Một số kinh nghiệm từ mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt năm 2007 tại các tỉnh phía Nam Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện mô hình Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt tại 3683 hộ thuộc 49 huyện của 12 tỉnh thành các tỉnh phía Nam đó là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,Trà Vinh và Đắklắk. Tính đến hết năm 2007, đã có 5488 bò cái địa phương được phối giống có chửa, đạt 72,8% kế hoạch. Tỷ lệ thụ tinh có chửa ở bò cái khi sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) đạt 84,6%, cao hơn 9,6% so với yêu cầu. Đối với phương pháp nhảy trực tiếp, tỷ lệ này đạt 90%, cao hơn 5% so với yêu cầu. Đặc biệt là trong phương pháp cải tạo đàn bò thì việc sử dụng TTNT, phương pháp có nhiều ưu việt và thúc đẩy nhanh tiến trình cải tạo đàn bò thịt chiếm tới 82% số bò đã mang thai. Số bò có thai do nhảy trực tiếp chỉ chiếm 18%. Điều này cho thấy các địa phương và người dân đã nhận thấy vai trò quan trọng của TTNT trong việc cải tạo đàn bò thịt. Tinh bò TTNT sử dụng chủ yếu đó là Bò Brahman, Limousin, Sind, Laisind. Bò đực giống nhảy trực tiếp chủ yếu là nhóm bò Zebu, một số tỉnh sử dụng cả bò đực giống Brahman, Droughtmastaster, Sind X Brahman. Hiệu quả bước đầu từ mô hình cho thấy nếu so sánh 2 bò con 01 năm tuổi, bò được sinh ra từ TTNT đạt 100-110 kg, với giá bán (năm 2006) khoảng 4 triệu đồng so với bò sinh ra từ bò đực địa phương (không tham gia mô hình) có trọng lượng 70-80kg, giá bán khoảng 3 triệu đồng. Sự chênh lệch là 1 triệu đồng, chưa kể bò sinh ra từ TTNT dễ bán hơn do nhiều thịt hơn bò địa phương. Nếu tính tổng số bò con được sinh ra từ những mô hình này thì hiệu quả kinh tế mang lại cho bà con nông dân là rất lớn. Ngoài ra những mô hình này còn mang lại hiệu quả về xã hội, môi trường. Nhằm góp phần nhân rộng mô hình, hệ thống khuyến nông đã tiến hành tập huấn cho 4.565 người, tổ chức tham quan mô hình cho hàng ngàn nông dân. Các nội dung tập huấn thiết thực cho bà con nông dân như giới thiệu các giống bò thịt năng xuất cao cũng như kỹ thuật chọn giống bò cái, bò đực; dinh dưỡng và thức ăn cho bò cùng các giống cỏ mới và kỹ thuật chăm sóc; hướng dẫn việc sử dụng, bảo quản, chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y; các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị bệnh cho bò. Để làm tốt hơn nữa việc thực hiện mô hình này trong các năm tới, một số kinh nghiệm từ kết quả trên phải kể đến, đó là: - Cần đào tạo, tổ chức hệ thống dẫn tinh viên thật tốt phục vụ cho công tác TTNT. Thực tế cho thấy ở địa bàn nào có dẫn tinh viên có tay nghề cao thì việc gieo tinh nhân tạo cải tạo cho đàn bò thực hiện rất tốt; - Cán bộ khuyến nông cần tập huấn, bám sát mô hình, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, bò sinh sản cũng như biện pháp phòng trị bệnh cho hộ thực hiện mô hình , đặc biệt là bệnh lở mồm long móng (LMLM); - Việc tổ chức chọn mua bò dực giống là khâu quyết định kết quả của mô hình cải tạo đàn bò, do vậy cần phải tổ chức thật tốt công việc này; - Cần có biện pháp chủ động nguồn thức ăn thô cho đàn bò bằng cách trồng cỏ năng xuất cao, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vì thực tế cho thấy ở các hộ nuôi nhiều, bò bị thiếu ăn, năng xuất sinh sản kém; - Hộ tham gia nuôi bò đực giống cần có đủ nhân lực và chủ động nguồn thức ăn mới có thể đáp ứng tốt công tác cải tạo đàn bò về lâu dài. Hộ nuôi bò cái sinh sản cần phải có đất để trồng cỏ cung cấp thức ăn xanh trong mùa khô, chụi khó học hỏi và mạnh dạn áp dụng TBKT trong chăn nuôi, có kinh nghiệm trong thực tế, kinh tế ổn định có thể đầu tư thêm cho mô hình thành công . Một số kinh nghiệm từ mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt năm 2007 tại các tỉnh phía Nam Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện mô hình Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên. trong phương pháp cải tạo đàn bò thì việc sử dụng TTNT, phương pháp có nhiều ưu việt và thúc đẩy nhanh tiến trình cải tạo đàn bò thịt chiếm tới 82% số bò đã mang thai. Số bò có thai do nhảy. trong việc cải tạo đàn bò thịt. Tinh bò TTNT sử dụng chủ yếu đó là Bò Brahman, Limousin, Sind, Laisind. Bò đực giống nhảy trực tiếp chủ yếu là nhóm bò Zebu, một số tỉnh sử dụng cả bò đực giống