Kiến thức chung về Vật Lí pptx

4 165 0
Kiến thức chung về Vật Lí pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến thức chung về Vật Lí ANGSTRƠM: đơn vị độ dài ngoài hệ, mang tên nhà vật lí Thuỵ Điển Angstrơm (A. J. Angström), kí hiệu là Å. 1 Å = 10–10 m = 10–8 cm = 0,1 nm. Å được sử dụng trong quang học, vật lí nguyên tử, vật lí chất rắn khi xác định các độ dài cực nhỏ, vd. đo bước sóng ánh sáng hoặc khoảng cách giữa các nguyên tử. AMPE: Ape A. M. 1. Đơn vị đo cường độ dòng điện trong hệ đơn vị quốc tế SI. Kí hiệu A [tên gọi ampe là để kỉ niệm nhà vật lí Pháp Ampe (A. M. Ampère)]. A là cường độ của một dòng điện không đổi theo thời gian khi chạy qua hai dây dẫn thẳng, song song, dài vô hạn, có mặt cắt nhỏ không đáng kể, đặt trong chân không cách nhau một mét thì gây trên mỗi mét dài của mỗi dây dẫn một lực bằng 2.10–7 N; 1 A = 3.109 đơn vị CGSE = 0,1 đơn vị CGMS. 2. Đơn vị đo sức từ động của mạch từ (tên cũ là ampe vòng) trong hệ SI; 1 A là sức từ động của một vòng mạch kín có dòng điện 1 A chạy qua. ANBÊĐÔ : (L. albedo – trắng xoá), đại lượng không thứ nguyên, đặc trưng cho khả năng của bề mặt (vật thể hoặc một hệ thống vật thể) phản xạ sóng điện từ hoặc chùm hạt. A của một bề mặt phản xạ được tính bằng tỉ số (tỉ lệ phần trăm) giữa thông lượng phản xạ (bức xạ bị phản xạ bởi bề mặt đó) và thông lượng bức xạ tới (bức xạ tới bề mặt đó). Trong trường hợp này, phản xạ mang tính khuếch tán (nghĩa là tia phản xạ có thể đi theo những hướng khác nhau). Khi phản xạ có định hướng, tỉ số đó không gọi là A mà gọi là hệ số phản xạ. Phân biệt: 1) A tổng cộng hoặc A toàn phần: A đối với bức xạ trong tất cả các dải sóng của bức xạ Mặt Trời; 2) A phổ: A đối với một bộ phận của phổ ánh sáng; 3) A bề mặt tự nhiên đặc trưng cho khả năng phản xạ của bề mặt đất, nước, tuyết, thực vật, mây bằng tỉ lệ phần trăm giữa thông lượng ánh sáng tán xạ và thông lượng bức xạ Mặt Trời trực tiếp. A của bề mặt đất ẩm là 5 - 10%, đất đen 15%, đất sét khô 30%, đất canh tác 10 - 25%, lớp phủ cỏ 20 - 25%, lớp phủ rừng 5 - 20%. Trong thiên văn học, A là đặc trưng quan trọng của bề mặt các hành tinh và các vật thể khác trong hệ Mặt Trời. ÁNH SÁNG: theo nghĩa hẹp, là sóng điện từ trong khoảng tần số mà mắt người nhận biết được, có bước sóng từ 740 nm (AS đỏ) đến 400 nm (AS tím). Theo nghĩa rộng, AS là bức xạ quang học (bao gồm cả phần bức xạ hồng ngoại và tử ngoại). Trong ngành điện ảnh và nhiếp ảnh, AS được phân biệt: AS nội là AS được phát ra và chiếu bởi các loại đèn; AS ngoại là AS Mặt Trời. Ngoài ra, có AS chủ, AS phụ, AS ngược, AS ven là những loại AS được tạo nên nhằm đáp ứng nội dung nghệ thuật của bộ phim, của bức ảnh xuất phát từ sự quan sát thực tiễn với không gian chân thực ÁNH SÁNG HOÀNG ĐẠO: sự phát sáng của bầu trời ban đêm do bụi trong không gian giữa các hành tinh khuếch tán bức xạ Mặt Trời. Có thể thấy lúc hoàng hôn ở phía tây hoặc lúc bình minh ở phía đông. ẢO ẢNH: hiện tượng quang học gây ra bởi sự phản xạ toàn phần của các tia sáng khi đi qua các lớp khí quyển ở gần mặt đất có chiết suất khác nhau; thường gặp ở sa mạc, xuất hiện ở chân trời, có thể là hình ảnh bị biến dạng của một phần bầu trời hoặc của người, vật. ÁP SUẤT: đại lượng đặc trưng cho cường độ lực nén trung bình tác động theo phương vuông góc trên bề mặt vật thể, được xác định bằng tỉ số giữa lực phân bố đều và diện tích bề mặt bị tác động. AS: p = F/S nếu lực nén F phân bố đều trên bề mặt S. Trong hệ đơn vị SI, AS đo bằng paxcan (Pa), 1 Pa = 1 N/m2. Đơn vị ngoài hệ của AS là bar, atmotphe, milimét thuỷ ngân (mmHg), kgl/cm2; 1 bar = 105 Pa; 1 atm = 101,325 Pa; 1 mmHg = 133,322 Pa; 1 mm H2O = 9,80665 Pa. ÁP SUẤT ÁNH SÁNG: áp suất mà ánh sáng gây ra trên bề mặt vật thể khi nó rọi vào. Là kết quả của sự truyền cho vật thể động năng của các photon bị hấp thụ hay phản xạ. ASAS rất nhỏ (cỡ 10–6 Pa), được Lêbêđep (P. N. Lebedev) đo lần đầu tiên năm 1899, tuy vậy, tác động của ASAS lên các hạt nhỏ trong vũ trụ cũng tương đương như lực hấp dẫn. ASAS đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đuôi sao chổi. . Kiến thức chung về Vật Lí ANGSTRƠM: đơn vị độ dài ngoài hệ, mang tên nhà vật lí Thuỵ Điển Angstrơm (A. J. Angström), kí hiệu là Å Angström), kí hiệu là Å. 1 Å = 10–10 m = 10–8 cm = 0,1 nm. Å được sử dụng trong quang học, vật lí nguyên tử, vật lí chất rắn khi xác định các độ dài cực nhỏ, vd. đo bước sóng ánh sáng hoặc khoảng cách. đo cường độ dòng điện trong hệ đơn vị quốc tế SI. Kí hiệu A [tên gọi ampe là để kỉ niệm nhà vật lí Pháp Ampe (A. M. Ampère)]. A là cường độ của một dòng điện không đổi theo thời gian khi chạy

Ngày đăng: 02/08/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan