Các công nghệ truyền dẫn và chủng loại thiết bị hiện có trên mạng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "TÌM HIỂU MẠNG CÁP QUANG VNPT LONG AN" doc (Trang 35 - 37)

II. Cấu trúc mạng truyền dẫn quang Long An

2. Các công nghệ truyền dẫn và chủng loại thiết bị hiện có trên mạng

2.1 Chủng loại thiết bị hiện có trên mạng

Tên thiết bị Tốc độ Nhà SX Loại trạm

OSN 3500 OSN 2500 OSN 1500 Metro1000 Metro100 10G, 2.5G 622M 622M, 155M 155M 155M Huawei ADM FLX 600 FLX 150 622M 155M Fujitsu ADM

ADR 155C 155M Sagem ADM

Metropolis 155M Lucent ADM

SM-B1 155M Syncom ADM

Hiện tại, thiết bị quang Huawei đang được dùng trong các vòng chính của mảng truyền dẫn nội tỉnh. Thiết bị này được đưa vào khai thác chính từ năm 2008, thay thế dần cho thiết bị FLX của Fujitsu. . Ngoài ra, trên mạng còn sử dụng một số thiết bị quang khác như: Metropolis của Lucent, ADR 155C của Sagem, SM-B1 của SynCom …

2.1.1 Các đặc tính kỹ thuật của một số loại thiết bị truyền dẫn chính2.1.1a Thiết bị truyền dẫn FLX (Fujitsu). 2.1.1a Thiết bị truyền dẫn FLX (Fujitsu).

* Công nghệ sử dụng : truyền dẫn đồng bộ SDH. * Các tham số hệ thống (FLX 150/600):

Dung lượng truyền dẫn:

STM-1: 1890 kênh thoại hoặc tương đương STM-4: 7560 kênh thoại hoặc tương đương

Chất lượng đường truyền:

BER ≤ 1 x 10-10 (giữa hai trạm lặp)

Cấu trúc ghép kênh 2.048 Mb/s (C-12) → TU-12 → AU-4 34.368 Mb/s (C-3) → TU-3 → AU-4 139.264 Mb/s (C-4) → AU-4 Tỷ lệ dự phòng Dự phòng MSP luồng tổng/luồng nhánh: 1+1 Tín hiệu 2.048 Mb/s 1:n (n≤3) Các tín hiệu khác: 1+1

Số luồng tín hiệu nhánh: 63 x 2.048 Mb/s, 5 x 34.368 Mb/s, 5 x 139.264 MB/s, 5 x STM-1 hoặc sử dụng kết hợp các tín hiệu này với nhau.

Các mức kết nối chéo:

VC-12, VC-3 và VC-4

Dung lượng kết nối chéo

378 x VC-12 hoặc 18 x VC-3 hoặc 13 x VC-4

Cấu hình thiết bị:

Thiết bị: Đầu cuối ghép kênh TRM Ghép kênh xen rẽ ADM Trạm lặp REG

Mạng: Điểm nối điểm Chuỗi

Sao (Hub) Vòng (Ring)

2.1.1b Thiết bị truyền dẫn OSN (Huawei).

* Công nghệ sử dụng : truyền dẫn đồng bộ NG SDH. * Các tham số hệ thống (OSN 3500)

Dung lượng truyền dẫn:

35G: 622M x 8 + 2,5G x 4 + 10G x 2. 58.75G: 1.25G x 7 + 2,5G x 4 + 10G x 4. 155G: 5G x 7 + 10G x 4 + 20G x 4 .

Chất lượng đường truyền:

BER ≤ 1 x 10-10 (giữa hai trạm lặp)

Cấu trúc ghép kênh

Các luồng tín hiệu tốc độ thấp: PDH (E1/T1, E3/T3, E4), SDH (STM-1e), data (FE, GE, ATM) các luồng tín hiệu tốc độ cao: STM 1/4/16/64.

Cấu hình thiết bị:

Thiết bị: Đầu cuối ghép kênh TM Ghép kênh xen rẽ ADM

Ghép kênh MADM (Multi–add and drop multiplexer). Trạm lặp REG

Mạng: Điểm nối điểm Chuỗi

Sao (Hub)

Vòng (Ring)

Chế độ bảo vệ:

Bảo vệ tuyến tính: 1+1, M:N, sử dụng cho cấu hình mạng point to point hoặc chain networks.

Chế độ bảo vệ MSP (Multiplex section protection): 2 fiber (2f- MS SPRing), 4 fiber (4f-MS SPRing), sử dụng cho cấu hình mạng vòng ring.

Chế độ bảo vệ SNCP (Sub network connection protection): bảo vệ mạng node.

2.1.1c Một số khác biệt cơ bản giữa SDH và NG SDH.

- SDH được "đặc chế" cho 2 kiểu mạng quang: điểm-điểm hoặc ring. Trong khi NG-SDH có khả năng thiết lập cho nhiều kiểu khác nhau như kiểu lưới (mesh), hình sao (star), ring, điểm-điểm và cả hình cây (tree) .

- Tốc độ đơn vị dữ liệu trong NG-SDH cũng không chỉ giới hạn trong các OC-n mà được mở rộng rất nhiều; với các giao diện có thể từ DS1 đến OC-768 (n có thể lên đến 768), hỗ trợ giao diện Ethernet (Gigabit Ethernet - GE, Fast Ethernet - FE, hoặc multiple – GE + FE).

- Về hỗ trợ kênh quang: SDH chỉ hỗ trợ 1 kênh/fiber (bước sóng 1300 hoặc 1550) trong khi NG-SDH hỗ trợ DWDM (bước sóng theo quy định trong ITU-T ).

2.2 Chế độ bảo vệ của mạng truyền dẫn Viễn thông Long An

Hiện nay, hầu hết các tuyến quang đã được khép vòng ring vật lý. Vì vậy, mọi tình huống sự cố do nguồn, thiết bị, cáp…đều hạn chế được việc mất liên lạc trong thời gian dài.

Cơ chế bảo vệ: chủ yếu là 2f-MS SP Ring ( two fiber multiplex section share protection ring).

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "TÌM HIỂU MẠNG CÁP QUANG VNPT LONG AN" doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w