Những thuận lợi cơ bản và hạn chế trong phát triển nuôi động vật thâm mềm và định hướng phát triển pps

19 1.3K 17
Những thuận lợi cơ bản và hạn chế trong phát triển nuôi động vật thâm mềm và định hướng phát triển pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những thuận lợi cơ bản và hạn chế trong phát triển nuôi động vật thân mềm và định hướng phát triển Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Thu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nước ta có những thuận lợi rất cơ bản để phát triển nghề nuôi nhuyễn thể, đó là: - Diện tích vùng triều, eo vịnh, đầm phá ven biển, khu vực cửa sông, rất lớn. Nhiều vùng rất thích hợp cho phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế. - Diện tích phân bố tự nhiên của các đối tượng nhuyễn thể tương đối rộng với các yếu tố môi trường thuận lợi thích hợp cho nhiều loài. Nguồn giống tự nhiên phong phú đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi của một số vùng nuôi trọng điểm. - Các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế như nghêu, ngao, sò, vẹm, điệp, hầu, ốc hương là những thực phẩm thông dụng, có thể tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu. - Ngư dân ở một số vùng nuôi trọng điểm có kinh nghiệm về sản xuất và quản lý nghề nuôi nhuyễn thể. Nhiều vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của EU. - Chi phí sản xuất thấp, kỹ thuật đơn giản thích hợp với điều kiện xã hội và trình độ của ngư dân. Phát triển nuôi nhuyễn thể sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ngư dân ven biển và các đảo, giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác vùng biển ven bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ những kết quả điều tra cho thấy sự phát triển nghề nuôi động vật thân mềm vẫn còn nhiều mặt hạn chế: • Công tác qui hoạch: chưa đầu tư cho qui hoạch tổng thể và chi tiết các vùng nuôi nhuyễn thể trong cả nước và từng địa phương, chưa có chính sách khuyến khích cụ thể cho những người nuôi nhuyễn thể. Nhân dân phát triển nuôi trồng các đối tượng thân mềm một cách tự phát, thiếu qui hoạch. • Trình độ kỹ thuật: xuất phát từ trình độ văn hóa còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và ứng dụng các kỹ thuật nuôi trồng còn yếu, các ngư dân làm nghề nuôi ĐVTM thường chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Người nuôi nhuyễn thể còn thiếu kiến thức về đối tượng nuôi. Các chương trình đào tạo về nhuyễn thể còn ít trong đó kể cả chương trình khuyến ngư về nuôi nhuyễn thể. • Nguồn giống: Nguồn giống cho nuôi thương phẩm các đối tượng xuất khẩu chính như nghêu, ngao, sò huyết chủ yếu dựa vào tự nhiên nên thiếu tính chủ động về chất lượng và số lượng. Nguồn giống tự nhiên chỉ có ở một số vùng nhất định nhưng thiếu sự quản lý, khai thác hợp lý nên đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Các đối tượng quí hiếm như ốc hương, bào ngư, tu hài, cần phải sản xuất giống nhân tạo để phục hồi nguồn lợi. • Kinh tế - xã hội: a. Mâu thuẫn xã hội: khi nghề nuôi phát triển, nhân dân lấn chiếm, mở rộng diện tích nuôi dẫn đến tranh giành diện tích mặt nước với các hoạt động khác trong vùng, làm ảnh hưởng đến sự giao thông của tàu bè hoặc ngành du lịch (đầm Lăng Cô, Vũng Thùng – Đà Nẵng, đầm Nại ). b. Yếu kém về quản lý và cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông đến các khu vực nuôi còn khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng con giống khi đưa đến khu vực nuôi và sản phẩm nuôi khi thu họach đưa đến cơ sở chế biến. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng trộm cắp đêm ở hầu hết các vùng nuôi. Hiện nay ở các địa phương vẫn chưa có những biện pháp thích hợp để hạn chế tệ nạn này. Chủ yếu các hộ gia đình phải tự quản và liên kết giữa các hộ nuôi với nhau. c. Khó khăn về việc cho vay vốn đối với người sản xuất nhỏ: Nhà nước vẫn chưa có chính sách cho vay vốn hỗ trợ, vốn ưu đãi để nhân dân phát triển nghề nuôi trồng động vật thân mềm. Một vài nơi cũng đã sử dụng vốn vay xóa đói giảm nghèo đầu tư cho nuôi nhưng vẫn còn ít ỏi mặc dầu nhu cầu vay vốn của nhân dân để phát triển nghề nuôi rất cao (>50% các hộ nuôi có nhu cầu). Do nguồn vốn hạn chế, các hộ lao động thường lấy công làm lời, sử dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình chủ yếu để cải thiện kinh tế gia đình. d. Hạn chế về thị trường tiêu thụ: đầu ra của các sản phẩm nuôi (vẹm xanh, hầu, ốc hương ) vẫn còn bấp bênh, giá cả không ổn định do chưa có sự cân bằng về thị trường nội địa và sự hạn chế của thị trường xuất khẩu. I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN I.1. Qui hoạch tổng thể các vùng nuôi nhuyễn thể trong cả nước a/ Tùy theo đặc tính sinh thái phân bố, chọn vùng nuôi đặc trưng phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Tập trung đầu tư cho các đối tượng nuôi xuất khẩu như: - Nuôi ngao tập trung ở một số tỉnh miền Bắc (Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa). - Nuôi nghêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, cà Mau) và TP Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) - Nuôi sò huyết tập trung ở Kiên Giang, Quảng Ninh, Ninh Thuận. - Nuôi trai cấy ngọc tập trung ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Quốc. - Nuôi ốc hương tập trung ở các tỉnh Miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. - Nuôi hầu tập trung ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, TP.HCM (Cần Giờ). - Nuôi vẹm vỏ xanh tập trung ở Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận. - Nuôi bào ngư tập trung ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên. b/ Hướng dẫn phát triển vùng nuôi có qui hoạch, tránh những ảnh hưởng xấu của môi trường đến vùng nuôi nhuyễn thể tập trung. - Lựa chọn vùng nuôi tránh sự ô nhiễm của nước thải sinh hoạt ở vùng đông dân cư. - Tránh những khu vực có nguồn nước thải của công nghiệp, nông nghiệp. - Tránh những vùng biển ven bờ bị ô nhiễm nặng bởi các hoạt động NTTS khác (nuôi tôm công nghiệp, nuôI cá lòng bè) dẽ xảy ra hiện tượng nở hoa của tảo “thủy triều đỏ” o Phát triển các đối tượng chủ lực phục vụ cho xuất khẩu Nghêu/ngao, sò huyết, nghêu lụa, ốc hương, hầu, tu hài, bào ngư, mực, điệp là những đối tượng nuôi chủ lực phục vụ cho xuất khẩu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi, đầu tư mở rộng vùng nuôi, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đối tượng nghêu, ngao, sò huyết, nghêu lụa: Biện pháp giải quyết giống chủ yếu là khoanh vùng tạo ra các khu vực giống tự nhiên, bảo vệ các khu vực là bãi phân bố giống, có kế hoạch khai thác hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn giống tự nhiên. Ngoài ra các Trung tâm giống quốc gia có thể sản xuất giống với số lượng lớn nếu có đủ điều kiện. Đối tượng ốc hương: Tập trung sản xuất giống và xây dựng vùng nuôi ở một số tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Thừa Thiên Huế. Phát triển cân đối với nhu cầu thị trường. Nuôi thâm canh với hệ thống nuôi khép kín hoặc nuôi kết hợp với các đối tượng khác (hầu, vẹm, hải sâm) để cải thiện môi trường vùng nuôi, tránh ô nhiễm. Đối tượng điệp: Qui hoạch vùng nuôi tập trung ở Bình Thuận theo dạng nuôi thả đáy. Sản xuất giống thả vào khu vực biển Bình Thuận để tái sản xuất nguồn lợi. Nếu mỗi năm thả thêm 10 triệu giống điệp nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp tự nhiên, cấm khai thác ở kích cỡ sinh sản thì sau 1-3 năm, sản lượng điệp khai thác tự nhiên trong vùng sẽ tăng lên gấp 3 lần. Sản xuất giống và xây dựng vùng nuôi tập trung cho đối tượng điệp seo ở một số vùng vịnh ở khu vực miền Trung như Vịnh Văn Phong, Cam Ranh, Nha Trang (Khánh Hòa), Vịnh Xuân Đài, Cù Mông (Phú Yên). Nuôi điệp cần đầu tư lớn vì phải có nguồn nguyên liệu lớn và thường xuyên thì mới cung cấp đủ hàng cho xuất khẩu. Đối tượng hầu: cần phát triển ở một số vùng nuôi tập trung, không phát triển ở nhiều vùng vì làm ảnh hưởng đến việc nuôi các đối tượng khác (tôm hùm, cá mú vì hầu bám vào lồng). Cần tìm hiểu và mở rộng thị trường trước khi phát triển mạnh đối tượng nuôi trên Đối tượng tu hài: Phát triển nuôi ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Phú Yên). Đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi, ứng dụng sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Đối tượng bào ngư: cần phát triển nhanh việc sản xuất giống và nuôi bào ngư phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời phát triển nuôi bào ngư sẽ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi rong câu. Các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc có điều kiện thuận lợi cho phát triển đối tượng trên. Đối tượng mực: đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi. Nếu thành công sẽ mở rộng sản xuất tạo sản phẩm cho xuất khẩu. Mực là đối tượng có nhiều triển vọng vì thị trường xuất khẩu rất lớn. I.2. Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi một số đối tượng có triển vọng kết hợp với bảo tồn lưu giữ một số loài quí hiếm 1. Ngao dầu (Meretrix meretrix) 2. Bàn mai (Atrina vexillum) 3. Trai tai tượng (Tridacna maxima) 4. Điệp seo (Comptopallium radula) 5. Ốc gai (Chicoreus ramosus) 6. Ốc đụn (Trochus niloticus) 7. Ốc mặt trăng (Turbo marmoratus) 8. Ốc nhảy (Strombus isabella) 9. Ốc tù và (Hemifusus colosseus) Ốc lông công (Charonia tritonis) Các loài ngao dầu, điệp seo, bàn mai, ốc gai, ốc nhảy cần tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi để phát triển thành đối tượng nuôi. Các loài quí hiếm cần thực hiện việc bảo tồn theo 2 hướng: Instu và Exstu, trong đó việc tập hợp và bảo vệ trong các khu bảo tồn biển như Hòn Mun, Cù Lao Chàm hoặc vùng cấm khai thác đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cần được coi trọng. I.3. Phát triển vùng nuôi và kiểm soát về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng nuôi chính như nghêu, nghêu lụa, ngao, sò