14 ha

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 1.396,03 ha: đã cấp giấy là1.295,33 ha; còn lại chưa được cấp giấy là khoảng 100,7 ha/749 thửa Trong đó diện

Trang 16

tích thuộc đất do UBND xã quản lý là 33,8 ha/250 thửa, diện tích còn lại cần cấp giấy

là khoảng 499 giấy Đối với phần diện tích còn lại là các loại đất như chuyên dùng,nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối…là khoảng 279 ha không phải cấp giấy chứngnhận Do đó, khối lượng cần được cấp mới giấy chứng nhận là khoảng 499 giấy

5 Công tác thanh tra, kiểm tra

Quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thanh tra,kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đấtđai, giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai v.v… đã được xã HàmThắng thực hiện nghiêm chỉnh đúng tinh thần của pháp luật

6 Tình hình chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất

Theo kết quả điều tra, khảo sát tại địa phương cho thấy số liệu về thời điểm sửdụng đất chỉ là số liệu tương đối, bởi vì chưa có tài liệu nào của địa phương theo dõi,thống kế đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật đất đai của người dân

Trước đây dân cư xã Hàm Thắng sống bằng nghề nông là chủ yếu đan xen làtrồng trọt chăn nuôi và buôn bán nhỏ; khi đó giá trị đất đai còn thấp nên trong việcquản lý việc sử dụng đất của các hộ dân không có vấn đề phức tạp xảy ra Từ khi kinh

tế tỉnh Bình Thuận phát triển mạnh cùng với sự giao thoa về làn sóng mua bán đất lantràn từ Tp Hồ Chí Minh đến các tỉnh lân cận kể cả tỉnh Bình Thuận thì việc biến độngdất đai gia tăng Chính quyền địa phương các cấp chưa xử lý, ngăn chặn kịp thờinhững hành vi lấn chiếm, mua bán sang nhượng đất đai trái phép

7 Tình hình cán bộ địa chính ở xã

Hiện tại cán bộ địa chính ở xã đã được tổ chức thành Ban địa chính – xây dựnggồm 02 cán bộ Các cán bộ này có trình độ chuyên môn là trung cấp quản lý đất đai,trung cấp thuỷ lợi đã công tác từ năm 2004 đến nay, đã được đào tạo công tác quản lý,rất phù hợp với nhiệm vụ tại địa phương, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đaitại xã

I.2.4 Đánh giá chung

Theo số liệu kiểm kê thì xã Hàm Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1820,9 ha;theo kết quả khảo sát thì trên địa bàn xã Hàm Thắng- huyện Hàm Thuận Bắc chưađược đo đạc bản đồ địa chính chính quy theo quy phạm hiên hành của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường; do đó công tác đo đạc thành lập BĐĐC được thực hiện trên toàn Xã

vớ diện tích 1802,9 ha

Địa bàn xã Hàm Thắng đối với những nơi tập trung đông dân cư thì trung bình13-15 thửa/ ha, những khu vực còn lại thì số thửa trung bình khoảng 7-9 thửa/ ha.Nhưng ở xã Hàm Thắng, ngoài các khu tập trung, dân cư còn rải rác rộng khắp, tầmngắm trong quá trình đo đạc cũng bị hạn chế do cây trồng của người dân Vì vậy loạikhó khăn được xác định chung cho toàn xã là loại khó khăn 2

I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

I.3.1 Nội dung nghiên cứu:

1 Nghiên cứu luận chứng kinh tế kỹ thuật: Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựnglưới khống chế và đo lập bản đồ địa chính được duyệt là cơ sở pháp lý cho công tácthực hiện và thi công

2 Xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền: là hệ thống lướiđược tăng dày thêm từ lưới khống chế Nhà nước, đánh dấu chặc chẽ trên mặt đất Hệ

Trang 17

thống các điểm trong lưới liên kết với nhau bởi yếu tố hình học và các điều kiện toánhọc chặc chẽ, được xác định trên cùng một hệ thống tọa độ thống nhất với độ chínhxác cần thiết, làm cơ sở phân bố chính xác các yếu tố nội dung bản đồ và hạn chế sai

số tích lũy

3 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử: là lưới được tăngdày từ lưới Nhà nước và lưới địa chính được phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bản đồđịa chính

4 Đo vẽ chi tiết các nội dung bản đồ địa chính: xác định các yếu tố nội dung biểuthị trên bản đồ địa chính

5 Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Cesmap: Sử dụng phần mềmCesmap để biên tập các yếu tố nội dung biểu thị trên bản đồ địa chính theo đúng quyđịnh của quy phạm

6 Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá bản đồ

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp toàn đạc : sử dụng các máy toàn đạc điện tử để xác định đồngthời vị trí mặt bằng của các điểm địa hình, địa vật trên mặt đất tại khu vực Đặt máytoàn đạc ở các điểm trạm đo như điểm khống chế địa chính, điểm khống chế đo vẽ,điểm tăng dày trạm đo tiến hành xác định các tọa độ điểm mia, khoảng cách bằngphương pháp tọa độ cực

2 Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp thể hiện kết quả nghiên cứu, nộidung nghiên cứu trên không gian đồ họa với cơ sở toán học thống nhất Đây là phươngpháp không thể thiếu trong việc xây dựng bản đồ

3 Phương pháp phân tích thống kê: thu thập các báo cáo thống kê về đất đai, sốliệu thu thập trong quá trình đo vẽ…từ đó xử lý, tổng hợp các số liệu liên quan đếncông tác thành lập bản đồ

3 Phương pháp điều tra thực địa: tiến hành công tác xây dựng lưới địa chính,lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ các nội dung của bản đồ địa chính nhằm thu thập được sốliệu chính xác về bề mặt khu đo để chuyển lên mặt phẳng bản đồ

