1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx

20 479 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 837,88 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG Phần 1 TÓM TẮT Ap dụng chất kẽm Zinc trong điều trị bệnh vẩy nến thông thường chưa biến chứng.. Khảo sát 88 trường hợp vẩy nến đi

Trang 1

NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG

CHƯA BIẾN CHỨNG

Phần 1

TÓM TẮT

Ap dụng chất kẽm (Zinc) trong điều trị bệnh vẩy nến thông thường chưa biến chứng Khảo sát 88 trường hợp vẩy nến điều trị bằng kẽm so sánh với nhóm chứng 87 trường hợp điều trị bằng Pommade Salicyleé 5%, Vitamin C Hai nhóm tương đồng về tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng Hai nhóm được theo dõi và hướng dẫn như nhau về chế độ ăn uống, tránh lo nghĩ Kết quả cho thấy tác dụng của kẽm trong bệnh vẩy nến tốt hơn so với nhóm chứng (P < 0,001), thời gian trị liệu nhanh hơn Sau trị liệu hàm lượng kẽm trong huyết thanh trở về bình thường trong đa số trường hợp Tác dụng phụ của thuốc rất ít

Dùng Zinc để điều trị vẩy nến thật tốt cho bệnh nhân vì dựa trên cơ sở khoa học và giá thành không mắc, rất phù hợp khả năng tài chánh của bệnh nhân Đề tài này cần được nghiên cứu thêm

Trang 2

SUMMARY

UNCOMPLICATED

PSORIASIS TREATED BY ZINC

Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 6 - No 3 - 2002:

141 - 148

* Bộ môn Da Liễu - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Application of Zinc in ordinary uncomplicated psoriatic treatment

Examining 88 psoriatic patients treated by Zinc in comparison with 87

psoriatic patients treated by salicylic acid 5% ointment, Vitamin C Both

groups have been similar in age, sex, clinical symptoms Both groups have

been monitored, guided with the same regimen, prevented from stress The

results have shown that Zinc has effected to treat psoriasis better than the

control group (P < 0.001) The time has been faster than that of the control

group After treatment, the Zinc serum concentration has returned normally

in most cases Its side effects have been rare

Trang 3

Using Zinc in Psoriatic treatment has been very good for patients because it is founded on scientific basis and the cost is not expensive, suitable for the patients’ financial ability So it needs further research

ĐẶT VẤN ĐE

Bệnh vẩy nến là một bệnh da mãn tính thường gặp, chiếm tỷ lệ 1,5-2% dân số thế giới Căn sinh bệnh học nhiều phức tạp, nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng vẫn chưa có một giả thuyết nào được chấp nhận hoàn toàn Đa số tác giả cho rằng bệnh vẩy nến là bệnh có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn(3,9)

Các thuốc điều trị hiện nay có rất nhiều loại, thường là đắt tiền và nhiều tác dụng phụ độc hại như Cyclosporin, Rétinoid, Methotrexat (3,9,10)

Theo y văn, trong bệnh vẩy nến trị số kẽm trong huyết thanh giảm(2)

Do đó có thể dùng Zinc (kẽm) để điều trị vẩy nến

Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điều trị vẩy nến bằng chất kẽm Đây là một loại thuốc rẻ, ít tác dụng phụ có thể phù hợp cho hoàn cảnh của những bệnh nhân có thu nhập thấp

Mục tiêu nghiên cứu

Trang 4

1 Khảo sát hiệu quả điều trị của Zinc trên bệnh vẩy nến thông thường chưa biến chứng

2 So sánh hiệu quả của phương pháp điều trị vẩy nến bằng Zinc và phương pháp điều trị bằng Pommade Salicyleé 5% kết hợp với Vitamin C

3 Khảo sát tác dụng phụ của Zinc trong quá trình điều trị

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng

Tiêu chuẩn chọn lựa

Các bệnh nhân vẩy nến đến khám bệnh và theo dõi điều trị tại phòng khám bệnh viện Da Liễu Tp Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 1998 đến tháng

4 năm 2001 chỉ số PASI từ 4 đến 23

Tuổi từ 16 trở lên

Thể bệnh được chọn: Vẩy nến thông thường chưa có biến chứng

Tiêu chuẩn loại trừ

- Các bệnh nhân vẩy nến thể nặng, có biến chứng nặng, đỏ da toàn thân

Trang 5

- Bệnh nhân điều trị vẩy nến bằng thuốc khác (uống, chích) trong vòng 2 tháng hoặc bôi trong vòng 1 tháng

- Bệnh nhân có thai, cho con bú

- Bệnh nhân bị bệnh nội khoa nặng (tim, gan, phổi, thận, nhiễm HIV )

- Bệnh nhân không thể theo dõi thường xuyên

Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp thực nghiệm lâm sàng có đối chứng Bệnh nhân được chia thành hai lô ngẫu nhiên:

Lô nghiên cứu: 88 bệnh nhân

Điều trị bằng Zinc: 100mg/ ngày trong 1 – 2 tuần đầu Sau đó 15 – 50mg/ngày

Lô chứng: 87 ca điều trị bằng phương pháp thông thường, uống Vitamin C, kết hợp Pommade Salicylée 5% bôi

Các bệnh nhân được làm bệnh án tỉ mỉ, ghi lại địa chỉ, số điện thoại để mời gọi khi cần thiết

Trang 6

- Bệnh nhân được khám lâm sàng, chẩn đoán vẩy nến trên lâm sàng, phương pháp cạo Brocq (+) Giải phẫu bệnh chỉ làm được nếu có sự đồng ý của bệnh nhân

- Đánh giá mức độ tổn thương bằng chỉ số PASI

- Hai lô tương đồng về tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng Hai lô được theo dõi và hướng dẫn như nhau về chế độ ăn uống, cữ rượu, thuốc lá, tránh lo nghĩ

Các xét nghiệm

- Công thức máu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

- Thử nghiệm Zinc, huyết thanh

Thực hiện tại Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí Nghiệm TP.HCM (được chứng nhận ISO 9002 bởi AFAQ) bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp AAS-V sử dụng máy hấp thu nguyên tử AAS (Atomic Absorption Spectrometre)

- Phương pháp ICP-V sử dụng máy phát xạ nguyên tử Plasma ICP (Inductively Coupled Plasma)

Trang 7

- Giải phẫu bệnh lý: được làm trước khi điều trị và sau khi điều trị có kết quả

Đánh giá kết quả dựa trên chỉ số PASI (Psoriasis Area Severity Index)

- Lành mạnh : 95 – 100%

- Tốt : 80 – 94%

- Khá : 60 – 79%

- Trung bình : 40 – 59%

- Kém : < 40%

Phân tích số liệu bằng thống kê y học, thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tuổi và phái

Từ tháng 10/1998 đến tháng 4/2001 có 88 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Tp Hồ Chí Minh được chọn vào lô nghiên cứu và 87 bệnh nhân được chọn vào lô chứng

Trang 8

Nam: 114 (65,14%)

Nữ : 61 (34,85%)

Bảng 1: Tuổi của các bệnh nhân và tỉ le

LÔ ZINC LÔ CHỨNG

TUỔI Số

bệnh nhân

Ti le Số

bệnh nhân

Tỉ le

So sánh tuổi phái

16 –

19

> 0,05

20 –

29

> 0,05

30 –

39

> 0,05

Trang 9

40 –

49

> 0,05

50 –

59

> 0,05

60 –

69

> 0,05

> 0,05

Tổng

cộng

Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất: 20 – 29 và 30 – 39 tuổi (66,85%)

Thời gian điều trị

Bảng 2: Thời gian điều trị của 2 lô bệnh nhân

Trang 10

Thời gian

Lô Zinc = 88

Lô chứng n =

87

1 – 2 tháng

18 ca (20,45%)

2 – 4 tháng

43 ca (48,86%)

3 ca (3,44%)

4 – 6 tháng

19 ca (21,59%)

21 ca (24,13%)

6 – 8 tháng

8 ca (9,09%)

24 ca (27,58%)

8 – 12 tháng

(44,82%)

* Đánh giá thời gian:

Trang 11

Trong vòng 1 đến 2 tuần đầu tiên, ở lô Zinc thấy được thuốc bắt đầu

có tác dụng: vẩy bớt dầy, hồng ban bắt đầu lợt dần Ở lô chứng thì chậm hơn phải 3 đến 4 tuần mới thấy vẩy mỏng đi

Thời gian trung bình để thấy thuốc có tác dụng tốt

- Đối với Zinc : 6 tuần

- Đối với nhóm chứng : 4 tháng

Thời gian tối thiểu để thấy lành mạnh:

- Đối với Zinc : 2 tháng rưỡi

- Đối với nhóm chứng : 6 tháng

Nhưng cần kéo dài thêm 3 tháng (duy trì) để tránh tái phát Sự khác biệt về thời gian giữa 2 lô có ý nghĩa thống kê P < 0,001

Trang 12

Hiệu quả điều trị

Về da

Bảng 3: Hiệu quả điều trị trên tổn thương da

Tổn

thương da

Lô Zinc = 88

Lô chứng n =

87

Lành

mạnh

28 (31,81%)

7 (8,04%)

(43,18%)

16 (18,39%)

(10,22%)

20 (22,98%)

Trung

bình

8 (9,09%)

23 (26,43%)

Trang 13

Kém 5

(5,68%)

21 (24,13%)

Tổng số (khá + tốt + lành mạnh) cho thấy tỷ lệ giảm bệnh của lô Zinc cao hơn lô chứng P < 0,001

Móng

Có 53 ca hư móng từ 1 đến 10 móng và từ bàn tay đến bàn chân (30,28%)

Trang 14

Bảng 4: Hiệu quả điều trị trên tổn thương móng

Tổn

thương da

Lô Zinc n = 28

Lô chứng n =

25

Lành

mạnh

7 (25%)

(39,28%)

4 (16%)

(17,85%)

5 (20%)

Trung

bình

4 (14,28%)

8 (32%)

(3,57%)

8 (32%)

Trang 15

Tổn thương móng cũng giảm nhiều qua hai phương pháp điều trị

Tỷ lệ từ khá đến tốt là 23 ca (82,14%) ở lô DDS

Tỷ lệ từ khá đến tốt là 9 ca (36%) ở lô chứng

Sự khác biệt có ý nghĩa, P < 0,01

Mặt móng dần dần mất các chỗ lõm, đều hơn, láng hơn

Hóa sừng dưới móng ít hơn

Móng ít đội bờ tự do và màu lợt đi

Tóc

17 ca rụng tóc có cải thiện Trong lô điều trị Zinc tóc ngưng rụng rõ

và trong lô chứng tóc rụng cải thiện ít

Mức độ giảm bệnh của hai phương pháp

Trang 16

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giảm bệnh của hai phương pháp

Thử nghiệm Zinc

75 trường hợp được xét nghiệm Zinc trước khi điều trị Kết quả như sau:

Trang 17

Bảng 6: Kẽm huyết thanh trên 75 bệnh nhân vẩy nến

Zinc / huyết thanh

Số trường hợp

Tỷ le

0,4 – 0,5 mg/dL

> 0,5 – 0,6 mg/dL

> 0,6 – 0,7 mg/dL

> 0,7 – 0,8 mg/dL

> 0,8 – 0,9 mg/dL

Trang 18

Zinc / huyết thanh

Số trường hợp

Tỷ le

> 0,9 – 1,0 mg/dL

> 10 – 1,1 mg/dL

> 1,1 – 1,3 mg/dL

> 1,3 mg/dL

Theo GS Đỗ Đình Hồ, trị số bình thường kẽm trong huyết thanh từ 1,1 đến 1,3 mg/dL(4)

Bảng trên cho thấy 65,33% bệnh nhân có trị số kẽm huyết thanh dưới 0,8 mg/dL

Trang 19

Sau điều trị

Sau thời gian bổ sung kẽm 2 – 5 tháng

51 ca có hàm lượng kẽm trở về bình thường (68%)

14 ca hàm lượng kẽm đã tăng lên nhưng chưa đạt mức bình thường (18,66%)

10 ca hàm lượng kẽm tăng tương đối ít (13,33%) Cần bổ sung thêm kẽm

Giải phẫu bệnh

Trước điều trị làm được 125 trường hợp, hầu hết đều phù hợp với chẩn đoán lâm sàng (99,2%)

Lô Zinc

65 trường hợp được làm giải phẫu bệnh lý trước điều trị

Sau điều trị kiểm tra 64 ca với kết quả 54 ca ổn định (84,37%) và 10

ca chưa ổn định (15,62%)

Lô chứng

Trang 20

60 trường hợp được làm giải phẫu bệnh lý trước điều trị

Sau điều trị kiểm tra được 56 ca với 25 ca ổn định (44,64%) và 31 ca chưa ổn định (55,35%)

Sự khác biệt về giải phẫu bệnh lý sau điều trị giữa 2 lô có ý nghĩa thống kê P < 0,01

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tuổi của các bệnh nhân và tỉ le - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng 1 Tuổi của các bệnh nhân và tỉ le (Trang 8)
Bảng 2: Thời gian điều trị của 2 lô bệnh nhân - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng 2 Thời gian điều trị của 2 lô bệnh nhân (Trang 9)
Bảng 3: Hiệu quả điều trị trên tổn thương da - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng 3 Hiệu quả điều trị trên tổn thương da (Trang 12)
Bảng 4: Hiệu quả điều trị trên tổn thương móng - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng 4 Hiệu quả điều trị trên tổn thương móng (Trang 14)
Bảng 6: Kẽm huyết thanh trên 75 bệnh nhân vẩy nến - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng 6 Kẽm huyết thanh trên 75 bệnh nhân vẩy nến (Trang 17)
Bảng trên cho thấy 65,33% bệnh nhân có trị số kẽm huyết thanh dưới  0,8 mg/dL. - NGHIÊN CỨU BỆNH VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG CHƯA BIẾN CHỨNG - Phần 1 docx
Bảng tr ên cho thấy 65,33% bệnh nhân có trị số kẽm huyết thanh dưới 0,8 mg/dL (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w