huyết, vẹm xanh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU và các nước khác Dựa vào nguồn giống tự nhiên và sinh sản nhân tạo, từng bước cải tiến kỹ thuật nuôi để nâng cao năng suất nuôi trên vùng diện tích hiện có, đồng thời chú trọng mở rộng diện tích nuôi ở những vùng có điều kiện sinh thái thích hợp. Tăng diện tích nuôi các đối tượng trên từ 10.000 ha (năm 2002) lên 15.000 ha năm 2010. Chú trọng tập trung mở rộng vùng nuôi cho các vùng đầm phá khu vực biển miền Trung. Xây dựng các khu nuôi tập trung, áp dụng HACCP trong kiểm soát .,các mối nguy cơ nhằm thu được sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) cao. I.4. Phát triển nuôi công nghiệp một số đối tượng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như ốc hương, bào ngư, hàu Phát triển các khu nuôi công nghiệp các đối tượng trên nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nuôi, đồng thời kiểm soát được vấn đề dịch bệnh và ô nhiễm môi trường (ốc hương). Các cơ sở nuôi công nghiệp cần đầu tư tương đối hiện đại theo dây chuyền công nghiệp và chú trọng vào hai hướng: qui trình công nghệ và thị trường. Cần liên kết với các cơ sở chế biến xuất khẩu trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. I.5. Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp Nghiên cứu giải quyết thức ăn cho các đối tượng nuôi công nghiệp như bào ngư, ốc hương. Nhu cầu về thức ăn công nghiệp đến 2010 cho ốc hương và bào ngư từ 2.000-5.000 tấn. I.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh Để đảm bảo phát triển nghề nuôi nhuyễn thể bền vững cần thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh. a. Nghiên cứu bệnh trên các đối tượng nuôi. Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. b. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi nhuyễn thể đến vùng biển ven bờ (lợi, hại) từ đó đề ra các giải pháp thích hợp trong việc phối hợp nuôi các đối tượng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. c. Kiểm soát các chỉ tiêu về môi trường và nguồn bệnh gây ra cho các vùng nuôi tập trung. Áp dụng HACCP và ứng dụng qui phạm thực hành nuôi tốt (GAP) cho các vùng nuôi trên nhằm đảm bảo sản xuất ra sản phẩm nhuyễn thể sạch. d. Lập trạm quan trắc và dự báo môi trường vùng biển ven bờ để hạn chế những rủi ro như thủy triều đỏ, tràn dầu, ô nhiễm từ khu công nghiệp, nông nghiệp, gây ra cho các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM TẠI VIỆT NAM Thời gian cập nhật: 05/11/2010 12:00:00 SA Nguồn: http://www.vifep.com.vn/NewsViewItem.aspx?Id=911 Nghề nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển đó, khoa học công nghệ (KHCN) đã có ý nghĩa quyết định, tạo tiền đề cho mức tăng trưởng liên tục trong các năm qua cũng như được dự báo cho những năm tiếp theo. Ảnh: Tu hài nuôi thương phẩm (VIFEP) Bài viết trình bày một cách tổng quan những nghiên cứu cũng như sự đóng góp của khoa học và công nghệ trong việc phát triển nuôi ĐVTM tại Việt Nam. Ngoài ra, dựa vào những cơ sở có được từ hiện trạng phát triển nuôi, bài viết còn đưa ra dự báo về tiềm lực KHCN trong thúc đẩy nghề nuôi ĐVTM phát triển trong những năm tới. I. LỜI MỞ ĐẦU Một số nghiên cứu hướng nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực nuôi nhuyễn thể gồm: Nghiên cứu tạo ra giống chất lượng cao, du nhập và thuần hoá giống nhiều loài có kinh tế cao; Công nghệ nuôi thương phẩm; Công nghệ sản xuất thức ăn; Công nghệ chế biến sau thu hoạch; Công nghệ xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm; Công nghệ nuôi theo mô hình nuôi kết hợp đa loài; Một số nghiên cứu về mầm bệnh, tác nhân gây bệnh; Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn đa dạng sinh học. Những thành tựu về KHCN trong nghề nuôi ĐVTM có thể kể đến như công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nâng cao chất lượng giống, xây dựng công nghệ nuôi, phát triển các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, các hướng nghiên cứu góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản đa đối tượng, đa hình thức ở các vực nước khác nhau. Vì vậy, ngoài các đối tượng có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm thẻ, cá biển, các đối tượng ĐVTM biển như ngao, sò, hầu, điệp, ốc hương, tu hài… cũng đã được sinh sản nhân tạo. Các quy trình công nghệ sản xuất giống đã được xây dựng và triển khai ứng dụng, góp phần chủ động cung cấp giống cho người nuôi ĐVTM ở các địa phương và tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt, có một số vùng nuôi ĐVTM hiện nay được EU công nhận là vùng thu hoạch ĐVTM an toàn, có khả năng xuất khẩu. Thực tế cho thấy cùng với các sản phẩm truyền thống như dày da, quần áo, thực phẩm…hàng ĐVTM của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới [1]. II. HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI ĐVTM Việc áp dụng KHCN vào nuôi nhuyễn thể đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh nhuyễn thể. Từ một nền sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, còn ít đối tượng nuôi, KHCN đã giúp ngành nhuyễn thể tạo ra khối lượng hàng hoá lớn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đa dạng về chủng loại và đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và trong nước. Đặc biệt, các nhà khoa học đã tạo ra được công nghệ sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm. Công nghệ này đã được chuyển giao rộng rãi cho các tỉnh ven biển và hình thành nghề nuôi ốc hương tại các tỉnh ven biển. Sản phẩm nghêu đông lạnh Việt Nam cũng đã thâm nhập vào thị trường thế giới như Mỹ, Úc, EU, Nhật, do đã được các đối tác nước ngoài đánh giá là đảm bảo VSATTP. KHCN đã giúp nghề nuôi nhuyễn thể phát triển, giảm áp lực khai thác tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo và phát triển nguồn lợi, duy trì hệ sinh thái phát triển cân bằng, và bảo vệ môi trường bền vững. Nhiều nghiên cứu cơ bản có giá trị khoa học làm tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng như: các nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa ngành Thủy sản nước ta và tổ chức DANIDA (Đan Mạch) tập trung vào các lĩnh vực sinh học và đa dạng sinh học ĐVTM vùng biển Việt Nam; các công trình nghiên cứu đa dạng sinh học, phân loại động vật ĐVTM của các tác giả trong nước như Nguyễn Chính, Nguyễn Xuân Dục, Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Chung, Đỗ Công Thung, Bùi Quang Nghị….; nghiên cứu về đặc điểm sinh hóa, dinh dưỡng của các tác giả Nguyễn Thị Vĩnh, Đoàn Lan Phương, Nguyễn Thị Ty, Lê Vịnh,…; sinh học sinh sản và sản xuất giống của các tác giả Nguyễn Chính, Nguyễn Thị Xuân Thu, La Xuân Thảo, Trương Quốc Phú, Phùng Bảy… Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu về nguồn lợi, cơ sở khoa học cho việc qui hoạch phát triển cũng như các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học, … luôn là những đề tài có tính vĩ mô và thời sự của các địa phương cũng như Trung ương đặt ra cho các cơ quan nghiên cứu để giúp cho việc xây dựng định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành ĐVTM đúng hướng và hiệu quả [2], [3], [5]. Đặc biệt trong những năm cuối của thế kỷ 20 trở lại đây, khi phong trào nuôi ĐVTM phát triển mạnh, nhiều nghiên cứu ứng dụng làm cở sở tiến tới xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi động vật ĐVTM; chúng được diễn ra trên diện rộng cũng như phát triển theo chiều sâu nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các nghiên cứu ứng dụng còn tập trung vào hướng tạo công nghệ cho những đối tượng ĐVTM, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường như các công trình nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng điệp quạt, ốc hương, sò huyết, bào ngư, mực, hầu (Nguyễn Thị Xuân Thu, La Xuân Thảo), trai ngọc môi vàng, trai ngọc marten và vẹm xanh (Nguyễn Chính, Phùng Bảy), trai ngọc môi đen (Hà Lê Thị Lộc), tu hài, bào ngư, hầu (Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Trung Thành và Hà Đức Thắng) ….Ngoài ra, lĩnh vực bệnh và môi trường trong nuôi động vật ĐVTM cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt như những nghiên cứu về một số yếu tố môi trường vùng nuôi trai ngọc, ốc hương, hầu, nghêu, ngao…nghiên cứu về bệnh ốc hương, nghêu, hầu… (Lê Văn Yến, Võ Văn Nha, Ngô Thị Thu Thảo…) cũng như đề ra các phương pháp phòng trị Ngoài ra, từ năm 1999 đến nay, các hội thảo khoa học và công nghệ toàn quốc về ĐVTM đã tổ chức hai năm một lần nhằm tạo cơ hội cho các nhà khoa học gặp gỡ trao đổi thông tin nghiên cứu, cùng với các nhà quản lý hoạch định chính sách đề xuất xây dựng những định hướng và giải pháp phát triển nghề nuôi ĐVTM ở nước ta theo hướng hàng hóa và bền vững. Có thể nói, sản phẩm của các trường, Viện đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi ĐVTM nói riêng. Đến lượt mình, nghề nuôi phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu phát triển [3], [4], [5]. III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI ĐVTM 1. Hiện trạng Trong bối cảnh của nước ta, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất nuôi ĐVTM là vô cùng quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho ngành và đảm bảo sự phát triển bền vững trong các năm qua và trong tương lai. Đó là những ứng dụng KHCN trong nuôi các đối tượng ĐVTM nhằm đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, giải quyết tình trạng thất nghiệp và tăng thu nhập, tăng năng suất và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Ngoài ra, KHCN còn tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có chất lượng, giá trị cao đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu; nâng cao mức tăng trưởng xuất khẩu liên tục trong các năm qua; bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo và phát triển nguồn lợi, duy trì và ổn định hệ sinh thái và bảo vệ môi trường bền vững. Có thể kể ra như sau: - Công nghệ sản xuất giống các đối tượng ĐVTM đã được các cơ quan nghiên cứu hoàn thành và chuyển giao đến từng địa phương nhiều tỉnh trong cả nước như sò huyết (tại Kiên Giang và Phú Yên), vẹm xanh (Kiên Giang, Khánh Hòa), tu hài (Quảng Ninh, Hải Phòng và Khánh Hòa), trai ngọc (Khánh Hòa, Phú Quốc và Côn Đảo), ốc hương (Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang, Huế…), hầu (Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó Công ty Nuôi trồng Thủy sản và Thương mại Viễn Thành đã ứng dụng sản xuất giống hầu, mang lại những kết quả to lớn). Ngoài ra, các đơn vị nghiên cứu còn tiến hành sản xuất thử cũng như đại trà công nghệ sản xuất giống các đối tượng trên và thu được kêt quả (ví dụ như sản xuất giống ốc hương, bào ngư, trai ngọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III), cung cấp số lượng lớn con giống có chất lượng cao cho doanh nghiệp và người nuôi [5]. - Trong những năm qua, KHCN đã hỗ trợ rất đắc lực cho thực tế sản xuất, đã đưa một số đối tượng từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, thâm canh năng suất cao và bổ sung một số đối tượng mới vào nghề nuôi ĐVTM. Công nghệ nuôi thương phẩm ốc hương đã được hoàn thành từ nuôi mật độ thấp, sử dụng thức ăn cá tạp sang nuôi mật độ cao với thức ăn chế biến (đã chuyển giao cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam và hình thành nghề nuôi ốc hương giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn người dân nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn tại những vùng nuôi ốc hương ven biển), công nghệ nuôi bào ngư công nghiệp, mặc dù mới hình thành nhưng đã được ứng dụng vào nuôi tại các vực nước Khánh Hòa, cho kết quả rất khả quan. Công nghệ nuôi sò huyết, vẹm xanh đã chuyển giao cho các tỉnh Kiên Giang, Phú Yên. Công nghệ nuôi thương phẩm hầu được chuyển giao và nuôi phổ biến tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng và bắt đầu nuôi rộng rãi ở một số tỉnh khác như Bình Định, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, Phú Yên. Những công nghệ trên đều được các địa phương tiếp nhận và nuôi đạt kết quả rất đáng được khích lệ [5], [6]. - Công nghệ sản xuất thức ăn: Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn chế biến thay thế thức ăn tươi sống cho ốc hương, bào ngư để chủ động trong việc tìm kiếm thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi do các thức ăn tươi sống mang lại. Gần đây, đã có những nghiên cứu bắt đầu sản xuất và thử nghiệm thức ăn tổng hợp cho ốc hương. Đa số các đối tượng ĐVTM khác ăn phiêu sinh vật và mùn bã hữu cơ, nên nuôi thương phẩm không cần thiết bổ sung thức ăn. Riêng về sản xuất giống, giai đoạn ấu trùng và con giống tất cả các đối tượng ĐVTM đều ăn tảo đơn bào, do đó công trình nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật nuôi cấy tảo đã diễn ra ở nhiều địa phương để cung cấp thức ăn cho ấu trùng và con giống trong sinh sản nhân tạo. Các loài tảo đã được ứng dụng vào nuôi phổ biến tại các địa phương là Isochrysis galbana, Nannacholoropsis oculata, Dunaliella teriolecta, Platymonas sp., Chaetoceros muellerii…. - Công nghệ chế biến sau thu hoạch: Đa số các sản phẩm ĐVTM được ăn dưới dạng tươi sống hay tái chín và chủ yếu tiêu thụ trong nước, nên công nghệ chế biến sau thu hoạch ít được quan tâm phát triển. Chỉ có một số đối tượng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ở dạng đông lạnh như nghêu, ngao và một số sản phẩm như nghêu, ngao, bào ngư được phơi khô. Do đó, sản phẩm ĐVTM nước ta có chất lượng không cao và mẫu mã it đa dạng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nuôi. - Công nghệ xử lý VSATTP: Sản phẩm ĐVTM được ăn chủ yếu dưới dạng tươi sống hay tái chín nên khâu VSATTP hết sức quan trọng đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm ĐVTM Việt Nam thời gian qua được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý nhiều. Ngoài sự yếu kém về công nghệ, ý thức của người sản xuất Việt Nam còn là một nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm thấp kém. Duy nhất chỉ có đối tượng hầu là được áp dụng công nghệ Ozone công suất cao để loại bỏ tạp chất (Công ty Nuôi trồng Thủy sản và Thương mại Viễn Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã áp dụng công nghệ này và được các đối tác đánh giá rất cao). Với đối tượng nghêu, ngao, người dân chỉ xử lý bằng cách sau thu hoạch ngâm vào nước một thời gian để chúng nhả tạp chất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước hay ngoài nước. Cùng với sự hạn chế trong công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch, đây là những rào cản lớn trong việc đưa sản phẩm ĐVTM của nước ta tiếp cận với thị trường thế giới [7]. - Công nghệ nuôi theo mô hình nuôi kết hợp đa loài: Dựa vào đặc tính dinh dưỡng từng loài mà công nghệ nuôi các đối tượng ĐVTM (vẹm, ốc hương), rong biển và các đối tượng hải sâm, tôm hùm…. trên cùng một đơn vị diện tích đã được nghiên cứu và ứng dụng nhằm cân bằng môi trường sinh thái, tận dụng diện tích và nâng cao năng suất nuôi. Công nghệ này đã được nghiên cứu thành công tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và được ứng dụng vào một số địa phương như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Mặc dù hiệu quả kinh tế trước mắt còn thấp, nhưng nó được cho là có tác động tích cực đến hệ sinh thái môi trường xét về lâu dài, một hướng đi rất quan trọng đối với một nền nuôi trồng thủy sản xuất phát từ tự phát như nước ta. Đăc biệt nuôi vẹm xanh kết hợp với tôm sú đã triển khai ở nhiều nơi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước, giảm thiểu bệnh tật cho tôm nuôi đã mang lại những kết quả rất đáng được khích lệ [6]. III. DỰ BÁO KHẢ NĂNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI ĐVTM Một số công nghệ quan trọng và chủ yếu về nuôi động vật ĐVTM sẽ tạo ra những đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào ngành nhuyễn thể trong những năm tới, cụ thể tập trung vào các lĩnh vực: - Sản xuất giống: Chủ trương của Chính phủ và ngành là ứng dụng công nghệ sinh học mà điển hình là công nghệ di truyền, công nghệ gien để tạo những con giống có chất lượng tốt cho nuôi sẽ được ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ di truyền chọn giống để tạo ra những con giống chất lượng cao, khả năng sống, khả năng chống bệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao của các loài có giá trị kinh tế như hàu, bào ngư, vẹm… cũng sẽ được đẩy mạnh. - Công nghệ chế biến thức ăn: Nhiều công nghệ mà nước ngoài đang dùng như công nghệ chế biến thức ăn tổng hợp dạng viên có kích thước rất nhỏ, công nghệ ly tâm tảo tươi, công nghệ nuôi cấy tảo không cần ánh sáng….chắc chắn sẽ được nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng ở trong nước. Ngoài ra, chế biến thức ăn tổng hợp thay thế thức ăn tự nhiên như thịt động vật (cho ốc hương), hay công nghệ nuôi rong tiên tiến nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm rong (cho bào ngư). - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn đa dạng sinh học: Công nghệ sinh học cũng đã tạo ra được các chế phẩm xử lý nước cấp và nước thải trong nuôi NTHV hữu hiệu. Các chế phẩm này có thể xử lý lượng thức ăn dư thừa, phân và các chất thải khác lắng đọng dưới đáy ao đìa nuôi , ngăn ngừa sự hình thành các khí độc như amôniắc, nitrit, hydrogen, sunphua…. ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đối tượng nuôi. Khi môi trường xấu đi cũng là cơ hội thuận lợi để cho các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật phát triển. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn có tác dụng trong việc kích thích sinh kháng thể, ổn định khu hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng các vi khuẩn có ích (các vi khuẩn sinh vitamin, sinh chất kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột ), làm giảm các vi khuẩn có hại (các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc ). Ngày nay, chế phẩm sinh học được coi là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm và phòng ngừa dịch bệnh trong hệ thống nuôi, tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Khác với biện pháp hóa học và kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn bền vững đối với người nuôi và tiêu dùng. - Nghiên cứu toàn diện về nhuyễn thể ở Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức cả về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu phát triển. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nhuyễn thể ở Việt Nam sẽ được thực hiện rộng rãi cả ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học có liên quan. Việc nâng cao nguồn nhân lực và tăng cường trang thiết bị, phòng thí nghiệm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế sẽ là những ưu tiên hàng đầu. - Công nghệ xử lý và chế biến sau thu hoạch NTHMV đảm bảo VSATTP đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu được đặc biệt quan tâm, công nghệ chế biến các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh sẽ được nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Nguyễn Mạnh Cường Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển TS http://www.khafa.org.vn/default.aspx?cmd=newspub&cmdid=newspub- detail&idnew=147 Nuôi động vật thân mềm là thế mạnh của thủy sản Khánh Hòa Hội Nghề cá Khánh Hòa - 06/05/08-10:52:49 I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Ở KHÁNH HÒA 1. Tiềm năng Tỉnh Khánh Hòa có những thuận lợi rất cơ bản để phát triển nghề nuôi ĐVTM, đó là: Diện tích vùng triều, eo vịnh, đầm phá ven biển, khu vực cửa sông rất lớn trong đó có nhiều vùng rất thích hợp cho phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế, đặc biệt là các đầm, vịnh như đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong. Số lượng thành phần lòai động vật thân mềm phân bố tự nhiên ở biển Khánh hòa khá lớn trong đó có nhiều lòai có giá trị kinh tế cao như bào ngư, tu hài, hầu, vẹm xanh, trai ngọc môi vàng, trai môi đen, ốc nón, ốc nhảy, ốc tai tượng … Các đối tượng ĐVTM có giá trị kinh tế như vẹm, hầu, ốc hương, bào ngư, ốc nhảy là những thực phẩm thông dụng, có thị trường tiêu thụ rất lớn trong nước và xuất khẩu. Hầu hết các lòai đều đã được nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công tại Khánh Hòa. Với đặc tính dinh dưỡng là ăn lọc và sử dụng thức ăn tự nhiên, các lòai hai mảnh vỏ như vẹm, hầu, trai ngọc được coi là đối tượng nuôi thân thiện với môi trường và là đối tượng sử dụng trong nuôi kết hợp với các đối tượng ăn động vật như ốc hương, tôm hùm, cá mú nhằm làm cân bằng môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Bào ngư sử dụng rong câu làm thức ăn cũng được xem là đối tượng nuôi không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển nuôi động vật thân mềm kết hợp với các lòai khác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ngư dân ven biển và các đảo, giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác vùng biển ven bờ và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 2. Thách thức Nguồn giống cho nuôi thương phẩm các đối tượng như hầu, điệp, nghêu, sò huyết chủ yếu dựa vào tự nhiên nên thiếu tính chủ động do nguồn giống tự nhiên chỉ có ở một số vùng nhất định và sự quản lý khai thác không hợp lý nên sản lượng bấp bênh, một số vùng cạn kiệt nguồn lợi. Các đối tượng quí hiếm như ốc hương, bào ngư , tu hài đã có giống sản xuất nhân tạo nhưng số lượng còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống để phát triển nghề nuôi và phục hồi nguồn lợi. Cơ sở chuyên sản xuất giống ĐVTM còn ít, nhỏ lẻ và thiếu tập trung. Các cơ sở nuôi còn thiếu sự đầu tư, năng suất nuôi thấp, nguồn giống thiếu chủ động nên hạn chế việc mở rộng diện tích nuôi. Việc triển khai phát triển các mô hình nuôi công nghiệp ĐVTM (bào ngư, tu hài, hầu, ốc hương) chưa được phổ biến rộng rãi mặc dù đã có các mô hình nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trang trại nuôi ĐVTM kết hợp du lịch sinh thái được nhiều nước như Thái lan, Indonesia, Trung Quốc thực hiện nhưng chưa được ứng dụng ở Việt Nam. Khánh Hòa có tiềm năng phát triển mô hình này nếu có sự quan tâm của địa phương và các nhà đầu tư. II. MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI ĐVTM Ở KHÁNH HÒA. 1. Mô hình sản xuất giống và nuôi bào ngư của trại Hải Thành tại huyện Vạn Ninh. Đây là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam sản xuất giống bào ngư ở qui mô sản xuất. Với công suất bể ương nuôi giống gần 2000 m 3 , Hải Thành có thể sản xuất mỗi năm từ 2-3 triệu con giống bào ngư. Năm 2007, do nhu cầu tiêu thụ giống bào ngư không cao nên Hải Thành đã sử dụng hệ thống hồ bể trên để nuôi thương phẩm. Kết quả sau 10 tháng nuôi, sản lượng bào ngư thương phẩm thu họach từ trại và lồng nuôi đạt 2 tấn. Với giá bán 140000- 150000 đ/kg, lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí đạt 30-40%. Giống Bào Ngư sau 2 tháng nuôi Ngòai ra, Hải Thành đã cung cấp giống cho một số hộ dân ở Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa nuôi thử nghiệm. Dự án Hòn Mun đã mua giống của Hải Thành để hỗ trợ cho dân xây dựng mô hình chuyển đổi sinh kế. Mô hình thực hiện tại Vũng Ngán, Đầm Báy với số lượng bào ngư nuôi là 5 vạn con. Từ kích cỡ giống 1,5-2 cm (1000 con/kg), sau 8 tháng nuôi bào ngư đạt kích cỡ 4,5-5cm (20-25 con/kg), tỉ lệ sống đạt 80%. Số bào ngư này đang được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất sang Hồng Kông ở dạng tươi sống với giá bán tại bè nuôi là 150.000đ/kg. Bào Ngư nuôi trong mô hình chuyển đổi sinh kế của dự án ở Vũng Ngán Hiện tại, giống bào ngư sản xuất ra còn ít và giá khá cao, nguồn thức ăn (rong câu) chưa chủ động nên người nuôi còn e ngại trong việc đầu tư nuôi bào ngư. Nếu công nghệ sản xuất giống bào ngư được phổ biến rộng rãi, kỹ thuật nuôi rong được phổ biến và nhân rộng, nghề nuôi bào ngư chắc chắn sẽ phát triển mạnh và bào ngư sẽ là đối tượng nuôi mới cho xuất khẩu ở Khánh Hòa. Ngoài mô hình nuôi bào ngư trong lồng, hiện nay Viện Nghiên cứu NTTS III đang nghiên cứu nuôi bào ngư công nghiệp trong bể xi măng và nuôi trong ao. Hy vọng các kết quả nghiên cứu sẽ sớm được phổ biến áp dụng để có thể chuyển đổi đối tượng nuôi cho các trại sản xuất giống và nuôi tôm kém hiệu quả hiện nay ở Khánh Hòa. 2. Mô hình nuôi tu hài ở Điệp Sơn, vịnh Vân Phong. Thực hiện đề tài nghiên cứu của tỉnh Khánh Hòa, năm 2006-2007 Viện Nghiên cứu NTTS III đã sản xuất giống thành công lòai tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) có nguồn gốc ở Vịnh Vân Phong. Giống Tu hài sản xuất tại Viện NCNTTS III Tu hài nuôi thương phẩm sau 10 tháng ở Điệp Sơn Mô hình nuôi thương phẩm tu hài trong ao và nuôi lồng trên biển đã được triển khai tại một số khu vực của tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù chưa thu hoạch nhưng theo dõi sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tu hài [...]