1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TRẮC NGHIỆM HOÁ 10 - CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ pdf

2 1,9K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 223,55 KB

Nội dung

TRẮC NGHIỆM HOÁ 10 CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ Câu 1: Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại A. chỉ thể hiện tính oxi hoá. B. chỉ thể hiện tính khử. C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử. Câu 2: Phương pháp thăng băng electron dựa trên nguyên tắc A. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận. B. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận. C. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận. D. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất bị oxi hóa nhận. Câu 3: Trong phản ứng: 2NO 2 + 2NaOH  NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O. NO 2 đóng vai trò A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử. Câu 4: Tìm định nghĩa sai A. Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận electron. B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron. C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron. D. Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường electron. Câu 5: Cho phản ứng sau: aFe + bHNO 3  cFe(NO 3 ) 3 + dNO + eH 2 O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số tối giản của phương trình. Tổng (a+b) bằng A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá - khử là A. Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2 . B. AgNO 3 + HCl  AgCl + HNO 3 . C. MnO 2 + 4HCl  MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. D. 6FeCl 2 + KClO 3 + 6HCl  6FeCl 3 + KCl + 3H 2 O. Câu 7: Trong phản ứng: 2KClO 3  0 t 2KCl + 3O 2 . KClO 3 là A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử. D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử. Câu 8: Trong hoá học vô cơ, phản ứng nào có số oxi hoá của các chất luôn luôn không đổi? A. phản ứng hoá hợp. B. phản ứng trao đổi. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng thế. Câu 9: Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO 3 tạo ra Zn(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , H 2 O và V lít khí NO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 17,92 lít. Câu 10: Cho phương trình phản ứng sau: FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O. Hệ số cân bằng tối giản của FeSO 4 là A. 10. B. 8. C. 6. D. 2. Câu 11: Phản ứng Cu 0  Cu 2+ + 2e biểu thị quá trình nào sau đây? A. quá trình oxi hoá. B. quá trình hoà tan. C. quá trình phân huỷ. D. quá trình khử. Câu 12: Trong phản ứng HCl + MnO 2  MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O, có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là A. 2, 1, 1, 1, 1. B. 2, 1, 1, 1, 2. C. 4, 1, 1, 1, 2. D. 4, 1, 2, 1, 2. Câu 13: Cho phản ứng sau: Cu + HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O, có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là A. 3, 4, 3, 2, 2. B. 3, 8, 3, 2, 4. C. 3, 2, 3, 2, 1. D. 3, 2, 2, 3, 1. Câu 14: Theo quan niệm mới, sự khử là A. sự thu electron. B. sự nhường eletron. C. sự kết hợp với oxi. D. sự khử bỏ oxi. Câu 15: Trong phản ứng sau: MnO 2 + 4HCl  MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. HCl đóng vai trò A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. môi trường. D. vừa là chất khử, vừa là môi trường. Câu 16: Chọn định nghĩa đúng về chất khử A. chất khử là các ion cho electron. B. chất khử là các nguyên tử cho electron. C. chất khử là các phân tử cho electron. D. chất khử là các ion, nguyên tử, phân tử có khả năng cho electron. Câu 17: Phản ứng Fe 3+ + 1e  Fe 2+ biểu thị quá trình nào sau đây? A. quá trình oxi hoá. B. quá trình khử. C. quá trình hoà tan. D. quá trình phân huỷ. Câu 18: Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được Cu(NO 3 ) 2 , H 2 O và 3,36 lít khí NO (đktc) là chất khử duy nhất. Giá trị của m là (Cho Cu = 64) A. 14,4 gam. B. 6,4 gam. C. 9,6 gam. D. 16 gam. Câu 19: Theo phản ứng sau: Fe + Cu 2+  Fe 2+ + Cu (1). Phát biểu nào sai A. (1) là một quá trình không cho nhận electron. B. (1) là một quá trình nhận electron. C. (1) là một quá trình nhường electron. D. (1) là một phản ứng oxi hoá - khử. Câu 20: Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào có thể là phản ứng oxi hoá - khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá - khử? A. phản ứng hoá hợp và phản ứng trao đổi. B. phản ứng trao dổi và phản ứng thế. C. phản ứng thế và phản ứng phân huỷ. D. phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp. Câu 21: Phản ứng hoá học mà NO 2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hoá là phản ứng A. 2NO 2 + 2NaOH  NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O. B. NO 2 + SO 2  NO + SO 3 . C. 2NO 2  N 2 O 4 . D. 4NO 2 + O 2 + 2H 2 O  4HNO 3 . Câu 22: Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào luôn là phản ứng oxi hoá - khử ? A. phản ứng hoá hợp. B. phản ứng trao đổi. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng thế. Câu 23: Theo quan niệm mới, quá trình oxi hoá là quá trình A. thu electron. B. nhường electron. C. kết hợp với oxi. D. khử bỏ oxi. Câu 24: Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hoá - khử A. phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi số oxi hoá. B. phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng không kèm theo sự thay đổi số oxi hoá các nguyên tố. C. phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. D. phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó quá trình oxi hoá và quá trình khử diễn ra không đồng thời. Câu 25: Phản ứng hoá học mà SO 2 không đóng vai trò chất oxi hoá, không đóng vai trò chất khử là phản ứng A. SO 2 + 2H 2 S  3S + 2H 2 O. B. SO 2 + 2NaOH  Na 2 SO 3 + H 2 O. C. SO 2 + Br 2 + 2H 2 O  2HBr + H 2 SO 4 . D. không có phản ứng nào. Câu 26: Hoà tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch HNO 3 1M loãng dư, sau phản ứng thu được Fe(NO 3 ) 3 , NO và H 2 O. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch HNO 3 cần dùng (Cho Fe = 56) A. 500ml. B. 200ml. C. 300ml. D. 400ml. Câu 27: Trong phản ứng: FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O. thì H 2 SO 4 đóng vai trò A. môi trường. B. chất khử. C. chất oxi hoá. D. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường. Đọc kỹ và trả lời các câu từ 28 đến 31 Cho các phương trình hoá học sau (1) 2NaOH + CuCl 2  Cu(OH) 2 + 2NaCl. (2) Cu(OH) 2  o t CuO + H 2 O. (3) CaO + CO 2  CaCO 3 . (4) Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H 2 . (5) C + H 2 O  CO + H 2 . Câu 28: Phản ứng hoá hợp là phản ứng số A. 1. B. 2 và 5. C. 3. D. 4. Câu 29: Phản ứng phân huỷ là phản ứng số A. 2. B. 1. C. 3. D. 4 và 5. Câu 30: Phản ứng thế là phản ứng số A. 2 và 5. B. 4 và 5. C. 3. D. 1. Câu 31: Phản ứng trao đổi là phản ứng số A. 1. B. 2. C. 3 và 5. D. 4. . một phản ứng oxi hoá - khử. Câu 20: Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào có thể là phản ứng oxi hoá - khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá - khử? A. phản ứng hoá hợp và phản ứng. với oxi. D. khử bỏ oxi. Câu 24: Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hoá - khử A. phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi số oxi hoá. . vô cơ, phản ứng hoá học nào luôn là phản ứng oxi hoá - khử ? A. phản ứng hoá hợp. B. phản ứng trao đổi. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng thế. Câu 23: Theo quan niệm mới, quá trình oxi hoá là

Ngày đăng: 02/08/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w