1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Rèn luyện tính cách sống part3 pps

9 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Rèn luyện tính cách sống -Page 21 of 29- Khi bố tôi hỏi tôi: “Con có biết, con đã làm sai điều gì?”, điều đầu tiên tôi làm đó là đổ lỗi cho các đối tác và nền kinh tế. Ngay lập tức, ông ấy nói: “Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai vì sự thất bại của mình.” Tôi đáp lại: “Nhưng đó là lỗi của họ.” Bố tôi lắc đầu nói tiếp: “Nếu con đổ lỗi cho ai đó, con sẽ không bao giờ học hỏi được từ những sai lầm của mình. Nếu con đổ lỗi cho họ tức là con đang để tuột mất sức mạnh của chính mình.” Và bạn cũng hãy nhớ rằng, trong đấu trường kinh doanh này, không có ai là nạn nhân, mà chỉ có người tự nguyện. Và bạn chính là người tự nguyện trở thành một chủ doanh nghiệp. 2. Gặp gỡ đối tác mới Bố tôi từng nói: “Trong mọi công việc kinh doanh không suôn sẻ, bố đã luôn gặp những người tốt. Một số trong số họ đã trở thành đối tác mới.” Và hiện giờ thì tôi ghét hai trong số những đối tác làm ăn của mình, với tôi để hiểu được câu nói này của ông không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, tôi vẫn khắc ghi lời khuyên của ông và bắt đầu xem xét, sàng lọc mọi thứ từ sự thất bại trước. Cho đến giờ, một trong những người bạn tốt nhất của tôi có được cũng từ sự thất bại trong kinh doanh đó. Trong đống đổ nát của những thất bại kinh doanh khác, tôi đã gặp đối tác hiện nay trong lĩnh vực bất động sản và một đối tác nữa trong công việc kinh doanh chuyển nhượng. Nếu không có những thất bại này, tôi sẽ không thể gặp được những chủ doanh nghiệp có thể làm bạn và tiếp tục cùng nhau kiếm hàng triệu đô la với họ. 3. Nghiên cứu sai lầm Bố tôi từng dạy: “Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng.” Một lần nữa, lời dạy này lại không dễ với tôi chút nào. Những lúc nổi cáu và cùng đường, tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi những lỗi lầm của bản thân. Nhưng thay vì chạy trốn khỏi nó, tôi đã quay lại nhà máy của mình, nghiên cứu sai lầm của chính tôi và “cải tử hoàn sinh” cho doanh nghiệp. Đây chính là bí kíp làm thế nào để biến vận rủi của mình thành vận may. Hãy nhớ rằng, mắc sai lầm và trở nên thông minh hơn là công việc của một chủ doanh nghiệp, còn không mắc lỗi lầm chỉ là công việc của một nhân viên. Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công. (Hiếu hoc.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường. Rèn luyện tính cách sống -Page 22 of 29- 1) Ngồi hàng ghế đầu trong lớp: Vì sao các bạn thích ngồi ở những hàng ghế phía sau? – Vì các bạn sợ hãi rằng mình sẽ quá nổi bật, nguyên nhân chính là vì thiếu lòng tự tin: các bạn sợ đặt mình vào một vị trí mà người khác có thể sẽ dễ dàng thấy mình thất bại. Nhưng có sự thành công nào mà không liên quan đến sự nổi bật? Vì vậy, bạn hãy bắt đầu áp dụng nguyên tắc 1: Luôn ngồi ở những hàng ghế trước để xây dựng lòng tự tin, dù xuất hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên ngồi sát hàng ghế đàu, không sợ bị nổi bật. 2) Thể hiên tài năng của mình khi có dịp: Nếu chúng ta có khả năng dù chỉ là đủ để vui chơi như: chơi bóng, nhảy múa, ca hát, đánh đàn, ngâm thơ…thì cũng đừng e ngại thể hiện tài năng của mình trước mặt người khác. Đó không phải là chơi nổi, hợm mình hay thiếu khiêm nhường; khiêm nhường và làm bộ khiêm nhường là hai việc hoàn toàn khác nhau. Vì thể, nếu hành động của bạn không gây phương hại cho người khác thì hãy mạnh dạn thể hiện mình, nó có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng lòng tự tin của bạn. Bạn sẽ tự tin hơn khi thấy mình có khả năng và sẽ rất phấn khởi khi bạn mang lại niềm vui cho người khác. 3) Học cách nhìn thẳng vào người khác: Tránh né ánh mắt của người khác có ý nghĩa là: bạn có cảm giác có tội, hoặc đã làm những việc mà bạn không muốn cho đối phương biết; Không dám nhìn thẳng người nói chuyện bởi bạn cảm thấy tự ti, không thể so sánh được với người đó, đó đều là những biểu hiện không tốt. Bạn hãy nhìn thẳng vào người khác khi giao tiếp, nó không chỉ giúp bạn giành được sự tin tưởng, tín nhiệm bởi nó mang ý nghĩa chân thành, quang minh chính đại mà nó còn củng cố thêm lòng tự tin của bạn. 4) Rèn luyện tài ăn nói: Dù bạn có muốn hay không, bạn vẫn luôn phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện chính mình ra bên ngoài. Đây là những cơ hội cho bạn thử sức và đào luyện sự tự tin tốt nhất. Bạn cần phải nói ra được những lời nói tự đáy lòng mình, không quan tâm là nó có “trí tuệ” hay không, hẳn nhiên là bạn sẽ không nói những lời vô bổ, lố lăng, phải không? Nhưng, nếu bạn chỉ dám phát biểu khi có đủ các phẩm chất “tưởng tượng” như phải có trí tuệ, phải có trình độ văn hóa, phải cho hay, cho giỏi thì bạn sẽ mãi mãi là con người bình thường. Đã có biết bao nhân tài bị vùi lấp cũng bởi chỉ vì nguyên nhân đó: Không biết và không dám thể hiện mình. Nếu bạn sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, bạn sẽ có lòng tự tin để có thể thành công trong cuộc sống, bất cứ việc gì bạn làm! Bạn hãy tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp thay vì cứ lo lắng về những khuyết điểm của mình. Bạn hãy bắt đầu ngay với sự lo lắng: “Nếu làm vậy, tôi sợ rằng mình sẽ không phải là người khiêm nhường.”; chẳng có liên quan nào giữa sự khiêm nhường thực sự và ép mình phải giả bộ để khiêm nhường: tôi nên thế này để là khiêm nhường, tôi không nên làm thế kia để có sự khiêm nhường v.v…. Chỉ có sự tự tin, một tổ chất cần phải có để có thể đi đến thành công, sau đó mới có thể có sự khiêm nhường. Vậy bạn hãy đào luyện lòng tự tin cho mình ngay từ lúc này, khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bạn nhé! Rèn luyện tính cách sống -Page 23 of 29- Công thành danh toại. (Hiếu học). Chuẩn bị rời ngưỡng của học đường bước chân vào xã hội, muốn công thành danh toại, bạn cần phải làm gì? Làm thế nào để có đượcnhân cách hoàn thiện, có tâm lý lành mạnh, có quan hệ xã hội vui vẻ, sẵn sàng vượt qua những va vấp trở ngại trên đường đời? Việc đầu tiên mà bạn phải làm là tìm ra và thay đổi từng thói quen xấu của mình. Sau đó, dành thời gian xây dựng thói quen tốt. Có thể bạn có vài thói quen xấu cản trở sự thành công của bạn, đó là những thói do bạn dung dưỡng mà thành chứ không phải bẩm sinh. Vì vậy, chỉ có bạn mới lựa chọn cho mình nên và không nên có thói quen gì. Qua rút kết những kinh nghiệm sống: Để thành công hơn, hạnh phúc hơn, những thói quen cần được hình thành và phát huy như sau. - Không dềnh dàng, chớp lấy cơ hội, lập tức hành động. Ngay bây giờ hoặc là không bao giờ, chỉ có thông qua hành động thử, sửa, rồi lại thử… thì mới có thể thành công. Nghĩ ra được thì làm ngay, không bao giờ làm thì sao có được kết quả, làm sao đến được thành công? - Tích cực phấn đấu, chuyên tâm, kiên trì. Người thành công không nhất định phải tiến thật nhanh, người thành công là người biết duy trì những bước tiến đều trên con đường mình đã chọn hoặc trong phạm vi mà mình mong muốn. - Học cách cảm thông, chân thành để là người dễ mến. Vì mỗi người trên con đường thành công đều nhận được sự giúp đỡ của người khác nên chúng ta cho đi một cách thẳng thắn, chân thành thì cũng là theo đúng quy luật công bằng và nó cũng chính là một trong những phẩm chất làm cho người ta vui vẻ. - Tiết kiệm tiền, khéo quản lý tài chính, học cách làm thế nào để kiếm nhiều tiền nhưng tuyệt đối không cờ bạc, không tiêu pha hoang phí. Không nên coi thường tiền bạc vì nó phản ảnh nhân cách con người. Học giữ tiền, có thói quen tiết kiệm không chỉ tạo ra của cải mà còn tôi luyện ý chí của một con người, giáo dục nhân cách con người. - Quản lý thời gian, tận dụng thời gian. Alofonso đã từng nói một câu rất nổi tiếng: “Ranh giới của sự thành công và thất bại có thể dùng 5 chữ để biểu đạt: Tôi không có thời gian”. Rõ ràng, nếu mỗi ngày tiến một chút, thì một năm 365 ngày bạn sẽ thấy mình tiến được một quãng rất dài. - Tự tin, đánh giá đúng bản thân, biết kiềm chế bản thân. Ngây thơ hồn nhiên là một nhân cách đáng yêu, nhưng chỉ có đứa trẻ mới khóc cười theo cảm tính. Là một người trưởng thành phải tạo thói quen có năng lực khống chế tinh thần, tình cảm của bản thân. Tâm lý ghen tị, oán trách, than thở yếu đuối đều là thuốc độc phá hoại cuộc sống tinh thần. Rèn luyện tính cách sống -Page 24 of 29- Trong cuộc đời, con người sẽ có rất nhiều sự không vừa ý trong công việc và các mối quan hệ. Đối với những điều không như ý này, nếu có sự kiên nhẫn, vận dụng các thói quen tốt để giải quyết, không dễ dàng chấp nhận thất bại thì như thế sự nghiệp lớn mới thành công. Tuy vậy, ý muốn tập trung hết ưu điểm vào mình là ý nghĩ vô cùng hoang đường. Nhân vô thập toàn, ai cũng có khuyết điểm, cũng đều có lúc sợ hãi-sai lầm-thất bại. Nhưng chỉ có đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống bằng thái độ tích cực, bằng những thói quen tốt thì cuộc sống của chúng ta mới đầy quả ngọt thắng lợi. Vì thế, hãy làm thêm những việc mà mình không muốn để rèn luyện. Hãy lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Hãy hy vọng, hãy yêu thương và tin rằng mình sẽ được yêu. Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống. (Hiếu học). Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội. Một trong các nhân tố đóng góp vào thành công trong cuộc sống, đó là sự quyết đoán. Quyết đoán là sự cân bằng giữa rụt rè-thận trọng (thái độ phục tùng) và năng nổ-hiếu thắng (thái độ gây hấn). Để tạo ra sự cân bằng này không có nghĩa là phải tỏ ra gay gắt, liều lĩnh mà cũng không lo lắng, do dự, chờ đợi nơi người khác. Tính quyết đoán, nói đơn giản là đạt tới những gì mình muốn, những điều mình xứng đáng có được mà không vi phạm trắng trợn quyền lợi của người khác, là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác. Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì tại sao thành công lại không thể đến. Những người quyết đoán thường là những người tự tin và biết mình cần gì ở cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" trong lúc bạn muốn nói “có”? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý kiến của người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói. Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Bạn có thể luyện tập tính quyết đoán bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp. Một vài khía cạnh trong cuộc sống bạn cần đến kỹ năng quyết đoán như sau: Rèn luyện tính cách sống -Page 25 of 29- - Trong các cuộc họp là tình huống lý tưởng để bạn thể hiện sự quyết đoán của mình. Đó có thể là cơ hội cho bạn tỏa sáng và trình diễn những điểm nổi trội nhất. Tận dụng các cuộc họp để chia sẻ ý tưởng sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề sẽ giúp bạn chứng minh khả năng lãnh đạo của mình, thậm chí hỏi một câu hỏi đúng trong cuộc họp cũng có thể cần đến sự quyết đoán. - Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Nếu đồng nghiệp của bạn khiến bạn bực mình, khó chịu, họ luôn muốn vượt trội trên bạn và sai khiến bạn. Bạn hãy tỏ ra quyết đoán để xác định những giới hạn giúp bạn đối phó lại với các đồng nghiệp đó. Bạn hãy tự chủ, giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình. - Học cách nói "không" khi bạn bị quá tải, khi không thể giúp, khi không muốn. Nói "không" là dạng thức khó thể hiện nhất của tính quyết đoán. -Tính quyết đoán có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong công viêc của mình. Có nhiều người chịu thiệt thòi chỉ vì họ không đủ quyết đoán để thỏa thuận mức lương hay thẳng thắn đề nghị tăng thu nhập cho mình, họ gặp rất nhiều khó khăn để thể hiện sự quyết đoán khi phải đề cập đến chuyện tiền bạc. Nếu bạn cứ chờ đợi sếp chú ý tới những đóng góp của bạn và sẽ đề nghị cho bạn một mức lương cao hơn, thì sự chờ đợi đó có lẽ chỉ là niềm hy vọng …kéo dài. Bạn phải quyết đoán đến gặp sếp một cách tự tin và đề nghị tăng lương. Bạn có thể ghi ra giấy mong muốn tăng lương kèm theo bản tóm tắt các thành tích bạn đạt được, sau đó sắp xếp một cuộc gặp và thẳng thắn trình bày điều mà bạn xứng đáng có được. Bạn có thể tự kiểm soát mình, tự tin, không nóng nảy và hãy luôn như thế! Khi có những xung đột trong cuộc sống, sự linh động có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người.Tính quyết đoán không chỉ đem lại lợi ích cho sự nghiệp mà còn cho cả cuộc sống của bạn, để bạn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân và công việc. Hiểu biết và nhận ra tính quyết đoán của mình là một phương cách then chốt trong việc giúp bạn phát huy các kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng của bạn đối với người khác và sự quyết định cần thiết khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn. (Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống. Rèn luyện tính cách sống -Page 26 of 29- Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân. Đề cao, coi trọng những giá trị tinh thần nhưng đừng tự đánh giá thấp bản thân. Không đủ tự tin vào khả năng, hành vi, tư cách của mình có nghĩa là ta phải dựa vào sự đánh giá, sự hướng dẫn, sự điều động của người khác. Tìm sự ủng hộ từ bên ngoài sẽ khiến ta luôn lo âu, căng thẳng vì luôn phải bận lòng với những chuyện vặt vãnh. Ngay khi phạm một sai lầm, ta sẽ cảm thấy băn khoăn, bứt rứt, sợ mất đi sự ủng hộ của người khác, sợ không được xem trọng, sự dằn vặt đó cũng là cảm giác bất hạnh. Dù bạn có trở nên thành công, dù bạn có cố gắng chăm chỉ đến đâu chăng nữa, thì có lúc, cũng có người phát hiện ra sai sót và chỉ trích bạn, lúc nào cũng có người cho rằng: “bạn chưa đủ tốt”. Vì vậy, tuy đề cao những giá trị tinh thần, trân trọng những quan niệm của người khác, nhưng không đánh giá thấp bản thân, không lo lắng, không quá quan tâm đến những điều người khác nói và nghĩ về mình như thể nào. Nếu có, đó là việc của họ: “Dù ai nói ngã nói nghiêng, Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”. Sự tự tin của bạn, nó phát xuất từ chính bạn, do bạn tự đánh giá bản thân mình, không thể dựa vào người khác để có được, đó là sự thật. Việc thừa nhận, nhận biết bản thân trên cơ sở bình thường sẽ giúp bạn đạt được sự tự tin cần thiết, tạo nên một bầu nhiệt huyết bên trong để bạn vững bước vào đời, đủ khả năng đáp ứng với thử thách. Một người thành đạt không phải là người thập toàn, vẫn có thể có các loại khuyết điểm. Bạn sẽ vấp váp, mắc sai lầm, nhưng đánh giá đúng cho bản thân, biết tự tin, bạn sẽ tiếp tục đứng vững. Hãy cảnh giác khi định đánh giá bản thân mình, hạ thấp mình quá đáng, khiến bạn thất bại khi tham gia công việc mà đáng lẽ bạn có thể thành công Đừng thờ ơ với những gì quá quen thuộc với bạn. Đừng để cuộc sống tẻ nhạt trôi qua chỉ vì bạn mãi sống trong quá khứ. Cần thấy được cái đẹp ngay trong hiện tại bằng cách sống cuộc sống của mình ngay ngày hôm nay, vào lúc này, nó sẽ là nền tảng cho tương lai tươi đẹp của bạn. Hãy tự tin đi! Bạn là chính bạn, có sự độc đáo của riêng bạn. Hãy tin vào bản thân mình, bạn không phí công đâu. “Ngay bây giờ” hoặc là “không bao giờ”. (Hiếu học). “Ngay bây giờ” là cụm từ kỳ diệu mang lại thành công cho bạn. Ngày mai, tuần sau, sau này, một lúc nào đó, một ngày nào đó thường đồng nghĩa với “không bao giờ”. Rất nhiều ước mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực vì chúng ta thường tự nhủ: “Tôi sẽ bắt đầu làm nó vào một ngày nào đó”, sự dềnh dàng này có nghĩa là không bao giờ làm! Rèn luyện tính cách sống -Page 27 of 29- Những người thành công trên thế giới đều không bao giờ trì hoãn, không chờ cho đến khi tinh thần dẫn bước họ, chính họ tự khích lệ tinh thần mình. Nghĩ ra được thì làm ngay, không bao giờ làm thì sao có được kết quả, đến được thành công? Tất cả những người thành công đều có thói quen làm những việc mà những người thất bại không thích làm. Nghĩa là những người thành công sẵn sàng làm những điều dù họ không thích. Nói cách khác, bạn phải sử dụng ý chí, nghị lực để làm một việc gì đó cho dù bạn có thích hay không. Như một vận động viên mong có một ngày không phải tập tành gì cả, dù ghét tập luyện, nhưng vẫn sẵn lòng miệt mài tập luyện vì một mục đích lớn hơn. Một nhà văn hài hước đã từng nói: vấn đề khó khăn nhất trong đời là bước ra khỏi một chiếc giường ấm áp, và đi vào một căn phòng lạnh lẽo. Theo ông, nếu bạn càng ngủ nướng lâu bao nhiêu thì càng khó trở dậy, khó chịu bấy nhiêu. Ngay cả trong tình huống đơn giản này, việc hành động một cách cố ý là tung mền và đặt chân xuống sàn, ngay lập tức sẽ xua tan đi sự