... chuyển đổi diện tích ao nuôi tôm ở vùng triều và trên cát không hiệu quả sang nuôi ốc hương Khánh Hòa và Ninh Thuận là 2 tỉnh đã chuyển đổi thành công từ nuôi tôm sang nuôi ốc hương trong ao và nhiều hộ nuôi thu lợi lớn ở vụ nuôi ốc hương vừa qua do ốc không bị bệnh và được giá (tin từ Bản tin Viện Nghiên cứu NTTS III) ốc hương thương phẩm Đăng chắn nuôi ốc hương trong ao 4 Mô hình nuôi vẹm xanh ở đầm... đa năng – một sáng chế mới để tạo ra máy vừa làm vệ sinh ao vừa thu họach ốc – giúp cho môi trường đáy ao luôn được kiểm sóat và vì vậy khả năng phát bệnh ở ốc nuôi trong ao cũng được hạn chế Sử dụng máy đa năng trong vệ sinh ao Thu họach ốc hương bằng máy đa năng Sự thành công của mô hình nuôi ốc hương trong ao có sử dụng máy đa năng đã mở ra triển vọng phát triển bền vững nghề nuôi ốc Hương xuất... cường phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản đặc biệt là hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi tôm cũ để đáp ứng nhu cầu phát triển thủy sản, hạn chế dịch bệnh, bảo đảm an toàn VSTP và hiệu quả Kiên cố hóa hệ thống cấp thoát nước cho khu nuôi tôm Huỳnh Giảng; Tam Quan… - Cùng với sự phát triển nâng cao của hình thức nuôi tôm BTC-TC nhưng quan hệ giữa các hội nuôi trong vùng là cá thể, manh mún... quả tốt Hy vọng rằng nghề nuôi tu hài tại các tỉnh phía Nam sẽ phát triển mạnh trong những năm tới (nguồn tin và hình từ đề tài) 3 Mô hình nuôi ốc hương trong ao ở Xóm Quán, Ninh Hòa Đây là mô hình nuôi của Trung tâm tư vấn, sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu NTTS III Kết quả nuôi thương phẩm ốc hương theo qui trình nuôi mới được tổng kết trong 2 năm như sau: Đơn vị:... trên cần nhân rộng ở những vùng nuôi có đủ điều kiện (độ mặn ổn định, đáy cát bùn) và là mô hình nuôi sinh thái có khả năng tái tạo môi trường đáy ao nuôi tôm Nguyễn Thị Xuân Thu Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp? TinTS_ID=128&TS_ID=10 Giải pháp cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven đầm bền vữngGiải pháp cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven... mô hình nuôi cho thấy có nhiều tín hiệu khả quan Tu hài nuôi trong lồng tăng trưởng rất nhanh về kích thước ở giai đoạn đầu (tháng thứ nhất tăng 19 mm) Tu hài tăng trưởng nhanh về khối lượng từ tháng thứ 5 trở đi và đạt 30g/con vào tháng thứ 9, tỷ lệ sống đạt 96% Kết quả này cho thấy biển Khánh Hòa có điều kiện môi trường thuận lợi cho tu hài phát triển Mô hình nuôi tu hài trong ao Nuôi tu hài trong. .. hội nuôi tôm, tổ hợp tác nuôi tôm quản lý cộng đồng và thúc đẩy, tạo điều kiện các doanh nghiệp và tư nhân tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản - Tăng cường công tác thông tin về thị trường, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa ngừơi thu mua, chế biến thủy sản và người nuôi - Đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề nâng cao kiến thức NTTS cho cộng đồng người nuôi - Tiếp tục tăng cường công tác khuyến ngư Phát. .. kích thước lớn hơn, vỏ mỏng thịt nhiều Công nghệ hàu tứ bội không những mang lại lợi ích chỉ riêng cho nghề nuôi hàu mà còn tạo “bàn đạp” để chuyển sang nghiên cứu những đối tượng động vật thân mềm có giá trị kinh tế khác ở nước ta, nhằm đẩy nhanh nghề nuôi động vật thân mềm lên một tầm cao mới, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước ... với nuôi ở biển ở những tháng đầu tiên Những tháng về sau tốc độ phát triển chậm lại, có thể do điều kiện môi trường trong ao chưa thích hợp nhất là điều kiện nhiệt độ Tỷ lệ sống của tu hài đạt 70% sau 6 tháng nuôi, thấp hơn nuôi ở biển Kết quả nuôi thử nghiệm ban đầu cho thấy tu hài có thể nuôi được trong ao nhưng cần nghiên cứu tạo điều kiện môi trường thích hợp hơn để nâng cao tốc độ tăng trưởng và. .. lượng công tác quan trắc và dự báo môi trường NTTS Phục hồi, phát triển nguồn lợi hàu, rừng ngập mặn, bảo tồn hệ sinh thái thảm cỏ biển khu vực đầm Thị Nại Thực hiện chương trình khắc phục bệnh tôm và phát triển các điểm quan trắc môi trường Đối với vùng nuôi tôm trên cát, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững phải có quy hoạch dựa trên báo cáo đánh gía tác động môi trường, trong đó có phần đánh giá . Những thuận lợi cơ bản và hạn chế trong phát triển nuôi động vật thân mềm và định hướng phát triển Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Thu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nước ta có những thuận. khoa học và công nghệ trong việc phát triển nuôi ĐVTM tại Việt Nam. Ngoài ra, dựa vào những cơ sở có được từ hiện trạng phát triển nuôi, bài viết còn đưa ra dự báo về tiềm lực KHCN trong thúc. dựng định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành ĐVTM đúng hướng và hiệu quả [2], [3], [5]. Đặc biệt trong những năm cuối của thế kỷ 20 trở lại đây, khi phong trào nuôi ĐVTM phát triển

Ngày đăng: 02/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan