1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB.doc

24 847 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUTính tất yếu của đề tài

Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia đối với Việt Nam nói riêng và đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên này nói chung Hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Việt Nam đã thu về một nguồn lợi lớn, là một trong những nhóm hàng có tỷ trọng lớn đóng góp vào GDP của quốc gia Ngành khoáng sản được coi là một ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác vì nó cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện, phân bón…Sự phát triển của ngành khoáng sản Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh tế Hoạt động xuất khẩu khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời gian qua nhưng có những vấn đề đặt ra như chất lượng hàng hóa, hàm lượng công nghệ chứa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường xuất nhập khẩu và quan trọng hơn là phải đặt hoạt động xuất nhập khẩu đó trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia để thu được thu được giá trị lớn nhất từ hoạt động đó

Với tầm quan trọng đó em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động xuất nhập

khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB”

Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động này.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB thông qua sự kiểm soát cùa các cơ quan có liên quan.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian và thời gian là các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB trong thời gian từ 2006 đến nay.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn số liệu, so sánh đối chiếu sự phát triển của ngành khoáng sản nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản nói riêng với tình hình chung của sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới.

Kết cấu của đề tài

Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản

và thương mại VQB

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công

ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến nay

Chương 3 : Đánh giá tổng hợp và kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

Trang 3

Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

1.1 Quá trình hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB ra mắt thành lập đúng dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 10 tháng 10 năm 2005, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009491 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 07 tháng 10 năm 2005

Ngày 06/09/2005 tại trụ sở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim hợp đồng liên doanh thành lập Công ty Cổ phần sản xuất thiếc và khoáng sản tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số 09/VML-BACISCO được ký kết giữa 2 pháp nhân là viện nghiên cứu mỏ và luyện kim và Côn ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình Hợp đồng này ra đời đã đánh dấu bước khởi đầu của việc hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sau này Hợp đồng đã đưa ra những đièu khoản cơ bản về sự hợp tác giữa 2 bên và các nội dung chính đối với Công ty cổ phần về mặt nhân sự, tên gọi, mục tiêu hoạt động, vốn điều lệ, tổ chức thực hiện…

Sau đây là vài nét chính về 2 pháp nhân là Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim và Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Ba Đình

* Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim:

Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim là viện nghiên cứu chuyên ngành, thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1967.

Chức năng của Viện là nghiên cứu kim loại màu quý hiếm, thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí, máy thiết bị khai thác mỏ, thiết kế xây dựng, tư vấn đầu tư các công trình mỏ…

Trang 4

Viện có trên 200 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 2/3 là tiến sỹ, kỹ sư các chuyên ngành Từ khi được thành lập đến nay, Viện đã thực hiện rất nhiều đê ftài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ và có rất nhiều đề tài khoa học của Viện đã được ứng dụng vào sản xuất trong nước và ngoài nước Giai đoạn 2004-2005 mỗi năm Viện đã sản xuất trên 1000 tấn thiếc kim loại 99,75% Sn, doanh thu đạt 100 tỷ VNĐ Hiện nay Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim cung cấp cho Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB một đội ngũ chuyên viên bao gồm các tiến sỹ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực luyện kim, khai thác khoáng sản và chế tạo thiết bị mỏ

* Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba đình là Doanh nghiệp NN cổ phần hóa theo quyết định thành lập số 3881/QĐ-UB ngày 04 tháng 08 năm 2000 của UBND thành phố Hà nội

Sau 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể Từ số vốn khiêm tốn ban đầu đến nay Công ty đã có 1 giá trị Tài sản và số vốn tương đương 102 tỷ VNĐ, đồng thời Công ty cũng khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước Hiện nay công ty đã tham gia vào 4 Công ty Liên doanh, nắm giữ cổ phần của 1 số công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và các lĩnh vực khác Bên cạnh đó Công ty đang tham gia hợp tác đầu tư cùng 1 số đối tác khác để mở rộng đầu tư đa ngành đa lĩnh vực, tổng vốn đầu tư của công ty vào tất cả các dự án trong năm 2004-2005 là 500 tỷ VNĐ.

1.2 Vài nét về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB - Địa chỉ: 34 Giang Văn Minh – Kim mã – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 04 37 346 333

Trang 5

Fax: 04 62 731 555

- Email: vqb@vqbgroup.com - Vốn điều lệ: 30 tỷ VND

- Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB tại thôn Nghĩa Lộ, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

- Cổ đông sáng lập gồm:

+ Ông Nguyễn Đình Chiến: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình giữu chức Chủ tịch HĐQT Công ty

+ Ông Vũ Sơn Hải: Nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu thực nghiệm sản xuất mỏ luyện kim giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Là người có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý trên 20 năm liên tục công tác và là 1 trong những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện kim cũng như khai khoáng.

+ Ông Trần Nghĩa Văn: Nguyên giám đốc Chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội giữ chức Ủy viên HĐQT Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK khoáng sản

1.3 Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hoạt động:

- Công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và thương mại VQB hoạt động trong các lĩnh vực chính như:

+ Khai thác, chế biến khoáng sản, XNK khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim.

+ Dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước và ngoài nước

+ Kinh doanh Bất động sản, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,… Công ty nhằm tới mục tiêu là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Tổng

Trang 6

Tổng công ty nói riêng và Nhà nước nói chung thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại Công ty cũng góp phần tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước và giải quyết một phần ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công ty Dựa vào các thế mạnh của mình Công ty có khả năng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, đầu tư mở rộng sản xuất và sản xuất những mặt hàng theo yêu cầu của thị trường,…

1.4 Phạm vi hoạt động:

Trong nước:

-Tổ chức kinh doanh các mặt hàng nội địa, các mặt hàng nhập khẩu nhằm phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

-Liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

-Nhận thực hiện các dịch vụ, giao dịch mua bán xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

Kinh doanh với nước ngoài:

Xuất khẩu thiếc và antimony sang thị trường như Malaixia, Nhật Bản…

1.5 Tổ chức nhân sự của công ty

Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB là sự kết hợp giữa quản lý theo chức năng về thương mại; quản lý tập trung về tài chính, vốn và quản lý tập trung theo chế độ giám đốc ủy quyền trong một số lĩnh vực cho phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc Cấu trúc của Công ty được xây dựng theo định hướng kinh doanh thương mại, tạo sự năng động và tính cạnh tranh về tính hiệu quả ngay trong nội bộ Công ty, Ban Giám đốc trực tiếp tham gia vào quy trình tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh.

Trang 7

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phương thức hoạt động của mình, Công ty đã xây dựng Bộ máy tổ chức như sau:

Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty và chi nhánh là rất gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được tính tập trung, thống nhất, có tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và nhất quán giữa các phòng ban,giữa công ty và chi nhánh của mình ở Hưng Yên.

* Nhiệm vụ của các phòng ban chính của Công ty:

Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: tổ chức hành chính nhân sự và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công

Trang 8

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh XNK, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cộng tác quan hệ với khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công

Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: tài chính kế toán và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công

1.6 Các nhà máy của Công ty

Giai đoạn đầu mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt song Công ty đã lập mục tiêu xây dựng thành công 2 dự án đầu tư xây dựng nhà máy về luyện thiếc và nhà máy điện phân Sau đây là một số nét chính về 2 nhà máy nói trên:

* Nhà máy luyện thiếc tại nước Cộng hòa DCND Lào- Công ty LD VTS-VQB

Địa điểm Nhà máy luyện thiếc đặt tại bản Hin Khăn, huyện Hin Bun, tỉnh Khăm Muộn trên diện tích 840m2 Đầu năm 2007 đã chính thức đi vào hoạt động và cho ra những mẻ thiếc đầu tiên.

Tổng mức đầu tư: 850 000 USD

Nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định từ tháng 5 năm 2007 Toàn bộ sản phẩm thiếc thỏi 99,75% Sn được sản xuất ra đã nhập về Việt Nam tại nhà máy điện phân thiếc 99,95 % Sn ở tỉnh Hưng Yên để chế biến thành thiếc thành phẩm 99,99% Sn.

* Nhà máy điện phân thiếc 99,95% tại tỉnh Hưng Yên

Vị trí nhà máy tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Tổng mức đầu tư: 646 000 USD

Trang 9

Mục tiêu: Tinh luyện thiếc đạt tiêu chuẩn 99,95% trở lên 99,99% Sn cung cấp cho thị trường Nhật Bản và thị trường Anh.

1.7 Môi trường kinh doanh

1.7.1 Thị trường

Đối với mỗi công ty kinh doanh thì thị trường luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu Trong suốt quá trình ra đời và phát triển Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và hướng tới những thị trường mới Hiện nay công ty đang có quan hệ

làm ăn kinh doanh với các đối tác Malayxia, Nhật Bản… Việc tìm kiếm khách

hàng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp, tạo uy tín vá niềm tin với các khách hàng của mình luôn được Công ty chú trọng thực hiện và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản là Thiếc thỏi và Atimony thỏi những khách hàng của Công ty là những nhà nhập khẩu trực tiếp hoặc cũng có thể là những công ty nhập khẩu uỷ thác cho các công ty khác.

Một số công ty khách hàng thường xuyên của công ty hiện nay: Thị trường Malaysia: Marjuko Enterprise

Thị trường Nhật: Tetsusho Kayaba

Thị trường Anh: Charler Swindon ESQ Trading

Thị trường Trung Quốc: NingBo ChengXiang Powder CO.,LTD.

1.7.2 Đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực hiện nay chi nhánh đang hoạt động kinh doanh,ngày càng có nhiều các công ty tham gia hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Các công ty này sẽ cạnh tranh với Công ty trong việc thu mua các sản phẩm khoáng sản như: thiếc, atimony để xuất khẩu.

Trang 10

1.7.3 Các nhà cung cấp

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất khẩu khoáng sản (thiếc thỏi và atimony thỏi) Với tư cách là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại Công ty phải hết sức quan tâm tới các nhà cung cấp của mình vì hiện nay ngày càng có nhiều các công ty tham gia vào hoạt đông thu nua khoáng sản để xuất khẩu Do vậy việc tạo dựng mối quân hệ tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau giữa Công ty và các nhà cung cấp là hết sức quan trọng Các nhà cung cấp chính là người cung cấp nguồn hàng hoá để cho Công ty có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu Hiện nay Công ty có những nhà cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và các dịch vụ khác như:

Công ty TNHH Nguyễn Thắng Hưng Yên Công ty CP khai khoáng miền núi

Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng Công ty TNHH 1 TV kim loại màu Nghệ Tĩnh

Công ty CP cơ khí và khai thác khoáng sản Hà Giang

Trang 11

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ

năm 2006 đến nay

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

Công ty chính thức có kì hạch toán đầu tiên kể từ ngày 01/01/2006 Do đặc tính kinh doanh thuần tuý về thương mại, thị trường của Công ty rất cạnh tranh về giá và thông tin tương đối hoàn hảo, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là khá tốt Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, thời gian luân chuyển hàng hoá và thời gian thanh toán lâu theo thông lệ quốc tế nên hệ số quay vòng vốn chưa cao, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chi nhánh khá cao Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2006,2007,2008 được đánh giá là khả quan (Xem Bảng 2.1)

Trang 12

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB)

Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm là tương đối tốt và ổn định Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rông hoạt động kinh doanh của Công ty Việc đạt được doanh thu cao đồng nghĩa với việc Công ty có điều kiện giảm tỷ lệ chi phí cố định và tăng tỷ suất lợi nhuận.

Với tổng doanh thu năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 31167, 33919, 37294 (triệu đồng) điều này phản ánh đúng nỗ lực của chi nhánh trong việc tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản Đây là mặt hàng kinh doanh chủ lực của chi

- Thuế TTĐB, Thuế XK, GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp

Trang 13

nhánh hiện tại và trong thời gian tới Phần doanh thu còn lại là doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong nước Với phương châm là bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã thực hiện công việc kinh doanh với nỗ lực lớn và kết quả kinh doanh cũng như tình hình vốn qua các năm đã chứng minh điều đó (Xem Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời

ĐVT: %

1 Tỷ suất lợi nhuận

2 Tỷ suất lợi nhuận sau

3 Tỷ suất lợi nhuận sau

(Nguồn:B/C TC của Công ty cổ phần tập đoàn Khoáng sản và thương mại VQB)

Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm là khả quan Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu của công ty là khá cao, ổn định và có mức tăng trưởng đều theo các năm Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.

Tỷ suất lợi nhận sau thuế của Công ty liên tục tăng trưởng với mức cao và ổn định trong các năm 2006, 2007, 2008 Thêm vào đó tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu của chi nhánh là khá cao tới 5,22% năm 2008 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao, phản ánh sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w