1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng hữu cơ sinh học pptx

14 484 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 156,97 KB

Nội dung

Cắt và rửa cành: + Tiến hành cắt cành khi cây nho đang ở trong tình trạng khỏe kiểm tra thấy rễ trắng nhiều, ngọn nho ra lá mới, cành ré… + Cắt xong phun thuốc rửa cành để hạn chế mầm s

Trang 1

Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng

hữu cơ sinh học

I Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho con :

1 Giống nho:

- Giống nho xanh NH 01-48 có nguồn gốc White Malaga du nhập từ Thái Lan vào Việt Nam từ những năm 1990 Dùng giống nho xanh NH 01-48 ghép trên giống nho gốc ghép Couderc1613 ( thuộcgiống nho dại có khả năng chống chịu cao)

2 Thời vụ trồng :

+ Nên trồng vào các tháng 11,12 và tháng 1 năm sau

+ Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc

3 Chuẩn bị đất:

- Loại đất thích hợp là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, thoát nước tốt, có hệ thống tưới và tiêu nước thuận lợi

- Làm đất tơ xốp, bón lót phân hữu cơ 2-3 tấn/sào

4 Mật độ , khoảng cách trồng:

- Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m)

Trang 2

- Tương đương mật độ 200-266 cây/1000 m2

5 Trồng giống nho xanh ghép với Couderc 1613

- Đào hố 50x50x50 cm, bón 8-10 kg phân hữu cơ cho 1 hố

- Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho giống nho gốc ghép xuống sau đó lấp đất lại

- Thời gian ghép thích hợp từ sau khi trồng 8-10 tuần, khi đường kính thân tại vị trí ghép kích cở bằng khoảng chiếc đủa trở lên ( Đường kính trên 5 mm)

6 Làm cỏ, xới xáo:

Định kỳ cứ 15 ngày nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc một lần (khoảng 2 –3 lứa nước nên xới nhẹ 1 lần), lúc đầu xới cách gốc 20 cm về sau xới xa gốc dần theo sự phátt riển của tán lá

7 Tưới và tiêu nước:

+ Sau khi trồng tưới nước ngay

+ Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần ( Lưu ý không được để đất khô)

+ Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh

8 Cắm choái làm giàn:

+ Khi cây nho cao 25 –30 cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái theo hướng thẳng góc với giàn nho

+ Nên làm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn khoảng 500 m2 cách nhau 1,5-2m để tạo khoảng trống Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt

Trang 3

9 Bón phân cho nho thời kỳ cây con (tính cho 1 sào = 1.000m2)

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng Giai đoạn này vào khoảng 2 tháng bón phân một lần Tổng lượng phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên nho, có thành phần N - P2O5 - K2O5 là 5-3-4 hoặc các loại phân HCSH khác có chất lượng tương đương: 300 kg/sào và 2000 kg phân chuồng Chia ra các lần bón như sau:

- Bón lót : Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép

Đào hố bón 8-10 kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày

- Bón thúc lần 1: Khi cây nho đã bén rễ

Bón phân HCSH chuyên nho: 50 kg

- Bón thúc lần 2: 2 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH chuyên nho : 50 kg

- Bón thúc lần 3: 4 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH chuyên nho: 100 kg

- Bón thúc lần 4: 6 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH chuyên nho: 100 kg

* Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay

Loại phân khác :

+ Khoảng 1 tháng nên phun thêm phân bón lá: Agrostim hoặc K Humat 1 lần hoặc phun khi cây nho phát triển kém

Trang 4

10 Tạo cành cấp 1, cấp 2:

- Khi cây nho vượt khỏi giàn 30-40 cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp

1

- Tốt nhất là chọn 2-3 cành cấp 1 khoẻ

- Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại

40 cm

II Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh:

1 Tạo kiểu hầm nho:

Khi cây nho bước vào giai đoạn kinh doanh thì ổn định kiểu hầm nho theo kiểu hầm nổi như sau:

2 Làm cỏ , xới hầm:

Thường làm cỏ xới hầm để giúp đất được thông thoáng Một năm nên xới hầm 1 lần để tạo bộ rễ mới Thường tiến hành sau thu hoạch

3 Thời vụ cắt cành:

Trang 5

Không nên cắt cành trong vụ mưa Nên cắt cành vào 2 vụ /năm :

Vụ Đông Xuân: Cắt tháng 11 - 12

Vụ Hè Thu: Cắt tháng 3,4 (DL)

4 Kỹ thuật cắt cành:

+ Vị trí cắt chừa lại 6-12 mắt, tuỳ theo chiều dài, đường kính, sự hóa gỗ của cành

và tùy theo mùa vụ Tốt nhất 8-10 mắt

+ Khi mật độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi

+ Khi mật độ cành vượt quá 8 cành/m2 , thì phải cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ đông để hạn chế mật độ cành trên giàn

5 Cắt và rửa cành:

+ Tiến hành cắt cành khi cây nho đang ở trong tình trạng khỏe ( kiểm tra thấy rễ trắng nhiều, ngọn nho ra lá mới, cành ré…)

+ Cắt xong phun thuốc rửa cành để hạn chế mầm sâu bệnh cho vụ sau và thu gom cành, lá rụng đi tiêu hủy

6 Cột cành , tỉa chồi nách:

- Ngay sau khi cắt cành phải buộc cành và phân chia lại số cành, cho rãi đều trên giàn, tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu (vô hiệu)

- Duy trì mật độ cành vừa phải 6-8 cành/m2

- Cột cành 2 lần trước khi hoa nở, kết hợp tỉa bỏ bớt chồi nách trên cành

7 Tỉa trái:

Trang 6

+ Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh

+ Nên tỉa trái sớm khi trái bằng hạt bắp ( đường kính khoảng 7 mm) và lập lại sau

đó 15 ngày Nên tỉa đều 4 phía chùm nho

8 Tưới nước:

+ Khi trời nắng: từ 5-7 ngày tưới nước một lần Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây

+ Khi trời mưa tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt

9 Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh ( tính cho 1 sào và 1 vụ nho)

+ Phân hữu cơ sinh học ( HCSH) chuyên dùng cho nho N-P2O5 -K2O là 5-3-4, liều lượng sử dụng là: 400 kg Vôi CaCO3: 100 kg

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:

+ 100 kg vôi CaCO3

+ Bón 130 kg phân HCSH

+ Bón phân bằng cách rãi đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, sau đó tưới nước ngay Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân

Đợt 2: Trước cắt cành 10-12 ngày

+ Bón 120 kg phân HCSH

Trang 7

+ Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại tưới nước hoặc rãi đều phân trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ, lấp phân rồi tưới nước

Đợt 3: 10-15 ngày sau khi đậu trái xong

+ Bón 150 kg Phân HCSH

Cách bón phân giống như nêu trên

* Các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt hỗ trợ thêm dinh dưỡng cho cây nho:

+ Agrostim, UP 5C, UP 5T, K- Humat là những chế phẩm đã sử dụng cho thấy có hiệu quả tốt dùng để hỗ trợ thêm dinh dưỡng cho cây nho để tăng chất lượng trái

+ Phun một số loại phân bón lá có hàm lượng Calci cao như CalciBore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn

+ Phun Sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái ( dùng chủ yếu trong vụ Hè Thu)

III Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:

A YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NHO AN TOÀN

1 Yêu cầu:

- Bảo đảm an toàn cho người sử dụng

- Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường

2 Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho:

a Biện pháp canh tác:

Trang 8

+ Bón phân cân đối

+ Làm giàn nho nên tách rời nhau tạo sự thông thoáng

+ Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy Tuyệt đối không đổ xuống mương nước

+ Có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa

+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác

+ Trên một vùng: nên tổ chức cắt cành nho cùng một thời điểm sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan

+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2

+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu

+ Không nên trồng xen nho với một số cây trồng khác như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho

b Sử dụng thuốc sinh học:

+ Sử dụng các loại thuốc sinh học Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba …

c Biện pháp hóa học:

Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau:

+ Không sử dụng thuốc quá độc

+ Không sử dụng thuốc lâu phân hủy

Trang 9

+ Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao

+ Không dùng quá liều chỉ định

+ Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly

Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm có độ độc thấp, đó là nhóm 3,4 Cụ thể được hướng dẫn sử dụng cho từng loại sâu bệnh

B CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN NHO:

1/ Bệnh Mốc Sương: (Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola

Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp

+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy

+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc gốc đồng Kocide 61,4 DF; Champion

77 WP; Metaxyl 25WP; Melody 66,75 WP; Bayfidan 250EC; Tilt 250 ND; Aliette

800 WP; Daconil 75 WP…

2 / Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator

Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám Xuất hiện trên lá và cành nho

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

Trang 10

+ Sử dụng một số loại thuốc như sau: Melody 66,75 WP ; Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP ; Score 250 EC ;Topsin M 70 WP…

3/ Bệnh nấm cuống : do nấm Diplodia sp.Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Các loại thuốc có thể sử dụng: Melody 66,75 WP ; Bayfidan 250 EC; Sumi eight 12,5 WP ; Score 250 EC ; Aliette 800WP…

4/ Bệnh rỉ sắt: do nấm Kuehneola vitis Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Một số loại thuốc có hiệu quả: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion

77 WP;Anvil 5SC; Sumi eight 12,5 WP ; Tilt 250 ND…

5/ Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim,bệnh thẹo quả Ở nho xanh bệnh thán thư phát triển rất nhanh, nhiều hơn

so với nho đỏ

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

Trang 11

+ Một số loại thuốc hạn chế được bệnh: Thuốc gốc đồng như Kocide 61,4 DF; Champion 77 WP; Anvil 5SC; Topsin M70WP; Score 250 EC…

C CÁC LOẠI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN NHO:

1/ Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Dùng tay bắt và giết sâu , giết ổ trứng , ngắt bỏ các lá có sâu mới nở

+ Sử dụng các loại thuốc sinh học như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin Các loại thuốc hoá học: Mimic 20F, Match 050EC, Atabron 5EC

2/ Bọ trĩ : Thrips spp Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài

Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ

+ Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC ; Vertimec 1,8 và các loại thuốc khác như dầu phun DC Tron Plus 98,8 EC; các loại thuốc thuốc hóa học như: Admire 050EC, Actara 25 WP

3/ Nhện vàng : Phyllocoptes vitis Nal Xuất hiện sau khi cành ra lá non, trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong

Trang 12

Nông dân còn gọi là “Bệnh” vằn ri hay chân gà

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Sử dụng các loại thuốc chuyên trị nhện như: Comite 73 EC; Admire 050 EC; Bitadin

4/ Nhện đỏ : Eotetranychus carpini Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC; Kulumus 80 DF…

+ Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đầu thuốc mặt trên lá

5/ Rệp sáp: Ferrisiana virgata Thường bám trên cành hoặc trên lá già

Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Vườn nho thường bị rệp sáp cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành

+ Sử dụng các loại thuốc sau: Applaud 10 WP; Actara 25 WP ; DC Tron Plus 98,8 EC……

Trang 13

IV Thu hoạch:

a Thời điểm thu hoạch:

+ Nên thu hoạch nho vào sáng sớm hoặc chiều mát

+ Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 115-125 ngày tuỳ theo mùa

+ Đúng màu sắc của giống: khi chín trái có màu xanh vàng

+ Ăn có vị ngọt, mùi thơm, nhìn thấy được hạt bên trong quả

b Phân loại chùm quả:

+ Sau khi thu hoạch tỉa bỏ trái nhỏ, trái bị bệnh, trái nứt

+ Phân loại dựa vào kích cở chùm, màu sắc, độ sạch bệnh theo yêu cầu khách hàng

c Đóng gói:

+ Xử lý chùm quả bằng cách mgâm trong dung dịch Anolyte từ 5-10 phút nhằm tẩy rữa vết bẩn và sâu bệnh bám trên vỏ quả, dùng quạt gió làm khô trước khi bỏ vào thùng

+ Vận chuyển xa, nho chất lượng cao nên đóng trong thùng xốp, carton có đục lổ 2 bên cạnh thùng ( trọng lượng chứa 10 kg) Tốt nhất là vận chuyển bằng xe lạnh để làm mát có nhiệt độ từ 3-50C

+ Vận chuyển gần có thể cho vào thùng carton (20-30 kg)

Trang 14

+ Dán tem nhãn, logo theo quy định của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh nho Ninh Thuận./

Ngày đăng: 02/08/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w