1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

địa lý đại phương Hà Tỉnh pptx

10 292 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 211,94 KB

Nội dung

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN HÀ TĨNH Tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua một lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp gồm nhiều giai đoạn trầm tích và tạo núi kèm theo nhiều thay đổi về cấu trúc địa hình, về khí hậu, về sinh vật Qua các đại Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, lãnh thổ Hà Tĩnh nhiều lần được nâng lên, sụt xuống; Lại có khi vùng này được nâng lên, thì vùng khác lại bị sụt xuống, do nhiều tác động khác nhau trong quá trình hoạt động kiến tạo địa chất. Trong đại Cổ sinh, vì là một vùng thấp, lãnh thổ Hà Tĩnh vẫn nằm chìm dưới đáy biển, nhận trầm tích từ các nõi cao trôi xuống, một khối nham thạch rộng lớn được hình thành. Khối nham thạch được gọi là đới Trường Sơn. Khối nâng này là tiền thân của ngọn Rào Cỏ, dãy núi cao nhất ở Hà Tĩnh ngày nay. Trong chu kỳ đầu của đại Trung sinh, lãnh thổ Hà Tĩnh được nâng lên cùng lúc trong khối nâng được gọi là khối Địa trung Việt Nam. Trong lúc đó, ở phía đông bắc Hà Tĩnh, vùng sông Cả đang sụt lún Biển tíên vào, vùng này tiếp tục nhận trầm tích. Cùng lúc, lại xẩy ra sự đứt gãy, đó là gãy Ngàn Sâu. Phần phía đông đứt gãy này chìm xuống biển, nhận trầm tích chồng lên các trầm tích cũ. Nham thạch của vùng này phủ lên lớp nham thạch của đới Trường Sơn đã được hình thành trong đoạn cuối đại Cổ sinh, tạo thành một đới mới, gọi là đới Hoành Sơn. Trong chu kỳ cuối đại Trung sinh, đất Hà Tĩnh được nâng lên. Cùng với sự nâng lên ấy, hoạt động mác ma và các hiện tượng phun trào cùng xẩy ra khá mãnh liệt. Đá mác ma xâm nhập vào các lớp trầm tích cũ, tạo thành cứng của các khối vùng Hồng Lĩnh, Nam Giới sau này. Như vậy, trong suốt đại trung sinh, phần lớn nham thạch Hà Tĩnh đã được hình thành xong nhưng vẫn chưa có núi như hiện nay, mà chỉ tạo ra những nếp uốn thấp kiểu vòm, tiền thân của các dãy núi ấy sau này mà thôi. Còn bộ phận phía đông bắc ngang bị sụt lún cùng lúc với sông Cả thì vẫn tiếp tục nhận trầm tích. Đến đại Tân sinh, bắt đầu giai đoạn phát triển dưới ghế độ lục địa, đất Hà Tĩnh đã nổi lên. Vào đầu kỷ Neogen, cách đây khoảng 25 triệu năm về trước, bắt đầu diễn ra những chuyển động tạo núi mạnh mẽ, mở ra chu kỳ dài được gọi là chu kỳ Hymalaya. Khoa học trái đất cho biết, những chuyển động tạo núi ấy trực tiếp ảnh hưởng đến Hà Tĩnh, các vùng Trường Sơn, Thiên Nhẫn, Hoành Sơn, Trà Sơn được nâng lên thành núi. Các đứt gãy dọc ở Ngàn Sâu và sau đó, đứt gãy ngang ở Ngàn Phố, đã tạo ra các thung lũng Ngàn Sâu, Ngàn Phố. Lãnh thổ Hà Tĩnh được nâng lên kế tiếp nhiều lần, xen lẫn với những lần sụt lún của vùng thấp. Biển tiến vào rồi biển lại lùi ra. Đợt trước tiếp nối đợt sau, đất được nâng cao dần từng đợt. Hàng chục triệu năm sau đó, vùng có bậc địa hình thấp hơn tiếp tục được nâng lên. Vùng Hồng Lĩnh, Nam Giới hình thành. Trong giai đoạn Đệ tứ, bắt đầu từ kỷ Đệ tứ, cách đây khoảng 1 triệu năm về trước, vận động kiến tạo địa chất, tạo cho Hà Tĩnh những bước biến đổi lớn lao về cả cảnh quan địa hình, về khí hậu và về sinh vật. Mở đầu là giai đoạn lục địa trước biến tiến Đệ tứ, trong giai đoạn này, toàn bộ lãnh thổ Hà Tĩnh cùng với vùng rộng lớn Bắc bộ đều nằm trên mức mặt biển. Lãnh thổ Hà Tĩnh được nối liền với đảo Hải Nam và Inđônêxia bờ biển chỗ gần nhất cách bờ biển hiện nay trên 100km về phía đông. Hồi ấy lãnh thổ Hà Tĩnh có 2 khu vực địa hình: Khu phía tây là miền núi, bao gồm các dãy Trà Sơn, Thiên Nhẫn, Hoành Sơn và Trường Sơn; khu phía đông là khu vực địa hình xâm thực tích tụ. Khu vực này bao gồm toàn bộ đồng bằng của tỉnh hiện nay và một phần của vùng hiện tại đang nằm dưới biển hồi đó cao hơn mặt biển. Tại đây, xâm thực đã tạo ra nhiều đồi và trên đồng bằng, những lớp trầm tích dày trực tiếp phủ lên đá gốc, tạo thành đồng bằng bồi tích. Giai đoạn này, trên đồng bằng Hà Tĩnh, có thể đã có người nguyên thuỷ ở. Đó là giai đoạn sõ kỳ đồ đá cũ, tương ứng với giai đoạn di chỉ núi Đọ - Thanh Hoá, cách đây 30 vạn năm về trước. Trong giai đoạn biển tiến Đệ tứ, biến tiến vào từng bước. Từ tràn ngập khu vực địa hình tích tụ phía đông đến tràn ngập hết cả đồng bằng hiện nay, tạo ra một loạt vịnh: vịnh Vinh, vịnh Hà Tĩnh và một số vịnh nhỏ khác. Núi trở thành đảo: Hồng Lĩnh, Nam Giới là những quần đảo, Hoành Sơn, thiên Nhẫn là những bán đảo Biển tiến, dồn người lên núi. Trong giai đoạn này, tương ứng hậu kỳ đồ đá cũ - đồ đã giữa, cách đây 1 vạn năm về trước, ở Hà Tĩnh, vùng đã có người, người chỉ sinh sống trên núi mà thôi. Tiếp sau đó là giai đoạn lục địa sau biển Đệ tứ. Khoảng đầu thế kỷ hiện đại, tức đầu thế kỷ đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 - 4.000 năm về trước, biển lại bắt đầu lùi, tiếp diễn cho đến ngày nay. Toàn bộ vùng đồng bằng Hà Tĩnh trở lại cảnh quan tự nhiên gần như hiện nay - vịnh Vinh, vịnh Hà Tĩnh không còn, nhưng bờ biển lùi ra các hòn đảo như xưa. Tóm lại, trong đại Tân sinh, từ kỷ Đệ tam (palôôgen, Nêôgen) đến nay, vận động kiến tạo đã thay đổi bình nguyên cổ, tạo nên bộ mặt địa hình Hà Tĩnh như ngày nay: Địa hình trẻ lại, núi cao lên, đồng bằng xuất hiện. Tính đa dạng của địa hình Hà Tĩnh là kết quả của một quá trình lịch sử kiến tạo lâu dài, phức tạp và đang tiếp diễn cho đến ngày nay. ( Nguồn : Bài viết của Chương Thâu ) ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN . ( Nguồn : www.hatinh.gov.vn ) 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc miền Trung Việt Nam; Có tọa độ từ 17057'00'' đến 18046'00'' độ vĩ Bắc và 105045'00'' đến 106030'40'' độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 6.055,74 km2, dân số 1.270.162 người (năm 2001), chiếm 1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Có hai thị xã: Hà Tĩnh, Hồng Lĩnh và 9 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã ở miền núi); có 260 xã, phường, thị trấn (242 xã, 6 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị nằm trên Quốc lộ 1A; 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua và 3 huyện nằm trên xa lộ Hồ Chí Minh. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8 qua Lào, Thái Lan 1.2. Đặc điểm địa hình Ở phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500 m), kế tiếp là đồi bát úp, dải đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500 m) và cuối cùng là bãi cát ven biển. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển. Địa hình đó đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan có giá trị du lịch. 1.3. Đặc điểm khí hậu Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54 % tổng lượng mưa cả năm. - Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. 1.4. Sông ngòi Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: - Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. - Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. - Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m2 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn. 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1. Tài nguyên đất Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh hiện có 605.574ha đất tự nhiên, được phân bố theo mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp 103.720 ha chiếm 17,13%; đất lâm nghiệp 231.100 ha chiếm 38,16%; đất chuyên dùng 45.700 ha chiếm 7,55%; đất làm nhà ở 6.920 chiếm 1,14%; đất chưa sử dụng 218.134 chiếm 36,02%. Trong số 103.720 ha đất nông nghiệp đáng chú ý nhất là có khoảng trên 10.000 ha vườn gia đình còn đang trồng nhiều loại cây với các giống có năng suất thấp, kém giá trị kinh tế (gọi là vườn tạp) có thể cải tạo, thay thế bằng những loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Đất chưa sử dụng còn 218.134 ha, trong đó có 80% là đất đồi núi, mặt nước, núi đá không có cây, trong đó đất có khả năng nông nghiệp dự kiến sẽ trồng 7.000 ha cây ăn quả, đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 187.000 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Còn lại đưa vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, du lịch, xây dựng đô thị Nhìn chung, đất ở Hà Tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền Trung không được màu mỡ lắm, chủ yếu là đất Feralit. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong tổng số các loại đất trên chỉ có 1/3 diện tích là tương đối màu mỡ, 2/3 là trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là một hạn chế cần phải được đầu tư, cải tạo và có chế độ canh tác hợp lý để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. 2.2. Tài nguyên nước Trên lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh có các con sông lớn, nhỏ chảy qua với tổng chiều dài khoảng 400km, tổng sức chứa 13 tỷ m3 (trong đó lượng nước thuộc ao hồ của tỉnh: Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sông Rác, Hồ Cửa Thờ Trại Tiểu là 600 triệu m3), chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nước ngầm hầu như nơi nào cũng có, tuỳ theo địa hình từng khu vực và độ nông sâu khác nhau. Như vậy, lượng nước hiện có đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt thường xuyên của nhân dân trong tỉnh một cách chủ động (trừ một số vùng ven biển còn khó khăn về nước sản xuất và nước sinh hoạt). 2.3. Tài nguyên rừng, động vật thực vật. Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Trữ lượng gỗ 20 triệu m3, hàng năm khai thác chừng 2 - 3 vạn m3; những năm gần đây thực hiện chính sách đóng cửa rừng nên lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm nhiều. Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và trên 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu, Mật, Đinh, Gõ, Pơ Mu và các loại động vật quý hiếm như: Voi, Hổ, Báo, Vượn Đen, Sao La. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Vũ Quang; đây là rừng nguyên sinh, có nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch và nghiên cứu khoa học. 2.4. Tài nguyên biển. Ngư trường có nhiều hải sản quý với trữ lượng khá cao như: Tôm Hùm, Sò Huyết, chỉ mới khai thác từ 10-15%. Hà Tĩnh có thể phát triển một cách toàn diện kinh tế biển cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu (hiện tại đã có một số cơ sở sản xuất có hiệu quả cao). Với 4 cửa sông chính và nhiều cửa lạch đã tạo ra diện tích mặt nước lợ gần 6.000ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn phù hợp với sự phát triển nuôi tôm, cua, trồng rau câu Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều diện tích sông suối, có trên 12.000 ha nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và nuôi cá nước ngọt. Hiện nay, mới chỉ khai thác được khoảng 17% mặt nước lợ, 10% mặt nước ngọt. Về đánh bắt hải sản, tỉnh đã đầu tư đưa 61 đội tàu đánh bắt xa bờ vào hoạt động, cùng với hàng ngàn phương tiện thô sơ được gắn máy có công suất nhỏ phục vụ cho chương trình đánh bắt vùng lộng. Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá). Biển còn có khả năng phát triển các bãi nghỉ dưỡng có giá trị về kinh tế; hiện nay, đã hình thành và xây dựng khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con Tự nhiên Hà Tĩnh - Những nét nổi bật Hà Tĩnh ở Bắc miền Trung Việt Nam, toạ độ 17 0 53’50’’- 18 0 45’40’’ vĩ Bắc và 105 0 05’50’’ – 106029’40’’ kinh Đông, thiên nhiên phân rõ bốn mùa, nhưng cả bốn mùa đều tươi đẹp – vì vừa có sơn thuỷ hữu tình, vừa được bàn tay con người tạo dựng . Ở vùng đồng bằng, xen giữa những làng cày, làng vạn, còn có hàng trăm làng thủ công , làng nghề truyền thống nổi tiếng: Làng mộc Xa Lang, Thái Yên, Quyết Nhược; làng rèn Minh Lang (Trung Lương), Vân Chàng; làng gốm Cẩm Trang; làng dệt (lụa, vải) Việt Yên Hạ, Yên Hồ, Đồng Môn; làng kim hoàn Nam Trị, Ngân Tượng; làng đúc đồng Đức Lâm; làng làm bồ tre Đan Chế… Dãy Dăng Màn, với hàng ngàn khe suối, là đầu nguồn của các rào, các sông: Ngàn Phố, NgàN Sâu…Thiên nhiên vừa hùng vĩ, tươi đẹp lạ lùng, vừa là kho tài nguyên vô giá. Khe Vũ Môn “có thác ba bậc”…, ngoài trăm dặm trông như một làn khói trắng, vắt trên núi xanh , tương truyền hàng năm cứ đến mồng tám tháng tư, cá ngáy vượt được khe này thì hoá rồng…Ao nước mặn (Hàm Trĩ) “ Giữa cánh đồng dưới núi Bằng Bản…, chu vi chừng ba bốn trượng, nước sâu không thẻ lường, vị nước rất mặn”…, là dấu vết của biển từ đầu đại cổ sinh. Khe Nước Sốt (Nậm Chốt) “Nước hơi đen, hơi bốc lên như khói” là suối khoáng nóng đến 75 0 Đặc biệt, rừng Vũ Quang là một trong nhưng khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất của cả nước có hệ sinh thái hết sức phong phú. Dãy Trà Sơn như một tiền duyên của dãy Dăng Màn, từ hữu ngạn ngã ba Tam Soa, chạy qua vùng thượng Can Lộc, vào tận Thạch Hà, nối với vùng núi Mỹ Duệ, Dư Lạc (Cẩm Xuyên), Vọng Hiệu (Kỳ Anh). Bao quanh vùng hồ - công trình đại thuỷ nông Kẽ Gỗ - là vùng rừng già trên đất ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, là khu bảo tồn Quốc gia thứ hai ở Hà Tĩnh. Nằm rải rác giửa đồng bằng và ven biển vẫn là núi…Dãy “Hồng Lĩnh 99 ngọn” kéo dày 30 km từ bờ Nam sông Lam đến cửa Động Gián, xưa từng được coi là một trong 21 danh sơn nước Việt, và cùng với Lam Giang là biểu tượng của xứ Nghệ - Nghệ Tĩnh. Dãy Hoành Sơn, chiếm 1.500 km 2 , nối vùng núi Vọng Liệu (Kỳ Anh) – Tuyên Hoá (Quảng Bình) ra tận Mũi Đao, Mũi Độc trên bờ biển Đông, với Đèo Ngang (256m) “danh thắng xưa nay”. Sông Lam – Ngàn Cả - Là con sông lớn ở Bắc Trung Bộ, hết địa phận huyện Nam Đàn chảy giữa các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc (Nghệ An) và Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) rồi đổ ra cửa Hội Hai con sông Ngàn Sâu (121km) từ Hương Khê, Vụ Quang; và Ngàn Phố(69km) từ Hương Sơn xuống đến ngã ba Tam Soa Thì hội với sông La, chảy qua 15km trên vùng đồng bằng Đức Thọ, và đổ vào sông Lam ở ngã ba Phủ. La Giang cùng với Tùng Lĩnh - một ngọn núi nhỏ trên núi Tam Soa, xưa nay là danh thắng của Hà Tĩnh. Những ngọn núi nằm sát bờ biển đều tạo ra quang cảnh thiên nhiên kỳ thú. Riêng dãy Cao Vọng (Kỳ Anh) vươn ra biển đến 8 km, điểm mút là Mũi Ròn. Phía Nam là Vũng Môn (ở làng Phác Môn) và phía Bắc núi là Vũng Áng (ở làng Vũng Áng) đang được xây dựng thành một cảng biển nước sâu quan trọng. Cách bờ không xa vùng biển Cẩm Xuyên, Kỳ Anh có một số đảo nhỏ: hòn Bơớc, hòn Én, hòn Sơn Dương, hòn Con Chim. Yến Sào hòn Én cùng với tôm hùm, sò huyết là những đặc sản của vùng biển Hà Tĩnh. Biển Hà Tĩnh có tới 267 loài hải sản quý thuộc 90 họ: cá, tôm, mực…, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao. Nguồn hải sản phong phú và truyền thống chế biến nước mắm lâu đời, tạo nên tiếng tăm cho nước mắm Cương Gián, Nhượng Bạn, Kim Đôi… hoặc những làng muối lâu đời: Hộ Độ, Thiện Trị. ( Theo trang thông tin điện tử của Sở thương mại và du lịch Hà Tĩnh - Tiêu đề của bài viết được đặt lại và chỉnh sửa một vài chỗ cho phù hợp ) . nhất ở Hà Tĩnh ngày nay. Trong chu kỳ đầu của đại Trung sinh, lãnh thổ Hà Tĩnh được nâng lên cùng lúc trong khối nâng được gọi là khối Địa trung Việt Nam. Trong lúc đó, ở phía đông bắc Hà Tĩnh,. thạch của đới Trường Sơn đã được hình thành trong đoạn cuối đại Cổ sinh, tạo thành một đới mới, gọi là đới Hoành Sơn. Trong chu kỳ cuối đại Trung sinh, đất Hà Tĩnh được nâng lên. Cùng với sự. thay đổi bình nguyên cổ, tạo nên bộ mặt địa hình Hà Tĩnh như ngày nay: Địa hình trẻ lại, núi cao lên, đồng bằng xuất hiện. Tính đa dạng của địa hình Hà Tĩnh là kết quả của một quá trình lịch

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w