1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật potx

5 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 160,7 KB

Nội dung

Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật Lương y VÕ H À Một nghiên cứu khoa học vừa cho biết biện pháp tốt nhất trong việc bảo vệ sức khoẻ vẫn là ý thức phòng bệnh. Những người tuân thủ lối sống lành mạnh bao gồm không hút thuốc, tập thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý có thể làm giảm đến 80% nguy cơ xảy ra những căn bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường. Vấn đề phòng bệnh và các chương trình sức khoẻ quốc gia. Được biết, những căn bệnh kinh niên có thể phòng ngừa được như tim mạch, ung thư, tiểu đường, đột quỵ ở Mỹ đã tiêu tốn hàng tỉ đô la hàng năm, đã tước đi sinh mạng hoặc hạnh phúc của hàng triệu người. Tuy nhiên, sự thể không đáng phải như vậy. Một nghiên cứu năm 2009[i] vừa được phổ biến đã cho biết những người tuân thủ những lối sống lành mạnh có thể giảm đến 80% những căn bệnh mãn tính hiện nay như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 giảm đến 92%. Hạ thấp được đến 81% những cơn đau tim. Kết quả dựa trên cuộc khảo sát 23.153 người trưởng thành ở Mỹ và Âu châu trong một cuộc điều tra nghiên cứu về sự liên quan giữa lối sống và sức khoẻ dựa trên các tiêu chí không hút thuốc, tập thể dục, dinh dưỡng tốt và kiểm soát thể trọng. Tiến sĩ Wes Alles, Giám Đốc Chương Trình Phát Triển Sức Khoẻ ở Trường Đại học Stanford phát biểu “ Một lần nữa, kết quả nầy đã cho thấy công cụ mạnh nhất để phát triển sức khoẻ vẫn là biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục mọi người phải tuân theo những lối sống lành mạnh.” Những số liệu từ cuộc nghiên cứu đã cho biết chỉ có 35% số người giữ được 2 tiêu chí không hút thuốc và ăn uống hợp lý, chỉ có 9% ứng dụng đủ 4 tiêu chí không hút thuốc, ăn uống hợp lý, tập thể dục trên 4giờ mỗi tuần và giữ chỉ số BMI dưới 30. Hãy còn có khoảng 5% hoàn toàn không đạt được bất cứ tiêu chí nào! Ông khuyên không đợi đến sự hổ trợ quốc gia, mọi người hãy hành động và “tự thiết kế riêng chương trình cải thiện sức khoẻ cho chính mình.” Những tiêu chí trong chương trình tự cải thiện sức khoẻ. Rèn luỵên thân thể. Tập thể dục, rèn luyện thân thể mang lại nhiều lợi ích. Những hình thức vận động đơn giản như đi bộ nhanh khoảng 30 phút hàng ngày cũng đủ giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư ruột cùn, loại ung thư gây tử vòng hàng đầu hiện nay. Một khảo sát ở Bệnh viện Phụ Nữ ở Boston vào năm 2008 đã cho biết vận động đều đặn và hợp lý làm giảm 30% nguy cơ tử vong sớm. Giáo sư Steven Blair, chuyên ngành về khoa học vận động ở trường Đại học South Carolina còn cho biết “Vận động đều đặn làm gia tăng chức năng của bộ não, giữ được sự linh hoạt trẻ trung và cuộc sống độc lập vào những năm cuối đời, kể cả khả năng kéo dài tuổi thọ.” Duy trì cân nặng hợp lý. Điều nầy thực ra không đơn giản. Riêng ở Mỹ, trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ người béo phì đã gia tăng ở tất cả các tiểu bang, không ngoại trừ tiểu bang nào! Các chuyên viên về sức khoẻ cho biết nếu bạn béo phì, chỉ cần giảm bớt một vài ký cũng tạo được sự chuyển biến rất tích cực đối với sức khoẻ. Nếu thể trọng bình thường, hãy tiếp tục ăn vừa đủ calori và tập thể dục đều đặn. Chế độ ăn giảm cân chủ yếu bao gồm nhiều rau quả, ngũ cốc thô, giảm bớt đồ ngọt, mỡ bão hoà. Nhiều khảo sát cho biết việc kiểm soát thể trọng nên dựa vào lối sống điều độ và biết cách cân bằng cảm xúc hơn là những đợt ăn kiêng. Nghiên cứu ở trường Đại học Georgetown[ii] cho thấy stress không chỉ ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát việc ăn uống mà còn có hệ quả phát triển lượng mỡ nhiều hơn so với người bình thường dù với cùng một lượng calori ăn vào. Do đó, thực hành những biện pháp kiểm soát cảm xúc, chống stress có tác dụng tích cực trong việc chống béo phì. Không hút thuốc. Ung thư phổi là loại ung thư dẫn đầu trong số ung thư gây tử vong. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, có từ 80% đến 90% trường hợp ung thư nầy là do hút thuốc lá. Đối với hoạt động tim mạch, hút thuốc làm giảm lượng cholesterol tốt, gia tăng nguy cơ máu đông và có thể làm lu mờ một số triệu chứng đau thắt ngực khiến người bệnh không có được sự cảnh báo kịp thời. Nhịp tim của người hút thuốc thường cao hơn từ 15 đến 25 nhịp so với người không hút thuốc. Các nhà khoa học cho biết ở những người hút thuốc lá, cứ mỗi 8 người thì có đến 6 người có biểu hiện dòng máu đến tim bị thiếu hụt. Người hút thuốc từ 1 đến 1 gói rưởi mỗi ngày có nguy cơ tử vong về bệnh tim mạch cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Điều may mắn là lợi ích của việc ngưng hút thuốc sễ đến rất nhanh mà không tuỳ thuộc vào bao nhiêu năm đã hút thuốc trước đó. Chỉ 30 ngày sau khi bỏ thuốc, lượng cholesterol xấu sẽ giảm và lượng cholesterol tốt sẽ tăng lên. Duy trì những sinh hoạt giao tiếp lành mạnh. Trong việc đảm bảo một nếp sống hữu ích cho sức khoẻ và hạnh phúc, nhiều chuyên viên sức khoẻ cho rằng sinh hoạt giao tiếp đứng hàng thứ nhì sau việc không hút thuốc. Tình bạn và sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau thực sự làm gia tăng những nội tiết tố tích cực, tăng sức miễn dịch, giảm nguy cơ cứng động mạch và những cơn đau tim. Có nhiều người bạn có tính tình cởi mở, lạc quan là một cách để có được cuộc sống hạnh phúc. Một nghiên cứu phối hợp của các nhà khoa học Trường Đại học Harvard và trường Đại học California, Mỹ được phổ biến vào tháng 12 năm 2010 cho biết hạnh phúc, hút thuốc và béo phì có tính cách lây lan trong cộng đồng[iii] . Sống gần một người bạn, người thân hoặc láng giềng sống cô độc sẽ làm tăng nguy cơ cô đơn, buồn chán của bạn lên 52%! Trước đó, nghiên cứu[iv] của Tiến sĩ James D. Fowler, Giáo sư khoa Chính trị trường Đại học California cũng cho thấy một người sẽ có cơ may hạnh phúc hơn 15% nếu có một người bạn thân hạnh phúc. Do đó, duy trì và phát triển những mối giao tiếp lành mạnh với người thân và bạn bè là yếu tố quan trọng tạo nên sức khoẻ và tuổi thọ. Nói chung, những chỉ tiêu nhằm cải thiện sức khoẻ có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên vẫn không ngoài các yếu tố không hút thuốc, ít uống rượu, ngủ đủ, tập thể dục, dinh dưỡng tốt và kiểm soát thể trọng. Với quy luật “Chỉ cần một cải thiện nhỏ trong lối sống cũng có thể tạo nên sự thay dổi đáng kể cho sức khoẻ qua thời gian”, mỗi người không nhất thiết phải bắt đầu bằng những kế hoạch lớn lao, khó thực hiện. Có thể chỉ là ăn thêm 1 trái bắp hoặc 2 trái chuối mỗi ngày; tăng cường rau đậu và cá; chỉ nên uống 1 ly nhỏ rượu nho mỗi bửa ăn; thư giãn hoặc ngủ ngắn khoảng 10 phút mỗi trưa, chạy tại chỗ 5 hoặc 10 phút mỗi ngày hay tận dụng thời gian đi bộ từ dưới lầu lên tầng làm việc thay vì đi thang máy …Vấn đề quan trọng là hãy suy nghĩ và hãy hành động. [i] 5 Natural Ways to Help Your Health. www.webmd.com [ii] Harrison Wein, Ph.D. Stress, Obesity link found. www.nih.gov/news [iii] Never mind the flu - Loneliless is going around. http://living.health.com [iv] Elizabeth Landau, Happiness is contagious in social network. www.cnn.com . Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật Lương y VÕ H À Một nghiên cứu khoa học vừa cho biết biện pháp tốt nhất trong việc bảo vệ sức khoẻ vẫn là ý thức phòng bệnh. Những. thủ lối sống lành mạnh bao gồm không hút thuốc, tập thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý có thể làm giảm đến 80% nguy cơ xảy ra những căn bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường. Vấn đề phòng bệnh. đã cho biết những người tuân thủ những lối sống lành mạnh có thể giảm đến 80% những căn bệnh mãn tính hiện nay như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 giảm đến 92%.

Ngày đăng: 02/08/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN