ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU THỜI KỲ 1991-2000.DOC

29 420 0
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU THỜI KỲ 1991-2000.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU THỜI KỲ 1991-2000

Trang 1

Lời nói đầu

Hớng về xuất khẩu và trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu cho nhập khẩu là một trong những chiến lợc đợc nhà nớc ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây Điều này không chỉ do tầm quan trọng của xuất khẩu mà xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế của nớc ta hiện nay Hớng về xuất khẩu giúp cho chúng ta phát triển nhanh về kinh tế và khắc phục đợc những khó khăn chúng ta đang gặp phải: thiếu công ăn việc làm, nghèn nàn về ngoại tệ, trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém và đặc biệt quan trọng là sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Do vậy, việc đề ra chiến lợc xuất nhập khẩu là hoàn toàn cần thiết Trong phạm vi bài viết này, chúng em sẽ đề cập đến những thông tin khát quát nhất về tình hình xuất nhập khẩu của nớc ta trong những năm vừa qua, đồng thời đa ra những chiến lợc quan trọng cho kế hoạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010 đã đợc Đảng và Nớc ta thông qua

Do thời gian có hạn và do hạn chế trong việc thu thập thông tin, bài viết của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy cô giáo và các bạn xem xét và đóng góp ý kiến để bài viết hoàn chỉnh hơn

Sinh viên thực hiện: Doãn Văn ThiệpLớp: Nhật 1 - K38F

Trang 2

Nhìn chung, trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất - nhập khẩu của nớc ta đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt khoảng 13, 5 tỷ USD, gấp 5, 6 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1990 là 2, 4 tỷ USD Nhịp độ tăng trởng bình quân trong giai đoạn 1991-2000 là 18, 4%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trởng GDP bình quân cùng kỳ (7, 6%/năm) khoảng 2, 6 lần

Cơ cấu xuất khẩu đã đợc cải thiện theo hớng "tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lợng lớn và thị trờng tơng đối ổn định" Tỷ trọng sản phẩm chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ 8% năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000 Nếu nh trong năm 1991, chúng ta mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thủy sản, gạo và hàng dệt may thì nay đã có thêm 8 mặt hàng nữa là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả Về một số mặt hàng, nớc ta đã chiếm vị trí cao về giá trị xuất khẩu, mh xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, hạt tiêu và hạt điều đứng thứ ba

Về nhập khẩu, 95% kim ngạch nhập khẩu là t liệu sản xuất, trong đó 26-27% là máy móc thiết bị, 68% là nguyên nhiên vật liệu Hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% so với năm 1990 là 15% Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tơng đối: năm 1996, chúng ta còn nhập siêu gần 4 tỷ USD, tới năm 1999 chỉ còn khoảng 0, 2 tỷ USD Tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu đã giảm từ 33% trong kỳ 1991-1995 xuống còn 18% trong kỳ 1996-2000

Một thành tựu nổi bật là chúng ta đã vợt qua đợc sự khủng hoảng thị tr-ờng vào đầu những năm 90 khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, đã đẩy lùi đợc chính sách bao vây, cấm vận và về cơ bản thực hiện đợc chủ trơng "đa dạng hóa thị trờng và đa phơng hóa quan hệ kinh tế tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trờng mới, phát triển các quan hệ mới” Ngày nay, nớc ta có quan hệ thơng mại với trên 160 nớc và vùng lãnh thổ trong đó đã ký Hiệp định Thơng mại với 61 nớc Chủ trơng "gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện” đã đợc thực hiện bằng việc gia nhập ASEAN năm 1995, ASEM năm 1996, APEC năm 1998 và trở thành quan sát viên WTO năm 1995

Cơ chế quản lý đã đợc thay đổi đáng kể theo hớng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế cơ chế "xin- cho”, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nớc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô nh thuế, lãi suất, tỷ giá Chính phủ cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động xuất khẩu thông qua các chơng trình hỗ trợ nh trợ cấp, trợ giá, lập Quỹ Hỗ trợ, Quỹ thởng Hành lang pháp lý từng bớc đợc hoàn thiện, đặc biệt chúng ta đã thông qua đ-ợc Luật Thơng mại

Trang 3

Những thành tựu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu đợc đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm Các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, đã tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phơng và các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu

- Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phơng hóa, từng bớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận và giúp cho việc mở rộng thị trờng xuất nhập khẩu Đầu t nớc ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu (từ 4% năm 1994 lên 22, 3% năm 1999, nếu kể cả dầu khí thì lên tới 35%)

II.Những vấn đề tồn tại

Hiện nay, quy mô xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ so với các nớc khác trong khu vực Giá trị xuất khẩu bình quân tính theo đầu ngời của Việt Nam vào khoảng 175 USD trong năm 2000, trong khi Malaysia vào năm 1996 đã đạt mức 3700 USD, Thái Lan 933 USD và Philippin là 285 USD Riêng Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 195 tỷ USD, mức bình quân đầu ngời đạt khoảng 163 USD

Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành hàng của Việt Nam hiện nay còn cha bám sát với những dấu hiệu của thị trờng thế giới, nên nhiều sản phẩm làm ra không có khả năng tiêu thụ Khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hóa còn thấp do giá thành cao, chất lợng còn kém, mẫu mã cha phù hợp với nhu cầu thị trờng Tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu còn khá cao Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn Tỷ trọng sản phẩm có hàm lợng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ Xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam có rất ít sự hiểu biết về thị trờng bên ngoài, trong khi nhà nớc lại cha thể cung cấp đợc thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp Vì vậy, hoạt động xuất khẩu hiện nay rất thụ động, chủ yếu do khách hàng tự tìm đến Đối với một số thị trờng, hàng xuất khẩu vẫn còn phải qua trung gian Nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nớc và Nhà nớc cũng cha đa ra đợc lộ trình giảm dần sự bảo hộ

Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng Công tác quản lý nhà nớc về thơng mại tuy đã có nhiều sự cải tiến nhng nhìn chung còn khá thụ động Cho tới nay, chúng ta vẫn cha hình thành đợc chiến lợc tổng thể, cha có lộ trình giảm thuế và hàng rào phi quan thuế dài hạn Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phơng tuy đã có chuyển biến tích cực nhng nhìn chung cha tạo đợc sức mạnh tổng hợp Chúng ta đang gặp phải tình trạng thiếu nghiêm trọng cán bộ quản lý có trình độ

Những tồn tại trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Trình độ phát triển kinh tế của nớc ta còn thấp, cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu, từ năm 1997 lại chịu tác động không ít của cuộc khủng hoảng trong khu vực

- Nền kinh tế nớc ta trên thực tế mới chuyển sang cơ chế thị trờng và mới tiếp cận với thị trờng toàn cầu trong khoảng mơi năm trở lại đây, trình độ cán bộ còn cha theo kịp với nhu cầu nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ

Trang 4

- Còn lúng túng trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phơng châm hớng mạnh ra xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt, nhiều chủ trơng chính sách đã đợc ban hành nhng việc triển khai thực hiện còn chậm và kém hiệu quả

Trang 5

ơng II

Định hớng phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010

I.Tình hình trong nớc, thế giới và những thuận lợi, khókhăn đặt ra cho hoạt động xuất nhập khẩu

Bớc vào thời kỳ 2001-2010, thế và lực của Việt Nam đã khác hẳn so với 10 năm trớc đây Đất nớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất đợc cải thiện đáng kể, thị trờng đợc mở rộng Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của nớc ta còn thấp, GDP bình quân đầu ngời năm 2000 mới đạt gần 400 USD Cơ cấu kinh tế và trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu Khả năng cạnh tranh còn thấp ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp lẫn sản phẩm

Trên bình diện quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ và đang trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp, đa thế giới vào thời kỳ phát triển mới: thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin Các ngành dịch vụ và các ngành kinh tế giàu hàm lợng chất xám phát triển mạnh Khái niệm thơng mại đợc mở rộng, bao gồm cả các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống lẫn các sản phẩm "mềm" của nền sản xuất dựa vào tri thức Mức độ phổ cập của mạng Internet khiến tỷ trọng của thơng mại điện tử tăng nhanh, qua đó thay đổi hẳn phơng thức kinh doanh Theo số liệu của UNCTAD thì nếu trong năm 1995, giá trị thơng mại điện tử mới đạt 100 triệu USD thì đến năm 1999 đã là 180 tỷ USD và năm 2002 dự kiến sẽ lên tới khoảng 1 234 tỷ USD

Xu hớng toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ tiếp tục diễn biến với các mặt tích cực và tiêu cực của nó Đặc biệt, cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy kinh tế thế giới và khu vực còn ẩn chứa nhiều nhân tố bất trắc Không loại trừ khả năng sẽ còn xảy ra các cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính mới

Trong nền kinh tế thế giới, các nớc công nghiệp phát triển vẫn giữ vị trí áp đảo Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cờng hàng đầu, vừa cạnh tranh gay gắt, vừa tìm cách dung hòa lợi ích với Tây Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc, và ở một chừng mực nào đó là ấn Độ, sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế và thơng mại thế giới Khu vực châu á - Thái Bình Dơng đang hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng, sẽ tiếp tục là một thị trờng tiêu thụ rộng lớn và cùng châu Âu hình thành không gian kinh tế á - Âu (Eurasia)

Nhìn chung lại, vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:

1.Về thuận lợi:

Nh trên đã nói, "thế" và "lực" của nớc ta đã khác trớc Các nguồn lực nh lao động, đất đai, tài nguyên còn khá dồi dào Cơ sở hạ tầng đợc cải thiện hơn đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu Với thế giới, ta đã có quan hệ kinh tế - thơng mại với nhiều nớc và nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế Hàng hóa Việt Nam đã có mặt tại tất cả các nớc lớn và các trung tâm kinh tế lớn Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ tạo

Trang 6

cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trờng để phát triển kinh tế và tăng cờng quan hệ thơng mại

2.Về khó khăn, thách thức:

Chúng ta vẫn đang gặp phải những thách thức lớn, trực tiếp cản trở quá trình hội nhập:

- Nớc ta vẫn là một nớc nghèo và kém phát triển Dự kiến 10 năm tới, GDP chỉ có thể tăng lên gấp đôi mức hiện nay Cơ cấu sản xuất sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hớng tiến bộ hơn song nhìn chung còn lạc hậu so với chiều hớng phát triển của thế giới

- Năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp trong khi nớc ta lại phải nhập cuộc đua tranh ngày càng gay gắt trên thị trờng khu vực và thế giới, đặc biệt là khi chúng ta phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trờng của AFTA Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu và công tác tham mu về chiến lợc, chính sách còn bất cập

- Kinh tế thế giới và khu vực còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo, có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế và hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu của nớc ta

Nhìn toàn cục, nớc ta đang có nhiều thuận lợi hơn so với khi bớc vào thập kỷ 90 Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể xem thờng các thách thức, khó khăn trên, mà phải từng bớc khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong tơng lai

II.Mục tiêu và quan điểm phát triển xuất - nhập khẩu

Hoạt động xuất - nhập khẩu trong 10 năm tới cần phục vụ trực tiếp cho mục tiêu chung đã đợc thông qua tại Đại hội lần thứ IX của Đảng với nội dung cơ bản là: nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nớc, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hớng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lợng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, về nhập khẩu u tiên nhập khẩu các trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thơng mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất - nhập khẩu, mở rộng và đa dạng hóa thị trờng và phơng thức kinh doanh, hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Để hoàn chỉnh và triển khai Chiến lợc phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tớng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất, nhập khẩu quán triệt những nội dung cơ bản và xúc tiến thực hiện những công việc dới đây:

1 Chiến lợc phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001

- 2010, nhất là xuất khẩu, phải là Chiến lợc tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực, phải có những khâu đột phá với bớc đi vững chắc Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ trơng dành u tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lợng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc; nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa nớc ta và các nớc trong khu vực

Trang 7

2 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 phải đạt mức tăng

trởng bình quân từ 15%/năm trở lên và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Cơ cấu xuất khẩu phải đợc chuyển dịch mạnh theo hớng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lợng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trờng trong, cũng nh ngoài nớc có nhu cầu; đồng thời, phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu; phấn đấu cân bằng cán cân thơng mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau năm 2010

b) Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lợng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lợng cao trong nớc với công nghệ mới; cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nuôi, trồng, sử dụng các loại giống cây, con có sản lợng, chất l-ợng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trờng; phải có quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải đợc tổ chức lại một cách khoa học và tiết kiệm nhất; từng bớc xây dựng tiêu chuẩn chất lợng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khấu với nhãn hiệu "sản xuất tại Việt Nam"

c) Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng đợc những yêu cầu đa dạng của thị trờng thế giới, đặc biệt là yêu cầu về chất lợng, mẫu mã hàng hoá Mỗi loại hàng hóa phải hình thành đợc các thị trờng chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trờng này, đồng thời chủ động mở rộng sang các thị tr-ờng khác theo hớng đa phơng hoá, đa dạng hoá quan hệ buôn bán; phải có đối sách cụ thể với từng thị trờng và từng bớc giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trờng trung gian Định hớng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trờng đã có ở Châu á, đặc biệt là thị trờng Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trờng có sức mua lớn nh Mỹ, Tây Âu, thâm nhập, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trờng Đông Âu, Nga, SNG và khu vực châu Mỹ, châu Phi

Công tác thị trờng, xúc tiến thơng mại có ý nghĩa rất quan trọng, phải đ-ợc triển khai mạnh mẽ nhằm tạo môi trờng quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu Các chơng trình xúc tiến thơng mại, mở rộng thị trờng cần đợc cụ thể hóa và gắn với hoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ việc ký kết các Hiệp định khung, các thoả thuận và các Hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia, các Tổ chức quốc tế, các thị trờng lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sở cho đầu t đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa hóa, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu

Theo chức năng của mình, các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nớc ngoài phải đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cờng hợp tác quốc tế để mở rộng thị trờng xuất khẩu Các Hiệp hội ngành hàng phải có vai trò tích cực trong việc phối hợp nỗ lực của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cờng công tác tìm kiếm thị trờng, khách hàng; xây dựng và thỏa thuận các chơng trình hành động nhằm bảo vệ, nâng cao uy tín cũng nh quyền lợi chung của Hiệp hội, của mỗi thành viên và của quốc gia trong cạnh tranh trên thị trờng quốc tế

3 Nhập khẩu phải đợc định hớng chặt chẽ; tăng trởng bình quân nhập

khẩu cả thời kỳ 2001 - 2010 đợc duy trì ở mức 14%/năm; chú trọng nhập khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản và sản xuất hàng công nghiệp nhẹ; đồng thời, phải gắn với việc phát triển, sử dụng các công nghệ, giống cây con và vật liệu mới đợc sản xuất trong nớc

Trang 8

Hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nớc đã sản xuất đợc và sản xuất có chất lợng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; tăng cờng tiếp cận các thị trờng cung ứng công nghệ nguồn và có khả năng đầu t hiệu quả nh Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản

Các chính sách, cơ chế điều hành nhập khẩu trong giai đoạn này phải đợc xem xét phù hợp với tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ ta với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các cam kết đa phơng, song phơng khác

4 Hiện nay, vai trò và khả năng của các ngành dịch vụ xuất khẩu, dịch

vụ thu ngoại tệ cha đợc đánh giá đầy đủ; phải coi đây là tiềm năng xuất khẩu cần đợc đẩy mạnh trong giai đoạn 2001 - 2010, trong đó chú trọng các lĩnh vực du lịch, xuất khẩu lao động, bu chính viễn thông, dịch vụ tài chính -ngân hàng - bảo hiểm, dịch vụ vận chuyển hàng hoá đờng không, đờng biển, đờng sắt ; hớng phát triển của các lĩnh vực này cần đợc thể hiện thành các chơng trình cụ thể, trong đó cần quan tâm đầu t để phát triển du lịch và đa du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để đạt các mục tiêu trên, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các hớng:

Thứ nhất, dành u tiên cao cho hoạt động xuất khẩu để thúc đẩy tăng

tr-ởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, có thêm ngoại tệ

Thứ hai, chủ động hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Việt Nam cần xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình cũng nh các bớc đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nớc và quy định của các tổ chức mà ta tham gia

Thứ ba, tập trung vào việc phát huy nội lực, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng nh của toàn bộ nền kinh tế

Thứ t, gắn kết thị trờng trong nớc với thị trờng ngoài nớc

Thứ năm, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất

nhập khẩu, trong đó kinh tế Nhà nớc vẫn giữ vai trò chủ đạo

III Các chỉ tiêu cụ thể

1.Về quy mô và tốc độ tăng trởng

1.1 Về xuất khẩu

a) Xuất khẩu hàng hóa:

Tốc độ tăng trởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 15%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng 16%/năm, thời kỳ 2006-2010 tăng 14%/năm

- Giá trị tăng từ khoảng 13, 5 tỷ USD năm 2000 lên 28, 4 tỷ USD vào năm 2005 và 54, 6 tỷ USD vào năm 2010, gấp hơn 4 lần 2000

b) Xuất khẩu dịch vụ:

- Tốc độ tăng trởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 15%/năm - Giá trị tăng từ khoảng 2 tỷ USD năm 2000 lên 4 tỷ USD vào năm 2005 và 8, 1 tỷ USD vào năm 2010, tức là gấp hơn 4 lần

Trang 9

c) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng từ khoảng 15, 5 tỷ USD vào năm 2000 lên 32, 4 tỷ USD vào năm 2005 và 62, 7 tỷ USD vào năm 2010

1.2 Về nhập khẩu

a) Nhập khẩu hàng hóa:

- Tốc độ tăng trởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 14%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 là 15% và thời kỳ 2006-2010 là 13%

- Giá trị kim ngạch tăng từ khoảng 14, 5 tỷ USD năm 2000 lên 29, 2 tỷ USD năm 2005 (cả thời kỳ 2001-2005 nhập khẩu 112 tỷ USD) và 53, 7 tỷ USD vào năm 2010

b) Nhập khẩu dịch vụ:

- Tốc độ tăng trởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 11%/năm - Giá trị tăng từ khoảng 1, 2 tỷ USD năm 2000 lên 2, 02 tỷ USD năm 2005 và 3, 4 tỷ USD năm 2010

c) Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng từ khoảng 15, 7 tỷ USD năm 2000 lên 31, 2 tỷ USD năm 2005 và 57, 14 tỷ USD năm 2010

Nh vậy, trong 5 năm đầu (2001-2005), nhập siêu về hàng hóa giảm dần, mỗi năm bình quân 900 triệu USD và cả thời kỳ là 4, 73 tỷ USD, 5 năm sau (2006-2010) nhập siêu tiếp tục giảm Đến năm 2008, chúng ta sẽ cân bằng cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và phấn đấu xuất siêu khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010 Nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ thì tới năm 2002, chúng ta sẽ cân bằng xuất nhập khẩu và bắt đầu xuất siêu, với mức xuất siêu dự kiến năm 2010 đạt khoảng 5, 5 tỷ USD

2.Về cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu và cơ cấu dịch vụ

2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa trong 10 năm tới cần đợc chuyển dịch theo h-ớng chủ yếu sau:

- Trớc mắt, huy động mọi nguồn lực hiện có để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ

- Cần chủ động gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lợng công nghệ và trí thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô

- Mặt hàng, chất lợng, mẫu mã cần đáp ứng nhu cầu của từng thị trờng - Chú trọng việc gia tăng các hoạt động dịch vụ

Theo các hớng nói trên, chính sách các nhóm hàng có thể hình dung nh sau:

2.1.1 Nhóm nguyên nhiên liệu

Hiện nay nhóm này, với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá, đang chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, lợng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm dần Dự kiến vào năm 2005, lợng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn khoảng gần 12 triệu tấn, so với hiện nay là 16 triệu tấn Tới năm 2010 có hai phơng án, tùy thuộc vào lợng khai thác:

Trang 10

- Nếu khai thác 14 - 16 triệu tấn thì sẽ sử dụng trong nớc khoảng 12 triệu tấn, xuất khẩu 2 - 4 triệu tấn

- Nếu khai thác 20 triệu tấn thì có khả năng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn Dù theo phơng án nào thì kim ngạch dầu thô cũng sẽ giảm đáng kể vào năm 2010 (theo phơng án 1 thì tỷ trọng dầu thô trong giá trị xuất khẩu dự kiến sẽ chỉ còn dới 1% so với 22% hiện nay; theo phơng án 2 thì tỷ lệ đó sẽ còn khoảng 3%) Thị trờng xuất khẩu chính vẫn là Australia, Singgapore, Nhật Bản và Trung Quốc, có thể thêm Hoa Kỳ

Việc giảm xuất khẩu dầu thô sẽ đi đôi với việc giảm nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ nớc ngoài Dự kiến đến năm 2010, sản xuất trong nớc sẽ đáp ứng đợc gần 80% nhu cầu về sản phẩm dầu và khí, tức là khoảng 13 triệu tấn sản phẩm/năm, trị giá trên 3 tỷ USD Nhập khẩu xăng dầu vào năm 2010 chỉ còn khoảng 4 triệu tấn, giảm 50% so với 8 triệu tấn hiện nay

Về than đá, dự kiến nhu cầu nội địa sẽ tăng đáng kể do xây các nhà máy nhiệt điện mới nên dù sản lợng có thể lên tới 15 triệu tấn/năm (hiện nay là 10-12 triệu tấn/năm), xuất khẩu cũng sẽ chỉ dao động ở mức 4 triệu tấn/năm trong 10 năm tới, mang lại kim ngạch mỗi năm khoảng 120-150 triệu USD Nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là cố gắng duy trì những thị trờng đã có nh Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu và tăng cờng thâm nhập vào các thị trờng Thái Lan, Hàn Quốc

Khả năng tăng xuất khẩu các loại khoáng sản khác để bù vào thiếu hụt của dầu thô là rất hạn chế Cho đến năm 2010, quặng Apatit khai thác ra chỉ có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất phân bón, cha có khả năng tham gia xuất khẩu Quặng sắt khó có khả năng xuất khẩu với số lợng lớn bởi nhu cầu trong nớc sẽ tăng mạnh Đất hiếm có trữ lợng thơng mại không nhiều, việc xuất khẩu lại rất khó khăn do công nghệ chế biến phức tạp, cung cầu thế giới đã ổn định Các loại quặng khác trữ lợng đều không đáng kể

Nh vậy, tới năm 2005, nhóm nguyên nhiên liệu có khả năng chỉ còn đóng góp đợc khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu (2, 5 tỷ USD) so với trên 20% hiện nay Đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm này sẽ giảm xuống còn cha đầy 1% (dới 500 triệu USD) hoặc 3, 5% (khoảng 1, 75 tỷ USD), tùy theo phơng án khai thác dầu thô Vì vậy, việc tìm ra các mặt hàng mới để thay thế là một thách thức lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu

2.1.2 Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản

Hiện nay nhóm này đang chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, thủy sản, hạt tiêu và nhân điều Do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu (nh diện tích có hạn, khả năng khai thác và đánh bắt có hạn ) và thời tiết nên theo dự thảo Chiến lợc chung, tốc độ tăng trởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 4%/năm trong toàn kỳ 2001-2010 Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trờng thế giới cũng có hạn, giá cả lại không ổn định Vì vậy, dù kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhng tỷ trọng của nhóm sẽ giảm dần xuống còn 22% tơng đơng 5, 85 tỷ USD vào năm 2005 và 17, 2% tơng đơng 8-8, 6 tỷ USD vào năm 2010

Hớng phát triển chủ đạo của nhóm hàng này trong 10 năm tới là chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành, thậm chí trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lợng và giá trị gia tăng Để đạt mục tiêu này, cần có sự đầu t thích đáng vào khâu giống và công nghệ sau thu hoạch, kể cả đóng gói, bảo quản, vận chuyển để tạo ra những đột phá về năng suất và chất lợng sản phẩm

Trang 11

Hạt nhân tăng trởng của nhóm sẽ là thủy sản bởi tiềm năng khai thác và nuôi trồng còn nhiều, nhu cầu thị trờng thế giới tăng khá ổn định, thuế suất thấp Năm 1985, xuất khẩu thủy sản thế giới mới đạt 17, 2 tỷ USD, tới năm 1995 đã đạt 52 tỷ USD, tức là tăng bình quân mỗi năm trên 13% Với sản lợng dự kiến đạt 3, 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 2, 5 tỷ USD vào năm 2005 và 3, 2-3, 5 tỷ USD vào năm 2010, chiếm 40% tổng kim ngạch của nhóm nông lâm hải sản Thị trờng chính sẽ là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc Để bảo đảm tốc độ tăng trởng ổn định cho mặt hàng này, chúng ta cần tiếp tục chú trọng đầu t để phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh, phát triển những mặt hàng có kim ngạch cao nh tôm, nhuyễn thể Công nghệ sau thu hoạch cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng để nâng cao chất lợng, giá trị gia tăng và vệ sinh thực phẩm của sản phẩm xuất khẩu

Về gạo, do nhu cầu thế giới tơng đối ổn định, khoảng trên 20 triệu tấn/năm, nhiều nớc nhập khẩu nay chú trọng đến an ninh lơng thực, thâm canh tăng năng suất cây trồng, gia tăng bảo hộ, giảm nhập khẩu, nên trong suốt thời kỳ 2001-2010 nhiều lắm Việt Nam sẽ chỉ có thể xuất khẩu đợc khoảng 4 - 4, 5 triệu tấn/năm, thu về mỗi năm khoảng trên 1 tỷ USD Để nâng cao hơn nữa kim ngạch, chúng ta cần đầu t để cải thiện cơ cấu và chất lợng gạo xuất khẩu, khai thác các thị trờng mới (nh Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ) và ổn định các thị trờng đã có nh Indonesia, Philippines , nghiên cứu khả năng phối hợp với Thái Lan để điều tiết nguồn cung, ổn định giá cả thị trờng, tăng hiệu quả xuất khẩu gạo

Về nhân điều, xuất khẩu có thể tăng kim ngạch từ 115 triệu USD năm 2000 lên tới khoảng 400 triệu USD hay cao hơn vào năm 2010 vì nhu cầu còn lớn, liên tục tăng, và tiềm năng của nớc ta còn lớn Một số dự báo cho thấy nhu cầu sẽ tăng bình quân 7%/năm trong 10 năm tới và sẽ đạt mức 160-200 000 tấn, giá xuất khẩu cũng tăng, từ 3 799 USD/tấn năm 1994 lên 5 984 USD/tấn Thị trờng chủ yếu là Mỹ, EU, Australia, Trung Quốc

Hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới khoảng 200 000 tấn/năm, giá cả dao động lớn Ta có khả năng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lợng, từ đó có khả năng tăng lên thành 230-250 triệu USD so với 160 triệu USD hiện nay Thị tr-ờng chủ yếu là Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Trung Đông

Về các loại rau, hoa và quả khác, Thủ tớng Chính phủ đã có Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 phê duyệt đề án phát triển đến năm 2010, theo đó kim ngạch xuất khẩu rau, hoa và quả sẽ đợc đa lên khoảng 1, 2 tỷ USD với thị trờng là Nhật, Nga, Trung Quốc, Châu Âu Nếu có quy hoạch các vùng chuyên canh và đầu t thỏa đáng vào các khâu nh giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, công nghệ sau thu hoạch thì thậm chí có thể thực hiện v-ợt mục tiêu trên, đạt kim ngạch 1, 6 tỷ USD

Về cà phê, do sản lợng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên rất khó dự báo chuẩn xác về khối lợng và giá trị xuất khẩu trong những năm tới Nếu thuận lợi, xuất khẩu có thể đạt 750 ngàn tấn vào năm 2010 với kim ngạch khoảng 850 triệu USD, đa Việt Nam vợt qua Colombia để trở thành nớc xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới Để đạt giá trị cao, nên chú trọng phát triển cà phê chè (Arabica), tự tổ chức hoặc thu hút đầu t nớc ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê rang xay và cà phê hòa tan Thị trờng xuất khẩu chính vẫn là EU, Hoa Kỳ, Singapore và Nhật Bản Nói chung, xuất khẩu cà phê sẽ không gặp khó khăn lớn về thị trờng nhng về giá cả sẽ khó ổn định

Với hai mặt hàng quan trọng còn lại là cao su và chè, Chính phủ đều đã có đề án phát triển Tuy nhiên, cần tính lại vấn đề phát triển cao su vì nhu cầu của thế giới tăng chậm, chỉ trên 2%/năm (năm 2000, nhu cầu thế giới là

Trang 12

khoảng 7 triệu tấn), giá cả có xu hớng xuống thấp Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su có thể đạt 500 triệu USD vào năm 2010 Nhu cầu chè trên thế giới tiếp tục tăng, hiện nay đạt mức 1, 3 triệu tấn/năm Ta có tiềm năng phát triển, có thể đa kim ngạch chè lên mức 200 triệu USD, tức là gấp 4 lần hiện nay, trong đó cần nỗ lực tăng tỷ trọng chè chất lợng cao cho các thị trờng khó tính nh Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông đi đôi với việc tăng cờng hợp tác đóng gói tại Nga để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trờng này

Về thịt, hiện nay sản lợng của nớc ta còn rất nhỏ bé (chỉ bằng 0, 7% của thế giới), chất lợng còn xa so với nhu cầu trên thị trờng thế giới Muốn gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thì khâu then chốt là đầu t vào khâu nâng cao chất lợng vật nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trờng thế giới, cải thiện mạnh mẽ công nghệ chế biến, vệ sinh thực phẩm, phơng tiện vận chuyển, đổi mới phơng thức chăn nuôi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, hiện đại Thị tr-ờng định hớng trớc mắt là Hồng Kông, Nga, về lâu dài là Singapore và Nhật Bản

Ngoài ra, một loạt sản phẩm còn có thể phát triển để hoặc thay thế nhập khẩu hoặc góp phần xuất khẩu nh cây họ đậu, cây có dầu, tơ tằm, bông

Đối với toàn bộ nhóm nông thủy sản cần rất chú trọng khâu cải tạo giống cây trồng vật nuôi, chế biến, bảo quản, vệ sinh thực phẩm, chuyên chở, đóng gói, phân phối để có thể đa thẳng tới khâu tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị gia tăng

Nhìn chung lại, kim ngạch của nhóm nguyên nhiên liệu và nông lâm hải sản tổng cộng sẽ đạt từ 10 đến 10, 35 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu so với trên 40% hiện nay theo hớng gia tăng chất lợng và giá trị gia tăng Phần còn lại phải là các mặt hàng chế biến và chế tạo Đây là bài toán chủ yếu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian 10 năm tới

2.1.3 Sản phẩm chế biến và chế tạo

Hiện nay kim ngạch của nhóm này đã đạt trên 4 tỷ USD, tức là trên 30% kim ngạch xuất khẩu Mục tiêu phấn đấu vào năm 2010 là 20-21 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với hiện nay và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu

Hạt nhân của nhóm, cho tới năm 2010, vẫn sẽ là hai mặt hàng dệt may và giầy dép, là những lĩnh vực có thể thu hút nhiều lao động Kim ngạch của mỗi mặt hàng phải đạt khoảng 7-7, 5 tỷ USD Nh vậy, dệt may sẽ phải tăng bình quân 14%/năm, giày dép tăng bình quân 15-16%/năm Với Hiệp định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ vừa ký kết thì mục tiêu tăng trởng trên là khả thi H-ớng phát triển cơ bản của hai ngành dệt may và giày dép trong 10 năm tới là gia tăng nỗ lực thâm nhập các thị trờng mới, đặc biệt là thị trờng Mỹ, Trung Đông và châu Đại Dơng, ổn định và tăng thị phần trên các thị trờng quen thuộc nh EU, Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản bởi đây là thị trờng phi quota, chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang nội địa hóa trên cơ sở tăng c-ờng đầu t sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nhãn hiệu có uy tín, chuyển mạnh sang bán FOB, thu hút mạnh đầu t nớc ngoài, nhất là đầu t từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để tăng cờng năng lực thâm nhập trở lại các thị trờng này và đi vào các thị trờng khác Chính sách thơng mại của Nhà nớc, mà cụ thể là chính sách thuế, chính sách thị trờng, cần hỗ trợ đắc lực cho tiến trình này

Do mục tiêu kim ngạch của toàn nhóm chế biến, chế tạo vào năm 2010 là trên 20 tỷ USD nên ngoài dệt may và giày dép cần nỗ lực tiếp cận thị trờng

Trang 13

quốc tế, dự báo nhu cầu của ngời tiêu dùng để từ đó cố gắng tạo ra những ngành hàng mới

Trớc mắt, chủ yếu dựa trên cơ cấu đầu t và thực tiễn xuất khẩu trong những năm qua cũng nh thị trờng quốc tế, có thể dự báo những mặt hàng nh:

* Thủ công mỹ nghệ: Kim ngạch hiện nay đã đạt xấp xỉ 200 triệu USD Đây là ngành hàng mà chúng ta còn nhiều tiềm năng, dung lợng thị trờng thế giới còn lớn Nếu có chính sách đúng đắn để khơi dậy tiềm năng thì có thể nâng kim ngạch lên 800 triệu USD vào năm 2005 và 1, 5 tỷ USD vào năm 2010, trong đó hàng gốm sứ chiếm khoảng 60% Thị trờng định hớng là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ Các thị trờng nh Trung Đông, Châu Đại Dơng cũng là thị trờng tiềm tàng, cần nỗ lực phát triển

* Thực phẩm chế biến: Kim ngạch hiện nay mới đạt 100 triệu USD, tập trung chủ yếu vào những mặt hàng không đòi hỏi nhiều về công nghệ nh bánh kẹo, sữa, mỳ ăn liền, phở ăn liền, bột ngọt, dầu thực vật Tiềm năng phát triển của ngành hàng này còn khá lớn bởi ở một số nớc có nhu cầu, cha kể cộng đồng ngời Việt Nam ở nớc ngoài khá đông Dự báo tới năm 2005 kim ngạch xuất khẩu có khả năng vợt 200 triệu USD và tới năm 2010 đạt 700 triệu USD với thị trờng tiêu thụ chủ yếu là Nga, Đông âu, EU, Australia và Hoa Kỳ Trong nhóm này, cần hết sức chú trọng mặt hàng dầu thực vật bởi nớc ta là nớc có tiềm năng về cây có dầu (dừa, đậu nành, vừng, lạc ) Nhà nớc cần quy hoạch lại các vùng trồng cây có dầu để tập trung nguồn nguyên liệu đủ dùng cho các nhà máy chế biến, hạn chế dần lợng dầu nguyên liệu nhập khẩu Trung Quốc và Trung Đông là thị trờng xuất khẩu đầy tiềm năng đối với mặt hàng này

* Sản phẩm gỗ: Với thế mạnh về nhân công và tay nghề, đây là ngành có tiềm năng phát triển ở nớc ta Ngành còn có một thuận lợi nữa là nhu cầu thế giới tăng khá ổn định (bình quân mỗi năm tăng khoảng 7-8% trong suốt thời gian từ 1994 đến 1998) Sau khi chuyển hớng sang sử dụng nguyên liệu nhập, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta đang hồi phục dần Dự kiến đến năm 2005 có thể đạt 600 triệu USD và tới năm 2010 đạt 1, 2 tỷ USD Để phát triển ngành này, Việt Nam cần có đầu t thỏa đáng vào khâu trồng rừng và đơn giản hóa thủ tục trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhất là sản phẩm gỗ rừng tự nhiên

* Hóa phẩm tiêu dùng: Kim ngạch hàng năm đã đạt xấp xỉ 30 triệu USD Thị trờng tiêu thụ chính là Trung Quốc, Campuchia, Irắc và một số nớc đang phát triển Một số lợng nhỏ đã đợc xuất sang các nớc ASEAN và EU Mục tiêu kim ngạch vào năm 2005 là 200 triệu USD, vào năm 2010 là 600 triệu USD Thị trờng chính trong thời kỳ 2001-2005 vẫn sẽ là Trung Quốc, Campuchia, các nớc ASEAN và một số nớc đang phát triển; sang thời kỳ 2006-2010 cố gắng len vào các thị trờng khác nh EU, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ * Sản phẩm cơ khí, điện: Mặc dù kim ngạch hiện nay mới đạt trên dới 10 triệu USD nhng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng kim ngạch lên 300 triệu USD vào năm 2005 và 1 tỷ USD vào năm 2010 Chúng ta nên có chính sách thu hút đầu t nớc ngoài, hớng về xuất khẩu Thị trờng định hớng đối với xe đạp là EU và Hoa Kỳ, với các sản phẩm khác là các nớc ASEAN, Trung Đông và Châu Phi

* Sản phẩm nhựa: Kết quả xuất khẩu sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ, nớc ta đã bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nớc Nam á nh ấn Độ, Sri Lanka Mặt hàng chủ yếu là bạt nhựa và đồ nhựa gia dụng Trong những năm tới, chúng ta cần có đầu t thỏa đáng vào khâu chất lợng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên các thị trờng hiện có, tăng cờng thâm nhập các thị trờng mới nh Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.

Trang 14

Về sản phẩm, bên cạnh đồ nhựa gia dụng cần chú ý phát triển nhựa công nghiệp và đồ chơi bằng nhựa Nếu làm đợc những việc này, kim ngạch có thể đạt 200 triệu USD vào năm 2005 và 600 triệu USD vào năm 2010

Nh vậy, bên cạnh dệt may và giày dép, trong 10 năm tới đây, Việt Nam cần chú ý phát triển những ngành kết hợp giữa lao động giản đơn với công nghệ trung bình mà cụ thể là thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm nhựa và sản phẩm cơ khí - điện, phấn đấu đa kim ngạch của nhóm hàng mới này lên 4, 5-5 tỷ USD hoặc hơn vào năm 2010 Có thể nói đây là khâu đột phá của xuất khẩu Việt Nam trong những năm trớc mắt (2001-2005)

2.1.4 Nhóm hàng vật liệu xây dựng

Nớc ta có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng không những có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nớc mà còn có khả năng xuất khẩu lớn

Theo chiến lợc phát triển sản xuất xi măng thì các dự án phát triển xi măng trong vài năm tới có khả năng d thừa hàng năm khoảng từ 2-3 triệu tấn để xuất khẩu Tuy nhiên, do các nhà máy xi măng mới đầu t, khấu hao lớn nên giá thành sản xuất còn cao, khả năng cạnh tranh yếu hơn so với xi măng các nớc trong khu vực, do đó khâu then chốt với xi măng là hạ giá thành

Ngành công nghiệp sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh trong nớc tuy mới ra đời nhng đã sớm hòa nhập vào môi trờng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nớc trong khu vực Về mặt công nghệ, các nhà máy của Việt Nam nhập công nghệ tiên tiến nên chất lợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại Mặt khác, đây là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng tới 80 -87% nguyên liệu (đất sét, thạch cao, bột màu, gas ) trong nớc Sứ vệ sinh của Việt Nam đã bắt đầu có mặt trên các thị trờng Nhật Bản, Nga, Myanmar, Bangladesh, Pháp, Ucraina Đây là những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong tơng lai

Do có nguồn nguyên liệu cát tốt để sản xuất kính, từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp kính sẽ trở thành ngành công nghiệp vật liệu xây dựng mũi nhọn Dự tính năm 2010 năng lực sản xuất đạt 60 triệu m2, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nớc và xuất khẩu Trong tơng lai, chúng ta cần mở rộng thêm thị trờng

2.1.5 Sản phẩm hàm l ợng công nghệ và chất xám cao

Đây là ngành hàng mới xuất hiện nhng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu khá lớn, khoảng 700 triệu USD vào năm 2000 Hạt nhân là hàng điện tử và tin học Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu trên thế giới hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa những mặt hàng này, trớc mắt là gia công rồi tiến tới nội hóa dần Vấn đề cốt lõi là có cơ chế chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra cho ngành là 2, 5 tỷ USD vào năm 2005 (riêng phần mềm dự kiến là 350 - 500 triệu USD) và 6-7 tỷ USD vào năm 2010 (riêng phần mềm là 1 tỷ USD) Về thị trờng, trong 5 năm cuối của những năm 2001-2010, chúng ta sẽ nhằm vào các nớc công nghiệp phát triển (phần mềm) và cả các nớc đang phát triển (phần cứng)

2.2 Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu:

Lâu nay chúng ta ít chú trọng tới xuất khẩu dịch vụ Ước tính thơng mại dịch vụ hai chiều của Việt Nam năm 2000 đạt 3, 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2, 0 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1, 2 tỷ USD

Ngày đăng: 12/09/2012, 14:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan