Chú ý về dinh dưỡng cây lạc Cây lạc là cây ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống đất để hình thành quả (mà ta thường gọi là củ lạc) nên cây cần có đất tơi, xốp, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt để việc đâm tia được thuận lợi, và thu hoạch được dễ dàng. Cây lạc rất mẫn cảm với đất mặn nhưng lại chịu được một giới hạn rộng của độ pH đất. Tuy nhiên giới hạn thích hợp nhất của độ pH cho cây lạc là đất trung tính hoặc chua nhẹ. Trong trường hợp pH đất < 5 hoặc nghèo canxi cây dễ bị ngộ độc mangan và nhôm. Ở nước ta cây lạc được trồng chủ yếu ở những chân đất xám bạc mầu trên phù sa cổ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, số ít được trồng trên đất đỏ bazan Loại đất này rất thích hợp về mặt lý tính cho cây lạc, nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Chính vì vậy trong nghề đã được truyền bá câu phương ngôn: “Không lân, không vôi, thì thôi trồng lạc”. Ở mỗi vùng, địa phương đều đã có quy trình sản xuất lạc, trong đó đã nói đến việc bón bao nhiêu phân chuồng, bao nhiêu vôi, bao nhiêu phân NPK, và bón vào lúc nào. Chúng tôi chỉ muốn phân tích thêm một số yếu tố dinh dưỡng mà nếu không quan tâm đúng mức sẽ gây ra những khác biệt, hoặc không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cây lạc. Nguyên liệu cung cấp canxi cho cây lạc và nâng cao pH đất chủ yếu được nhắc đến là vôi. Nhưng nếu sử dụng vôi không đúng cách sẽ có một số khiếm khuyết sau: Nếu bón quá nhiều vôi sẽ gây hiện tượng thiếu sắt (Fe) và Bo (B) cho cây lạc, và đây cũng là vấn đề thường gặp phải trong sản xuất. Bón vôi và phân NPK nếu không quan tâm đến lưu huỳnh (S) trong thành phần phân bón khiến cây lạc giảm năng suất và chất lượng hạt. Cây lạc là cây trồng cần rất nhiều đạm để hình thành thân lá và sản phẩm quả, hạt. Người ta thấy rằng 1kg đạm (N) chỉ hình thành được 36kg thân, lá, củ lạc (biomass), trong khi cũng 1kg N lại có thể hình thành được tới 120kg thân lá cây cao lương. Chính vì vậy các bộ phận thân, lá, củ của cây lạc có giá trị dinh dưỡng rất cao so với các cây hòa thảo khác. Tuy vậy, nhờ khả năng cố định đạm của nốt sần rễ cây nên phần lớn nhu cầu N của cây (khoảng 80%) đã được cây tự đáp ứng nếu việc hình thành nốt sần xảy ra bình thường. Trong nhiều trường hợp nốt sần rất khó hình thành, như trồng lạc trên đất mới, trên đất sau khi trồng lúa nước v.v. Trong trường hợp như vậy ta phải có giải pháp xử lý hạt bằng các chế phẩm vi sinh rhizobium và mycorrhizae, hoặc phải tăng lượng cung cấp phân đạm trực tiếp cho lạc nếu không có điều kiện xử lý. Một vấn đề khác, đặc tính cây lạc là hấp thu canxi chủ yếu bằng củ khi củ đang lớn, nên việc bón vôi cho cây phải bón vào vùng quanh gốc cây (vùng tia lạc đâm xuống) thì cây mới hấp thu dễ dàng, vì canxi trong đất rất khó di chuyển. Thiếu canxi củ lạc sẽ bị ốp (tức củ rỗng) và mất năng suất. Lưu huỳnh (S) giúp cây chống lại các bệnh nấm và tăng hàm lượng protein trong hạt. Trong thành phần phân bón phải tính đủ lượng S cho cây. Có thể dùng các loại phân có chứa S như super lân, phân đạm SA hay dùng canxi dưới dạng thạch cao để bón. Lượng lưu huỳnh phải đạt khoảng 30-50kg S/ha. Một số trường hợp cây lạc có thể bị thiếu sắt gây bệnh bạc lá, nhưng ít gặp ở nước ta, nếu ta không bón quá nhiều vôi. Nếu gặp trường hợp này có thể khắc phục bằng cách phun sắt sulfat (FeSO4.7H2O) cho cây với nồng độ khoảng 0,2%, hoặc dùng loại chế phẩm phân bón lá giầu sắt để phun. Trong trường hợp thiếu sắt kiểu này có thể kèm theo việc thiếu Bo (B), nên phun kèm với Bo để khắc phục sự cố này. Dùng borax pha khoảng 10g/bình 10 lít để phun. Theo Báo Nông nghiệp . Chú ý về dinh dưỡng cây lạc Cây lạc là cây ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống đất để hình thành quả (mà ta thường gọi là củ lạc) nên cây cần có đất tơi, xốp,. này rất thích hợp về mặt lý tính cho cây lạc, nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Chính vì vậy trong nghề đã được truyền bá câu phương ngôn: “Không lân, không vôi, thì thôi trồng lạc . Ở mỗi vùng,. thân lá cây cao lương. Chính vì vậy các bộ phận thân, lá, củ của cây lạc có giá trị dinh dưỡng rất cao so với các cây hòa thảo khác. Tuy vậy, nhờ khả năng cố định đạm của nốt sần rễ cây nên