Đo cạnh đường chuyền:

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”. (Trang 33 - 37)

Ngắm vào tâm của gương → Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] → Khoảng cách đo sẽ được hiển thị như sau:

HR : 120018’40” HD* 123.455 m VD : 5,678 m

MEAS MODE S/A P1↓

Nhấn phím đo góc trực tiếp trên máy [ ] → máy sẽ hiển thị đổi tới góc ngang (HR) và góc đứng và khoảng cách nghiêng (SD)

V : 90010’20”HR : 10010’40” HR : 10010’40” SD : 131,678 m

MEAS MODE S/A P1↓

Trong đó: HR - góc ngang; V- góc đứng; HD*- khoảng cách ngang đo xa; VD- độ cao tương đối; SD- khoảng cách nghiêng.

II.3.4. Đo vẽ chi tiết:

II.3.4.1 Yêu cầu đo chi tiết

+ Chỉ được thực hiện đo chi tiết khi kết quả kiểm tra kỹ thuật lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ I, kinh vĩ II được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng, ngoài ra phải chú ý:

- Đo vẽ các công trình xây dựng chính trên thửa đất đối với khu vực đất ở nông thôn, khu vực đất có giá trị kinh tế cao, khu vực có cấu trúc xây dựng dạng đô thị. Ở khu vực đất khác không phải vẽ các công trình xây dựng.

- Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà không có ranh giới rõ ràng thì cần yêu cầu chủ sử dụng đóng cọc tách riêng những phần đất này để đo vẽ, nếu không tách được thì đo gộp thửa và trên bản đồ phải ghi mục đích sử dụng cho cả 2 loại đất, ghi ký hiệu loại đất có mục đích sử dụng chính trước, loại đất có mục đích sử dụng phụ sau.

+ Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời, di động, hoặc quá nhỏ không thể hiện được theo tỉ lệ bản đồ.

+ Khi vẽ các địa vật có dạng đường thẳng như: kênh, mương, đường, đê, đường bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng. Các địa vật có dạng cong thì nối các điểm gương bằng các đường cong trơn. Nếu độ cong dưới 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng.

+ Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp để điều tra lại tên chủ, loại đất và các thông tin địa chính khác.

+ Tại trạm đo chi tiết, sai số định tâm máy không được lớn hơn 5 mm. Việc định hướng máy phải được định hướng từ 02 điểm tọa độ có độ chính xác cùng cấp hoặc cao hơn. Kết thúc trạm máy phải đo lại hướng kiểm tra, chênh lệch trị số hướng kiểm tra không được vượt quá 1,5 phút. Trường hợp trị số này vượt quá thì phải hủy bỏ toàn bộ kết quả đã đo tại trạm đó và thực hiện lại.

+ Phương pháp đo chi tiết: Thực hiện theo phương pháp toàn đạc. Trị số đo góc được đo bằng nửa lần đo và làm tròn tới phút. Trị số đo cạnh được đo một lần đo và làm tròn tới đề-xi-mét (dm). Máy dùng để đo chi tiết là máy toàn đạc điện tử. Chiều dài tia ngắm từ máy tới điểm chi tiết được phép ≤500 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:2000 và 200 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000.

+ Đối với khu vực đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn hoặc cọc gỗ.

+ Dữ liệu đo đạc được lưu trên máy toàn đạc điện tử trong quá trình đo và được chuyển vào máy tính qua quá trình chuyển vẽ bằng phần mềm chuyên dụng.

+ Đo vẽ chi tiết bên trong ô phố chỉ được tiến hành sau khi đã đo vẽ đường phố. Trước khi đo vẽ bên trong ô phố phải nhập số liệu để chuyển các địa vật đã đo vẽ ở đường phố lên bản vẽ.

+ Trường hợp trong quá trình đo vẽ chi tiết khi gặp những yếu tố địa vật như góc nhà, tường xây... bị che khuất tầm ngắm; phải áp dụng phối hợp giữa các phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp giao hội, phương pháp dóng hướng để xác định những yếu tố địa vật này lên bản đồ địa chính.

II.3.4.2. Trình tự đo chi tiết tại một trạm máy:

Trước khi tiến hành đo máy phải được kiểm nghiệm 1 cách chính xác.

- Trước khi đo cần phải kiểm tra và hiệu chỉnh máy đo, gương phản xạ, năng lượng của pin.

- Đặt máy lên chân máy và vặn ốc liên kết giữa chân máy với máy. - Cân bằng máy

Định tâm sơ bộ. Cân bằng sơ bộ. Định tâm chính xác. Cân bằng chính xác

- Nhấn nút POWER để khởi động máy.

- Chọn chế độ đo và chế độ hoạt động của máy. - Định hướng .

- Tiến hành ngắm và đo điểm chi tiết.

Đo chi tiết theo tọa độ cực nghĩa là xác định một cặp giá trí gồm thông số góc bằng và khoảng cách.

+ Góc bằng: là góc nhị diện hợp bởi 2 hướng kinh ngắm từ điểm định hướng với hướng ngắm của máy đến gương.

+ Khoảng cách: đọc trên màn hình hiển thị trị đo của máy.

Quá trình đo chi tiết tại 1 trạm máy phải ghi thứ tự điểm gương lên sơ đồ đi gương để thuận tiện cho công tác nối điểm dựng hình sau này.

V : 90O10’20”HR : 120O30’40” HR : 120O30’40”

OSET HOLD HSET P1

Nhấn F1 (OSET): đưa bàn độ ngang về 00O00’00”. Sau khi nhấn F1 máy sẽ hỏi “có muốn đưa về 00O00’00” hay không. Nếu muốn thì nhấn F3, ngược lại nhấn F4.

Nhấn F2 (HOLD): Giữ góc hiện tại trên màn hình.

Nhấn F3 (HSET): Nhập góc cần đưa vào bằng cách nhấn F1 (Input) chọn số cần nhập bằng cách chọn F1 (1234) - F2 (5678) - F3 (90) – F4 (Enter).

Bảng 9: Thao tác thu thập số liệu đo của máy toàn đạc TOPCON

Bước thao tác Thao tác Hiển thị

1. Từ trang Menu, vào trang 1/3

[MENU] [F4] MENU 1/3 F1 : DATA COLLECT F2 : LAYOUT F3 : MEMORY MGR P↓ 2. Ấn [F1] vào Data Collect

chọn dữ liệu [F1] DATA COLLECT 1/2 F1 : OCC.ST # INPUT F2 : BACKSIGHT F3 : FS / SS P↓ 3. Nhấn [F3] chọn FS/SS số liệu

sẽ được đưa ra [F3] PT # PCODE :

R.HT : 0.000m

INPUT SRCH MEAS ALL 4. Nhấn [F1] (Input) sau đó nhập

số liệu PT #,*1 đặt tên điểm đo. Nhập PCODE (ghi chú điểm đo). Nhập R.HT (chiều cao gương) theo cùng một cách *2 [F1] Nhập PT# [F4] Nhập PCODE [F4] Nhập R.HT [F4] PT # = PT-1 PCODE : R.HT : 0.000m 1234 5678 90 [ENT] 5. Nhấn [F3] (MEAS) [F3]

6. Chuẩn trực điểm đặt gương. Ấn [F1] (VH) góc đứng và góc ngang Ấn [F2] (SD) khoảng cách nghiêng Chuẩn trực gương [F2] (Phép đo bắt đầu) V : 90010’20” HR : 120030’40” SD* << m Measuring ……… < Complete> PT # = PT-1 PCODE : TOPCON R.HT : 1.200 m VH *SD NEZ OPSET

ghi lại.

10. Tiếp tục phép đo theo cùng một cách.

Lựa chọn cách đo giống bước 6

PT # = PT-3 PCODE :

R.HT : 1.200m

INPUT SRCH MEAS ALL

II.4. Xử lý số liệu

II.4.1. Bình sai lưới địa chính, lưới đường chuyền bằng phần mềm PRONET 2002:

Số đại lượng đo cần thiết, tối thiểu để có thể tính được giá trị của các đại lượng cần xác định, trong phạm vi của các vấn đề đặt ra gọi là số lượng đại lượng đo cần thiết.

Trong lưới khống chế trắc địa vị trí ( tọa độ) của điểm đầu dùng để tính chuyền tọa độ cho các điểm khác gọi là số liệu gốc tối thiểu hay số liệu khởi tính.

Để tăng độ chính xác của công tác trắc địa, ngoài các số lượng gốc cần thiết còn có các số liệu gốc thừa gồm cạnh gốc, góc định hướng gốc, và tọa độ gốc.

Các số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau. Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điều kiện của lưới.

Các công tác trắc địa không tránh khỏi sai số, nghĩa là các đại lượng đo có chứa các sai số đo vậy nên các phương trình điều kiện không được thỏa mãn. Hiệu số của các giá trị của phương trình điều kiện tính theo giá trị đại lượng đo và giá trị lý thuyết (giá trị gần đúng) hoặc cho trước gọi là sai số khép của phương trình điều kiện.

Để thỏa mãn các phương trình điều kiện trong lưới nghĩa là phải khử bỏ những sai số khép của phương trình điều kiện, phải loại trừ những sai số trong đại lượng đo và tìm ra giá trị tin cậy của chúng. Công việc này gọi là tính toán bình sai lưới trắc địa và giá trị tin cậy đó gọi là giá trị bình sai của chúng.

Toàn bộ lưới trắc địa là một thể thống nhất, đối với lưới địa chính để tính toán chính xác các kết quả phải dùng phương pháp bình sai chặc chẽ, tức là phải xét toàn bộ mối quan hệ hình học của các yếu tố trong lưới đồng thời.

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:1000 và 1:2000”. (Trang 33 - 37)