4 Phương pháp chuyên gia: thường xuyên liên hệ, tham khảo ý kiến các chuyêngia để thu thập chuyên gia để thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến đề tàinghiên cứu

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu:

Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công, tổ đo đạc công ty AnPhú Thịnh đã trang bị những thiết bị sau: Máy toàn đạc Topcon GTS 105N, TopconGTS-233N, mia gương, thước thép Các thiết bị, máy móc này được kiểm tra và hiệuchỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng

Bảng 1: Các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử Tên máy sản xuất Nước phóng đại Độ xác đo góc Độ chính xác đo cạnh Độ chính Tầm ngắm trung bình

Topcon

Trang 18

Các thiết bị xử lý, tính toán thành lập bản đồ địa chính:

+ Phần mềm Pronet có ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh, bình sai các mạng lướiphức tạp, kết quả chính xác, được cài đặt trên môi trường của hệ điều hành Window,

có giao diện bằng tiếng Việt

+ Phần mềm có các chức năng chính sau:

- Các thao tác với tập tin số liệu

- Bình sai lưới mặt bằng

- Bình sai lưới độ cao

- Ước tính độ chính xác lưới mặt bằng, độ cao

- Tính tọa độ, xuất đồ hình lưới ra tập tin DXF.

+ Cấu trúc tệp dữ liệu bình sai lưới mặt bằng:

Bình sai lưới mặt bằng chỉ cần một tệp dữ liệu, các tệp dữ liệu trong bình sai lưới

mặt bằng được đặt tên bất kỳ *.DAT hoặc *.SL Sau quá trình tính khái lược và bình

sai chương trình sẽ tạo ra thêm 4 tệp mới đó là:

*.ERR: đây là tập tin báo lỗi chính tả Trong qúa trình nhập dữ liệu nếu vào sai

khuôn dạng dữ liệu thì PRONET sẽ báo lỗi chính xác đến từng dòng cho ta sửa mộtcách dễ dàng

*.XY: đây là tập tin tọa độ khái lược để phục vụ bình sai.

*.KL: đây là tập tin kết quả tính khái lược Trước lúc bình sai PRONET thực hiện

kiểm tra sơ bộ kết qủa đo để phát hiện sai số thô do vào số liệu hoặc chỉ ra các tuyến

đo sai để tiến hành đo lại PRONET có thể dự báo được các tuyến, các góc sai baonhiêu độ, bao nhiêu phút hoặc bao nhiêu mét

*.BS: đây là tập tin kết quả bình sai.

c Phần mềm Cesmap:

CesMap trong AutocadMap là tập hợp mạnh các công cụ để làm bản đồ địachính, bản đồ chuyên đề, liên kết dữ liệu bản vẽ với các phần mềm quản lý dữ liệu nhưAccess, Dbase, Fox… thậm chí cả bảng tính Exel CesMap còn cho phép giao diện vớicác phần mềm đồ họa khác, nhất là với Microstation

Cesmap là phần mềm đồ họa được viết bằng Autolisp chạy trong môi trườngAutocadMap 3.0 và được chạy trên môi trường Window nên nó có khả năng sử dụng

Trang 19

tất cả các font chữ tiếng Việt cài trong Window và bộ nhớ Ram trong máy Ở đây sửdụng bộ font chữ ABC là bộ font chuẩn Quốc gia.

Các thao tác của Cesmap được thể hiện trong menu “ĐỊA CHÍNH”

Công cụ trong Menu Địa chính của phần mềm CesMap

Trang 20

I.3.4 Quy trình công nghệ

* Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc theo Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) gồm những nội dung sau:

Sơ đồ 2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc theo

Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)

Chuẩn bị tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế kỹ thuật

Chọn lọc các yếu tố địa

chính

Hoàn chỉnh bản đồ gốc

Xác định ranh giới hành chính

Xác định ranh giới khu đo

Đo vẽ chi tiết

Kiểm tra chất lượng đo vẽ

Trang 21

* Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính áp dụng tại xã Hàm Thắng được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu:

1 Giai đoạn chuẩn bị:

- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình quy phạm các văn bản pháp lý, điều tra tình hình cơ bản khu đo

- Kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực

2 Giai đoạn thiết kế:

- Thiết kế sơ bộ, khảo sát thực địa, đánh giá tình hình khu đo, khả năng bố trí và

sử dụng lưới…

- Thiết kế kỹ thuật chi tiết, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và trình duyệt

3 Giai đoạn thi công:

- Xác định khu vực thành lập bản đồ;

- Thành lập lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ;

- Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối chiếuthực địa và lập biên bản xác nhận địa giới hành chính giữa xã Hàm Thắng với các xãtiếp giáp;

- Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng;

- Thành lập lưới trạm đo, đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ Nhập số liệu, vẽ bản đồ,đánh số thửa tạm, tính diện tích Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ;

- Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc;

- Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính gốc;

- Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, đánh số thửa chính thức.Xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Xuất bảng biểu thống kê, tổng hợp số liệu

Trang 22

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUII.1 Đánh giá nguồn tư liệu tài liệu:

II.1.1 Cơ cấu, diện tích các loại đất

Theo kết quả khảo sát thực tế của Công ty, kết hợp với số liệu thống kế đất đai xãHàm Thắng năm 2008, thì diện tích và cơ cấu các loại đất được xác định tại bảng sau:

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

(Nguồn: Thống kế đất đai xã Hàm Thắng năm 2008)

II.1.2 Tư liệu khu đo:

Năm 2001 Xí Nghiệp Trắc Địa Bản Đồ 201 đã thi công xây dựng mạng lưới tọa

độ địa chính cơ sở hạng III bằng công nghệ GPS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Với XãHàm Thắng, qua khảo sát, hiện nay chỉ còn lại 3 điểm đủ điều kiện phục vụ cho côngtác đo đạc địa chính

Bảng 3: Tọa độ và độ cao 3 điểm địa chính cơ sở hạng III tại tỉnh Bình Thuận STT Số hiệu điểm Toạ độ VN-2000,

khu vực Bình Thuận

Độ cao HP

Ghi chú

Để thuận tiện đo đường chuyền, xây dựng thêm 3 điểm hạng IV theo công nghệ

GPS và được kí hiệu là: BTIV-1, BTIV-2, BTIV-3

Trang 23

Bảng 4: Tọa độ và độ cao 3 điểm hạng IV tại tỉnh Bình Thuận

STT Số hiệu điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m)

II.1.3 Hệ thống tài liệu bản đồ

Theo kết quả điều tra, khảo sát, tại khu đo xã Hàm Thắng hiện có các loại bản đồsau:

- Bản đồ giải thửa 299 TTg tỷ lệ 1/2000 được thành lập từ những năm 1982 đếnnăm 1990:

Qua kiểm tra, đánh giá thì trong tổng số 22 tờ với 12.825 thửa có khoảng 100%

số tờ và 60% số thửa biến động và số thửa có biến động tạo thửa mới là khoảng 20%,

do đó tổng số thửa là khoảng 12.825 x 20% + 12825 = 15.390 thửa Bình quân từ 7 –

10 thửa/ha Trong đó đối với các khu dân cư bao gồm đất ở và đất nông nghiệp xen kẻthì trung bình khoảng từ 13 – 15 thửa/ha, các khu vực còn lại khoảng từ 6 – 9 thửa/ha

- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10000 có bổ sung đường bình độ với khoảng caođều 5m, được thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không, xuất bản tháng 4năm 2006 Hệ tọa độ và độ cao quốc gia VN-2000, múi chiếu 3o, kinh tuyến trục

Trang 24

- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã Hàm Thắng được UBNDhuyện Hàm Thuận Bắc phê duyệt tại Quyết định số 1016/2004/QĐ-UB-HTB ngày29/4/2004;

Qua kết quả khảo sát thực tế và qua kiểm chứng thực địa thì bản đồ địa chính

cơ sở tỷ lệ 1/10.000 dùng để thiết kế lưới địa chính, làm cơ sở để xác định ranh giớihành chính và phân mảnh bản đồ địa chính; bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng đất

để phân các loại tỷ lệ đo đạc; bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/2000, bản đồ 364 và các loại bản

đồ khác sử dụng để tham khảo, đối chứng khi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính

II.2 Quy trình ngoại nghiệp

Sơ đồ 3: Quy trình ngoại nghiệp thành lập bản đồ địa chính Xã Hàm Thắng

Thiết kế lưới Địa chính

Chọn điểm chôn mốc

Đo đạc lưới Địa chính

Bình sai lưới Địa chính

Kiểm tra, nghiệm thu lưới

Địa chính

Xác định nội dung đo vẽ chi tiết

Thiết kế lưới Kinh vĩ 1, 2

Chọn điểm, chôn mốc

Đo đạc lưới Kinh vĩ 1, 2

Bình sai lưới Kinh vĩ 1, 2

Kiểm tra, nghiệm thu lưới

Kinh vĩ 1, 2

Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ

Địa chính

Công tác chuẩn bị

Trang 25

II.3 Công tác thực địa

II.3.1 Quy định xây dựng lưới địa chính

cứ vào quy định kỹ thuật, hiện trạng thực tế, lưới địa chính xã Hàm Thắng gồm 29điểm địa chính Mật độ điểm được thiết kế phù hợp với yêu cầu quy phạm là18,209km2/ 27 điểm ≈ 67 ha /1điểm

2 Công tác xây dựng mốc:

a Chọn điểm: Mốc địa chính sẽ được chọn ở khu vực ổn định, đảm bảo tồn

tại lâu dài Chỉ trong trường hợp đặt biệt mới chọn mốc ở lòng đường, đảm bảo thônghướng tới các điểm mốc theo sơ đồ thiết kế và có khả năng tối đa phục vụ đo vẽ chitiết thửa đất

b Đánh số hiệu mốc:

Mốc địa chính được đánh số hiệu liên tục trong toàn Huyện từ 01 đến hết vàkhông được trùng tên nhau theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải Từ đó

đánh số hiệu mốc địa chính xã Hàm Thắng được đánh từ số HTB-103 đến HTB-129.

c Chôn mốc: Tất cả các mốc địa chính đều được chôn mốc và xây dựng

tường vây đối với các khu vực ngoại thành và nông thôn, đối với các mốc nằm trên hèphố, đường nhựa phải làm nắp đậy theo quy định mốc địa chính theo Quy phạm 2008

d Vẽ ghi chú điểm các mốc địa chính: Thực hiện theo quy định của Quy

phạm thành lập bản đồ địa chính 2008

e Bàn giao mốc địa chính cho UBND cấp xã quản lý: Các mốc địa chính sau

khi hoàn thiện công trình được bàn giao cho UBND xã quản lý Biên bản lập theo mẫuquy định tại Quy phạm 2008

3 Nguyên tắc đo lưới địa chính:

- Máy và thiết bị đo: máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 1”- 5”

- Trước khi đo máy và các thiết bị kèm theo phải được kiểm nghiệm chặc chẽtheo quy định hiện hành

- Đo góc trong đường chuyền thực hiện trên giá ba chân, theo phương pháp bagiá Sai số định tâm máy và bảng ngắm không lớn hơn 2 mm Đối với các cạnh ngắnhơn cạnh trung bình phải dọi tâm với độ chính xác không lớn hơn 1mm

- Tại những trạm có 2 điểm định hướng được đo theo phương pháp đo đơn giản

và những trạm có 3 điểm trở lên được đo bằng phương pháp toàn vòng Số lần đo gócđối với máy toàn đạc điện tử độ chính xác 3”- 5” là 6 lần đo

- Khi đo góc ngang, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo thay đổi 1 góc

30O00’00”

- Các sai số khi đo góc không lớn hơn các giá trị quy định tại bảng 5 như sau:

Trang 26

Bảng 5: Quy định các sai số đo góc

3 Dao động 2C trong 1 lần đo (Đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) 12

(Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ Địa Chính-2008)

- Đo ngắm phải khách quan, tỉ mỉ và chính xác Thực hiện đúng các quy định vềtrình tự thao tác, ghi sổ rõ ràng, sạch sẽ

Khi phải đo lại do vượt các quy định ở bảng 5 hoặc do động chân máy thì lần đolại phải tiến hành sau khi đo xong các lần đo cơ bản, vị trí bàn độ như lần đo cơ bản.Nếu số hướng đo lại vượt quá 1/3 tổng số hướng trên trạm đo thì phải đo lại cảlần đo Nếu số lần đo lại vượt quá 1/3 tổng số lần đo thì phải đo lại cả trạm đo

Khi trạm đo có 3 hướng, nếu 1 hướng phải đo lại thì phải đo lại cả lần đo

- Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo xa điện quang Căn cứ vào các chỉtiêu kỹ thuật của lưới và hiệu quả kinh tế để lựa chọn loại máy đo cho phù hợp Độchính xác của máy đo xa điện quang được biểu thị bằng công thức:

ms = ± (a + b.10 -6 D)

Trong đó:

 D - Khoảng cách; đơn vị là milimet (mm)

 a, b - Là các hệ số của máy

- Cạnh đường chuyền được đo 3 lần riêng biệt, kết quả lấy trung bình Mỗi lần đo

đều ngắm chuẩn lại mục tiêu Số chênh giữa các lần đo cạnh không vượt quá 2a

- Phải chiếu tâm máy và tâm gương phản chiếu bằng máy dọi tâm quang học

- Sổ đo khoảng cách và sổ đo đường chuyền phải ghi đầy đủ các mục Chữ, sốphải rõ ràng, sạch sẽ Không được sửa chữa các số đọc giây Các số đọc độ, phút khinhầm lẫn được phép sửa bằng cách gạch số sai, viết số đúng lên trên hoặc bên cạnh,không được chữa đè lên chữ số, không được tẩy số cũ, nhưng không được sửa liênhoàn

- Toạ độ của các điểm khởi tính phải tính chuyển về múi 3o với kinh tuyến trụcđịa phương cho từng tỉnh

- Lưới địa chính phải được bình sai chặt chẽ Khi tính toán và trong kết quả cuốicùng góc lấy chẵn đến giây, toạ độ và độ cao lấy chẵn đến milimet (0,001m)

- Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vịtrí điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số

và so sánh với các yêu cầu kỹ thuật lưới địa chính

Trang 27

Bảng 6 : Yêu cầu kỹ thuật lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật

1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn 8 km

3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm

5 Chiều dài cạnh đường chuyền

+ Lớn nhất không quá

+ Nhỏ nhất không quá

+ Trung bình

1400m200m600m

7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn

Đối với cạnh dưới 400m không quá

1/50.0000,012 m

8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép

không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng

khép)

10” x n

9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s] nhỏ hơn 1/15.000

(Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ Địa Chính-2008)

II.3.2 Quy định Xây dựng lưới khống chế đo vẽ:

- Lưới khống chế đo vẽ chỉ lập lưới tọa độ, không lập lưới khống chế độ cao.Lưới khống chế đo vẽ được lập phục vụ trực tiếp cho đo vẽ chi tiết từng thửa đất, địavật

- Lưới khống chế đo vẽ được lập gồm 2 cấp theo độ chính xác là kinh vĩ cấp I

(KVI) và kinh vĩ cấp II (KVII).

- Cơ sở để lập lưới khống chế đo vẽ là các mốc tọa độ có độ chính xác từ điểmđịa chính trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ KVI, và các mốc tọa độ có độ chính xác

từ KVI trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ KVII

- Đồ hình lưới khống chế đo vẽ xã Hàm Thắng được thiết kế theo dạng đườngchuyền phù hợp, đường chuyền có nhiều điểm nút

- Chọn điểm, chôn mốc: điểm mốc của lưới khống chế đo vẽ phải được chọn tạicác vị trí có nền móng vững chắc, đảm bảo sự tồn tại, ổn định lâu dài, tầm quan sát củamỗi điểm mốc rộng, thông thoáng, để đo đạc được phạm vi diện tích lớn nhất

- Số hiệu mốc thuộc lưới khống chế đo vẽ được đặt theo quy định:

- Lưới kinh vĩ cấp I: A-i

- Lưới kinh vĩ cấp II: B-i

Trang 28

(Với i là số thứ tự mốc)

- Mốc thuộc lưới khống chế đo vẽ được chọn đảm bảo mật độ theo quy định

Bảng 7: Yêu cầu kỹ thuật đối lưới khống chế đo vẽ

STT

Nội dung

Kinh vĩ cấp I Kinh vĩ cấp II

Tỷ lệ Bản đồ 1:2000

Tỷ lệ Bản đồ 1:1000

Tỷ lệ Bản đồ 1:2000

Tỷ lệ Bản đồ 1:1000

1 - Chiều dài lớn nhất của đường chuyền

5 - Chiều dài hai cạnh liền kề không

được chênh nhau: 2,5 lần 2,5 lần 2,5 lần 2,5 lần

6 - Số cạnh trong đường chuyền nhiều

nhất (đường chuyền phù hợp hoặc

đường chuyển nhiều điểm nút)

(Nguồn:luận chứng kinh tế- kỹ thuật )

- Các quy định kỹ thuật đo lưới khống chế đo vẽ:

Bảng 8: Yêu cầu kỹ thuật đo lưới khống chế đo vẽ

1 Sai số khép góc (n là số góc) ≤ + 30√ n ≤ + 30√ n

2 Sai số khép tương đối:

- Khu vực dân cư

- Khu vực đất nông nghiệp

≤ 1/4.000

≤ 1/4.000

≤ 1/2.500

≤ 1/2.000

6 Chênh lệch hướng giữa hai nửa lần đo ≤ 20” ≤ 20”

(Nguồn:luận chứng kinh tế- kỹ thuật )

Trang 29

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các mốc thuộc lưới khống chế đo vẽsau tính toán bình sai so với điểm tọa độ nhà nước gần nhất (từ điểm có độ chính xácđịa chính trở lên) không lớn hơn 0,1mm theo tỷ lệ bản đồ Đối với khu đo tỷ lệ 1:1000sai số nói trên không vượt quá 6 cm;

- Sai số giới hạn cho phép về vị trí mặt phẳng của lưới khống chế đo vẽ khôngđược vượt quá 02 lần sai số trung phương nêu trên Khi kiểm tra sai số lớn nhất về vịtrí của điểm thuộc lưới khống chế đo vẽ không vượt quá sai số giới hạn và số lượngđiểm có sai số nằm trong khoảng 70%-100% sai số giới hạn cũng không được vượtquá quy định là 5% số lượng điểm kiểm tra

- Trong mọi trường hợp, sai số nêu trên không được mang tính hệ thống

II.3.3 Đo lưới đường chuyền

Trước khi tiến hành đo máy phải được kiểm nghiệm 1 cách chính xác

- Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, nănglượng của pin

- Đặt máy lên chân máy và vặn ốc liên kết giữa chân máy với máy

- Cân bằng máy (dọi tâm và cân bằng bọt thủy tròn và bọt thủy dài)

Định tâm sơ bộ

Cân bằng sơ bộ

Định tâm chính xác

Cân bằng chính xác

- Nhấn nút Power để khởi động máy

a Phương pháp đo góc ngang:

Phương pháp đo đơn giản: đây là phương pháp đo góc đơn vì nó áp dụng cho

trường hợp tại trạm đo chỉ có hai hướng ngắm, trường hợp đo góc HTB-103 HTB-104HTB-105 Được tiến hành như sau:

Đặt máy toàn đạc trên giá ba chân tại điểm HTB-105 và dựng gương tại hai điểmHTB-103 và HTB-105 Tiến hành định tâm, cân bằng máy chính xác theo đúng yêucầu của quy phạm

Trang 30

Nửa vòng đo thuận kính.

Đưa máy toàn đạc về chế độ đo góc ngang

V : 90 O 10’20”

HR : 120 O 30’40”

OSET HOLD HSET P1

Mở ốc hãm bàn độ ngang đưa ống kính về tiêu gương điểm HTB-103 Khóa ốchãm bàn độ ngang, dùng ốc vi động ngang điều chỉnh cho giao điểm lưới chữ thập vàogiữa tâm gương của điểm định hướng Nhấn phím F1 (OSET) để đưa bàn độ ngang vềgiá trị = 000 00’00” ( lúc này LA = 000 00’00”) Sau khi nhấn F1, máy sẽ hỏi “ có muốnđưa về 000 00’00” hay không?” Nếu muốn nhấn F3, ngược lại nhấn F4

Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-105cần đo, khóa bàn độ ngang, dung ốc vi động ngang điều chỉnh cho lưới chữ thập đúngvào tâm gương đặt điểm HTB-105, nhấn phím [ ] đọc số trên màn hình giá trị góccủa lần đo thuận kính đó là LB = 850 54’44”

Ta có được giá trị góc nửa lần đo theo công thức : βL = LB – LA = 850 54’44”

Nửa lần đo đảo kính

Mở ốc hãm bàn độ ngang, đảo ống kính quay máy ngược chiều kim dồng hồngắm về điểm HTB-105 Ngắm chính xác, nhấn phím [ ], đọc góc RB =265054’33”Tiếp theo quay máy thuận chiều kim đồng hồ về điểm HTB-103, ngắm chính xác điểmHTB-103, đọc số ta được 1 góc RA = 1800 00’03” Như vậy kết thúc 1 lần đo

Trang 31

Sau khi đo đảo kính xong ta tính được góc bằng sau nửa lần đo đảo kính theocông thức βB = RB – RA = 85054’40”.

Ta tính được trị giá góc bằng một lần đo theo công thức: β = (βL + βR)/ 2

Lần đo thứ n cũng được thực hiện tương tự nhưng ở lần đo sau, vị trí bàn độngang lệch với lần trước 1 góc 1800 / n

Phương pháp đo toàn vòng

Phương pháp đo góc toàn vòng được thực hiện đối với những trạm máy có 3hướng trở lên Trường hợp ba hướng HTB-109 HTB-108; HTB-109 HTB-110; HTB-

109 HTB- 123

Đặt máy tại điểm HTB-109, cân bằng theo đúng quy phạm

Nửa lần đo thuận kính:

Mở ốc hãm bàn độ ngang đưa ống kính về tiêu gương điểm HTB-108 Khóa ốchãm dùng ốc vi động ngang cho giao điểm lưới chữ thập vào giữa tâm của điểm địnhhướng Khóa bàn độ ngang, nhấn phím F1 (OSET) để đưa bàn độ ngang về giá trị LA

= 000 00’00”

Mở ốc hãm bàn độ ngang quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-123cần đo, khóa bàn độ ngang, dung ốc vi động ngang điều chỉnh cho dây chữ thập đúngvào giữa điểm HTB-123, nhấn phím [ ] đọc số trên màn hình giá trị góc của lần đothuận kính LB = 1290 55’34”

Quay máy theo chiều kim đồng hồ đến điểm HTB-110, ngắm chính xác, đọc số

ta có được góc bằng nửa lần đo thuận kính tại HTB-110 là LC =2570 27’40”

Trang 32

Quay máy theo chiều kim đồng hồ về điểm HTB-108, ngắm chính xác đọc số.Lúc này, ta có được giá trị giá trị thứ 2 của hướng HTB-108 là LA’ = 000 00’01”.

Để tiến hành đo tiếp phải kiểm tra sai số khép về hướng mở đầu của nửa lần đothuận kính

∆L = LA’ – LA ≤ 8”

Nửa lần đo đảo kính

Kết thúc nửa lần đo thuận kính, ống kính đang hướng về điểm HTB-108 Đảoống kính, ngắm về điểm HTB-108 chính xác và đọc số, ta được 1 góc RA =

Sau khi đo xong n lần ta phải tính trị số góc trung bình của n lần đo

b Đo cạnh đường chuyền:

Ngắm vào tâm của gương → Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] →Khoảng cách đo sẽ được hiển thị như sau:

HR : 120018’40”

HD* 123.455 m

VD : 5,678 mMEAS MODE S/A P1

Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] → máy sẽ hiển thị đổi tới góc ngang(HR) và góc đứng và khoảng cách nghiêng (SD)

V : 90010’20”

HR : 10010’40”

SD : 131,678 mMEAS MODE S/A P1

Trong đó: HR - góc ngang; V- góc đứng; HD*- khoảng cách ngang đo xa; VD- độcao tương đối; SD- khoảng cách nghiêng

II.3.4 Đo vẽ chi tiết:

II.3.4.1 Yêu cầu đo chi tiết

+ Máy và dụng cụ đo đạc phải được kiểm định trước khi sử dụng

Trang 33

+ Chỉ được thực hiện đo chi tiết khi kết quả kiểm tra kỹ thuật lưới khống chế đo

vẽ kinh vĩ I, kinh vĩ II được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật

+ Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng, ngoài ra phải chú ý:

- Đo vẽ các công trình xây dựng chính trên thửa đất đối với khu vực đất ởnông thôn, khu vực đất có giá trị kinh tế cao, khu vực có cấu trúc xây dựng dạng

đô thị Ở khu vực đất khác không phải vẽ các công trình xây dựng

- Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà không

có ranh giới rõ ràng thì cần yêu cầu chủ sử dụng đóng cọc tách riêng những phầnđất này để đo vẽ, nếu không tách được thì đo gộp thửa và trên bản đồ phải ghimục đích sử dụng cho cả 2 loại đất, ghi ký hiệu loại đất có mục đích sử dụngchính trước, loại đất có mục đích sử dụng phụ sau

+ Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời, di động, hoặc quá nhỏ khôngthể hiện được theo tỉ lệ bản đồ

+ Khi vẽ các địa vật có dạng đường thẳng như: kênh, mương, đường, đê, đường

bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng Các địa vật có dạngcong thì nối các điểm gương bằng các đường cong trơn Nếu độ cong dưới 0,2 mmtheo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng

+ Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp để điều tra lại tên chủ, loại đất vàcác thông tin địa chính khác

+ Tại trạm đo chi tiết, sai số định tâm máy không được lớn hơn 5 mm Việc địnhhướng máy phải được định hướng từ 02 điểm tọa độ có độ chính xác cùng cấp hoặccao hơn Kết thúc trạm máy phải đo lại hướng kiểm tra, chênh lệch trị số hướng kiểmtra không được vượt quá 1,5 phút Trường hợp trị số này vượt quá thì phải hủy bỏ toàn

bộ kết quả đã đo tại trạm đó và thực hiện lại

+ Phương pháp đo chi tiết: Thực hiện theo phương pháp toàn đạc Trị số đo gócđược đo bằng nửa lần đo và làm tròn tới phút Trị số đo cạnh được đo một lần đo vàlàm tròn tới đề-xi-mét (dm) Máy dùng để đo chi tiết là máy toàn đạc điện tử Chiềudài tia ngắm từ máy tới điểm chi tiết được phép ≤500 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:2000

và 200 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000

+ Đối với khu vực đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn congtrên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơnhoặc cọc gỗ

+ Dữ liệu đo đạc được lưu trên máy toàn đạc điện tử trong quá trình đo và đượcchuyển vào máy tính qua quá trình chuyển vẽ bằng phần mềm chuyên dụng

+ Trong quá trình đo vẽ chi tiết tại mỗi trạm đo sẽ vẽ lược đồ bản sơ họa với tỷ lệtương đối lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập Trên lược đồ đều có điểm chi tiết kèmtheo số hiệu điểm, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, năm sử dụngđất Lược đồ này làm trên mảnh giấy khổ A0, đánh số liên tục các trạm máy, điểmgương chi tiết

+ Ở khu vực tập trung dân cư, trình tự đo vẽ chi tiết như sau:

- Đo vẽ đường phố, ngõ phố và các yếu tố ở mặt ngoài đường phố, ngõ phố

- Đo vẽ bên trong ô phố

- Đo vẽ các yếu tố khác

Trang 34

+ Đo vẽ chi tiết bên trong ô phố chỉ được tiến hành sau khi đã đo vẽ đường phố.Trước khi đo vẽ bên trong ô phố phải nhập số liệu để chuyển các địa vật đã đo vẽ ởđường phố lên bản vẽ.

