Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh hưởng của các cường quốc doc

10 582 1
Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh hưởng của các cường quốc doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh hưởng của các cường quốc . I . Vị trí địa lý , chủ quyền lãnh thổ . Việt Nam ( tọa độ : Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương . Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km2 ( đủ điều kiện về diện tích lãnh thổ để trở thành cường quốc về chính trị, kinh tế ) . Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất, vùng trời và vùng biển, với 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. II . Các vấn đề địa chính trị . Việt Nam là 1 nước Xã Hội Chủ Nghĩa . với tôn chỉ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí , nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội . Kinh tế nước ta theo đường lối kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Trong chính trị kinh tế đóng vai trò nền tảng là yếu tố quyết định nên tài nguyên địa chính trị đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển của 1 quốc gia . Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa các nước, các địa phương.Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên vô giá giúp Việt Nam thịnh vượng . 1) Tây Nguyên . Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định : “ Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ, nối liền 2 miền Bắc Nam của đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Nếu còn tham vọng chiếm Đông Dương , địch không thể để mất địa bàn chiến lược cực kỳ lợi hại này”… “Nhiều nhà quân sự, cả ta và địch, đều nói nắm được Tây Nguyên là khống chế được toàn bộ chiến trường miền Nam Đông Dương. Đây là mái nhà của miền Nam bán đảo Đông Dương”. Người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: Đây là “nóc nhà của Đông Dương”. Về mặt quân sự, vùng Tây Nguyên được đánh giá quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Nam Việt Nam. Nếu làm chủ được Tây Nguyên sẽ dễ dàng tiến xuống làm chủ dải đồng bằng hẹp ven biển Nam Trung bộ, hình thành thế chia cắt chiến lược, khiến hai đầu không ứng cứu được cho nhau. Trên phạm vi rộng hơn, vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương. Khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương. Vd về quân sự Chiến dịch Tây nguyên tháng 3/1975 Tây Nguyên là địa bàn tối quan trọng để bảo vệ Tổ Quốc , có nguy cơ từ Lào và Campuchia tiến ra Biển Đông , nhưng còn phụ thuộc vào độ mạnh yếu của 2 nước ấy . 2) Biển Đông Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ. Việt Nam là 1 quốc gia nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông , có chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên 1 vùng biển có diện tích 1.000.000 km2 ở trung tâm Biển Đông . Vì vậy Biển Đông gắn bó mật thiết với lịch sự dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam . Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia là thành viên của OPEC. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo. Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và Ấn Độ nhìn về biển Đông, Đông Nam Á và tìm biện pháp đối phó . Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ Nhật Ấn . Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng minh chính của Mỹ, trong khu vực. Là nước có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Ven vịnh Bắc bộ có nhiều trung tâm chính trị-kinh tế- quân sự của đất nước , rất gần thủ đô Hà Nội và có mối liên hệ chặt chẽ nhiều mặt có tính chất sống còn với các tỉnh thành miền Bắc , Bắc Trung Bộ và các khu vực khác của nước ta . Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới. Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua. Ba eo biển thuộc chủ quyền của lndonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hoá giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn. Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa . Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước Châu Á. Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la). Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông. Trong tương lai có thế Thái Lan sẽ xây dựng 1 kênh đào ( kênh Kra ) như kiểu kênh đào Panama , xuyên qua chỗ hẹp nhất của bờ tây vịnh Thái Lan, thong ra biển An đa man đến Ấn Độ Dương . Lúc đó chắc chắn tuyến giao thông đường biển quốc tế từ Tây sang Đông chủ yếu sẽ đi qua Vịnh Thái Lan . Và sẽ có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đối với công việc phòng thủ đất nước ta từ hướng biển ở khu vực này . * Cam Ranh Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam. Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm . có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Công, Thượng Hải, Yokohama. Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát pha bùn khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho tàu neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn. Vùng đất nêu trên từ lâu đã được các nhà chính trị, quân sự và kinh tế nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi vị trí chiến lược đặc biệt của nó. Có lẽ bởi thế, mà Cam Ranh từng bị Chính quyền Sài Gòn “bán” cho Mỹ 99 năm. Rồi một thời đến lượt lực lượng Hải quân Liên Xô (cũ) bảo vệ… Vịnh Cam Ranh có đủ 3 yếu tố cơ bản: Chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm trong vùng rất ít bão. Vịnh được tạo nên do một nhánh của dãy Hoàng Ngưu, núi Đồng Bò (cao 927 m), chạy từ mũi Cù Huyn theo hướng Bắc - Nam vào đến Mũi Điện dài trên 30 km, với nhấp nhô đồi núi cát trắng, tạo thành bán đảo Cam Ranh. Một nhánh của dãy núi Chúa từ phía Nam chạy ra theo hướng Nam – Bắc tới mũi Chà Đà, tạo thành bán đảo Mũi Hời. Giữa hai bán đảo như hai dãy trường thành thiên nhiên che chắn sóng gió đại dương, lại thêm đảo Bình Ba gồm 2 hòn núi nối liền nhau án ngữ giữa biển, tạo thành 2 cửa vịnh: Cửa Lớn rộng 3.500 m và Cửa Nhỏ rộng 250 m. Trên bán đảo Cam Ranh, ở sườn phía Bắc núi Phụng Hoàng có hồ nước ngọt rất lớn, chứa khoảng 16.000 m3 nước sạch, không bao giờ cạn (thời quân Mỹ chiếm đóng, chúng đặt tên là hồ Níchxơn). Đấy là chưa kể đến nguồn nước ngọt từ mạch nước Cồn Tiên và Hồ Le đều nằm trên độ cao hơn 30 m sẵn sàng cung cấp nước ngọt cho những tàu neo đậu trong vịnh Đó là những lợi thế hàng hải độc nhất vô nhị chỉ có ở nước ta. Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới. Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Ngụy. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục- không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương . Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3.000m (10.000 feet) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả B-52, 1 sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch "Market Time", nhằm ngăn chặn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm đội 7, Mỹ. Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh, hệ thống rađa, trận địa pháo và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh . Trong quân sự, vấn đề cự ly và thời gian rất quan trọng , có thể ảnh hưởng đến cục diện của cuộc chiến . Ở Cam Ranh ta có đầy đủ 2 yếu tố đấy để trở thành nước tiến ra Biển Đông nhanh nhất và có thể tiến hành phong tỏa đường biển khống chế các nước . Từ Hải Phòng và Cảng Sài Gòn có thể chi viện được cho Cam Ranh nếu Cam Ranh trở thành tuyến đầu . Đó cũng là yếu tố thuận lợi . 3) Vấn đề An ninh lương thực Theo nhận định của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), nạn thiếu lương thực trên thế giới đang đe dọa cuộc sống của hơn 100 triệu người, thế giới cần thêm 50 triệu tấn gạo vào năm 2015 mới đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, vấn đề liên kết, phát triển sản xuất lúa gạo giữa các quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Việc bảo đảm an ninh lương thực của các nước đã không còn nằm trong khuôn khổ của từng quốc gia mà trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, hướng tới bảo đảm "lúa cho thế hệ tương lai". Hiện xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam phát triển sản xuất lúa gạo hiệu quả, bền vững góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. "Sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng của các cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân. Vì vậy, cây lúa, hạt gạo luôn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia" . Riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 80% lượng gạo xuất khẩu . 4) Rừng vàng, biển bạc , đất phì nhiêu Việt Nam là 1 quốc gia khá giàu về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản . Đó cũng là 1 mối quan tâm và có sự ảnh hưởng từ các cường quốc . Kho “ Vàng “ xanh : Hiện nay, trong hóa trị, 2 dược phẩm được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi là: Taxol (được phát triển từ phân tử Paclitaxel hoạt hóa của Công ty Bristol Myers Squibb - Mỹ) và Taxotere (được phát triển từ phân tử Docetaxel hoạt hóa của công ty Sanofi – Aventis Pháp). Cả hai hoạt chất này đều được chiết xuất từ vỏ và lá cây thông đỏ, mang về những nguồn thu khổng lồ cho các hãng sản xuất. Trong 10 năm qua, Bristol Myers Squibb đã thu được 11 tỷ USD từ vệc bán Taxol. Riêng Sanofi Aventis, trong năm 2005 đã thu được 1,7 tỷ USD từ việc bán Taxotere. Theo các chuyên gia về dược, hai loại thuốc này vẫn còn được sử dụng trong nhiều năm tới mặc cho những hứa hẹn ra đời của những thuốc mới, đặc biệt là những liệu pháp tế bào gốc và gen. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng Bệnh viện Ung bướu TPHCM, trong năm 2006, số tiền chi để mua các biệt dược từ Paclitaxel và Docetaxel đã lên tới 19 tỷ đồng. Với giá thuốc Taxol và Taxotere hiện rất cao so với mức thu nhập của người dân hiện nay thì hướng sản xuất thuốc generic là vô cùng cần thiết nhất là khi chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ vùng nguyên liệu quý giá là cây thông đỏ. Theo các nhà khoa học, thông đỏ không phải là loài cây đặc hữu chỉ có ở Việt Nam mà phân bố rải rác suốt từ châu Mỹ, châu Âu sang châu Á. Tuy nhiên loài thông đỏ mọc ở vùng rừng Việt Nam được chứng minh là có giá trị cao hơn thông đỏ ở các vùng khác vì chỉ số tích lũy hoạt chất cao hơn . Ở nước ta hàm lượng hoạt chất tích lũy trong cây thông đỏ tại Việt Nam tương đương với cây thông đỏ ở Pháp – loại đang được Sanofi Aventis dùng để bào chế Taxotere gấp 4 lần thông đỏ ở Trung Quốc, gấp 40 lần thông Mỹ và gấp 100 lần thông đỏ Mexico. Thật có lý khi chúng ta nghĩ đến việc phát triển các trang trại trồng thông đỏ theo mô hình nông nghiệp để chiết xuất các phân tử hoạt hóa để bào chế thuốc generic Taxol và Taxotere. Ngoài ra lá cây còn được sử dụng chữa nhiều bệnh như hen , viêm phế quản , cành và vỏ chữa giun hay đau đầu . Tuy nhiên phải qua bào chế nếu không sẽ bị ngộ độc . Các nhà khoa học nhận định: quần thể thông đỏ nguyên thủy trên cao nguyên Lang Bian đang đứng trước nguy cơ diệt vong vì đặc tính tái sinh kém ( 2000- 5000 năm mới sinh trưởng được 1.5 đến 2m và không hề có thế hệ trung gian ) . Thông đỏ có nguy cơ xâm hại vì nạn lâm tặc nên cần phải có biện pháp mạnh tay để xử lí . III . Kết luận Là người Việt Nam phải hiểu rõ thêm về dân tộc mình , hiểu hơn về Tổ Quốc mình để mà trau dồi thêm cái lòng yêu nước . Nước ta có 1 vị trí chiến lược vô cùng đặc biệt và quan trọng trên thế giới và trong khu vực. Rất trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của các cường quốc . Ta phải nhận thức đúng đắn , kịp thời và xử lí mọi tình huống 1 cách sáng suốt , không để bị mắc mưu của các thế lực thù địch , các tổ chức phản động và Chủ nghĩa Đế Quốc . Tận dụng thời cơ và nguồn lực sẵn có để xây dựng đất nước đàng hoàng hơn , tươi đẹp hơn , bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu , xứng đáng với những gì Bác Hồ kính yêu đã gửi gắm . Kí tên . Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh hưởng của các cường quốc . I . Vị trí địa lý , chủ quyền lãnh thổ . Việt Nam ( tọa độ : Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′. đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,3 8 triệu tấn/năm ), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia

Ngày đăng: 02/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan