1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 2: TƯỢNG CHÚA KITÔ ppsx

4 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 122,09 KB

Nội dung

DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 2: TƯỢNG CHÚA KITÔ Theo đường Hạ Long, vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa, hoặc theo đường Thùy Vân, lên núi Nhỏ đến Mũi Nghinh Phong, theo một đường bậc thang khá đẹp lên núi Nhỏ để đến thăm Tượng Chúa Ki Tô. Tượng Chúa Ki Tô còn được gọi là Tượng Chúa Giang Tay, hoặc thượng Thánh Gioóc được khởI xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần xây lắp thô ở bên trong và hoàn thiện về cơ bản ở bên ngoài, đường lên chưa có. Do yêu cầu của đồng bào công giáo, và du lịch ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định cho xây dựng tiếp công trình này. Ngày 02 tháng 12 năm 1994 công trình đã được hoàn tất như hiện nay. Trên đỉnh đầu tượng Chúa có 9 tia sáng hào quang chính là hệ thống thu lôi được nối liền từ tay tượng dẫn xuống hầm hợp chất than, cát, muối để chống sét. Dưới chân tượng trong gian phòng rộng có trưng bày những bức tranh, ảnh nói lại quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này. Để lên thăm Tượng Chúa Ki Tô bà con giáo dân đã xây dựng xong một con đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc. Tượng Chúa Ki Tô được xây dựng bằng kiến thức khoa học, lối kiến trúc mang tính nghệ thuật văn hóa dân tộc. Được làm bằng bàn tay lao động của con người, không sử dụng cơ giới. Cảnh đẹp nơi đây thật là sơn thủy hữu tình, hàng ngày đón hàng trăm du khách thập phuơng kể cả khách quốc tế đến thăm một công trình du lịch mang tính tôn giáo nổi tiếng này. Dưới chân tháp đèn có bốn cỗ đại bác cổ của Pháp dài trên 10 mét, nặng hàng tấn. Trước kia dùng để bảo vệ khu vực trọng yếu về quân sự và ngăn chặn sự tấn công từ xa của kẻ thù. Từ trên tháp Hải Đăng du khách có thể nhìn bao quát toàn bộ thành phố Vũng Tàu. Núi Lớn - Bạch Dinh Nghĩa tiếng Việt của “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức Dinh thự màu trắng. Sau nhiều đời toàn quyền Pháp cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên còn được gọi là “Villa du Gouverneur” (Dinh Toàn Quyền). Sau này Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu đều lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giảI trí nên Bạch Dinh còn có tên gọi là “Dinh Ông Thượng”. Bạch Dinh được xây dựng trên sườn núi Lớn, dọc theo đường Trần Phú, ở độ cao 50m so với mặt nước biển. Bạch Dinh cũng là nơi Thực dân Pháp giam lỏng vua Thành Thái, một ông vua triều Nguyễn có tư tưởng chống thực dân Pháp, (từ 1909 – 1910), trước khi đầy ra đảo Réunion (một hòn đảo ở Châu Phi, thuộc địa của Pháp). Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. Từ đây có thể nhìn bao quát cảnh Bãi Trước Vũng Tàu. Nhìn thẳng xuống chân núi chính là Hòn Hải Ngưu, một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đầm mình dưới nước. Phía trên bờ của Hòn Hải Ngưu trước kia chính là sân bay trực thăng (nay làm đường mới nên di tích sân bay này chỉ còn là bãi đất rộng đậu xe mà thôi), và Hòn Hải Ngưu là nơi câu cá giải trí của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia, của dân địa phương và du khách thập phương ngày nay. Hiện nay Bạch Dinh còn là nơi trưng bày hàng trăm cổ vật vớt được từ Hòn Cau, Côn Đảo, là điểm du lịch văn hóa thu hút hàng chục, hàng trăm du khách trong và ngoài nước về thăm mỗi ngày. Nhà lớn Long Sơn Nhà lớn Long Sơn tại xã đảo Long Sơn, phía tây núi Nứa là hồ nước ngọt Mang Cá, những đầm sen tỏa hương thơm ngát, là một trung tâm văn hóa, tôn giáo của cư dân Long Sơn. Khu di tích và danh thắng này là nơi thu hút khá đông khách du lịch ngay khi chiếc cầu Ba Nanh được xây dựng nối đảo Long Sơn với TP. Vũng Tàu. Khu nhà lớn có 3 phần riêng biệt là khu đền thờ: nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ Ông Trần, người sáng lập ra tín ngưỡng khác lạ pha trộn nhiều đạo giáo khác, không có kinh kệ, chuông mõ, ăn chay… chỉ có những lời dạy truyền khẩu trong dân gian. Bố cục kiến trúc nghệ thuật trang trí thể hiện nét tiêu biểu tín ngưỡng Ông Trần, phá vỡ những nghiêm luật đăng đối đương thời. Hàng năm ở đây có hai lễ hội là ngày “Vía Ông” 20.02 âm lịch (ngày giỗ Ông Trần) và lễ “Trùng Cửu” vào ngày 09.9 âm lịch. Du khách đến đây có thể tìm thấy những điều mới lạ mà người dân nơi đây đã tạo ra theo ý muốn và ước vọng của họ, bổ sung cho kho tàng hiểu biết của mình. Đình thần Thắng Tam Đình Thần Thắng Tam là một biểu hiện đặc sắc của văn hóa ngư dân miền biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo truyền ngôn, Đình được xây dựng từ thời vua Minh Mạng (1820 –1840) thờ chung cả ba ngườI đã có công xây dựng nên 3 làng Thắng ở Vũng Tàu. Đến tham quan du khách có thể được nghe về câu chuyện của những con người này đã cùng dân 3 làng Thắng đấu tranh gìn giữ mảnh đất và bảo vệ cuộc sống. Kiến trúc nơi đây có cổng tam quan, nhà tiền hiền, ngôi đình chung, hộI trường và sân khấu võ ca với những chạm trỗ hết sức tinh xảo. Ngôi tiền hiền được lợp bằng ngói âm dương, mái ngói có hình “lưỡng long chầu nguyệt”, các cột có chạm trổ hình rồng. Đình hiện còn lưu giữ 12 tấm sắc phong của triều Nguyễn. Trong cùng khuôn viên của quần thể kiến trúc này, phía bên phảI là lăng Ông Nam Hải, phía bên trái là miếu Bà Ngũ Hành. Lăng Ông Nam Hải có thờ một bộ xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước. Ngoài những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình Thần Thắng Tam còn lưu giữ những lễ hội in đậm văn hóa dân gian và bản sắc dân tộc. Lễ Hội Đình Thần Thắng Tam được tổ chức rất trọng thể vào các ngày 17, 18, 19 và 20 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hòn Bà Theo đường Hạ Long vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước qua Bãi Dứa đến Mũi Nghinh Phong nhìn ra biển, du khách thấy một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xóa rất thơ mộng, đó là Hòn Bà. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng gần 200 mét. Năm 1881 một người gốc ở miền Trung tên là Hồ Quang Minh bỏ kinh phí xây dựng một ngôi Miếu nhỏ trên Đảo gọi là Miếu Bà. Năm 1939 thực dân Pháp ra lệnh cho tên sỹ quan Archinard bắn bể Miếu. Nhưng trong ba phát súng lớn chỉ có một phát trúng vào góc Miếu. Archinard đã bỏ mạng tại đây do một lần bất cẩn khi dùng súng. Vì vậy thực dân Pháp đặt tên cho hòn đảo là Archinard nhưng đối với ngườI dân Vũng Tàu thì hòn đảo nhỏ vẫn là Hòn Bà. Lúc thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lốI đá chập trùng để ra đảo. Vào các ngày mồng một hay hôm rằm, bà con thường ra đảo để thắp hương cầu may tại ngôi Miếu nhỏ này. Hòn Bà là một thắng cảnh đẹp ở Vũng Tàu. Linh Sơn Cổ Tự Chùa Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền Núi Nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã được xây dựng và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong chính điện có thờ một tượng phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẽ từ bi và sống động trên nét mặt của Đức Phật. Truyền thuyết kể lại rằng cách đây hơn một trăm năm có đoàn ghe chài lưới từ miền Trung và đánh cá ở Bãi Trước. Trong khi đi kiếm củi ở Núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần Bãi Dâu, họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài Miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn còn lại được dân chài rước về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở chùa Linh Sơn Cổ Tự. . DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 2: TƯỢNG CHÚA KITÔ Theo đường Hạ Long, vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa, hoặc. thăm Tượng Chúa Ki Tô. Tượng Chúa Ki Tô còn được gọi là Tượng Chúa Giang Tay, hoặc thượng Thánh Gioóc được khởI xây dựng từ năm 1972 nhưng công trình bị bỏ dở, bức tượng mới chỉ xong phần. tượng đài khổng lồ này. Để lên thăm Tượng Chúa Ki Tô bà con giáo dân đã xây dựng xong một con đường dốc bậc thang sạch đẹp, uốn lượn trông xa như Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc. Tượng Chúa

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN