1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế - phần 1 docx

28 977 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Đề tài Trùng thuế trong đầu t quốc tế Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Sự đối nghịch giữa thiên đ ờng thuế và hiệp định tránh thuế hai lần... Đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế • Kh

Trang 1

Đề tài

Trùng thuế trong đầu t quốc tế

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Sự đối nghịch giữa thiên đ ờng thuế

và hiệp định tránh thuế hai lần

Trang 3

Đánh trùng thuế trong

đầu tư quốc tế

• Khái niệm

Đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế

là hiện tượng hai hay nhiều quốc gia, vùng ( vùng lãnh thổ ) cùng áp dụng các loại

thuế tương tự trên cùng một khoản thu

nhập chịu thuế hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng

một thời kì

Trang 4

Nguyên nhân của hiện tượng đánh

trùng thuế

• Sự khác nhau về chính sách giữa các

nước, đặc biệt là về pháp luật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thu thuế trên cơ sở các nguyên tắc trên đã dẫn đến tình trạng thu trùng

thuế

Trang 6

Tác hại của trùng thuế

phân công lao động, chuyển giao kỹ

thuật, ngăn trở việc đầu tư ra nước

ngoài

chế lượng vốn đầu tư từ nước ngoài,

thường đơn phương từ bỏ quyền đánh thuế của mình để thu hút đầu tư

Trang 7

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là hiệp

định thuế, một thỏa thuận song phương phân chia quyền đánh thuế của từng

nước đối với một số khoản thu nhập của các đối tượng liên quan, nhằm ngăn

ngừa việc đánh trùng thuế đối với các

loại thu nhập đó

Trang 8

Bản chất , phạm vi của hiệp định

2 Bản chất Hiệp định

- Về mặt pháp lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai

lần quy định giới hạn quyền đánh thuế của

từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của

Hiệp định

- Về mặt kinh tế: Hiệp định tránh đánh thuế hai

lần không tạo ra một thứ thuế mới mà, nó là sự hạn chế quyền thu thuế của một trong các

quốc gia tham gia Hiệp định Hiệp định thuế là công cụ để giảm nhẹ nghĩa vụ thuế

Trang 9

Bản chất, phạm vi của hiệp định

3 Phạm vi áp dụng

- Phạm vi lãnh thổ áp dụng: áp dụng trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải , vùng đặc

quyền kinh tế thuộcchủ quyền quốc gia

của hai bên tham gia kí kết hiệp định

- Phạm vi đối tượng áp dụng: cá nhân,pháp nhân có nhà ở,địa điểm cư trú…

- Phạm vi các loại thuế áp dụng: thuế thu

nhập và thuế tài sản

Trang 10

Mục đích hiệp định tránh đánh thuế 2

lần

1.Tránh trùng thuế :

Hiệp định đưa ra hai loại nguyên tắc:

• Thứ nhất: Đối với các loại thuế thu nhập khác nhau, phân định

các quyền đánh thuế giữa các quốc gia nguồn và quốc gia cư trú

- Quốc gia nguồn là quốc gia thu thuế chủ yếu đối với loại thu

nhập từ hoạt động kinh doanh và hoạt động làm công

- Quốc gia cư trú là quốc gia có quyền thu thuế chủ yếu đối với thu nhập từ đầu tư

Thực hiện nguyên tắc này: quốc gia nguồn chấp nhận thu thuế với các mức thuế suất hạn chế đối với thu nhập từ đầu tư của các đối tượng không cư trú

• Thứ hai: Khi đã có các quy định về quốc gia nguồn có quyền

đánh thuế ( một cách đầy đủ hay có giới hạn) đối với thu nhập thì quốc gia cư trú có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ đánh thuế trùng

Trang 11

- Nhằm tạo ra sự đối xử bình đẳng về thuế giữa đối tượng cư trú

và đối tượng không cư trú và người không mang quốc tịch

4.Tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp:

- Theo nguyên tắc thỏa thuận song phương

Trang 12

Nguyên tắc áp dụng hiệp định

1 Theo nguyên tắc nguồn : thu thuế đối với thu

nhập phát sinh hay có nguồn phát sinh tại

quốc gia đó.

2 Theo nguyên tắc cư trú : thu thuế đối với đối

tượng cư trú tại quốc gia đó.

3 Theo nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú :

thu thuế do thu nhập đó phát sinh và hoặc có nguồn phát sinh từ quốc gia đó và hoặc do đối tượng có thu nhập cư trú tại và hoặc mang

quốc tịch của quốc gia đó

Trang 13

Các phương thức tránh đánh thuế

trùng

• Phương thức đơn phương: là phương thức

mà mỗi quốc gia tham gia trong đầu tư tự đưa ra những qui định trong nội luật nhằm giảm bớt sự đánh thuế trùng.

• Phương thức đa phương: là phương thức mà

các quốc gia cùng nhau kí kết các hiệp định

chung nhằm hạn chế việc đánh trùng tthuế và

phân định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên.

Trang 14

Các biện pháp tránh trùng thuế

1 Biện pháp miễn thuế: Nước cư trú sẽ không đánh thuế đối

với thu nhập mà theo qui định của Hiệp định có thể bị đánh tại nước đặt cơ sở thường trú hay nước nguồn

2 Biện pháp khấu trừ thuế: Nước cư trú sẽ tính số thuế phải

thu trên cơ sở tổng thu nhập của đối tượng nộp thuế ( kể cả thu nhập ở nước ngoài), sau đó nước cư trú sẽ cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp vào số thuế phải nộp tại nước cư trú đó.

