Vì có sự thiếu kẽm ở bệnh nhân vẩy nến nên có thể dùng chất kẽm để điều trị bệnh này... Tác giả Aliaga điều trị vẩy nến bằng thuốc bôi Zinc Pyrithione 0,2% và Methyl Ethyl Sulfate 0,1% đ
Trang 1NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG
CHƯA BIẾN CHỨNG
Phần 2
Hình ảnh giải phẫu bệnh
Trước điều trị
Lớp thượng bì: Tất cả đều có hiện tượng tăng sừng từ nhẹ, vừa, đến nặng Tăng sừng loại trực sừng (orthokeratose) nhiều hơn á sừng (parakeratose)
Tất cả đều có tăng gai từ yếu, vừa đến mạnh ở lớp Malpighi tạo ra các mào thượng bì lấn sâu vào mô bì nông như hình ngón tay 52 trường hợp (40%) tạo ra các đám rối Hiện tượng xốp bào (Spongiosiforme) hiện diện
53 trường hợp (40,76%)
Vi áp xe Munro: có 53 trường hợp hiện diện (40,76%)
Trang 2Trong mô bì: Hầu hết đều có thâm nhiễm viêm ở mô bì nông từ ít đến nhiều Một số ít trường hợp có thoái bào, tăng sản mô sợi, tăng sinh mao mạch nhú bì
Hầu hết đều có hiện tượng viêm mạch (vascularite) từ yếu, vừa đến mạnh
Những thay đổi của hình ảnh giải phẫu bệnh
Từ lúc bắt đầu điều trị đến khi khỏi bệnh: hình ảnh giải phẫu bệnh có những thay đổi:
- Đầu tiên là hiện tượng mất đi các vi áp xe Munro
- Sau đó là hiện tượng tăng sừng từ mạnh sẽ chuyển thành tăng sừng vừa; bệnh tiến triển tốt hơn sẽ còn rất nhẹ Không thấy tăng sừng loại á sừng
mà chỉ còn loại trực sừng
- Hiện tượng xốp bào (Spongiosiforme) giảm nhiều cho đến mất hẳn
- Hiện tượng tăng gai từ mạnh giảm đến vừa rồi nhẹ và rất nhẹ chỉ còn rất ít trường hợp có mào thượng bì nhưng chỉ hơi lấn vào mô bì nông cho nên không thấy được hình các ngón tay
- Không còn tạo ra các đám rối và cũng không có phù trên nhú bì
Trang 3- Ở mô bì thâm nhiễm viêm càng giảm và các thoái bào cũng không còn hiện diện hoặc rất ít
- Tăng sản mô sợi và mô liên kết cũng giảm dần rồi mất đi
- Hiện tượng viêm mạch (Vascularite) không còn mạnh mà giảm còn vừa và nhẹ cho đến mất hẳn
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Về lý do sử dụng kẽm trong điều trị vẩy nến
Bảng 6 cho thấy 65,33% bệnh nhân vẩy nến có trị số kẽm huyết thanh dưới 0,8 mg/dL
Theo GS Đồ Đình Hồ(4), trị số bình thường của kẽm trong huyết thanh
từ 1,1 đến 1,3 mg/dL
Theo GS Nguyễn Văn Út, trong bệnh vẩy nến là có sự thiếu kẽm(8) Tác giả Dréno B cũng nêu lên tình trạng thiếu kẽm trong một số bệnh da trong đó có vẩy nến(2)
Vì có sự thiếu kẽm ở bệnh nhân vẩy nến nên có thể dùng chất kẽm để điều trị bệnh này
Trang 4Hiệu quả điều trị
Đối với Zinc
Tổng số khá, tốt, lành mạnh chiếm 75/88 ca = 85,22% so với kết quả năm 1981 của Gs Nguyễn Văn Út, Bs Nguyễn Tất Thắng, Bs Hoàng Khải Nguyên là 5/6 trường hợp (83,33%)(8) cũng gần giống kết quả trong nghiên cứu này Tuy nhiên vì số ca nhỏ (6 ca) nên kết luận lúc đó chưa được chính xác
Tác giả Aliaga điều trị vẩy nến bằng thuốc bôi Zinc Pyrithione 0,2%
và Methyl Ethyl Sulfate 0,1% đã đạt kết quả 77,6% trên 76 bệnh nhân ở bệnh viện General Valencia(1)
Đối với lô chứng
Tổng số khá, tốt, lành mạnh chiếm 43/87 ca = 49,42%
So sánh kết quả điều trị của Zinc với lô chứng thì điều trị bằng Zinc
có hiệu quả hơn Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001 (Bảng 3)
Về thời gian điều trị
Đối với Zinc thuốc bắt đầu có tác dụng trong 1 – 2 tuần đầu điều trị Riêng về lô chứng thời gian có chậm hơn
Trang 5Thời gian trung bình để thấy thuốc có tác dụng tốt ở nhóm Zinc (6 tuần) nhanh hơn so với nhóm chứng (4 tháng)
Thời gian tối thiểu để thấy lành mạnh ở nhóm Zinc là 10 tuần so với nhóm chứng 6 tháng
Trong bệnh vẩy nến có sự tái phát nên cần phải điều trị duy trì từ 3 tháng trở lên
Sự khác biệt về thời gian giữa các lô có ý nghĩa thống kê (P < 0,001) (bảng 2)
So sánh mức độ giảm bệnh
Ở biểu đồ 1 cho thấy số bệnh nhân điều trị bằng Zinc đạt kết quả tốt, khá, lành mạnh là 85,22% Trường hợp trung bình là 8 ca (9,09%), kém là 5
ca (5,68%), còn ở nhóm chứng kết quả tốt, khá, lành mạnh là 43 (49,42%), trung bình 23 (26,43%) và kém 21 (24,13%)
Như vậy là điều trị bằng Zinc đạt kết quả tốt cao hơn so với nhóm chứng Ngược lại ở nhóm chứng tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả trung bình và kém cao hơn so với nhóm Zinc Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001
Trang 6Tác dụng của thuốc
Điều trị bằng Zinc qua đường uống rất đơn giản, trong phần lớn trường hợp không cần kèm thuốc bôi, bệnh nhân đáp ứng trong tuần đầu hay tuần thứ nhì của điều trị
Hồng ban bớt đỏ, vẩy giảm, không còn ngứa Khi lành để lại vết tích hơi trắng hơn da thường Với thời gian vết trắng này phục hồi lại như màu
da thường
Yếu tố thần kinh tâm lý được ổn định, bệnh nhân bớt căng thẳng lo nghĩ Tóc ngưng rụng trong một số trường hợp có rụng tóc Tổng trạng tốt,
ăn ngủ tốt
Đối với móng vẩy nến: Thuốc cũng có tác dụng thuận lợi nhưng chậm hơn và ít rõ rệt hơn những ca thông thường
Cơ chế tác dụng
Hiện nay chưa có tài liệu nói về cơ chế tác dụng của Zinc trên bệnh vẩy nến, tuy nhiên dựa trên những kết quả đã nghiên cứu trong các tài liệu đã dẫn chứng, có thể đề xuất cơ chế tác dụng sau:
Trang 7- Kẽm đóng vai trò một đồng xúc tác, tác động đến hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể can dự vào hoạt tính của từ 200 – 700 enzyme(2,6,7)
- Kẽm có vai trò điều hòa chuyển hóa lipid và ngăn ngừa sự hóa mỡ gan(6,7)
- Kẽm cần thiết cho sự biệt hóa tế bào và gia tăng ổn định màng Thiếu kẽm quá trình tổng hợp DNA và quá trình sao chép trong tế bào bị suy yếu(2,7)
- Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu tới tốc độ hấp thu các acid amin Kẽm cần thiết cho tổng hợp tryptophane
- Kẽm có vai trò ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường; các
tế bào mà ADN của chúng bị hư hỏng bởi những gốc tự do và sự ô nhiễm Kẽm có vai trò chống oxy hóa(5)
* Kẽm tạo thuận lợi cho sự biệt hóa tế bào sừng và tham gia vào trong lớp bì bằng cách kích thích sự tăng sinh của các Fibroblast và làm gia tăng
sự tạo ra chất keo (collagène) và các sợi đàn hồi nhất là thực hiện các hoạt động enzym ở mức độ lysyl oxidase(2)
Trang 8- Một tác động ức chế vài gắn kết của tế bào sừng được biểu hiện bởi thượng bì từ tổn thương viêm của da được biết Intercellular adhesion molecule 1(2,6)
- Kẽm có vai trò trong hệ miễn dịch – nó kích thích sự phát triển và biệt hóa Limpho bào (trong vẩy nến thì có tăng TCD8, TCD3 và TCD4 tăng nhẹ – Đặng Văn Em)(3), kẽm đẩy mạnh sự xuất tiết các Cytokin (nhất là interleukin 2) để đáp ứng lại các kích thích kháng nguyên(6,7)
- Kẽm có thể tác dụng lên nhiều trục Hormone quan trọng bằng cách tác động vào các quá trình tổng hợp, nội tiết, hoạt tính hoặc giai đoạn gắn kết của hormone với các thụ thể ở tế bào đích(7)
- Tính đa năng của kẽm trong hệ thống sinh học: protein gắn kết với kẽm mà nó ghép vào DNA còn gọi là protein “ngón tay kẽm” (Zinc finger)
Mô thức của các protein ngón tay kẽm này có một vai trò rộng khắp cho sự điều hòa của kẽm đối với sự tương tác của các gien Protein ngón tay kẽm là yếu tố phiên mã trong nhân tế bào(6,7)
- Kẽm là điểm mấu chốt cho sự phát triển và thực hiện các chức năng của tế bào Limpho T và B có vai trò trong điều hoà miễn dịch của cơ thể(2,7)
Trang 9- Kẽm điều hòa sự tổng hợp Interferon, Interleukin 1 và 6, TNF a và các thụ thể Interleukin 2
Như vậy kẽm có vai trò điều hoà miễn dịch, điều hòa tương tác gien
và điều hòa sự sinh sản, biệt hóa tế bào trong bệnh vẩy nến
Tác dụng phu
Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận ngoại trừ 3 trường hợp kêu nhức đầu thoáng qua sau đó tự hết mà không cần điều trị gì
Về giải phẫu bệnh lý
Đối với những trường hợp được làm giải phẫu bệnh lý sau điều trị cho thấy ở lô Zinc có 54/64 ca ổn định (84,37%) và 10/64 ca chưa ổn định (15,62%) Ở lô chứng có 25/56 ca ổn định (44,64%) và 31/56 ca chưa ổn định (55,35%) Như thế về mặt giải phẫu bệnh lý cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ổn định sau điều trị ở lô Zinc cao hơn lô chứng Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01
Trang 10Về sự tái phát
Có những trường hợp tái phát sau ngừng điều trị Tuy nhiên tiêu chuẩn để đánh giá tái phát là rất khó, hơn nữa không đủ thời gian để theo dõi Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm
Lý do tái phát bệnh rất phức tạp và có thể do các yếu tố(8)
- Thời gian điều trị không đủ, không có trị liệu củng cố
- Nguyên do chủ yếu là hệ thống thần kinh trung ương bất ổn do lo nghĩ nhiều, mặc cảm bệnh tật (giống cùi, phong)
- Uống rượu, hút thuốc lá
- Dùng thức ăn mỡ đường nhiều, mặn và không tươi
- Làm việc mệt nhọc quá sức
- Lo học thi
- Việc không may: nhà cháy, tang tóc, ly dị, tòa án
- Bệnh gian phát: cảm cúm, ho, sưng phổi, nhiễm trùng
- Tiêm chủng
Trang 11Do đó việc theo dõi bệnh nhân đang điều trị và sau khi lành mạnh rất cần thiết để có hướng điều trị tốt, củng cố kết quả tốt đã đạt được hay cần thiết, kịp thời khi tái phát
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 88 trường hợp vẩy nến điều trị bằng Zinc và 87 trường hợp vẩy nến điều trị bằng Pommade Salicyleé 5% và Vitamin C, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Chỉ định Zinc trong vẩy nến dựa trên cơ sở khoa học: Đa số bệnh nhân thiếu chất kẽm trong máu
- Kết quả nghiên cứu:
1/ Biểu hiện da khá, tốt, lành mạnh đối với Zinc 75/88 ca (85,22%) Biểu hiện da khá,tốt,lành mạnh đối với lô chứng 43/87 ca (49,42%) (P < 0,001)
2/ Tổn thương móng cũng tốt hơn so với lô chứng Như thế tác dụng của Zinc tốt hơn so với lô chứng
3/ Thời gian trị liệu cho tới lành mạnh 2 tháng rưỡi, nhanh hơn so với
lô chứng (P < 0,001)
Trang 124/ Cơ sở khoa học giải thích chứng minh sự lựa chọn của Zinc là hợp lý:
+ Kiểm tra máu của bệnh nhân trị liệu với Zinc cho thấy Zinc trở lại bình thường trong đa số bệnh nhân
+ Giải phẫu bệnh: Qua trị liệu áp xe Munro không còn nữa, cũng như viêm mạch
5/ Tác dụng phu
Chỉ có một số bệnh nhân hơi nặng, nhức đầu trong vài ngày rồi tự nhiên hết không điều trị gì khác
Như thế dùng chất kẽm (Zinc) để điều trị vẩy nến thật có lợi cho bệnh nhân vì kết quả tốt, dựa trên cơ sở khoa học Không có tác dụng phụ đáng kể, phù hợp với khả năng tài chánh của bệnh nhân
Ngoài ra, tâm lý trị liệu, sự cộng tác tích cực nghiêm túc của bệnh nhân,
cữ hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống cũng không kém phần quan trọng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ALIAGA A (1982), “Psoriasis: Clinical Trial of an
aerosol for topical use formulated with Zinc Pyrithione at 0,2% and
Trang 13Sodium Methyl Ethyl Sulfate at 0,1% “, Hospital General Valencia, 12 8
82 pp 1- 7
2 DRÉNO B (1997) “Le Zinc: Un oligo d’avenir!” Les
Nouvelles Dermatologiques 16 (10) pp 422 – 423
3 ĐặNG VĂN EM (2000) Nghiên cứu một số yếu tố khởi động, cơ địa và một số thay đổi miễn dịch trong bệnh vẩy nến thông thường Luận án Tiến sĩ Y học Trường đại học Y Hà Nội, trang 1 – 126
4 Đỗ ĐÌNH Hồ (1998) “Kẽm” Sổ tay Xét nghiệm Hóa Sinh
lâm sàng Nhà xuất bản Y Học, trang 76
5 LEPAGNOL F, MANCIET JR (1998) “Le Zinc –
Photoprotection et radicaux libres”, Réalités thérapeutique en Dermato –
Vénérologie, No 79 Juin, pp 26
6 NELDER KH (1999) “Acrodermatitis Enteropathica and
other Zinc- Deficiency Disorders” Dermatology in General Medicine,
Fitzpatrick Fifth Edition pp 1738 – 1743
Trang 147 NGUYễN THANH DANH (2002), Vai trò của yếu tố vi
lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y
học, Trường Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, trang 1 – 30
8 NGUYễN VĂN ÚT, NGUYễN TấT THắNG, HOÀNG KHảI NGUYÊN (1981) “Thử dùng chất kẽm (phenol sulfite de Zinc) để
điều trị bệnh vẩy nến” Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học của
Ngành Da liễu Việt Nam, kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Viện Da Liễu Việt Nam Hà Nội, tháng 2, 1987, trang 127
9 NGUYễN VĂN ÚT, NGUYễN THANH MINH (1999)
“Bệnh vẩy nến” Bệnh Da liễu, trường Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí
Minh, tr 280 – 289
10 NGUYễN XUÂN HIềN, NGUYễN CảNH CầU,
TRƯƠNG MộC LợI (1992) Bệnh vẩy nến, Nhà xuất bản Y Học chi
nhánh Tp Hồ Chí Minh, tr 5 – 133