Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
5,38 MB
Nội dung
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU MẠNG CÁP QUANG VNPT LONG AN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thới Hòa Lớp: VT206B1 Giáo viên hướng dẫn: Lương Ngọc Nhơn Tp Hồ Chí Minh - 2010 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU MẠNG CÁP QUANG VNPT LONG AN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thới Hòa Lớp: VT206B1 Giáo viên hướng dẫn: Lương Ngọc Nhơn Tp Hồ Chí Minh - 2010 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận Xét NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP Nguyễn Thới Hòa – Lớp VT206B1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận Xét NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thới Hòa – Lớp VT206B1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận Xét MỤC LỤC Trang Tờ giao nhiệm vụ Mục lục i Danh mục hình vẽ iii Lời cảm ơn iv Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I KỸ THUẬT GHÉP KÊNH ĐỒNG BỘ SDH 2 I. Giới thiệu 2 II. Truyền dẫn cận đồng bộ PDH 2 1. Khái niệm truyền dẫn cận đồng bộ PDH 2 2. Nhược điểm của PDH 3 III. Truyền dẫn đồng bộ SDH 3 1. Khái niệm truyền dẫn dồng bộ SDH 3 2. Các tiêu chuẩn SDH 4 3. Tương lai của SDH 4 4. Tại sao cần đồng bộ hóa 5 4.1 Đồng bộ và không đồng bộ 5 4.2 Phân cấp đồng bộ hóa 5 IV. Nguyên tắc ghép kênh và cấu trúc khung 5 1. Nguyên tắc ghép kênh 5 2. Cấu trúc khung STM-1 7 V. Các cơ chế bảo vệ 9 1. Bảo vệ tuyến tính 9 2. Bảo vệ mạch vòng 9 2.1 Mạch vòng đơn hướng 9 2.2 Mạch vòng hai hướng 10 VI. Các phần tử của mạng đồng bộ 11 1. Bộ tái tạo tín hiệu 11 2. Đầu cuối ghép kênh TM 11 3. Bộ xen/rẽ kênh ADM 12 4. Bộ đấu chéo số DXC 12 VII. Quản lý các phần tử mạng 12 CHƯƠNG II CÁP SỢI QUANG 14 I. Giới thiệu chung 14 1. Khái niệm 14 2. Yêu cầu chung về cấu trúc của sợi cáp quang 14 2.1 Cáp quang treo 14 Nguyễn Thới Hòa – Lớp VT206B1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận Xét 2.2 Cáp quang kéo cống 16 2.3 Cáp quang chôn trực tiếp 18 2.4 Cáp quang thuê bao (Drop Fiber) 21 II. Các loại cáp sợi quang đang sử dụng trên mạng Viễn thông Long An 22 1. Cáp quang chôn trực tiếp và cáp luồn cống 22 1.1 Cáp chôn trực tiếp 22 1.2 Cáp luồn cống 23 2. Cáp quang có dây treo kim loại 23 3. Mô hình cáp quang đến nhà thuê bao 24 CHƯƠNG III 25 MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG - VIỄN THÔNG LONG AN 25 I. Đặc điểm địa lý, địa hình tỉnh Long An 25 II. Cấu trúc mạng truyền dẫn quang Long An 26 1. Khái quát mạng truyền dẫn toàn tỉnh 26 2. Các công nghệ truyền dẫn và chủng loại thiết bị hiện có trên mạng 26 2.1 Chủng loại thiết bị hiện có trên mạng 26 2.1.1 Các đặc tính kỹ thuật của một số loại thiết bị truyền dẫn chính 27 2.1.1a Thiết bị truyền dẫn FLX (Fujitsu) 27 2.1.1b Thiết bị truyền dẫn OSN (Huawei) 28 2.1.1c Một số khác biệt cơ bản giữa SDH và NG SDH 29 2.2 Chế độ bảo vệ của mạng truyền dẫn Viễn thông Long An 29 3. Khảo sát các vòng quang trên toàn tỉnh 30 3.1 Các tuyến quang Huawei 30 3.1.1 Vòng Ring Huawei 64 30 3.1.2 Vòng ring Huawei 16 31 3.2 Các tuyến quang của thiết bị Fujitsu (FLX) 32 3.2.1 Vòng ring FLX Mộc Hoá 32 3.2.2 Vòng Ring 600A2 33 3.2.3 Vòng Ring FLX 600A3 34 3.2.4 Vòng Ring STM 1 quang FLX Long An 2 34 4. Dung lượng các tuyến 35 III. Xu hướng phát triển mạng truyền dẫn 43 giai đoạn 2010-2015 của VNPT Long An 43 Kết luận 44 Phụ lục 1 Tiêu chuẩn chất lượng truyền dẫn cho sợi quang đơn mode 45 Phụ lục 2 Tiêu chuẩn về đặc tính cơ học của cáp sợi quang 46 Tài liệu tham khảo 48 Nguyễn Thới Hòa – Lớp VT206B1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Danh mục hình DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các cấp đồng hồ đồng bộ trong hệ thống SDH Hình 1.2: Cấu trúc bộ ghép SDH G.709 ITU-T Hình 1.3: Cấu trúc khung STM-1 Hình 1.4: Cấu trúc khung STM-4 Hình 1.5: Sơ đồ bảo vệ tuyến tính Hình 1.6: Mạch vòng bảo vệ đơn hướng. Hình 1.7: Chuyển mạch hai hướng. Hình 1.8: Sơ đồ mạng đồng bộ Hình 1.9: Bộ tái tạo tín hiệu Hình 1.10: Đầu cuối ghép kênh (TM) Hình 1.11: Bộ xen/rẽ kênh ADM Hình1.12: Bộ đấu chéo số Hình 2.1: Cáp quang treo Hình 2.2: Cáp quang kéo cống Hình 2.3: Cáp quang chôn trực tiếp Hình 2.4: Cáp quang thuê bao Hình 3.1: Bản đồ Long An Hình 3.2: Sơ đồ kết nối tổng quát mạng truyền dẫn của VNPT Long An. Hình 3.3: Vòng Ring Huawei 64 Hình 3.4: Vòng Ring Huawei 16 Hình 3.5: Vòng ring FLX Mộc Hoá Hình 3.6: Vòng Ring 600A2 Hình 3.7: Vòng Ring 600A3 Hình 3.8: Vòng Ring STM 1 quang FLX Long An 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Qua hơn một tháng thực tập tốt nghiệp tại Trung Tâm truyền dẫn & chuyển mạch - Viễn thông Long An, cuối cùng, tôi đã hoàn thành xong nội dung báo cáo thực tập của mình. Đầu tiên, tôi gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Viễn thông 2 - Học viện Bưu Chính Viễn thông 2 - đã truyền tải cho tôi những kiến thức quý báu của ngành. Xin chân thành cảm ơn thầy Lương Hữu Nhơn - Giảng viên hướng dẫn thực tập đã giúp tôi nhiều trong việc giao nhận đề tài cũng như trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn đến toàn thể các anh chị, các bạn cán bộ Kỹ thuật của Trung Tâm truyền dẫn & chuyển mạch đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp thông tin, tài liệu để tôi tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ để hoàn thành báo cáo thực tập này, cảm ơn tập thể phòng TCCBLĐ đã sắp xếp và bố trí để tôi được thực tập tại trung tâm TD&CM. Trân trọng cảm ơn. Tân An, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thới Hòa Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Dựa vào những ưu thế đặc biệt của sợi quang, thông tin quang này nay càng được phát triển mạnh trong mạng lưới viễn thông của mỗi quốc gia. Hiện nay các hệ thống thông tin quang phát triển rất nhanh, với tốc độ như vũ bão. Các quá trình công nghệ luôn gắn với mục tiêu kinh tế của hệ thống. Sự phát triển của hệ thống thông tin quang trong mạng viễn thông đã tạo hiệu qủa kinh tế, việc sử dụng môi trường truyền dẫn quang làm cho các hệ thống hoạt động ở tốc độ cao được dễ dàng. Hệ thống thông tin quang có rất nhiều ưu điểm, nổi bật là băng tần truyền dẫn rộng, cho phép truyền dẫn hầu hết các dạng thông tin dưới dạng số. Do đó trên thế giới và nước ta đang phát triển mạng viễn thông đa dịch vụ ISDN, ADSL đặc biệt chỉ có sợi quang mới có thể đáp ứng được đa dịch vụ băng rộng và chế độ chuyển mạch tế bào (ATM), nó đòi hỏi tốc độ thông tin phải cao, băng tần rộng, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài ra còn đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả của việc quản lý vận hành bảo dưỡng hệ thống. Mạng thông tin bằng sợi cáp quang là mạng thông tin đang dần thay thế mạng thông tin vi ba, tiện lợi cho việc bố trí thêm các trạm vệ tinh, trạm truy nhập thuê bao, dễ dàng mở rộng mạng lưới viễn thông. Do đó, việc tìm hiểu để nắm vững mạng lưới thông tin quang phục vục công tác quản lý và khai thác là rất cần thiết. Với đề tài thực tập “Tìm hiểu mạng cáp quang VNPT Long An”, tôi sẽ có điều kiện tìm hiểu tổng thể về mạng cáp quang của tỉnh nhà nơi tôi đang công tác với các nội dung sau: 1. Tìm hiểu về kỹ thuật ghép kênh đồng bộ SDH. 2. Tìm hiểu một số loại cáp sợi quang đang sử dụng tại đơn vị. 3. Tìm hiểu mạng truyền dẫn quang tại Viễn Thông Long An. Do thời gian tìm hiểu không nhiều và quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những góp ý của quý thầy cô cùng các bạn. Tp HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2010 Sinh viên thực hiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương I - Kỹ thuật ghép kênh đồng bộ CHƯƠNG I KỸ THUẬT GHÉP KÊNH ĐỒNG BỘ SDH - SYNCHRONOUS DIGITAL HIERACHY I. Giới thiệu Vào đầu những năm 1970, các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu xuất hiện, sử dụng phương thức điều chế xung mã (PCM – Pulse Code Modulation). Với PCM, tín hiệu thoại tương tự chuẩn 4kHz có thể truyền dưới dạng luồng tín hiệusố 64kbit/s. Phương thức ghép nhiều kênh 64kbit/s thành một luồng bit tốc độ cao được gọi là “Ghép kênh phân chia thời gian” (TDM – Time Division Multiplexing). TDM chuẩn được áp dụng để ghép 30 kênh 64kbit/s tạo thành một luồng có tốc độ 2048 Mbit/s. Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, TDM chuẩn không đủ đáp ứng cho lưu lượng trên mạng; các mức ghép kênh với phân cấp tốc độ cao hơn đã được tạo ra. Các luồng bit được phát ra từ các nguồn khác nhau nên tốc độ bit cũng không hoàn toàn giống nhau; do đó, trước khi ghép kênh, tốc độ của chúng được đưa về một tốc độ bit duy nhất bằng cách bổ sung thêm các bit chèn. Cơ chế ghép kênh này hình thành thuật ngữ phân cấp số cận đồng bộ (PDH – Plesiochronous Digital Hierachy). Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về thông tin càng cao, ngoài các dịch vụ thoại truyền thống còn có nhu cầu về các dịch vụ phi thoại như số liệu, video … PDH đã không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của người dùng mạng. Phương thức truyền dẫn đồng bộ (SDH – Synchronous Digital Hierachy) được phát triển để thay thế hệ thống PDH. Đó là bước tiếp theo của quá trình phát triển phân cấp truyền dẫn số. II. Truyền dẫn cận đồng bộ PDH 1. Khái niệm truyền dẫn cận đồng bộ PDH - Trên đường thông tin số, tần số và pha của xung tín hiệu phải được đồng bộ một cách chính xác để thực hiện việc ghép kênh. Từ các kênh tín hiệu sơ cấp 64kbit/s (=8kbit/s *8), ta thực hiện ghép kênh cấp cao. Có 02 phương pháp ghép kênh cấp cao: ghép kênh cận đồng bộ và ghép kênh đồng bộ. - Vì các luồng tín hiệu được tạo ra từ các thiết bị ghép kênh khác nhau, nên tốc độ bit có khác nhau một chút. Do đó, trong ghép kênh PDH, trước khi ghép các luồng này thành một luồng tốc độ cao hơn phải hiệu chỉnh cho tốc độ bit của chúng bằng nhau, tức là phải chèn thêm các bit giả.Tuy nhiên, phương pháp hiệu chỉnh được sử dụng là chèn các bit phụ vào luồng dữ liệu nên không thể xác định vị trí của một kênh nhánh trong luồng dữ liệu đã được ghép kênh. Với nguyên tắc chèn bit để ghép các kênh 64kbit/s, hiện nay có hai hệ thống: một theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ và một theo tiêu chuẩn châu Âu. ANSI (hệ Bắc Mỹ) ITU-T (hệ Châu Âu) [...]... (cho cáp treo dưới đường dây có điện thế nhỏ hơn 110KV) hay loại nhựa PolyEthylene chống nút (TRPE) cho cáp treo dưới đường dây có điện thế lớn hơn 110KV - Lớp nhựa PolyEthylene chất lượng cao bảo vệ ngoài Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương II – Cáp sợi quang 3 Mô hình cáp quang đến nhà thuê bao Sử dụng kết hợp cáp chôn và cáp treo cho việc quy hoạch mạng cáp truy nhập Cáp quang thuê bao là loại cáp. .. được quang hoá, vi ba chỉ còn phục vụ một số trạm nhỏ vùng sâu, vùng xa và sử dụng để đấu nối bảo vệ một số tuyến quan trọng Mạng truyền dẫn nội tỉnh bao gồm: - Mạng truyền dẫn quang SDH (cáp ngầm hoặc treo, tuỳ theo địa hình) - Mạng truyền dẫn quang phục vụ mạng MAN (thường là mạng cáp treo) - Mạng viba Trong phần báo cáo này giới hạn khảo sát mạng truyền dẫn quang SDH nội tỉnh của Viễn thông Long. .. đài nên sử dụng loại cáp quang đơn mode dung lượng lớn có thể lên đến hàng trăm sợi, mạng tiếp cận thuê bao sử dụng loại cáp quang đơn mode dung lượng nhỏ từ 12 sợi đến 48 sợi, cáp quang thuê bao sử dụng loại có dung lượng nhỏ và vừa từ 4 đến 24 sợi 2 Yêu cầu chung về cấu trúc của sợi cáp quang Cáp quang được chia làm hai loại: cáp treo và cáp chôn, việc lựa chọn loại cáp đưa lên mạng lưới còn tùy vào... tối thiểu là 1 sợi dưới lớp vỏ cáp ngoài, cấu tạo từ chất liệu aramid, đảm bảo đủ chắc để tuốt vỏ cáp và dễ dàng phân biệt với các thành phần khác 2.2 Cáp quang kéo cống Được lắp đặt trong các ống PVC chôn ngầm sử dụng làm cáp quang liên đài/trạm, cáp quang cho các tủ outdoor hoặc trong mạng cáp quang FTTx đóng vai trò là cáp quang gốc và phối Cấu trúc cơ bản của sợi cáp quang kéo cống được mô tả trong... sợi cáp quang kéo cống phải bao gồm các thành phần cơ bản sau (tính từ ngoài vào trong): Vỏ cáp: kể cả vỏ bọc sợi dây treo cáp phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Vật liệu là hợp chất H.D.P.E - Vỏ cáp phải tác dụng bảo vệ cáp khỏi tác động cơ học và môi trường (nước, nhiệt độ, hóa chất, côn trùng gặm nhấm…) - Bề dày lớp vỏ cáp: tối thiểu là 1.5 mm Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương II – Cáp sợi quang. .. sợi cáp quang kéo cống phải bao gồm các thành phần cơ bản sau (tính từ ngoài vào trong): Vỏ cáp: kể cả vỏ bọc sợi dây treo cáp phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Vật liệu là hợp chất H.D.P.E - Vỏ cáp phải tác dụng bảo vệ cáp khỏi tác động cơ học và môi trường (nước, nhiệt độ, hóa chất, côn trùng gặm nhấm…) - Bề dày lớp vỏ cáp: tối thiểu là 1.5 mm Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương II – Cáp sợi quang. .. sợi tối thiểu 1,2 mm cho mỗi sợi 3 Dung lượng trên 96 sợi đến 200 sợi tối thiểu 1,3 mm cho mỗi sợi 4 Dung lượng trên 200 sợi đến 600 sợi tối thiểu 1,5 mm cho mỗi sợi Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương II – Cáp sợi quang Hình 2.1: Cáp quang treo Dây treo cáp: được cấu tạo từ nhiều sợi thép (7 sợi) mạ kẽm xoắn lại với nhau Kích thước dây treo được quy định như sau: St Loại cáp Kích thước dây treo cáp 1... sợi quang Mode sóng là một trạng thái truyền ổn định của sóng ánh sáng Hiện nay cáp sợi quang đã được sử dụng rộng rãi cho các mạng truyền dẫn liên đài, các tủ tiếp cận thuê bao và gần đây nhất là việc triển khai mạng cáp quang theo mô hình cáp quang đến nhà thuê bao” Do đó, cáp sợi quang được đưa vào sử dụng sẽ có nhiều chủng loại khác nhau để phù hợp với cấu hình của từng mạng cụ thể; chẳng hạn mạng. .. bộ chiều dài cáp Dây Ripcord: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương II – Cáp sợi quang - Số lượng tối thiểu 2 sợi (trên (dưới lớp kim loại chịu lực) và sau lớp vỏ cáp trong) - Bằng chất liệu aramid, đảm bảo đủ chắc để tuốt vỏ cáp và dễ dàng phân biệt với các thành phần khác Băng chống nước: có cấu tạo gồm 1 lớp băng Mylar bao bọc bên ngoài lõi sợi cáp quang, có tác dụng: - Số lượng tối thiểu 2 sợi (trên... sợi quang không bị căng quá trong điều kiện vận chuyển, lắp đặt và khai thác - Đảm bảo độ mềm dẻo trong thi công - Là thành phần phi kim loại làm bằng vật liệu Fiber Reinforced Plastic (FRP) có cấu tạo tròn đều 2.3 Cáp quang chôn trực tiếp Được chôn trực tiếp dưới đất thông thường sử dụng làm cáp quang liên đài/trạm, cáp quang cho các tủ outdoor hoặc trong mạng cáp quang FTTx đóng vai trò là cáp quang . trúc của sợi cáp quang 14 2.1 Cáp quang treo 14 Nguyễn Thới Hòa – Lớp VT206B1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhận Xét 2.2 Cáp quang kéo cống 16 2.3 Cáp quang chôn trực tiếp 18 2.4 Cáp quang thuê bao. 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU MẠNG CÁP QUANG VNPT LONG AN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thới Hòa Lớp: VT206B1 Giáo viên hướng dẫn: Lương Ngọc Nhơn Tp Hồ Chí Minh - 2010 Báo cáo. 21 II. Các loại cáp sợi quang đang sử dụng trên mạng Viễn thông Long An 22 1. Cáp quang chôn trực tiếp và cáp luồn cống 22 1.1 Cáp chôn trực tiếp 22 1.2 Cáp luồn cống 23 2. Cáp quang có dây treo