+ Trường hợp trong quá trình đo vẽ chi tiết khi gặp những yếu tố địa vật như gócnhà, tường xây bị che khuất tầm ngắm; phải áp dụng phối hợp giữa các phương pháptọa độ vuông góc, phương pháp giao hội, phương pháp dóng hướng để xác định nhữngyếu tố địa vật này lên bản đồ địa chính

II.3.4.2 Trình tự đo chi tiết tại một trạm máy:

Trước khi tiến hành đo máy phải được kiểm nghiệm 1 cách chính xác

- Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, nănglượng của pin

- Đặt máy lên chân máy và vặn ốc liên kết giữa chân máy với máy

- Nhấn nút POWER để khởi động máy

- Chọn chế độ đo và chế độ hoạt động của máy

- Định hướng

- Tiến hành ngắm và đo điểm chi tiết

Đo chi tiết theo tọa độ cực nghĩa là xác định một cặp giá trí gồm thông số góc bằng và khoảng cách

+ Góc bằng: là góc nhị diện hợp bởi 2 hướng kinh ngắm từ điểm định hướng với hướng ngắm của máy đến gương

+ Khoảng cách: đọc trên màn hình hiển thị trị đo của máy

Quá trình đo chi tiết tại 1 trạm máy phải ghi thứ tự điểm gương lên sơ đồ đigương để thuận tiện cho công tác nối điểm dựng hình sau này

V : 90 O 10’20”

HR : 120 O 30’40”

OSET HOLD HSET P1

Nhấn F1 (OSET): đưa bàn độ ngang về 00O00’00” Sau khi nhấn F1 máy sẽ hỏi

“có muốn đưa về 00O00’00” hay không Nếu muốn thì nhấn F3, ngược lại nhấn F4.

Nhấn F2 (HOLD): Giữ góc hiện tại trên màn hình.

Nhấn F3 (HSET): Nhập góc cần đưa vào bằng cách nhấn F1 (Input) chọn số cần nhập bằng cách chọn F1 (1234) - F2 (5678) - F3 (90) – F4 (Enter).

Trang 35

Bảng 9: Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON

1 Từ trang Menu, vào trang 1/3

[MENU]

[F4]

MENU 1/3F1 : DATA COLLECT

F2 : LAYOUTF3 : MEMORY MGR P

2 Ấn [F1] vào Data Collect

chọn dữ liệu

[F1]

DATA COLLECT 1/2F1 : OCC.ST # INPUT

F2 : BACKSIGHTF3 : FS / SS P

3 Nhấn [F3] chọn FS/SS số liệu

R.HT : 0.000mINPUT SRCH MEAS ALL

4 Nhấn [F1] (Input) sau đó

nhập số liệu PT #,*1 đặt tên

điểm đo Nhập PCODE (ghi chú

điểm đo) Nhập R.HT (chiều cao

[F2]

(Phép đo bắtđầu)

7 Số liệu đo được lưu giữ và

hiển thị chuyển đến điểm tiếp

theo *4, lúc này PT # tự động

tăng lên

[F3]

PT # = PT-2PCODE :R.HT : 1.200mINPUT SRCH MEAS ALL

8 Nhập số liệu điểm và chuẩn

trực điểm tiếp theo

9 Ấn phím [F4] (ALL) phép đo

bắt đầu trong cùng một mode đo

của điểm trước đó Số liệu được

VH *SD NEZ OPSET

Trang 36

Trong lưới khống chế trắc địa vị trí ( tọa độ) của điểm đầu dùng để tính chuyềntọa độ cho các điểm khác gọi là số liệu gốc tối thiểu hay số liệu khởi tính.

Để tăng độ chính xác của công tác trắc địa, ngoài các số lượng gốc cần thiết còn

có các số liệu gốc thừa gồm cạnh gốc, góc định hướng gốc, và tọa độ gốc

Các số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau.Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điềukiện của lưới

Các công tác trắc địa không tránh khỏi sai số, nghĩa là các đại lượng đo có chứacác sai số đo vậy nên các phương trình điều kiện không được thỏa mãn Hiệu số củacác giá trị của phương trình điều kiện tính theo giá trị đại lượng đo và giá trị lý thuyết(giá trị gần đúng) hoặc cho trước gọi là sai số khép của phương trình điều kiện

Để thỏa mãn các phương trình điều kiện trong lưới nghĩa là phải khử bỏ nhữngsai số khép của phương trình điều kiện, phải loại trừ những sai số trong đại lượng đo

và tìm ra giá trị tin cậy của chúng Công việc này gọi là tính toán bình sai lưới trắc địa

và giá trị tin cậy đó gọi là giá trị bình sai của chúng

Toàn bộ lưới trắc địa là một thể thống nhất, đối với lưới địa chính để tính toánchính xác các kết quả phải dùng phương pháp bình sai chặc chẽ, tức là phải xét toàn bộmối quan hệ hình học của các yếu tố trong lưới đồng thời

1 Công tác chuẩn bị:

+ Vẽ sơ đồ lưới: sơ đồ lưới càng giống thực địa càng tốt Trên sơ đồ lưới cần ghi

đầy đủ tên điểm gốc và điểm cần xác định

+ Tiến hành đưa kết quả đo lên sơ đồ lưới: bao gồm tất cả các góc đo, cạnh đo,

phương vị đo, tọa độ các điểm gốc lên sơ đồ lưới và thực hiện ghi hết sức rõ ràng

+ Đánh số hiệu điểm: các điểm được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết.

+ Tạo tập tin chứa số liệu cần bình sai (đối với phần mềm PRONET 2002):

Tập tin dữ liệu *.SL có cấu trúc cụ thể như sau:

Ngày đăng: 19/03/2013, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Kỹ thuật bản đồ và Bản đồ địa chính - Đặng Quang Thịnh - Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Khác
2. Giáo trình trắc địa đại cương -TS. Nguyễn Văn Tân – 1998-Khoa Quản lý đất đai và Quản lý thị trường bất động sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000 ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Khác
5. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Khác
7. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 Khác
8. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,1:10000, và 1:25000 ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường Khác
9. Tài liệu hướng dẫn thực hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc tỷ lệ 1:500, 1:1.000. 1:2.000, 1:5.000- Ks. Phạm Hồng Sơn – Khoa Quản lý đất đai và Quản lý thị trường bất động sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
10. Thông Tư 02/2007/ TT-BTNMT ngày 22 tháng 02 năm 2007 về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí xã Hàm Thắng - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Sơ đồ 1 Sơ đồ vị trí xã Hàm Thắng (Trang 13)
Sơ đồ 2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc theo  Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Sơ đồ 2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc theo Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) (Trang 21)
Bảng 2: Thống kê đất đai Xã Hàm Thắng - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 2 Thống kê đất đai Xã Hàm Thắng (Trang 23)
Bảng 2: Thống kê đất đai Xã Hàm Thắng - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 2 Thống kê đất đai Xã Hàm Thắng (Trang 23)
Bảng 4: Tọa độ và độ ca o3 điểm hạng IV tại tỉnh Bình Thuận STTSố hiệu điểmTọa độ X (m) Tọa độ Y (m) - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 4 Tọa độ và độ ca o3 điểm hạng IV tại tỉnh Bình Thuận STTSố hiệu điểmTọa độ X (m) Tọa độ Y (m) (Trang 24)
Bảng 4: Tọa độ và độ cao 3 điểm hạng IV tại tỉnh Bình Thuận STT Số hiệu điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 4 Tọa độ và độ cao 3 điểm hạng IV tại tỉnh Bình Thuận STT Số hiệu điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) (Trang 24)
Sơ đồ 3: Quy trình ngoại nghiệp thành lập bản đồ địa chính Xã Hàm Thắng - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Sơ đồ 3 Quy trình ngoại nghiệp thành lập bản đồ địa chính Xã Hàm Thắng (Trang 25)
Bảng 5: Quy định các sai số đo góc - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 5 Quy định các sai số đo góc (Trang 27)
Bảng 5: Quy định các sai số đo góc - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 5 Quy định các sai số đo góc (Trang 27)
- Đồ hình lưới khống chế đo vẽ xã Hàm Thắng được thiết kế theo dạng đường - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
h ình lưới khống chế đo vẽ xã Hàm Thắng được thiết kế theo dạng đường (Trang 28)
Bảng 7: Yêu cầu kỹ thuật đối lưới khống chế đo vẽ - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 7 Yêu cầu kỹ thuật đối lưới khống chế đo vẽ (Trang 29)
Bảng 7: Yêu cầu kỹ thuật đối lưới khống chế đo vẽ - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 7 Yêu cầu kỹ thuật đối lưới khống chế đo vẽ (Trang 29)
Bảng 9: Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 9 Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON (Trang 36)
Bảng 9: Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 9 Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON (Trang 36)
Các số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau. Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điều kiện  của lưới. - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
c số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau. Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điều kiện của lưới (Trang 37)
Bảng 10: Cấu trúc dữ liệu dùng cho phần mềm bình sai Pronet2002 - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 10 Cấu trúc dữ liệu dùng cho phần mềm bình sai Pronet2002 (Trang 38)
Hình : Giao diện phần mềm PRONET 2002 - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
nh Giao diện phần mềm PRONET 2002 (Trang 39)
Khi tính xong khái lược mạng lưới có thể coi được sơ đồ hình lưới. Phải kiểm tra coi đồ hình lưới được vẽ trước khi bình sai và sau khi bình sai có giống nhau không, sau  đó thực hiện các bước tiếp theo. - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
hi tính xong khái lược mạng lưới có thể coi được sơ đồ hình lưới. Phải kiểm tra coi đồ hình lưới được vẽ trước khi bình sai và sau khi bình sai có giống nhau không, sau đó thực hiện các bước tiếp theo (Trang 42)
So sánh với yêu cầu kỹ thuật ở bảng 6 thì lưới địa chính được thiết kế và thi công đạt yêu cầu. - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
o sánh với yêu cầu kỹ thuật ở bảng 6 thì lưới địa chính được thiết kế và thi công đạt yêu cầu (Trang 47)
F 3: MEMORY MGR ↓ 2.Ấn phím [F3] (MEMORY  - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
3 MEMORY MGR ↓ 2.Ấn phím [F3] (MEMORY (Trang 48)
Bảng 11: thao tác trút số liệu từ máy đo - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 11 thao tác trút số liệu từ máy đo (Trang 48)
Bảng 11:  thao tác trút số liệu từ máy đo - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Bảng 11 thao tác trút số liệu từ máy đo (Trang 48)
Nối điểm dựng hình - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
i điểm dựng hình (Trang 52)
Sơ đồ 4: Quy trình nội nghiệp biên tập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Sơ đồ 4 Quy trình nội nghiệp biên tập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng (Trang 52)
Hình IV.13. Cắt bản đồ gốc 12. Tạo bản đồ địa chính: - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
nh IV.13. Cắt bản đồ gốc 12. Tạo bản đồ địa chính: (Trang 61)
13. Đánh số thửa chính thức: - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
13. Đánh số thửa chính thức: (Trang 61)
Hình IV.13. Cắt bản đồ gốc 12. Tạo bản đồ địa chính: - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
nh IV.13. Cắt bản đồ gốc 12. Tạo bản đồ địa chính: (Trang 61)
Tiến hành các công việc như: ghi thông tin diện tích ra tập tin ,bảng thống kê - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
i ến hành các công việc như: ghi thông tin diện tích ra tập tin ,bảng thống kê (Trang 62)
16. Chuyển bản đồ địa chính đúng chuẩn Famis theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính. - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
16. Chuyển bản đồ địa chính đúng chuẩn Famis theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính (Trang 63)
Sau khi chọn file chuyển đổi, màn hình Microstation hiện hộp thoại DWG/DXF Import- Version 5.7.0.0 chọn Setting → Levels → File →Attach→ dwglevel.tbl →OK. - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
au khi chọn file chuyển đổi, màn hình Microstation hiện hộp thoại DWG/DXF Import- Version 5.7.0.0 chọn Setting → Levels → File →Attach→ dwglevel.tbl →OK (Trang 63)
Sơ đồ 5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm  Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận - Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”.
Sơ đồ 5 Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w