khó chịu. Quan điểm đó thật rõ ràng: Những người thành công trên thế giới đều không bao giờ trì hoãn, không chờ cho đến khi tinh thần dẫn bước họ, chính họ tự khích lệ tinh thần mình. Nghĩ ra được thì làm ngay, không bao giờ làm thì sao có được kết quả, đến được thành công? Chúng ta không thể bắt tay ngay vào việc bởi dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị hành động, chúng ta là nạn nhân của chứng bệnh “chuẩn bị kỹ quá mức”. Chúng ta vướng phải thói quen nhảy vào những cuộc nói chuyện phiếm, nghỉ giải lao, gọt bút chì, đọc sách báo, dọn dẹp bàn làm việc, xem ti vi và hàng loạt những thứ khác nữa… Nhưng cũng có những cách để phá bỏ thói quen đó: - Hãy tự nhủ: “Ngay bây giờ, tôi đã có điều kiện để bắt đầu. Tôi không thể có được thứ gì cả, nếu cứ trì hoãn chưa làm. Thay vì dành thời gian và công sức cho việc “chuẩn bị sẽ làm”, tôi sẽ bắt đầu hành động, mọi việc còn lại tự nó sẽ tiếp tục phát triển. Thường xuyên tăng cường rèn luyện, dần dần xây dựng niềm tin, có được sức mạnh về tâm lý. - Đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch, trung thành với mục tiêu đó. Nghĩ xem có việc gì quan trọng mà bạn trì hoãn chưa làm. Hãy xếp nó vào kế hoạch và thực hiện ngay. Nếu bạn có bài tập, đừng chần chừ đợi nước đến chân mới nhảy, hãy làm ngay từ bây giờ. Mỗi ngày một chút, bạn sẽ thấy không còn bị bận rộn, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. - Luôn luôn trong tư thế đàng hoàng, chủ động giao tiếp với mọi người. Một người càng có lòng tự tin thì càng có sức mạnh. tinh thần càng thêm sức sống, trở nên sôi nổi, hăng hái làm việc. Vì vậy, phương cách duy nhất để bắt đầu là hãy bắt đầu, đừng đắn đo suy nghĩ. Đừng trì hoãn việc bắt đầu. Hãy chọn một việc bạn không thích nhất để làm. Sau đó, không e ngại, không đắn đo, không e dè, hãy bắt tay vào làm ngay. Đó là cách tốt nhất. Rèn luyện tính cách sống -Page 28 of 29- Hãy nhớ, thực hiện mọi việc ngay bây giờ có thể giúp bạn đạt thành công mỹ mãn, nhưng nếu do dự hứa hẹn sẽ thực hiện vào một ngày nào đó, một lúc nào đó, thì e rằng ngày đó, lúc đó sẽ không bao giờ đến… Kỹ năng nhận thức bản thân: Sự chú tâm vào công việc. (Hiếu học). Chúng ta dễ dàng chú tâm vào công việc sở trường và công việc mình yêu thích. Nhưng thường thì không thể hoàn toàn chú tâm để làm công việc đơn giản nào đó, mặc dù chỉ đang phải làm một việc duy nhất. Sự thật là, chúng ta đã phân tâm cho rất nhiều công việc khác nữa, hay nói đúng hơn là đã có nhiều ý tưởng, suy nghĩ khác ngoài công việc đang làm. Vì thế, tâm trí bạn luôn phải chịu sức ép căng thẳng khi nó dàn trải cho nhiều vấn đề cùng lúc. Bạn đang làm việc này trong khi đầu óc bạn đang chứa đầy những việc khác, bạn đã xao lãng bởi các ý nghĩ, các mong muốn và các mối lo lắng, sợ hãi… (Bạn sẽ xem sự thiếu chú tâm này là bình thường vì bạn vẫn đang thực hiện đủ số giờ làm việc kia mà!). Nhưng thật ra, nếu bạn làm việc (và cả học hành) mà không có sự chú tâm là bạn chưa thưc sự làm việc. Hậu quả là công việc trở nên chán ngắt và kết quả cũng chẳng ra làm sao. “Sự rèn luyện năng lực nhận thức bản thân, để chú tâm vào công viêc trong cuộc sống hàng ngày, sẽ giúp chúng ta tận dụng thời gian hiệu quả hơn và chuẩn bị tinh thần để chúng ta bước vào những trải nghiệm mới. Việc rèn luyện này dựa trên sự quan sát tâm trí mình và quan sát những cảm nhận xuất hiện trong đó như: suy nghĩ, cảm xúc, mong cầu và sợ hãi”. Khi chú tâm vào công việc, chúng ta dễ có hứng thú và đạt được hiệu quả cao hơn. Chú tâm là một trong những kỹ năng quan trọng, nó chính là một phần của “kỹ năng nhân thức bản thân”. Bạn không thể học, không thể làm tốt cái gì nếu bạn không chú tâm. Sau đây là những gợi ý giúp bạn chú tâm hơn để nâng cao nhận thức: Rèn luyện tính cách sống -Page 29 of 29- - Di chuyển tay: Bạn có thể cảm thấy dễ dàng chú tâm hơn để học, đọc sách, hoặc lắng nghe giảng bài khi di chuyển bàn tay của bạn chung quanh, chơi với một món đồ chơi (chơi mà không buồn để ý). Bạn sẽ thấy rằng, khi tay của bạn bận bịu, bạn sẽ chú tâm hơn. - Học cách thư giãn: Để tìm thấy sự yên tĩnh trong bản thân và gia tăng sự nhận thức. Đó có thể là đếm hơi thở, nhận thức cơ thể hoặc đi chậm châm đều bước… - Nâng cao nhận thức: Tự quan sát chính bản thân bạn ngay vào thời điểm hiện tại. Hãy hỏi bản thân: “Ngay bây giờ tôi đang tập trung chú ý về cái gì, tôi đang làm gì?”; “Tôi đang cảm thấy thế nào, tôi đang nghĩ gì?”. Có lẽ bạn đang nghĩ về cái gì vừa xảy ra hoặc sắp xảy ra. Bạn có biết mình đang đọc về đề tài “sự nhận thức và chú tâm” hay không? Bạn có cảm thấy mình đang “chán” không? Đó chính là sự chú tâm của bạn! Một khi bạn làm công việc này mà để tâm suy nghĩ về những chuyện khác, công việc ấy sẽ không thực sự hiện hữu cùng bạn lúc đó. Bạn không thể cảm nhận được bất cứ điều gì mà công việc ấy thực sự mang đến cho bạn, bạn không thể thấy được sự khác biệt giữa công việc này với một công việc khác. Có nghĩa là, bạn không thể cảm thấy hứng thú với bất cứ công việc nào. Chán, chán và chán quá…! Sự không chú tâm vào công việc không chỉ là thói quen vô tình mắc phải, mà đó thường là một giải pháp để cho những giờ làm việc trôi qua nhanh hơn! Đây là một giải pháp sai lầm, trốn tránh thực tế bằng cách dùng thời gian làm việc (hoặc học hành) để cho tâm trí mình mặc tình miên man suy nghĩ về những điều có vẻ hứng thú hơn. Vì thế, công việc đang làm càng ngày càng yếu kém, thiếu hiệu quả và do đó, ngày càng trở nên buốn chán hơn. Sự hiệu quả và hứng thú chỉ có thể có được khi bạn chú tâm vào công việc và cảm nhận được những gì mà công việc ấy mang đến cho bạn. Bạn nâng cao nhận thức bằng cách tự quan sát bản thân để thoát ra khỏi sự cuốn hút của những vấn đề khác, chỉ chú tâm đến công việc đang làm. Khi ấy, bạn có thể học hành và thực hiện tất cả các công việc cũng tự nhiên như chơi nhạc, vẽ vời hay đánh cờ… Nghĩa là, bạn sẽ được làm, được học với niềm say mê, hứng thú và hẳn nhiên là sáng tạo, hiệu quả hơn nhiều. Google: rèn luyện tính kiên nhẫn… Hãy chia sẻ, nếu bạn thực sự muốn, tất nhiên . thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống. Rèn luyện tính cách sống -Page 26 of 29-. Tâm lý ghen tị, oán trách, than thở yếu đuối đều là thuốc độc phá hoại cuộc sống tinh thần. Rèn luyện tính cách sống -Page 24 of 29- Trong cuộc đời, con người sẽ có rất nhiều sự không vừa. này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Bạn có thể luyện tập tính quyết đoán bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các

Ngày đăng: 02/08/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w