3 Biện pháp trừ chi phí:

4 Biện pháp khoán thuế:

Trang 15

Các biện pháp tránh trùng thuế

VD: 1 người nộp thuế có TNCT :100000, trong đó 80000 từ nước cư

trú C và 20000đ từ nước nguồn N.

- Tại nước C áp dụng thuế suất luỹ tiến toàn phần, thuế suất 30% với

tổng thu nhập là 80000đ và 35% đối với tổng thu nhập là

100000đ.

- Tại nước N áp dụng thuế suất

+ TH 1: 20%( thấp hơn nước C)

+ TH 2: 40% ( cao hơn nước C).

Nếu tổng thu nhập 100000đ chỉ phát sinh tại nước C thì số thuế phải

nộp tại nước C : 100000* 35%= 35000đ.

Giả sử giữa nước C và N không có hiệp định tránh đánh thuế 2 lần thì

tổng số thuế người này phải nộp là:

+ TH 1: 35000 + 20000 * 20% = 39000đ.

+ TH 2: 35000 + 20000 * 40% = 43000đ.

Trang 16

Các biện pháp tránh trùng thuế

Mi ễn thuế toàn phần:

TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C (80000 * 30%) 24000 24000

Tổng số thuế nước C bỏ qua 11000 11000

Trang 17

Các biện pháp đánh trùng thuế

• Miễn thuế lũy tiến từng phần:

TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C ( 80000 * 35%) 28000 28000

Tổng số thuế nước C bỏ qua 7000 7000

Trang 19

Các biện pháp tránh đánh trùng thuế

• Khấu trừ thông thường:

TH 1 (20%) TH 2 (40%) Thuế tại nước C ( 80000 * 35%) 35000 35000 Thuế tại nước N 4000 8000 Thuế khấu trừ tối đa tại nước C 4000 7000 Tổng số thuế phải nộp tại nước C 31000 28000 Tổng số thuế 35000 36000

Trang 21

Các biện pháp tránh đánh trùng

thuế

• Biện pháp khoán thuế

• - Theo phương pháp này, nước cư trú cho phép 1 khoản khấu trừ ( nước ngoài) với mức thuế suất lớn hơn mức thuế suất hiện hành được áp dụng tại nước nguồn Điều này có nghĩa là nếu không có hiệp định sẽ phải có 1 số thuế thu nhập nhất định được thanh toán nếu không có

sự miễn thuế Việc khấu trừ thuế cũng có thể được thực hiện cả đối với trường hợp thuế được miễn do chính

sách thuế của nước tiếp nhận đầu tư

Trang 22

Mẫu hiệp định của OECD và UN

1 Theo OECD

- Chương 1( điều 1- 2): Phạm vi của hiệp định gồm các đối tượng và các loại thuế áp dụng.

- Chương 2( điều 3- 5): Các định nghĩa về đối tượng cư trú, cơ sở thường trú…

- Chương 3( điều 6- 21): Thuế đối với thu nhập từ bất động sản, kinh doanh, vận tải…

- Chương 4( điều 22): Thuế đối với tài sản.

- Chương 5( điều 23): Biện pháp loại trừ đánh thuế 2 lần gồm phương pháp miễn thuế và khấu trừ thuế.

- Chương 6( điều 24- 29): Các điều khoản đặc biệt như không phân biệt đối xử,

về thoả thuận song phương, trao đổi thông tin…

- Chương 7( điều 30- 31): Các điều khoản cuối cùng về Hiệu lực và chấm dứt hiệp định.

2 Theo UN : Về cơ bản, mẫu UN được dựa trên cơ sở của mẫu OECD,tuy

nhiên đưa ra ít hạn chế đối với đặc quyền thu thuế của quốc gia nguồn

hơn

Trang 23

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần ở Việt

Nam

• Việt Nam đã kí Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 50 quốc gia trên thế giới và vũng lãnh thổ.

• Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực

hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh

đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam

• Một số vấn đề dặt ra với Việt Nam trong quá

trình thực hiện hiệp định.

Trang 24

Khái quát chung về Thiên đường thuế

Thiên đường thuế là nơi được xác định bởi

các tiêu thức sau :

• Áp thuế quá thấp ( chỉ có thuế trên danh

nghĩa) hoặc không áp thuế

• Thiếu sự minh bạch thông tin tài chính

• Các thông tin tài chính cá nhân được bảo

mật

Trang 25

Đặc điểm chính của Thiên đường thuế

1 Thuế suất áp dụng :

• Mức thuế suất áp dụng rất thấp hoặc ko

áp thuế

• Nếu có áp thuế thì chỉ là trên danh nghĩa

• Không áp nhiều loại thuế

Trang 26

Đặc điểm chính của Thiên đường thuế

2 Về khai báo tài chính quốc tế :

• Thiếu minh bạch thông tin, đề cao bảo mật

thông tin tài chính cá nhân

• Bất hợp tác trong khai báo tài chính quốc tế

• Hạn chế các nhà điều tra nước ngoài tiếp cận thông tin

• Không cho phép các thanh tra thuế nước ngoài điều tra hoạt động trốn thuế trong lãnh thổ

Trang 27

Tác hại của thiên đường thuế

• Tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giá

• Che giấu thu nhập bất chính

• Các quốc gia giảm khả năng điều tiết của ngân sách

• Các thiên đường thuế góp phần vào làm lung lay hệ thống tài chính quốc tế

Trang 28

• Lợi ích mà các thiên đường

thuế thu được :

1 Tiền gửi

2 Phí dịch vụ

• Sự đối nghịch giữa thiên đường

thuế và Hiệp đinh tránh đánh

thuế hai lần.

Ngày đăng: 02/08/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w