Luyện cách sống Posted on Tháng Sáu 22, 2010 by Trần Đình Hoành Có bao giờ bạn thấy hai nhạc sĩ cãi nhau phải đánh đàn thế này hay phải thế kia? Hay hai vũ công cãi nhau? Hay hai võ sĩ? Hay hai họa sĩ? Các nghệ sĩ thực thụ biết một điều là: Chỉ có một cách duy nhất để thực hành nghệ thuật của mình là “thực hành nó”, l ý thuyết lý luận cãi vã chẳng nghĩa l ý gì cả. Mỗi người nghệ sĩ có phong thái riêng của mình và các người nghệ sĩ kính trọng phong thái riêng của nhau. Nghệ thuật sống cũng vậy. Chỉ có một cách thực hành nghệ thuật sống là “thực hành nó”. Lý thuyết và cãi vã chẳng nghĩa l ý gì cả. Ngoại trừ một điều là người ta hay nói lảm nhảm về nghệ thuật sống và ít người thực hành nó nghiêm chỉnh. Đừng nói nhiều về yêu, cứ yêu nghiêm chỉnh đi. Đừng nói nhiều về Chúa, hãy thực hành lời Chúa đi. Đừng nói nhiều về Phật, hãy thực hành lời Phật đi. Đừng nói nhiều về khiêm tốn và nhẫn nhục, hãy khiêm tốn và nhẫn nhục đi. Chúng ta thường thảo luận “Gặp trường hợp này thì sao? Trường hợp kia thì giải quyết cách nào?” và đôi khi ta thấy nhức đầu chẳng biết giải quyết cách nào. Khi bạn lúng túng trong đầu, thường là vì bạn chẳng có cái mình mạnh trong đầu cả. “Tôi yêu cả hai anh, anh nào cũng dễ thương, chẳng biết chọn ai”. Thưa, bạn khó chọn vì bạn chẳng yêu anh nào rất mạnh cả. “Tôi không biết nên học luật hay y khoa”. Bạn có khó khăn vì bạn chẳng yêu môn nào mạnh cả. Có thể là bạn muốn học nhạc không biết chừng. Nếu bạn không biết khi nào nên nhịn, khi nào nên cương. Đó là vì bạn không có đức khiêm tốn đủ mạnh. Người khiêm tốn LUÔN LUÔN nhịn, ngoại trừ khi có l ý do công ích bảo mình không nên nhịn. Người thành thật LUÔN LUÔN nói thật, ngoại trừ có l ý do bất khả kháng phải nói không thành thật. Và đã là “ngoại lệ bất khả kháng” thì một năm có chừng 2 lần, không phải là một tiếng đồng hồ có ngoại lệ 2 lần. Chúng ta chập chờn về cách sống của mình, phần nhiều vì từ trung học trở lên chẳng ai dạy ta phải quan tâm về cách sống của mình, cùng lắm là bố mẹ thỉnh thoảng nói vài câu, còn thì chẳng ai bắt ta phải quan tâm cả. Cho nên ta không nghĩ là ta phải mạnh mẽ trong cách sống, như là ta phải xong cử nhân IT để có việc làm. Nhưng, các bạn thử bỏ ra chừng 5 hay 10 phút suy nghĩ xem. Chúng ta sinh ra đời để chỉ làm một việc duy nhất là “sống”. Vậy thì không phải nghệ thuật “sống” là môn quan trọng nhất sao? Tại sao ta sống mà không thuần thục nghệ thuật sống, như người đi qua rừng đầy thú dữ mà chẳng biết một tí gì về nghệ thuật chiến đấu chống thú dữ? Cứ đi theo kiểu hên xui may rủi? Hên thì sống sót, rủi thì bỏ thây giữa rừng? Đó là chưa kể chúng ta có đủ thứ “gương giáo dục” nhan nhản quanh ta dạy ta là phải “biết sống theo thời”, biết đồng lõa với tham nhũng và gian dối, biết mua quan bán chức, biết trả tiền dưới gầm bàn… Nói chung là biết không thành thật. Rồi chúng ta theo những giáo dục đó, làm theo nó, và góp phần biến xã hội ta thành khu chợ gian dối. Rồi ta lại nói là “vì đời nó thế nên tôi phải thế”. Nếu bạn đã dám làm thì ít ra cũng có can đảm dám nhận tội “tôi giúp đời tồi thêm một tí như thế.” Trộm cướp thì có từ lúc mới có con người. Chẳng vì đời có trộm cướp nên ta phải trộm cướp. Đừng nói nhảm. Thực ra, chính vì đời còn có nhiều người sống tồi, nên ta phải cố sống tốt, vì tập thể con người chỉ có thể đi lên nếu có nhiều người kéo nó lên thay vì cùng nhau kéo nó xuống. Bạn có thể chọn tin rằng (1) mình có Phật tính, có hơi thở của Thượng đế trong mình, và sống xứng đáng với bản tính đó của mình. Hay tin là (2) mình được sinh ra chỉ nhờ sinh l ý và sinh học, chẳng khác gì các con vật khác, và mình chỉ sống vất vưởng chờ ngày chết, chẳng có một nghĩa l ý gì cho đời mình hơn ăn ngủ sống và chết, cho nên sống sao cũng được, sướng thân thì thôi. Và dù là có nhiều điểm trong nghệ thuật sống, nhưng bạn chỉ cần tập một môn công phu là mẹ của tất cả các công phu khác—khiêm tốn, khiêm tốn đến mức vô ngã, đến mức cái tôi hoàn toàn triệt tiêu. Từ đó bạn sẽ đạt được những nghệ thuật khác, như yêu người, yêu đời, thành thật, tĩnh lặng, tự tin, can đảm… Không có nhiều điều để tập luyện. Chỉ có MỘT điều để tập luyện đến mức THƯỢNG THỪA. Chú tâm vào điều đó và luyện tập. KHIÊM TỐN. Tập mỗi ngày một lần, mỗi lần 24 tiếng, từng giây phút sống trong ngày, không nghỉ ngơi, không ngoại lệ. Ta không thể đạt được công phu nào đến mức thượng thừa nếu ta không tận hiến mỗi giây phút trong đời cho nó. . thuật sống cũng vậy. Chỉ có một cách thực hành nghệ thuật sống là “thực hành nó”. Lý thuyết và cãi vã chẳng nghĩa l ý gì cả. Ngoại trừ một điều là người ta hay nói lảm nhảm về nghệ thuật sống. hồ có ngoại lệ 2 lần. Chúng ta chập chờn về cách sống của mình, phần nhiều vì từ trung học trở lên chẳng ai dạy ta phải quan tâm về cách sống của mình, cùng lắm là bố mẹ thỉnh thoảng nói. nhiều điều để tập luyện. Chỉ có MỘT điều để tập luyện đến mức THƯỢNG THỪA. Chú tâm vào điều đó và luyện tập. KHIÊM TỐN. Tập mỗi ngày một lần, mỗi lần 24 tiếng, từng giây phút sống trong ngày,